Blogger Widgets

Monday, July 9, 2012

Vừa thâu tóm, vừa có lãi bán cổ phiếu

Quanlambao - Bài viết dưới đây cho độc giả thêm thông tin về nhóm lợi ích thâu tóm, cuối cùng chỉ có những doanh nghiệp bị thâu tóm, những cổ đống và người dân lãnh hậu quả của nền kinh tế suy thoái.
 Vừa thâu tóm, vừa có lãi bán cổ phiếu
Liên minh thâu tóm đã trở thành lãnh đạo Sacombank. Tuy nhiên, việc mua đi bán lại của những người liên quan khiến cho thị trường thắc mắc, liệu tỷ lệ sở hữu khoảng 65% vốn điều lệ trước đây như công bố của liên minh có giảm đi?
Cuối tháng 6, bên cạnh 40 triệu cổ phiếu Sacombank đang nắm giữ, ước tính ông Trầm Trọng Ngân, hiện là phó chủ tịch ngân hàng Phương Nam, là con trai ông Trầm Bê, phó chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank đã bỏ ra khoảng 177,6 tỉ đồng mua vào thêm 8 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 4,93% vốn cổ phần đang lưu hành của Sacombank. Theo công bố từ Sacombank, ông mua với mục đích đầu tư dài hạn. Ông Trầm Bê, chỉ nắm giữ 115.000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 0,01% vốn điều lệ Sacombank.
Trước đó, ngày 24.2, cổ đông cá nhân Trần Phát Minh, hiện là chủ tịch HĐQT Kiên Long Bank mua hơn 1,5 triệu cổ phiếu Sacombank, giá đóng cửa ngày hôm đó là 19.600 đồng/cổ phần. Ngày 1.3 công ty đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu đã mua gần 22 triệu cổ phiếu Sacombank, với giá đóng cửa ngày hôm đó là 22.000 đồng/cổ phần. Qua các giao dịch này, người mua trở thành các cổ đông lớn của Sacombank. Đây cũng là một trong các yếu tố giúp nhóm cổ đông mới có đại diện trong hội đồng quản trị của Sacombank.

Sau khi có người đại diện an vị ở hội đồng quản trị, hai cổ đông lớn kể trên bán bớt cổ phiếu ở con số đủ để họ hết vai trò cổ đông lớn. Sài Gòn Á Châu bán 900.000 cổ phiếu Sacombank. Giả sử Sài Gòn Á Châu lấy những cổ phiếu đã mua trước đó với giá khoảng 15.000 đồng/cổ phần bán ra, thì Sài Gòn Á Châu lãi khoảng 8,5 tỉ đồng so với giá mua; tương tự, sau khi mua vào, ôngTrần Phát Minh cũng đã bán đi hơn 876.000 cổ phần, ước lãi chênh lệch 8,3 tỉ đồng.
Để không phải báo cáo thông tin giao dịch cùng với các thủ tục pháp lý phức tạp với cơ quan chức năng, thông thường những cá nhân tổ chức tránh việc trở thành cổ đông lớn – sở hữu trên 5% vốn cổ phần. Bên cạnh đó, lý giải việc bán ra, những người trong giới tài chính cho rằng, một lượng không nhỏ trong số tiền bỏ ra đi thâu tóm Sacombank là tiền đi vay. Chính vì vậy, sau thâu tóm và hoàn thành đại hội cổ đông Sacombank, có thể họ phải giao dịch để lấy tiền trả nợ.
Nếu luận điểm này có cơ sở, người mua vừa trả được nợ, vừa thâu tóm được một ngân hàng có vốn điều lệ trên 10.000 tỉ đồng, tổng tài sản hơn 140.000 tỉ đồng có một nguồn tài nguyên nhân lực, mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, với một cái giá rẻ.
Điều lệ Sacombank có quy định nhiệm kỳ hoạt động của HĐQT là năm năm. Trong trường hợp liên minh thâu tóm giảm tỷ lệ sở hữu xuống mức thấp hơn nữa, thậm chí bán đi phần lớn, thì liệu vị trí lãnh đạo đã được bầu có thay đổi? Cũng như, liệu những lãnh đạo cũ có thể triệu tập một đại hội cổ đông bất thường để lật ngược thế cờ bằng việc tăng mua vào? Các chuyên gia tài chính đều cho rằng đã có lỗ hổng, khi khung pháp lý và trong điều lệ Sacombank đã không có quy định cụ thể cho những việc này.
Đến nay, cổ phiếu Sacombank liên tục sụt giảm từ đỉnh 26.000 đồng/cổ phiếu ngày 12.4 và hiện xoay quanh 22.000 đồng/cổ phiếu.
Vĩnh Bình
SGTT

No comments: