Blogger Widgets

Friday, August 3, 2012

Chiêu bài khai thác dầu khí của Trung Quốc không có tương lai

Các tập đoàn dầu khí toàn cầu,đặc biệt là những tập đoàn đã làm việc với Việt Nam, sẽ thận trọng trước lời mời của Trung Quốc quanh một vấn đề mâu thuẫn.
Hot Links về chủ quyền HOT Links về Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng HOT Links về Tướng Nguyễn Văn Hưởng HOT Links về Thống đốc Nguyễn Văn Bình Nhóm tội phạm Việt Nam HOT Links về Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng Hot Links về Tổng cục 2 Hot Links về Nội các Chính Phủ  Hot Links về Phạm Chí Dũng HOT Links về Vinaline  Hot Links Vikileaks  Hồ sơ Beo Hồ Thị Thu HồngHồ sơ Mafia Tàu tại VN 
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết khu vực biển Đông (thể hiện qua đường lưỡi bò bất chấp công lý và dư luận >> chi tiết), nơi được cho rằng sở hữu nguồn dự trữ tài nguyên dầu mỏ và khí thiên nhiên phong phú, trải dài từ Trung Quốc tới Indonesia và từ Việt Nam tới Philippines. .

Bất kỳ mâu thuẫn nào tại khu vực này, một trong những tuyến đường giao thương sầm uất nhất thế giới, đều gây “tiếng vang” trên toàn cầu bởi hàng năm nguồn lợi kinh tế mà biển Đông sản sinh ra lên đến con số 5.000 tỷ USD.

Gần đây, Trung Quốc đang mở ra một mặt trận thứ ba để hiện thực hóa tham vọng thôn tính biển Đông, đó là bỏ gói thầu lớn đầu tiên về dầu mỏ và khí thiên nhiên tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hồi cuối tháng 6/2012, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã mời thầu (trái phép) dầu khí tại khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Phía Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích việc mời thầu của CNOOC, gọi đó là “sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế” bởi các lô mời thầu nằm trong khu vực đặc khu kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Petrovietnam yêu cầu các công ty năng lượng không tham gia việc đấu thầu vô lý này.

Tháng 7/2012, Chủ tịch CNOOC, Wang Yilin, cho phóng viên biết việc đấu thầu đã thu hút sự quan tâm của các công ty đến từ Mỹ, nhưng từ chối liệt kê các công ty đó.

Kang Wu, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Năng lượng toàn cầu FACTS phân tích: “Có hàng trăm công ty trên thế giới sẵn sàng đi tới bất kỳ đâu dù chỉ để biến một lượng nhỏ dầu mỏ thành lợi nhuận. Các công ty này sẽ dựa vào chính phủ Trung Quốc để bảo vệ họ và chắc chắn rằng việc khai thác được an toàn. Nếu không có những đảm bảo trên, họ sẽ không khai thác, không bỏ ra một đồng nào và sẽ không thất thu”.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, các công ty dầu khí nhỏ, độc lập có thể là những nhà thầu chủ yếu đáp lại lời mời của Trung Quốc. Các tập đoàn dầu khí toàn cầu sẽ thận trọng trước một vấn đề đang gây mâu thuẫn gia tăng, đặc biệt là những tập đoàn đã làm việc với Việt Nam như Exxon Mobil, Gazprom của Nga và ONGC của Ấn Độ.

Sự tấn công về mặt dầu khí này của Bắc Kinh là những bước tiến tiếp theo bên cạnh mặt trận quân sự và ngoại giao.

Tháng 7/2012, Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kết thúc mà không đưa ra được tuyên bố chung. Về khía cạnh quân sự, Trung Quốc thiết lập trái phép khu đồn trú quân sự ở cái gọi là "Thành phố Tam Sa".

Một số nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh muốn tránh một cuộc xung đột, đặc biệt nếu vấn đề này dẫn đến sự can thiệp của Mỹ.

Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc Đông Bắc Á của nhóm chuyên gia khủng hoảng quốc tế, cho rằng: “Các hoạt động khai thác năng lượng tại biển Đông sẽ dẫn đến những tranh cãi về mặt ngoại giao và có thể là các cuộc đụng độ nhỏ giữa các tàu chấp pháp hoặc thăm dò nhưng sẽ rất khó để dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự.

Tuy nhiên, nếu trên thực tế khu vực này còn chứa nhiều nguồn dự trữ năng lượng dồi dào hoặc nếu Trung Quốc quyết định vẫn khai thác dầu mỏ ở đây thì tình hình có thể sẽ thay đổi mãnh mẽ”.

CNOOC đã khai thác khoảng hơn một chục mỏ dầu vùng nước sâu ở khu vực bờ biển Trung Quốc, tập trung chủ yếu ở phía Bắc và vẫn tránh xa vùng biển nhạy cảm này.

CNOOC có rất ít kinh nghiệm khai thác ở các vùng nước sâu và sẽ cần sự giúp đỡ từ các công ty nước ngoài. Công ty trị giá 89 tỷ USD này gần đây mới tiến hành lắp đặt thiết bị khai thác nước sâu đầu tiên gần Hong Kong. CNOOC đã miêu tả thiết bị này như “một vùng lãnh thổ quốc gia di động”. Dự kiến, thiết bị này có thể được đưa tiến xa hơn về phía Nam để khai thác vùng biển sâu hơn tại biển Đông, theo nhận định của các chuyên gia năng lượng Trung Quốc.

Theo tính toán năm 2008 của Phòng quản lý thông tin năng lượng Mỹ, lượng dầu mỏ dự trữ chưa được khai thác tại biển Đông vào khoảng 28 tỷ đến 213 tỷ thùng dầu. Con số này tương đương với nhu cầu năng lượng trong vòng 60 năm của Trung Quốc và vượt xa tất cả các quốc gia có nguồn dự trữ dầu mỏ, ngoại trừ Saudi Arabia và Venezuela.

Theo báo cáo năm 2010 của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, đối với khí tự nhiên, biển Đông có 50% cơ hội khai thác được ít nhất 3.790 tỷ m3 của lượng khí thông thường chưa được khai thác, tương đương với hơn 30 năm tiêu thụ của người Trung Quốc.
Phan Anh (theo CBN News)
Theo báo Đất Việt

No comments: