Ngày 7/7/2011
Báo VNExpress đăng bài ‘Quảng cáo mì gói
kiểu ‘gậy ông đập lưng ông’
“Nhiều
nhãn mì gói của chính Masan vẫn chứa E 102, chất mà công ty này gọi là phẩm màu
độc hại nên không đưa vào sản phẩm mới Mì Tiến Vua bò cải chua”
Rõ rang để cạnh tranh với các thương
hiệu khác, trong đó đặc biệt thương hiệu Ace có tiếng tăm, Masan đã bịa ra cả
những thông điệp để đánh lừa dư luận lầm tưởng sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn
Nhật Bản, trong khi chính sản phẩm của mình lại đang sử dụng chính những hương
liệu độc hại.
Dưới đây
chỉ là một trường hợp ‘bị bắt tận tay day tận mặt’, còn hàng trăm sản phẩm khác
thì sao? Nước Tương Chin – Sun bị Phần Lan bắt quả tang cũng chối đây đẩy, đến
khi nước tương lấy ngay tại chính cơ sở sản xuất của Công ty, chất gây ung thư
gấp 2.215 lần cho phép, cao nhất Việt Nam thì càng thấy rõ BẢN CHẤT: Một Tập
đoàn với những chủ nhân là kẻ bất nhân thì liệu có thể làm được điều gì tử tế
ngoài việc lừa đảo người dân để làm giàu cho chính họ?
Trong thư trả lời VnExpress.net
về clip quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua bị Công ty Acecook tố là đưa thông tin gây nhầm lẫn, đại diện của Masan
cho biết nên chờ sự phân xử của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, Masan lại rất sẵn
lòng thông tin thêm về sản phẩm mì Tiến Vua bò cải chua với sợi mì không phẩm
màu độc hại E 102 (còn có tên gọi màu tổng hợp Tartranzine 102).
Đại diện của Masan cho biết đây là một sản phẩm đáp ứng yêu cầu của Nhật
Bản, quốc gia đầu tiên đưa ra công nghệ sản xuất mì. Vị này còn bổ sung, Nhật
đã cấm không cho sử dụng phẩm màu hóa học tổng hợp E 102 trong mì ăn liền và thực
phẩm nói chung. Kèm theo phần trả lời này, Masan gửi thêm một tài liệu rất chi
tiết với các dẫn chứng về sự độc hại của E 102 từ các văn bản của Nhật, Mỹ và một
số quốc gia châu Âu.
Vì thế mà trong clip quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua, Masan đã phát đi
thông điệp mì có màu đậm là chứa phẩm màu độc hại.
Mì Omachi của Masan vẫn đang chứa E 102. Ảnh minh họa: Nhật Minh |
Trong khi đó, theo khảo sát của VnExpress.net,
trên thị trường, các sản phẩm đang được bán rộng rãi của chính Masan tại siêu
thị, điểm bán lẻ… gồm mì Tiến Vua (loại cũ) và mì Omachi đều chứa E 102. Trên
bao bì Omachi và Tiến Vua (loại cũ) đều in rõ ràng thành phần: Màu tổng hợp
Tartranzine 102 (E 102).
Trả lời về chất E 102 có trong các sản phẩm mì Omachi, Tiến Vua (loại
cũ) đang bán trên thị trường, nguồn tin từ Masan cho biết, công ty dự kiến thay
thế E 102 trong tất cả các sản phẩm mì khác trong thời gian tới.
Về việc Masan quảng bá mì Tiến Vua bò cải chua không chứa phẩm màu “độc
hại” E 102, kèm việc cung cấp nhiều thông tin về tác động của chất này tới sức
khỏe con người, nhưng vẫn sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm chứa chất
này tới người tiêu dùng trong nhiều năm qua, đại diện nói trên cho biết sẽ
nghiên cứu và có câu trả lời sau.
Trong khi đó, một lãnh đạo của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết,
nói phẩm màu E102 là độc chất có hại cho sức khỏe là không thông tin đầy đủ. “Nếu
loại phẩm màu này là độc chất, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng thì Bộ Y tế
đã cấm sử dụng chứ không để cho các công ty làm như hiện nay. Ngay cả công ty mới
có sản phẩm mì gói không chứa E102 thì hiện tại họ vẫn đang sử dụng ở các sản
phẩm khác”, ông nói.
Chiều 6/7, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm đã chính thức phát đi thông tin về thực phẩm màu E102. Thông báo nêu
rõ, phẩm mầu E102 được sử dụng đúng hàm lượng thì vẫn đảm bảo an toàn. Hiện tại,
chỉ có một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hạn chế việc sử dụng do lo ngại vấn đề
dị ứng thức ăn vốn ở một tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư mà khó phân biệt dị ứng
có thể do E102 hay do bản thân thực phẩm. Còn lại, hầu hết các nước của EU, Mỹ
và các nước khác vẫn cho phép sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm.
Bình luận về mẫu quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua ‘tố cáo’ Omachi, giám
đốc sáng tạo của một công ty quảng cáo lớn tại TP HCM (người có kinh nghiệm
trong ngành mì ăn liền) cho rằng, công ty Masan chuẩn bị chưa kỹ cho chiến dịch.
Việc đưa ra thông điệp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, trong khi vẫn bán các sản
phẩm mà mình quảng cáo có hại cho sức khỏe là điều cấm kỵ.
“Omachi là sản phẩm mì cao cấp vẫn còn chứa chất E102 thì hiệu ứng phản
cảm của quảng cáo mì Tiến Vua (phân khúc bình dân) sẽ còn nặng nề hơn. Thêm vào
đó, khi chất E102 được cơ quan về an toàn thực phẩm khẳng định không độc hại
cho sức khỏe mà lại quảng cáo như vậy thì làm cho người tiêu dùng không tin vào
thông điệp được đưa ra nữa. Như vậy là quảng cáo mì Tiến Vua đã tự tay bóp
chính mình rồi”.
3 comments:
masan là một tập đoàn lừa đảo xuyên quốc gia kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh ,chuyên dùng những thủ đoạn xấu xa để đánh lừa người tiêu dùng và đưa những thông tin vu khống bịa đặt sai sự thật những công ty làm ăn chân chính là đối thủ của masan.sắp tới masan sẽ có sản phẩm mới là cà phê các bạn không nên tin vào những quản bá truyền thông về sản phẩm của masan ! chúng ta hãy là những người tiêu dùng thông minh
mong rằng có nhiều người tiêu dùng VN đọc được những gì về 1 ông chủ vô nhân cách của masan và tránh sử dụng sản phẩm của nó để đảm bảo sức khỏe cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
cám ơn QLB đã thông tin.
Gio cứ quảng cáo cái gì là phải căng mắt nhìn xem có phải của masan k. Nếu của masan thì tẩy chay luôn! hehe mỗi tội là cái chữ cứ bé li ri
Post a Comment