Blogger Widgets

Tuesday, June 12, 2012

Bắc Kinh muốn đẩy Việt Nam khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ

Quanlambao - Con đường giúp cho Việt Nam có thể bảo vệ được chủ quyền biển đảo, tránh được sự hiếu chiến, khiêu khích của Trung Quốc không gì hơn là đa phương hoá các quan hệ với các nước có cùng mối quan tâm chung về Biển đông và Quốc tế hoá các vụ tranh chấp với Trung Quốc. Mỹ sẽ là một nhân tố tích cực để có thể giúp các nước như Việt Nam phần nào làm cho Trung Quốc 'giảm nhiệt' cơn điên của những kẻ không lồ quen thói 'muốn gì được nấy'.
Bộ trưởng  Phùng Quang Thanh tiếp đồng nhiệm Mỹ Leon Panetta ngày 04/06 tại Bộ Quốc phòng  Việt Nam (Reuters)
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tiếp đồng nhiệm Mỹ Leon Panetta ngày 04/06 tại Bộ Quốc phòng Việt Nam (Reuters)
Trong hai ngày 03/06 và 04/06/2012 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã viếng thăm Việt Nam, một chuyến đi mang đầy tính biểu tượng : lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Việt Nam, một Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm cảng Cam Ranh, một trong ba căn cứ quân sự mà quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Hành động này thể hiện quyết tâm của Washington tăng cường hơn nữa quan hệ với kẻ thù cũ Hà Nội.

Về phía Việt Nam cũng đã thể hiện mong muốn cải thiện thêm bang giao với Mỹ, qua việc Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh loan báo quyết định mở rộng các khu vực tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Ông Phùng Quang Thanh cũng đã có một cử chỉ khác nhắm đến dư luận Hoa Kỳ, qua việc trao cho đồng nhiệm Leon Panetta những bức thư của một lính Mỹ viết cho gia đình trước khi tử trận ở Việt Nam năm 1969. Đổi lại, ông Panetta trao cho ông Thanh cuốn nhật ký của một binh sĩ Bắc Việt mà quân đội Mỹ lấy được sau khi anh lính này hy sinh.
Trong bầu không khí nồng ấm, thân hữu Mỹ-Việt, các nhà lãnh đạo Hà Nội, cụ thể là bộ trưởng Phùng Quang Thanh và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi tiếp ông Panetta đều kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, những vũ khí mà Hà Nội đang rất cần để tăng cường tiềm lực quốc phòng trước mối đe dọa Trung Quốc. Thế nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nói rõ là việc tăng cường hợp tác quân sự của Mỹ tuỳ thuộc một phần vào những tiến bộ nhân quyền ở Việt Nam. Nói khác hơn, do những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, nên Hoa Kỳ chưa thể bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Dầu sao, chuyến đi thăm Việt Nam vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta là nằm trong khuôn khổ chiến lược mới của Mỹ ở châu Á, thể hiện qua việc tăng cường quan hệ với những đồng minh truyền thống như Úc hay Philippines và tìm kiếm những đồng minh mới như Việt Nam. Trước khi đến Việt Nam, ông Panetta đã ghé qua Singapore để dự hội nghị an ninh khu vực Shangri-La và tại nơi đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã loan báo kế hoạch chuyển phần lớn các hạm đội của Hoa Kỳ đến vùng châu Á-Thái Bình Dương từ đây đến năm 2020.
Sau khi thăm Việt Nam, ông Panetta đã đến Ấn Độ, quốc gia mà Washington xem là có vai trò trọng yếu trong chiến lược châu Á và là quốc gia duy nhất ở châu Á có thể làm đối trọng với Trung Quốc.
Đến dự hội nghị Shangri-La cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Panetta, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, sau đó đã tách riêng ra, đi thăm hai đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á là Thái Lan và Philippines.
Cũng trong tuần qua, ngày 08/06/2012, tổng thống Barack Obama đã tiếp tổng thống Philippines Begnino Aquino ở Nhà trắng và nhân dịp này, Washington đã tái khẳng định sẽ giúp Manila tăng cường khả năng phòng thủ để có thể đối đầu với Trung Quốc. Tuy Hoa Kỳ vẫn chủ trương không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng tổng thống Obama đã giáp tiếp ủng hộ Manila, khi tuyên bố với đồng nhiệm Aquino rằng cần phải có các luật lệ rõ ràng để giải quyết tranh chấp này.
Trung Quốc dĩ nhiên đã theo dõi rất sát những hành động của Hoa Kỳ trong những ngày qua. Tuy Bắc Kinh chưa tỏ thái độ chính thức, nhưng tờ nhật báo bằng Anh ngữ China Daily hôm nay vừa đăng một bài nhận định, trong đó tác giả bài báo đã nói thẳng rằng, điều mà Trung Quốc không muốn nhìn thấy nhất, đó là những nước như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam " bắt tay với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc".
Như vậy là trên bàn cờ châu Á hiện nay, hai cường quốc Mỹ Trung đang tiến hành một chính sách gọi là "kéo" và "đẩy". Hoa Kỳ thì cố lôi kéo những nước chưa phải là đồng minh như Việt Nam, trong khi Trung Quốc thì cố đẩy những nước như Việt Nam ra khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ. Đó là nhận định chung của nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.
DVO theo Reuters

6 comments:

Đàn Chim Việt said...

Tàu khựa chẳng thằng nào tốt cả, âm mưu đụt khoét VN cả ngàn năm nay rồi, tuy nhiên cũng cần nhìn lại bản thân minh: http://www.danchimviet.info/archives/4690

LỰU ĐẠN said...

phải đồng hành quân sự với Mĩ thôi,bảo thủ là tàu bẩn nó lấn tới cướp đất cướp biển đó các đồng chí ơi,lịch sử đã cho ta nhiều bài học về thằng ăn cướp ăn trộm này rồi!!!

Thủy Tiên said...

Phải liên minh quân sự với Mỹ thì VN mới thoát khỏi nguy cơ bị TQ phong toả. Nhiều lúc "nghĩ dại": Giá 37 năm trước VN ko thắng Mỹ thì chắc bọn Tàu ko thể o ép VN mình như bây giờ.

Vinh Nguyen said...

Không nên thế! khối XNCN bây giờ chỉ còn Tàu, Việt,Hàn.Cu. Nếu chỉ nghĩ đến lợi ích nhỏ nhen như vài biển đảo thì khối XHCN làm sao lớn mạnh.Đảng tính rồi: thằng TQ tuy mất dạy nhưng trong nhà nó là anh cả, hiếp đáp chút cũng hổng seo.Ta là em nhịn chút. Miễn là vẫn còn quốc tế cộng sản.Tàu mà sụp đổ chế độ XHCN thì Đảng ta biết dựa vào ai, trông chờ vào thằng Hàn, Ku chỉ có chết.

Vinh Nguyen said...

Không nên thế! Chúng ta hãy vì đại cuộc! Khối XHCN hùng mạnh năm nào giờ chỉ còn lại mấy nước: Hàn, Tàu,Cu, Việt. Đảng ta tính rồi: không vì dăm ba chục ki lô mét hay vài biển đảo nhỏ nhen mà làm tổn hại đến khối đại đoàn kết XHCN định hướng thị trường tư bản. Thằng Tàu tuy hơi hiếp đáp ta tí nhưng hắn là thằng anh cả trong gia đình. Nhịn chút cũng hổng sao. Cương quá rủi chế độ nó sập như Đông Âu rồi Đảng nhà nước nhân dân ta biết dựa vào ai, chẳng lẻ dựa vào thằng Hàn, Cu.

Vinh Nguyen said...

Không nên thế! Chúng ta hãy vì đại cuộc! Khối XHCN hùng mạnh năm nào giờ chỉ còn lại mấy nước: Hàn, Tàu,Cu, Việt. Đảng ta tính rồi: không vì dăm ba chục ki lô mét hay vài biển đảo nhỏ nhen mà làm tổn hại đến khối đại đoàn kết XHCN định hướng thị trường tư bản. Thằng Tàu tuy hơi hiếp đáp ta tí nhưng hắn là thằng anh cả trong gia đình. Nhịn chút cũng hổng sao. Cương quá rủi chế độ nó sập như Đông Âu rồi Đảng nhà nước nhân dân ta biết dựa vào ai, chẳng lẻ dựa vào thằng Hàn, Cu.