Blogger Widgets

Thursday, June 14, 2012

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN: KIỂM ĐIỂM VIỆC ĐỂ DƯƠNG CHÍ DŨNG BỎ TRỐN



Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang: Làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, xem có lộ lọt thông tin hay không

Quanlambao - Khổ thân Trần Đại Quang đang trở thành bánh kẹp 'BẮT HAY KHÔNG'. Không biết đến khi nào mới sáng mắt, sáng lòng để lôi cổ cái tên Dương Chí Dũng về để vạch mặt quan thầy đứng sau hắn?

 Khác với không khí hỏi đáp có phần ít kịch tích buổi sáng, phiên chất vấn Bộ trưởng Công an chiều nay ngay mở đầu đã nóng với câu hỏi của ĐB Đỗ Mạnh Hùng: Tại sao lại để Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng trốn thoát?

ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đặt câu hỏi: Trong khi người dân đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm của các chiến sĩ công an trong đấu tranh chống tội phạm thì cũng bức xúc trước việc bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn trước thời điểm tạm giam. Trách nhiệm Bộ trưởng như thế nào khi để xảy ra việc đó? Tại sao lại để Dương Chí Dũng trốn thoát? Biện pháp để sớm bắt? Biện pháp để ngăn chặn trường hợp tương tự?


Clip ĐB Đỗ Mạnh Hùng chất vấn Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Nguồn: VTV
Bộ trưởng Trần Đại Quang bày tỏ ông chia sẻ với sự quan tâm của đại biểu và cử tri với trường hợp Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi thi hành lệnh bắt tạm giam. 
Kiến nghị sửa luật, được điều tra bí mật
Ông cho hay, thông qua công tác nghiệp vụ, cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã phát hiện ông Dương Chí Dũng cùng một số cá nhân khác có dấu hiệu vi phạm tội cố ý làm trái, gây thiệt hại nghiêm trọng. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã làm việc với ông Dương Chí Dũng và một số cá nhân liên quan.
Ông Dương Chí Dũng có thừa nhận đã có những hành vi cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng, tất nhiên là bước đầu. Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu được, căn cứ vào quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý cán bộ, những quy định của pháp luật, cơ quan Cảnh sát điều tra đã báo cáo cấp có thẩm quyền, cho phép khởi tố bắt khám xét ông Dương Chí Dũng và những cá nhân liên quan để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.
Sau khi được cấp có thẩm quyền đồng ý, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, ngay trong buổi chiều hôm đó, có thể nói rất nhanh, trong vài chục phút thôi, cơ quan cảnh sát điều tra triển khai các tổ công tác đến để thi hành lệnh bắt khám xét đối với ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, nguyên TGĐ Vinalines, sau này là Vụ phó Vụ vận tải - Bộ GTVT, ông Trần Hữu Chiều, Phó TGĐ Vinalines.
Cơ quan cảnh sát đã bắt ông Phúc và ông Chiều, còn bị can Dương Chí Dũng thì không có ở cơ quan, không có ở nhà. Cơ quan cảnh sát điều tra đã mời ông Dũng về làm việc nhưng sau khi xác minh thấy bỏ trốn, đã động viên gia đình vận động ông Dũng ra đầu thú, làm việc với cơ quan điều tra, nhưng không có kết quả.
Ngay sau đó, cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với các tổ chức cảnh sát quốc tế, cơ quan phòng, chống tội phạm các nước có liên quan để truy bắt ông Dũng nếu như trốn ở nước ngoài.
Những biện pháp truy bắt, truy nã ông Dũng đã triển khai khẩn trương.
Vụ việc này chúng tôi đã chỉ đạo cơ quan CSĐT làm rõ nguyên nhân ông Dũng bỏ trốn, xem có lộ lọt thông tin hay không. Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật, đồng thời chúng tôi cũng chỉ đạo cơ quan Cảnh sát điều tra kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc về các biện pháp công tác nghiệp vụ, mặc dù theo quy định của pháp luật, trước khi khởi tố bị can, ra lệnh bắt, khám xét đối với ông Dương Chí Dũng, thì chưa được áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Nhân vụ việc này, chúng tôi xin kiến nghị với QH, cơ quan chức năng sau này, khi nghiên cứu sửa đổi luật hình sự và luật phòng, chống tham nhũng, cho phép cơ quan điều tra được áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cần thiết và được tiến hành điều tra bí mật đối với những cá nhân đã có chứng cứ dấu hiệu, phạm tội tham nhũng, để tránh tình trạng có những đối tượng tìm cách bỏ trốn. Việc này đối với tội phạm ma túy, xâm phạm an ninh quốc gia thì pháp luật đã cho phép.
Chúng tôi kiến nghị sau này sửa đổi luật Phòng, chống tham nhũng, luật Tố tụng hình sự, đề nghị QH cho phép cơ quan điều tra được phép áp dụng biện pháp điều tra trinh sát và biện pháp ngăn chặn cần thiết. Người ra quyết định đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với quyết định của mình.
Ghi nhận sự thẳng thắn nhận trách nhiệm của Bộ trưởng Trần Đại Quang, ĐB Đỗ Mạnh Hùng hỏi lại, với nguyên nhân có phần pháp luật hạn chế, không cho biện pháp ngăn chặn sớm, Bộ trưởng có thể cho biết bao giờ bổ sung được những quy định này, để phát huy trong thực tiễn, kịp thời ngăn chặn tội phạm kinh tế?
“Câu hỏi không thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. Đề nghị Bộ trưởng chuẩn bị trình Chính phủ, để Chính phủ gửi QH. Bộ trưởng trả lời ngay bây giờ thì khó thật”, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói.
Kẻ tham nhũng 'mua bán lợi ích quốc gia'
Không chỉ trường hợp Vinalines, tình hình chống tham nhũng cũng được nhiều đại biểu nêu với Bộ trưởng Quang. ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nhấn mạnh, “trong các loại tự diễn biến của công chức, tham nhũng là tự diễn biến nguy hiểm, không nhất là nhì. Với họ, tiền là trên hết, mua bán lương tâm, lợi ích quốc gia”.
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Với kẻ tham nhũng, tiền là trên hết, mua bán lương tâm, lợi ích quốc gia

Thế nhưng, 5 năm qua, tham nhũng chưa bị đẩy lùi.
ĐB Đỗ Văn Đương cùng đoàn TP.HCM nói thêm, "số vụ được khởi tố ít. Các vụ tham nhũng lớn chủ yếu điều tra, khởi tố với tội danh cố ý làm trái”.
Bộ Công an gặp phải khó khăn, vướng mắc gì, tới đây có cách gì thu hồi tài sản thất thoát, phòng ngừa quan chức phạm tội, đem tiền bạc của dân, của nước ra nước ngoài? - ông Đương hỏi.
Chia sẻ mối lo này, Bộ trưởng cho hay có nhiều khó khăn khiến các vụ tham nhũng điều tra, xử lý khéo dài.
“Các vụ việc phức tạp, liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn, thủ đoạn tinh vi, phức tạp, việc phát hiện, điều tra, xử lý đều khó khăn. Việc điều tra được thực hiện thận trọng vì liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn”, Bộ trưởng nói.
Hơn nữa, hệ thống pháp luật còn bất cập. Thời gian để có kết quả các giám định tư pháp kéo dài, lại chưa có quy định thời gian trả lời.
“Có vụ khởi tố rồi vậy mà nhiều tháng chưa có kết quả giám định tư pháp, khiến vụ việc kéo dài”.
Bộ trưởng đề nghị sắp tới thành lập cơ quan giám định tư pháp nhất là liên quan đến kinh tế, tham nhũng, để xử lý kịp thời.
Riêng với ngành công an, ông Trần Đại Quang khẳng định, quan điểm của Bộ là “bảo vệ pháp luật, đấu tranh chống tham nhũng, trước hết lực lượng phải trong sạch, vững mạnh”.
Vietnamnet 

5 comments:

Mạc Trí said...

Câu nói cửa miệng của các quan chức Việt Nam luôn là "kiên quyết xử lý theo đúng pháp luật..." nhưng cuối cùng chẳng có quan nào chết cả chỉ dân là chết thôi. Hoan hô chế độ ngàn lần tốt đẹp.

Hồn Đại Việt said...

Cái đó là văn hóa, là văn minh, là trí tuệ của cộng nô mà.

Anonymous said...

Truoc het luc luong phai trong sach vung manh. Het trich. Hay xem lai cai noi dao tao CAND cac giao vien dao tao co an tien cua hoc vien ko? ra truong chay noi phan cong cong tac? Chay chuc chay quyen? nhung nhieu voi vinh cac DN tu nhan cac ho KD? Cac vu tran lot lai xe? mai lo? vv...

Anonymous said...

Ôi giời, càng bí mật, càng bắt bớ. Cư công khai, làm rõ trách nhiệm, có mà ... Lũng đoạn được không. Còn ông BT Quang, ông thế nào đâm cũng biết cả.

THANH KÍNH TỬ said...

Tham-nhũng là ăn hối-lộ từ dưới lên trên. Quan nào lại không tham cũng giống như con mèo nào không ăn tanh? Một khi tham-nhũng đã trở thành tệ-nạn hết thuốc chữa thì chế-độ cộng-sản Việt-Nam sẽ sụp đổ thôi! Chúng ta hãy chờ xem!