QLB
MỘT VỊ THIẾU TƯỚNG YÊU CẦU TÔNG KẾT CUỘC CHIẾN 1979 – 1984 VÀ CÔNG KHAI THỎA HIỆP THÀNH ĐÔ.
Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam
Huỳnh Tâm
MỘT VỊ THIẾU TƯỚNG YÊU CẦU TÔNG KẾT CUỘC CHIẾN 1979 – 1984 VÀ CÔNG KHAI THỎA HIỆP THÀNH ĐÔ.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
Hà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014
Kính gửi : Đ/C Tổng Bí thư BCHTW Đảng
Các đ/c Uỷ viên Bộ Chính Trị
Các đ/c Uỷ viên Ban Bí thư TW Đảng
Các đ/c ủy viên Trung ương Đảng khóa XI.
Tôi là: Lê Duy Mật – Thiếu tướng – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau:
Cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng,Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết ,mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông.
Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi săp nêu lên sau đây.
Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đôi với cả dân tộc ta: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”. Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào!
Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ, sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Tung Quốc đâm phá gần 30 tàu, thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án.
Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng .
Lạ lùng nhất là tỉnh ủy Quảng Đông mà lại ngang nhiên gửi công văn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phải thực hiện 16 việc phải làm. Một thái đọ trịch thượng ,coi thường nước ta rất vô lễ mà ta vẫn chịu đựng.
Trung Quốc tự tiện cho giàn khoan vào xâm nhập lãnh hải Việt Nam bất chấp mọi ý kiến phản đối của nhân dân ta và dư luận các nước lên án. Khi rút đi, họ tuyên bố là do họ đã xong việc. Trung Quốc làm như vậy mà ta vẫn khen Trung Quốc là bạn tốt,16 chữ vàng và 4 tốt. Đến nỗi dư luận thế giới cũng phải ngạc nhiên về thái độ quá ư nhu nhược của chúng ta.
Ngạc nhiên hơn là Nhà nước đàn áp những người biểu tình chống xâm lược ở trong nước mà chỉ khuyến khích biểu tình ở nước ngoài.
Chẳng lẽ một dân tộc Việt Nam anh hùng đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đã có Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu mà nay lại hèn kém như vậy sao! Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó. Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “ Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên , và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”. (Hết trích) (1) .
Vì vậy, chúng tôi yêu cầu trong hội nghị TW này Bộ chính trị , Ban Bí thư cần công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô, để chứng minh thực hư thế nào. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như vậy thì rõ ràng là một bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước như là phản bội Tổ Quốc. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội nghị TW xem xét và ra tuyên bố phản bác bản thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và những người thực hiện sau này. Có như vậy Đảng ta mới thực sự là một Đảng chân chính, dám nhận khuyết điểm, dám công khai khuyết điểm như Bác Hồ đã nói: “Một Đảng mà không dám nhận khuyết điểm, công khai khuyết điểm là một Đảng hỏng”.
Theo điều lệ Đảng (điều 3 khoản 3), Đảng là của nhân dân lao động, Đảng của toàn thể đảng viên vì vậy chúng tôi có quyền yêu cầu phải công khai các hoạt động của những người lãnh đạo để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trong các Nghị quyết TW đã đề ra .
Trên đây là những kiến nghị tâm huyết và bức xúc của đảng viên. Tôi mong rằng: Bộ chính trị, Ban bí thư nên tôn trọng ý kiến của các đảng viên cơ sở và thực hiện các việc nói trên .Tóm lại là :
1- Tổng kết cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979, thực hiện chính sách qui tập mồ mả ghi công các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trước đây của dân tộc ta, tổ chức kỷ niệm trọng thể hàng năm.
2- Công khai bản Thỏa hiệp Thành Đô tháng 9/1990 để toàn dân, toàn Đảng biết được thực hư và ra tuyên bố để giải thích các hiện tượng tiêu cực. Thỏa hiệp Thành Đô là thứ ung nhọt đang di căn khắp cơ thể đất nước ta .
Nguy cơ mất nước đang là sự thật, mong các đồng chí có lương tâm, vì sự nghiệp của tổ quốc mà thực hiện cho được. Nếu ở Hội nghị Trung ương X này không ra được bản tuyên bố thì yêu cầu đưa vào chương trình Đại hội Đảng bất thường hoặc Đại hội 12 .
Chúng tôi chờ mong hồi đáp của các đồng chí.
Kính
Thiếu tướng Lê Duy Mật
-----------------------
(1)Theo tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Trung Quốc
-----------------------------------
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
Hà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014
Kính gửi : Đ/C Tổng Bí thư BCHTW Đảng
Các đ/c Uỷ viên Bộ Chính Trị
Các đ/c Uỷ viên Ban Bí thư TW Đảng
Các đ/c ủy viên Trung ương Đảng khóa XI.
Tôi là: Lê Duy Mật – Thiếu tướng – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau:
Cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng,Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết ,mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông.
Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi săp nêu lên sau đây.
Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đôi với cả dân tộc ta: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”. Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào!
Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ, sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Tung Quốc đâm phá gần 30 tàu, thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án.
Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng .
Lạ lùng nhất là tỉnh ủy Quảng Đông mà lại ngang nhiên gửi công văn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phải thực hiện 16 việc phải làm. Một thái đọ trịch thượng ,coi thường nước ta rất vô lễ mà ta vẫn chịu đựng.
Trung Quốc tự tiện cho giàn khoan vào xâm nhập lãnh hải Việt Nam bất chấp mọi ý kiến phản đối của nhân dân ta và dư luận các nước lên án. Khi rút đi, họ tuyên bố là do họ đã xong việc. Trung Quốc làm như vậy mà ta vẫn khen Trung Quốc là bạn tốt,16 chữ vàng và 4 tốt. Đến nỗi dư luận thế giới cũng phải ngạc nhiên về thái độ quá ư nhu nhược của chúng ta.
Ngạc nhiên hơn là Nhà nước đàn áp những người biểu tình chống xâm lược ở trong nước mà chỉ khuyến khích biểu tình ở nước ngoài.
Chẳng lẽ một dân tộc Việt Nam anh hùng đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đã có Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu mà nay lại hèn kém như vậy sao! Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó. Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “ Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên , và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”. (Hết trích) (1) .
Vì vậy, chúng tôi yêu cầu trong hội nghị TW này Bộ chính trị , Ban Bí thư cần công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô, để chứng minh thực hư thế nào. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như vậy thì rõ ràng là một bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước như là phản bội Tổ Quốc. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội nghị TW xem xét và ra tuyên bố phản bác bản thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và những người thực hiện sau này. Có như vậy Đảng ta mới thực sự là một Đảng chân chính, dám nhận khuyết điểm, dám công khai khuyết điểm như Bác Hồ đã nói: “Một Đảng mà không dám nhận khuyết điểm, công khai khuyết điểm là một Đảng hỏng”.
Theo điều lệ Đảng (điều 3 khoản 3), Đảng là của nhân dân lao động, Đảng của toàn thể đảng viên vì vậy chúng tôi có quyền yêu cầu phải công khai các hoạt động của những người lãnh đạo để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trong các Nghị quyết TW đã đề ra .
Trên đây là những kiến nghị tâm huyết và bức xúc của đảng viên. Tôi mong rằng: Bộ chính trị, Ban bí thư nên tôn trọng ý kiến của các đảng viên cơ sở và thực hiện các việc nói trên .Tóm lại là :
1- Tổng kết cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979, thực hiện chính sách qui tập mồ mả ghi công các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trước đây của dân tộc ta, tổ chức kỷ niệm trọng thể hàng năm.
2- Công khai bản Thỏa hiệp Thành Đô tháng 9/1990 để toàn dân, toàn Đảng biết được thực hư và ra tuyên bố để giải thích các hiện tượng tiêu cực. Thỏa hiệp Thành Đô là thứ ung nhọt đang di căn khắp cơ thể đất nước ta .
Nguy cơ mất nước đang là sự thật, mong các đồng chí có lương tâm, vì sự nghiệp của tổ quốc mà thực hiện cho được. Nếu ở Hội nghị Trung ương X này không ra được bản tuyên bố thì yêu cầu đưa vào chương trình Đại hội Đảng bất thường hoặc Đại hội 12 .
Chúng tôi chờ mong hồi đáp của các đồng chí.
Kính
Thiếu tướng Lê Duy Mật
-----------------------
(1)Theo tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Trung Quốc
-----------------------------------
Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam
“…toàn dân Việt Nam không hề biết đến cuộc chiến bỉ ổi này, một cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Việt Nam, đến đỗi núi xương trắng của tuổi xanh phơi cao ngất trời, sông suối máu đỏ chảy xiết hơn mùa nước lũ, thấu sương mù, khí lạnh cả bầu trời cao nguyên Lão Sơn…”
Xương trắng phơi cao ngất trời
Chiều ngày 21/9/1987, quân báo Trung Cộng đưa tin chiến thuật giao quân tại núi 255, khởi hành vào lúc 17 giờ chiều nay, đến 4 giờ sáng hôm sau vào địa chỉ cao điểm 1509. Đoàn quân phải băng qua nhiều đồi rừng núi, đôi khi gặp chướng ngại vật như bãi mìn hay phục kích của bộ đội Việt Nam, thời gian lộ trình 10 giờ, và dài hơn 30 km .
Tôi vui mừng được Hải Âu (海鸥DF-1, Lữ đoàn 38, trinh sát biệt lập) giới thiệu tháp tùng, cùng đi trong đoàn giao quân này. Tại điểm tập trung, những người lính Trung Cộng không có cử chỉ oai hùng mang khí thế quân nhân, trên mặt của họ lộ rõ sự sợ hải. Họ than phiền rằng:
‒ Hôm nay có đến 1509, ngày mai không về.
Trái lại, tôi cầu mong được đến nơi nguy hiểm nhất để tìm hiểu diễn biến chiến tranh. Tuy nhiên, tôi có đôi điều suy nghĩ cảnh giác:
‒ Hy vọng họ không phát hiện thân phận, hay vì một nguyên nhân nào đó, cố ý đưa tôi vào chỗ chết không tên tuổi (mồ tập thể của binh sĩ tử vong).
Nhưng rồi tôi lại tự nhũ:
‒ Thây kệ, sống chết phú cho tự nhiên, cứ đi rồi hãy biết mọi sự kiện của chiến tranh, có thế cuộc đời mới thâm trầm.
Trong lúc tâm sự với vài quân nhân và sĩ quan, họ cho biết:
‒ Chiến trường cao điểm 1509 Lão Sơn quá khốc liệt, bất cứ người lính nào đã đến đó đều chuẩn bị "rửa chân lên bàn thờ". Ngày đêm tiếng súng, bom đạn kêu gọi tên từng người, trong đầu lúc nào cũng mênh mang tuyệt vọng, xem mạng sống đang đứng trước "mành treo trước gió". Tâm lý binh sĩ không còn sức chiến đấu, quân Trung Quốc vì sợ chết cho nên đào ngũ cả Trung đoàn trước khi "cối xay thịt người" hoạt động. Quân Việt Nam cũng không kém. Sự kiện này cho thấy cả hai quân đội Việt Nam-Trung Quốc chiến đấu không vì lý tưởng cao cả nào hết!
Tôi không ngại ngùng đối với chiến trường cao điểm 1509 Lão Sơn, dù trước đó đã có chuẩn bị tinh thần chấp nhận sống chết không hẹn ngày mai. Một điều khác mà tôi tâm niệm hệ trọng hơn là dân Việt cần phải giáp mặt miền đất linh thiên của Tổ quốc để nhận diện Trung Cộng khát máu xâm lăng đất Việt. Đảng CSVN đã rước voi về "giày xéo quê hương mả Tổ".
Trên đường giao quân, trong đêm tối tăm, chân bước xào xạc lá rừng, không ngừng theo dòng người phía trước. Từ xa vọng lại tiếng súng lúc dồn dập lúc ngắt khoãng. Nếu không may gặp phục kích trên đường di chuyển thì ít nhất cũng được làm thây ma chứng kiến cuộc giao tranh của binh sĩ Việt Nam vì tổ quốc của họ. Trên đường đi có nỗi sợ hãi, rồi cũng mất biến để lấy lại bình tỉnh, từ đó ý tưởng nguy hiểm thoáng qua bộ nhớ, tự lòng lấy quyết định niềm tin vẫn sống mãnh liệt hơn, dù gian nan, trong chuyến đi này do chính mình tự nguyện.
Đoàn giao quân di chuyển trong đêm, khí hậu lạnh, sương khuya xuống ướt đầm cả áo mưa nilông, những bước chân âm thầm, cứ thế theo mệnh lệnh đi tới, đôi lúc di chuyển dồn dập, trèo đồi, lội suối. Tôi đi trong đêm không quen nên bị vấp té mấy lần, trầy đầu gối và tay, cũng may có Hải Âu (海鸥 DF-1. Lữ đoàn 38, trinh sát) mang hộ cái ba-lô máy ảnh. Đến 2 giờ đêm mới biết, đoàn quân di chuyển vào biên giới Vân Nam, sau đó chuyển xuống hướng Tây Nam vào lại Hà Giang, còn 4 giờ nữa đến cao điểm 1509, thảo này lộ trình dài dằng dặc 39 km .
Chiến tranh Việt-Trung ngày 2/4/1984, tại biên giới Thanh Thủy-Vị Xuyên-Hà Giang, Việt Nam bị mất những cao điểm chiến lược quan trọng nhất: 1509, 772, 226, 468, 685, 233, 1200.
Chiến trường Lão Sơn đẫm máu, đốt cháy biết bao tuổi thanh xuân, nhưng không giữ được phần đất của Tổ quốc Việt Nam. Nguồn: THX.
Chiến trường Lão Sơn đẫm máu, đốt cháy biết bao tuổi thanh xuân, nhưng không giữ được phần đất của Tổ quốc Việt Nam. Nguồn: THX.
Tôi hỏi Hải Âu (海鸥 DF-1, Lữ đoàn 38, trinh sát):
– Có phải muốn an toàn cho đoàn quân nên đánh một vòng xa, hay sợ quân đội Việt Nam phục kích chứ gì ?
– Câu hỏi của anh chính đáng, xem ra đã trả lời được một nửa, phần còn lại của vấn đề kỹ thuật. Khi giao quân cần phải đủ quân số, chiến thuật giao quân theo phong cách bí mật của nó, trong đêm anh không thấy và không biết. Chiều hôm qua đoàn quân chỉ có 2 Trung đoàn, hiện giờ quân số 6 trung đoàn (Sư đoàn), binh sĩ di chuyển chậm chạp, lý do chờ cánh quân đến từ Côn Minh (昆明), cũng để dưỡng quân khi lâm trận còn sức chiến đấu.
Sáu Trung đoàn quân Trung Cộng đã đến địa danh biên giới Lão Sơn, Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc gọi chiến trường này là phản công Laoshan. Cuộc giao quân an toàn, ém quân vào chiến lũy dưới lưng núi 1509, chờ sĩ quan quân báo và trinh sát các trạm chốt phiá hướng Tây Bắc và Nam, mở ba cửa bằng mìn Claymore, rồi mới di chuyển quân lên cao điểm 1509.
Không ngờ, buổi trưa ngày 22/9/1987, tại cao điểm 772. Bộ đội Việt Nam mở cuộc giao tranh trước. Lúc đầu ai cũng tưởng rằng kẹo đồng nhỏ lai rai cho vui, một lúc sau đạn pháo trút xuống tới tấp, chiến sự trở nên khốc liệt.
Giao quân chưa nhập căn cứ 1509 đã bị quân Việt Nam chận trước yết hầu đánh tan tác 6 Trung đoàn của quân Trung Quốc. Tướng Thích Kiến Quốc (戚建国) nhận được lệnh gom quân, đánh vào dãy đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, gần cột mốc biên giới số 13, và phản công đánh lên ngọi núi bình độ 1200.
Thiếu tướng Thích Kiến Quốc (戚建国) chỉ huy đánh trận cao điển 1200 Đông sông Lô. Nguồn: Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).
Địa hình cao nguyên Lão Sơn, thiên nhiên cấu trúc hiểm trở, kết nối 72 ngọn núi, chạy từ Tây sang Đông, ngọn núi cao có bình độ 1800 mét tọa lạc hướng Tây, giáp ranh với núi bình độ 1200 mét về hướng Đông. Ngọn núi ác liệt 1200 phía Đông sông Lô, quân Trung Quốc gọi tên Giả Âm Sơn (Zheyin Shan - 者阴山). Tất cả các cuộc giao tranh khác tại Vị Xuyên đều diễn ra ở phía Tây sông Lô lãnh thổ Việt Nam. Sau đợt pháo kích ác liệt, Thiếu tướng Thích Kiến Quốc (戚建国) đưa quân vượt sông Lô, giao quân trên chiến trường cho quân đoàn 16 thuộc Quân khu Nam Kinh, phản công đánh chiếm lại núi 1200.
Lực lượng phòng ngự của Việt Nam bao gồm bộ binh của Sư đoàn 313, và pháo binh Lữ đoàn 168 trấn thủ yếu ớt, một lần nữa chấp nhận bại trận, rút lui khỏi ngọn núi 1200, và các đồi núi lân cận, như đồi 233, 685, 468. Ngoài ra quân Trung Quốc còn được tiếp binh tại ấp "Na La", tại gần đồi 468 hướng về phía Việt Nam. Nguồi suối Thanh Thủy ở phía Nam rất quan trọng cho phép sự thành bại trên chiến trường, cửa ngõ của cao điểm 1509, bao quanh bởi rừng núi vách đá dựng đứng hiểm trở, muốn chiếm những vị trí chiến lược trên phải làm chủ ấp "Na La".
Trong cuộc chiến Lão Sơn, có những lúc tưởng chừng phòng thủ kiên cố, súng bắn không tới, có thể chiến thắng nhờ sức mạnh vũ khí và chiến thuật biển người. Nhưng chiến trường Lão Sơn thường biến động bất ngờ làm đảo lộn mọi chiến thuật bởi "cỗ máy xay thịt người" mỗi ngày ăn trên 42 binh sĩ của hai bên, đạn bom không kể. Những cao điểm liên tục đổi chủ, Việt Nam-Trung Quốc không bên nào cầm chắc chiến thắng thuộc về mình, ví dụ những cao điểm 1509, 772, 233, 1200 (Zheyin Shan), 1030 (Đông Sơn) C211 v.v... Buổi sáng chiến thắng, buổi trưa chiến bại. Hôm nay đình chiến, ngày mai khởi chiến, từng giờ phòng thủ, từng phút thất thủ, cả hai đọ pháo triền miên đã 3 năm (1984-1987). Vẫn chưa ai tự hào chiến thắng Lão Sớn.
Tạm thời Trung Quốc chiếm được 72 ngọn núi trong lãnh thổ của Việt Nam, người ta thường biết đến nhiều nhất những ngọn núi đã từng hao binh, tổn tướng, gồm núi Si Cà Lá hay Núi Bạc (Giả Âm Sơn-Zheyin Shan) thuộc hướng phía Đông sông Lô, núi 772 ở phía Tây sông Lô, cao điểm 1509, 1250, 1030, 1200, C211, 267, 277, 255, 251, 505, chạy dọc tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc dài khoảng 11km. Ngoài ra còn có hai (2) ngọn núi 685 và 468, nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2km, bị quân Trung Quốc chiếm cứ. [1]
Có đi đến đây, mới biết một số bí mật về danh tánh tướng lãnh của Trung Quốc chưa hề được tiết lộ trong chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Trên cơ sở chiến trường Lão Sơn quân đội Trung Quốc phối trí Tổng tư lệnh chỉ huy chiến trường bởi Đại tướng Dương Đắc Chí (杨得志- Yang Dezhi). Bỗng nhiên vào ngày 12/5/1948, Dương Đắc Chí bị bệnh trầm kha, Bộ quốc phòng Trung Quốc (PLO) ủy nhiệm quyền Tư lệnh cho Thượng Tướng Trương Chí Tú (張銍秀) [2] tiếp tục kế hoạch xăm lăng biên giới Lão Sơn. Đến nay đảng CSVN vẫn chưa biết gì nhiều về Trương Chí Tú. Đương sự mới chính thủ phạm thay mặt đảng CS Trung Quốc xâm lược Việt Nam.
Thượng Tướng Trương Chí Tú (張銍秀 - Zhang Zhi Xiu)- Tư lệnh chiến trường Lão Sơn. Nguồn: Tân Hoa Xã phóng viên Lưu Vệ Binh 新华社记者刘卫兵
Vài suy nghĩ những cuộc chiến
Trong cuộc chiến tại biên giới Việt Nam năm 1979, Trung Quốc đánh giá sai sức mạnh và quyết tâm của lực lượng dân quân vũ trang của Việt Nam. Trong cuốc chiến quần đảo Falkland, Argentina đánh giá sai sức mạnh và quyết tâm của Vương quốc Anh. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Saddam đánh giá sai sức mạnh và quyết tâm của Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến Lão Sơn, đảng CSVN bí mật thu hồi vũ khí của lực lượng dân quân vũ trang tỉnh Lào Cai và Hà Giang. Đại tướng Văn Tiến Dũng bí mật nối tay cho tên giặc Thượng Tướng Trương Chí Tú (張銍秀), Trung Quốc đánh giá sai binh sĩ Việt Nam, cuộc chiến kéo co 16 năm (1984-1990) . [3]
Trong tầm nhìn của Quốc tế, chiến tranh biên giới Lão Sơn không phải là quy mô, nhưng đổ máu quá nhiều, cả Việt Nam-Trung Quốc cùng chấp nhận mấy chục ngàn binh sĩ thương vong. Chiến lược Trung Quốc đánh giá cuộc chiến tranh năm 1979 không hoàn thành. Tiếp theo, một lần nữa Trung Quốc mở cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam vào năm 1984-1990. Nhìn về mặt quân sự, Trung Quốc đổi chiến thắng bằng sự lãng phí khí lực quốc gia, khí tài và sinh mạng binh sĩ quá nhiều. Trung Quốc không còn cách nào để ứng xử với nhân dân trước tình thế mà đảng đã tuyên bố "tự vệ", chỉ còn phương sách cuối cùng chủ động tấn công hầu che lấp sự tội phạm chiến tranh của Đặng Tiểu Bình.
Trái lại, đảng CSVN lại không nghĩ vậy. Họ đã để mất biên giới nhưng vẫn to miệng tuyên bố:
‒ Bảo vệ quê hương, đánh bại láng giềng phương Bắc mạnh mẽ, cuộc chiến tranh này chống lại xâm lược.
Thực chất không thể biện minh được, đảng CSVN đã bại trận từ khi có Hồ Chí Minh, chú ý cướp chính quyền, tráo trở lòng tin, tuyên truyền đề cao sức mạnh của đảng đứng trên Tổ quốc Việt Nam, che khuất nỗi thất bại ê chề lớn nhất của đảng, nhà nước CS không bảo vệ được biên giới phía Bắc Việt Nam vào năm 1979.
Cuộc chiến biên giới Lão Sơn kéo dài 16 năm (1984-1990), hầu như đảng CSVN á khẩu không bao giờ công bố và đề cập đến, toàn dân Việt Nam không hề biết đến cuộc chiến bỉ ổi này, một cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Việt Nam, đến đỗi núi xương trắng của tuổi xanh phơi cao ngất trời, sông suối máu đỏ chảy xiết hơn mùa nước lũ, thấu sương mù, khí lạnh cả bầu trời cao nguyên Lão Sơn!
Sự thật chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc do những nhà lãnh đạo của hai đảng đã thông qua kế hoạch và trả giá trước, họ xem thường sự sống còn của hai dân tộc Việt˗Trung. Họ tạo ra những công tác chính trị, người ngoài cuộc không thể đơn giản nhận thấy đước. Tuy nhiên cũng lộ ra những kẽ hở không hợp lý, riêng đảng CSVN đưa ra quá nhiều lý thuyết mỵ dân, chen vào đó những âm mưu thỏa thuận với Trung Cộng, trước khi thôn tính Việt Nam phải đi qua ngã ngoại giao và sau đó tạo ra chiến tranh biến nó thành một sự cố hợp lý.
Mặt khác, đảng CSVN ém nhẹm chiến tranh biên giới đối với nhân dân Việt Nam và trắng trợn bán nước, chấp nhận bản địa hình tổng quát biên giới, từ Tây Bắc đến Đông Nam và vịnh Bắc Bộ chiều dài 1.600 km , điểm hẹp nhất là 50 km .
Theo địa hình bí mật về bản đồ Việt Nam, có ghi rõ chứng từ đảng CS bán nước:
‒ Trung Quốc tự do khai thác đồng bằng sông Hồng miền Bắc, miền Nam có đồng bằng sông Cửu Long và miền núi Bắc-Nam, kể cả núi ven biển của ba miền Việt Nam.
Trung Quốc đánh giá địa hình miền Nam Việt Nam dễ bị tấn công và cực kỳ khó phòng thủ, cho phép Trung Quốc chiếm hoàn toàn vùng cao nguyên phía Tây, thứ đến khi cần lấy trung tâm vùng cán xoong, có thể dễ dàng cắt đứt Bắc-Nam và chia thành hai phần, đặc biệt đảo Hải Nam như một cái lưỡi búa thứ hai, đập tan miền Trung Việt Nam. Về chính trị có đôi phần bất lợi, nếu Trung Quốc mạnh tay quá, tất nhiên người Việt Nam sẽ kịp thời phản đối. Cho nên đảng CSVN thay Trung Cộng thực hiện kỹ thuật "mềm mỏng" để làm vải thưa che mắt nhân dân Việt Nam.
Một sĩ quan trinh sát Lữ đoàn 38, cho biết:
‒ Về cơ bản, nhân dân Trung Hoa không bao giờ muốn có chiến tranh với Việt Nam, chỉ có lãnh đạo đảng CS Bắc Kinh hành động điên rồ bành trướng. Người CS chỉ biết củng cố thế lực, quyền, tiền, sinh lý ngoài ra không có nhân bản, đạo đức và Tổ quốc chung của đồng sinh.
Chiến tranh toàn tuyến 11km năm 1984 đến năm 1990, chính thức Trung Quốc xâm chiếm toàn vùng biên giới Lão Sơn 38 km , từ Tây sông Lô có điểm núi ký hiệu C211 thuộc tỉnh Lào Cai đến Đông sông Lô có núi 1509 thuộc thị trấn Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, hai địa danh trên được gọi "cối xay thịt người", những điểm đỏ còn lại Bộ Tổng tham mưu chỉ huy quân sự của Quân đoàn trong lãnh thổ Việt Nam. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu: Ký giả Cát Thuần.
Những tư lệnh, tham mưu trưởng của tập đoàn quân sự Trung Cộng phối trí bổ túc chỉ huy, tham chiến tại biên giới cao nguyên Lão Sơn tỉnh Lào Cai và Hà Giang.
Bộ quốc phòng Trung Cộng phối trí lại những tướng lãnh tham chiến tại biên giới Lão Sơn Việt Nam. Nguồn: Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc.
Thượng Tướng Trương Chí Tú (張銍秀) cho biết:
‒ Trung Quốc, muốn bóp chết "Đông Dương Liên đoàn", hoàn toàn không muốn có kẻ thù nào khác, đảng CS Việt Nam không nên tiếp tục chọn trạng thái chiến tranh, như năm 1979 Trung Quốc đã "dạy cho Việt Nam một bài học" và ngày nay 1984 chúng tôi có quyền phản công "tự vệ".
Trước và sau chiến tranh 1979-1984, Trung Cộng tuyên truyền rộng khắp cả nước, tác động vào lòng tự ái dân tộc Hán, mục đích hướng dẫn người dân đi thẳng đến chiến trường biên giới chỉ để "phản công tự vệ không xâm lược Việt Nam". Một lần nữa người dân Trung Hoa bị đảng CSTH lừa đảo " tự vệ không xâm lược Việt Nam".
Thực chất Trung Cộng xua quân đi xâm lược xứ người, tuyên truyền "tự vệ" hết ngày này qua ngày khác, từ đó ngấm vào máu người dân Hán lúc nào không ai biết, cứ thế làm thân ma, dâng hiến cho Bắc Kinh, Trung Cộng tuyên truyền theo chiến thuật "nước chảy đá mòn" nói mãi rồi ai cũng nghĩ là thật, kể cả sách giáo khoa cũng nhồi sọ học sinh, báo chí hướng dẫn dư luận đi theo con đường Bắc Kinh muốn bành trướng!
Huỳnh Tâm
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment