Blogger Widgets

Saturday, June 30, 2012

LỢI BẤT CẬP HẠI

Bài viết do tác giả gởi cho chúng tôi.
Trong tự nhiên mọi sự đều có tính hai mặt của nó là Lợi và Hại. Tính hai mặt nầy theo thời gian mà nó biến đổi, như lợi biến thành hại, đó là tính vô thường, cho nên trong chính trị cũng như đời sống nếu không ý thức được diều nầy thì sẽ chuốc họa vào thân, nếu ai ý thức dược điều nầy để thay đổi cho phù hợp với thời gian thì gọi đó là người thức thời. Hiện nay trên thế giới có nhiều biến động trong thiên nhiên cũng như chính trị thế giới. Trong thiên nhiên khỏi phải nói sự biến đổi khí hậu là hậu quả do lợi ích kinh tế trước đó, sự biến đổi nầy có tác hại tới đời sống nhân loại sắp tới; đây dược gọi là luật nhân quả. Trong chính trị cũng vậy, trường hợp Trung Quốc cũng đang rơi vào nhân quả khắc nghiệt cho họ nếu cứ tiếp tục. Việc tranh chấp chủ quyền biển Đông Việt Nam cũng như các đảo với Nhật, nói chung cũng chỉ là tranh giành lợi ích dầu khí cho phát triển kinh tế núp dưới từ ngữ chủ quyền. Sự tranh giành nầy có thể đựa vào sức mạnh phát triển kinh tế cũng như quân sự, TQ tưởng rằng sức mạnh đó khiến họ có ưu thế, nhưng trớ trêu cho họ, những gì họ cố xây dựng trước đây như tình hữu nghị với các nước láng giềng tự nhiên biến mất, điều nầy chính họ tự cô lập họ trên trường quốc tế chứ không phải do yếu tố bên ngoài. Có nghĩa là những tai họa sẽ đến với TQ nếu họ không ý thức là phải dừng lại mọi việc làm vô lý của họ. Nếu họa tới thì đất nước họ sẽ tiêu tan dưới hình thức nào đó mà không thể đoán trước được.

Những hiện tượng đang diễn ra như các nước xung quanh đang liên kết lại cũng như sự trở lại của Mỹ được chào đón nồng nhiệt không phải tự nhiên hay vô cớ, mà nó xuất phát từ việc làm của những người lãnh đạo đảng CSTQ. Đây được coi như sự trở về từ việc làm của kẻ đã tạo ra nó, hay còn gọi là luật nhân quả. Cũng vậy, nhiều sự việc bên trong nội tình của đất nước nầy có nhiều âm ỷ chống đối cũng xuất phát từ trong tư tưởng, cách cầm quyền đã tạo ra. Những hiện tượng đó là sự báo hiệu cần phải thay đổi tư tưởng sao cho phù hợp lòng người thì mới vượt qua được, nếu ù lỳ cố chấp thì tiêu vong là không tránh khỏi; vật cùng tất biến hay âm cực dương sinh. Những gì người trước làm sai thì người sau có bổn phận cũng như trách nhiệm sửa lại, không nên rập khuôn một cách máy móc. Trong chính trị không nên tự trói buộc vào chủ nghĩa nào, vì bất cứ sự trói buộc nào cũng là trở ngại thì làm sao có đủ năng lực nhận thức để có sáng kiến mới, nhất là trói buộc bởi lòng tham. Không phải tập thể lãnh đạo là có đủ sáng suốt, rõ ràng TQ đã chứng minh cho điều nầy, sự hiểu biết của con người không lệ thuộc ở số đông. Sự kêu gọi đổi mới chính trị của Ôn Gia Bảo cũng không ai nghe để đáp ứng, nhưng làm sao đổi mới và đổi mới như thế nào thì chưa có nội dung, có nghĩa là chưa có tư tưởng mới và cũng không có con người có tư tưởng mới; đây được coi như là sự bế tắc trong chính trường TQ. Một xã hội độc đoán thì làm sao có được con người có tư tưởng mới để đổi mới, nếu có đổi mới thì chỉ là bắt chước theo một khuôn mẫu có sẳn nào đó mà thôi, sự bắt chước như vậy không khéo sẽ gây ra hỗn loạn, như sự đổi mới kinh tế đã làm phân hóa xã hội, tạo hố ngăn cách giàu nghèo, tạo ô nhiểm môi sinh nghiêm trọng cùng nhiều tệ nạn phát sinh. Dùng bạo lực để cầm quyền chỉ làm cho đất nước suy yếu, dân chúng ta thán chống đối, đây là sự thật thấy rõ ở những nước độc tài, TQ và VN là điển hình không có cách giải quyết, bạo lực luôn luôn sinh bất ổn. Có thể nói những bất lợi mà TQ đang đối mặt từ đối nội lẫn đối ngoại không phải do thế lực thù địch nào mà chính do sự lãnh đạo ngu dốt của đảng CSTQ tự gây ra, họ tưởng dùng nhà tù và trấn áp sẽ ổn định; đây là cách suy nghĩ sai lầm. Nếu những người lãnh đạo hiện nay không có tầm hiểu biết mới cũng như không có chính sách mềm dẽo để đáp ứng với hiện tình đất nước của họ thì hậu quả khó lường. Làm chính trị mà không có lòng nhân từ, chỉ biết đặt quyền lợi trên hết mọi sự thì đất nước đổ vỡ là điều chắc chắn. Đối với những nước có hơn một đảng thì chỉ qua cuộc bầu cử thì sự thay đổi dễ dàng, nhưng độc đảng với tập thể lãnh đạo thì thay đổi không phải là chuyện dễ. Sự đổi mới kinh tế của TQ và phát triển đó chẳng qua là hình thức khai thác của tư bản một cách khéo léo về nhân công và tài nguyên; lợi nhất thời nhưng hại thì lớn và lâu dài; cũng chính sự phát triển kinh tế đã tạo nên tham vọng cường quốc với khuynh hướng lấn chiếm để rồi tự cô lập mình cùng với nhiều hậu quả xấu phát sinh cùng lúc đã khiến TQ rơi vào tình trạng tồi tệ mà khó có cách giải quyết ổn thỏa. Nếu không nhận thức được vấn đề thì lâm nguy, cho dù có nhận thức được cũng chỉ là thiểu số; với cách tổ chức đảng và chính quyền như vậy cũng không thuận lợi cho giải quyết vấn đề, đây là nan đề thực sự. Cái lợi dường như có dấu hiệu sắp tiêu tan , cái hại đang lớn và hiển hiện. Lợi bất cập hại.

Nguyễn Việt Nam

No comments: