Blogger Widgets

Thursday, July 31, 2014

"Bác Hồ" và những truyện bên lề

TẠI SAO TÊN BỘ TRƯỞNG CÔNG AN HOANG DÂM VÔ ĐỘ VÀ CỰC KỲ TÀN ÁC TRẦN-QUỐC-HOÀN DÁM HỖN VỚI VỢ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ??!!

Tại sao tên Trần Quốc Hoàn dám lộng hành như vậy ? Hiếp vợ Chủ tịch nước đầy uy quyền, trước đó còn nói mỉa mai và cho biết “tính mạng bà nằm trong tay tôi.” Tại sao hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến dám giết vợ Chú tịch nước ? Ông Hồ có thuộc hạng người nhẹ dạ, cả tin, để sử dụng những quân phản phúc làm cận vệ, giao sinh mạng mình cho chúng? Vậy thì câu trả lời là: ba tên này dám lộng hành như vậy, mà còn tỏ ra tự tin khi ra tay hành động, chẳng hạn như lời lẽ của tên Hoàn, và sự kiện chúng không cần che dấu hành tung mà ngang nhiên dùng xe của Phủ Chủ tịch đem vứt xác cô Xuân để cho người ta trông thấy. Như thế rõ ràng chúng đã nhận được tín hiệu từ chủ nhân của chúng, để mà hành động. Dĩ nhiên một người thủ đoạn, khôn ngoan, thâm hiểm như ông Hồ, ông không dại gì mà ra lệnh – dù là khẩu lệnh – cho chúng. Nhưng ông thiếu gì cách? Chỉ cần một vài thái độ, một vài lời nói, cũng đủ cho lũ côn đồ này hiểu là chủ của chúng đã “bật đèn xanh” rồi, chủ của chúng muốn chúng làm gì, nên chúng thản nhiên hành động mà không sợ bị trừng trị.

Ông Hồ không chỉ tàn nhẫn bất nhân đối với cô Xuân, một phụ nữ ngây thơ hết lòng tôn thờ phục vụ ông. Ông tàn nhẫn, vô lương tâm đối với cả đứa con nhỏ của ông. Cô Xuân bị giết một cách man rợ, ông lờ đi không cần biết, coi như không có chuyện gì xảy ra cả. Ông còn lờ luôn giọt máu của ông. Nguyễn Tất Trung sau khi ra đời được mấy tháng thì mất mẹ. Cha là ông Chủ tịch nước đầy quyền uy – một ông vua đang trên ngôi – còn sờ sờ ra đấy, nhưng không hề hỏi han tới. Mãi ít lâu sau mới có một tên công an đến đem đứa bé giao cho ông Nguyễn Lương Bằng nuôi. Vài tháng sau cậu bé lại được chuyển cho vợ chồng tướng Chu Văn Tấn nuôi mấy năm trên Thái Nguyên. Rồi sau đó các bà trong hội Phụ nữ cứu quốc trung ương đưa Trung vào trại mồ côi của hội, rồi vào trường Nguyễn Văn Trỗi dành cho con liệt sĩ. Và sau khi ông Hồ chết (1969) thì Trung được ông Vũ Kỳ, cựu thư ký riêng của ông Hồ, đem về nuôi và đặt tên là Vũ Trung (xem bài Không Thể Bất Công Kéo Dài Đến Vậy, Bùi Tín, Đàn Chim Việt Online). 

Nếu ông Hồ còn một chút lương tâm tối thiểu, còn nghĩ tới giọt máu rơi, hoặc ít nhất còn biết rủ lòng thương đối với một đứa trẻ thơ mất mẹ trong hoàn cảnh thật thê thảm, thì ông chỉ cần ra một lệnh, tất nhiên cậu Trung đã được nuôi nấng rất đàng hoàng. Nếu ông chỉ cần làm một chuyện nhỏ đó, Nguyễn Tất Trung hẳn đã được học hành nên người, chứ đâu có phải sống lây lất, khốn khổ, nay ở với người này, mai ở với người khác, rồi vào viện mồ côi, không được học hành đến nơi đến chốn. Nếu ông còn có tình thương cha con mà nhìn nhận Trung – dù là ngấm ngầm – thì đâu đến nỗi khi trưởng thành Trung phải làm công việc coi kho để kiếm sống? Ở đời này, may mắn là không có nhiều người cha tàn nhẫn như vậy. 

Một con người vô lương tâm, vô nhân đạo, tàn ác đối với người mình đã từng ăn nằm, đầu gối tay ôm ấp, người đã từng tôn thờ phục vụ mình, tàn nhẫn với cả đứa trẻ thơ vô tội mồ côi mẹ lại là con của mình – một con người lòng lang dạ thú như vậy mà vẫn vỗ ngực tự nhận là “đạo đức, nhân ái, thương người” … thì liệu có thể tin được không ?
QLB
“Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất”
  

                       
Sơ lược câu chuyện

Vào năm 1997 nhân vật Nguyễn Tất Trung tức Vũ Trung là con ruột của ông Hồ Chí Minh (?) được phổ biến bắt đầu từ một đoạn văn trong cuốn
Ðêm Giữa Ban ngày ”, (tr. 605- 609), tác giả Vũ Thư Hiên, qua lời kể của ông Nguyễn Tạo
Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa, được Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương tuyển vào trông nom sức khỏe cho Bác Hồ… khoảng năm 1955…



- Cùng được Trần Ðăng Ninh tuyển một lúc với cô Xuân còn có hai người em gái cô ta, một em ruột, một em họ, cũng là con cái gia đình gốc gác cách mạng cả. Họ được bố trí ở trong một ngôi nhà ở phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát đường Quang Trung. Thông thường, Trần Quốc Hoàn tự thân đưa cô Xuân vào gặp Bác rồi đưa về…
- Mỗi lần như vậy bà ta ở lại bao lâu?
Không chừng, có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm… Cô Xuân rất được lòng Bác. Họ có với nhau một con trai, được đặt tên là Trung, Nguyễn Tất Trung. Về sau trước khi Bác mất Bác ủy thác thằng Trung cho Vũ Kỳ chăm sóc, coi như con nuôi…


Vợ chồng Nguyễn Tất Trung - Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung (bên phải) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998 (người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ) - Nguồn: Đối thoại

- Ai đã giết bà Xuân

- Ðừng vội, ta hãy ghi nhận sự việc này: vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm (14). Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Ðức, được nhận dạng. Ðó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn. (…)

- Chưa hết, sau, em ruột của cô Xuân bị điều đi học một lớp y tá ở Thái Nguyên, rồi bị đưa về Cao Bằng điều trị bệnh… thần kinh. Ít lâu sau xác cô nổi lên ở một cây cầu trên sông Bằng Giang… Cô em gái họ cũng biến mất. Như vậy là cùng một thời gian, cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng.


- Những đầu mối đều bị bịt ?
- Tất nhiên.
- Tại vì thủ phạm là một nhân vật quá to để có thể đụng tới.
- Trần Quốc Hoàn?
- Phải - ông thở dài…
- Và Trung ương im lặng?

Nhân chứng Nguyễn Minh Cần, cựu Phó Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Tp. Hà Nội cũng đã xác nhận trong bài viết: “
Vài mẩu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh ”. Có một chi tiết đáng chú ý là:


Nhưng sáng hôm đó, tôi nhớ là vào đầu xuân, tôi phải đến thường trực tại Ủy ban, thì anh Nguyễn Quốc Hùng, ủy viên trong Ủy ban, phụ trách văn phòng, bước vào phòng tôi, hồi hộp nói: “Báo cáo anh có một việc xảy ra, có một người đàn bà bị xe ô tô cán ở đoạn đường Nhật Tân phía đi lên Chèm…”. Tôi đưa mắt nhìn Quốc Hùng, có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Ngạc nhiên vì trong óc tôi thoáng một ý nghĩ, xe ô tô cán người ở Hà Nội chẳng phải là chuyện gì hiếm, sao anh ấy lại báo cáo với mình. Tôi im lặng chờ đợi. Quốc Hùng nói tiếp: “Nhưng mà, anh à, theo sự điều tra thì không phải là xe cán người, mà làm ra vẻ xe cán người…”. Dừng lại một lúc, anh nói thêm: “Mà… theo báo cáo thì chiếc xe ấy lái chạy từ Chủ tịch phủ ra…”. Mấy tiếng cuối cùng “từ Chủ tịch phủ ra” đã gây cho tôi một cảm giác thật mạnh.


Hôm sau, gặp lại, tôi hỏi thì Quốc Hùng cho biết: đã báo cáo rồi và anh Tuyên bảo anh sẽ trực tiếp làm việc với anh Thân (Lê Quốc Thân, hồi đó là giám đốc Sở công an Hà Nội, về sau được thăng chức thứ trưởng Bộ công an). Khoảng một tuần sau, nhân gặp Trần Danh Tuyên, bí thư Thành ủy kiêm phó chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố, tôi tranh thủ hỏi về vấn đề đó, thì anh ta lạnh lùng gạt đi: “Thôi, việc đó xong rồi”.

Ðến năm 1983, xuất hiện
một lá thư của một thương binh kêu oan cho cái chết của người yêu là Nguyễn Thị Vàng có quan hệ gắn bó với cái chết của Nông Thị Xuân:

Ðầu năm 1955 cô Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy cô Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở.

Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu.
Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rô i nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.
Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. …

Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xỏ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Chị xô nó ra nói: “Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”. Nó cười một cách nhạo báng: “Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”. Rồi nó lại nói: “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tùy ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi.”

Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. …
Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay chị nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái”.
Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mây. Nó muốn làm gì thì tùy ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó.


Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai”. Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Ðức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa”.
Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”. Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu.” Bác nói: “Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối”.


Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Dạ dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm.


Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị trùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu.

Trước sự kiện này, báo chí quốc nội, và nhất là nhà cầm quyền cộng sản hoàn toàn im lặng. Câu chuyện rơi vào huyền thoại (?) cho đến:

Nhân vật Vũ Trung đã thật sự xuất hiện trong tất cả các bài báo trên đều có nội dung liên quan đến một tranh chấp nhỏ về quyền sử dụng đất của phần lô gia có diện tích 4,2 m2 với ông Lưu Tiến Ðạt. Một vụ tranh chấp bình thường không có gì đáng để ầm ỹ.

Những người quan tâm đến thời sự Việt Nam đặt câu hỏi: Tại sao hàng ngàn dân oan mất đất, mất cả cuộc đời thanh xuân để đi khiếu kiện về tranh chấp đất xảy ra công khai giữa lòng thủ đô Hà Nội từ năm này đến năm khác, mà báo chí Việt Nam chẳng hề quan tâm đến. Vậy mà, chỉ có 4 mét vuông đất tranh chấp giữa hai gia đình tư nhân trong một thời gian ngắn lại được 4 tờ báo đầu ngành quan trọng tại thủ đô Hà nội với 4 tác giả khác nhau chiếu cố rất tận tình, các cơ quan nhà nước cũng sốt sắng trả lời nội vụ trong thời gian kỷ lục chưa đến 3 tuần lễ - là một điều bất thường đáng suy gẫm.

Vụ tranh chấp này có giá trị kinh tế rất nhỏ, vậy không thể nói vì tiền, vì tham nhũng hối lộ mà các phóng viên báo hay cán bộ nhà nước hăng say giải quyết nội vụ. Tại sao có nghịch lý như vậy?

Ðó là vì nhân vật chính trong vụ kiện là Vũ Trung tức là Nguyễn Tất Trung là người còn sống sót trong vụ án chưa được xét xử nói trên. Ngoài ra cũng còn những yếu tố khác như là:

Ðịa chỉ tranh chấp chính là ngôi nhà cũ của ông Vũ Kỳ cựu thư ký riêng lâu năm của ông Hồ Chí Minh, cũng là cha nuôi của Nguyễn Tất Trung. số 102 khu tập thể Ủy Ban Khoa học Nhà Nước, trong ngõ Trịnh Hào 1 (thuộc phường Hàng Bột, quận Ðống Da, Hà Nội).

Nếu Nguyễn Tất Trung không phải là con ông Hồ Chí Minh. Vậy Trung là ai? mà với lý lịch là con mồ côi liệt sĩ, thất học làm bảo vệ kho bãi, chưa một ngày đi lính mà lại được phong hàm cấp tá, đủ tiêu chuẩn cấp nhà theo nghị đinh 61/NÐ-CP (Chú ý là nghị định này thuộc vào loại phổ biến hạn chế, không được công bố trên trang web chính thức của chính phủ CS).

Những nghi vấn đó đã được làm sáng tỏ qua bài báo: “

Không thể để bất công kéo dài đến vậy ” của tác giả Bùi Tín.

Tác giả đã đưa ra những hình ảnh cụ thể thuyết phục đây là một câu chuyện có thực, cần được xử lý, trả lại thân phận chính thức cho Nguyễn Tất Trung.

Ðiều quan tâm đầu tiên là tất cả tình tiết vụ án Nông Thị Xuân đều được thuật lại của người ngoài cuộc như ông Nguyễn Tạo hay người thương binh. Do đó cần phải phân định rõ ràng điều nào là sự thật, và điều nào là nghi vấn, hư cấu cần tranh luận.

Những sự thật trong vụ án:

    • Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị Vàng, cô Nguyệt là những nhân vật có thật chứ không phải hư cấu, là nạn nhân chết oan chưa được điều tra xa xử theo luật pháp Việt Nam hiện hành.
    • Xác Nông Thị Xuân được Công An cho mổ khám nghiệm, sau đó đã không trả lại cho thân nhân mai táng bình thường.
    • Vũ Trung tức là Nguyễn Tất Trung, hiện nay đã lộ diện công khai trên báo chí Việt Nam, với hình ảnh đính kèm rõ ràng. Chưa được xác định rõ cha là ai?
    • Nguyễn Tất Trung là con ruột của Nông Thị Xuân.
Chỉ cần với 4 điều sự thật trên đây, theo hiến pháp và luật pháp Việt Nam, nhằm giải tỏa oan khiên cho cả dòng họ mình, Nguyễn Tất Trung có đủ tư cách và có quyền khởi kiện ba vụ án riêng biệt, cùng một lúc tại các nơi khác nhau như sau:

    • Vụ kiện tìm cha
    • Vụ kiện đòi xác mẹ
    • Vụ kiện kêu oan cho mẹ.
II/- Vụ án “tìm cha”

Nói theo ngôn ngữ luật học của miền Nam trước ngày 30/4/1975 là “Truy tìm phụ hệ”.

Trước khi vào chi tiết, cần đánh tan một ngộ nhận trong nhiều người từng quan tâm đến tình hình chính trị Việt Nam. Ðó là những gì liên quan đến cuộc đời ông Hồ Chí Minh, phải có đảng CSVN chính thức công nhận mới có giá trị. Ðiều này không hoàn toàn đúng. Vì rằng:

• Trường hợp tờ hôn thú của Tăng Tuyết Minh và Lý Thụy (biệt danh của Hồ Chí Minh). Có nhân chứng vật chứng đầy đủ, thế mà đảng CSVN bưng bít sự thật và im lặng không tỏ một thái độ nào cả. Ðiều này không có nghĩa là bác bỏ, tờ hôn thú này tự nó đã có giá trị pháp lý và mang tính lịch sử gắn liền với cuộc đời Hồ Chí Minh, không tùy thuộc vào ý chí của đảng CSVN.

Theo luật pháp Việt Nam, về mặt chính thức Hồ Chí Minh không có vợ vì chưa hề đăng ký kết hôn. Nhưng điều này không có nghĩa là không thể có con ngoài hôn thú. Con chính thức hay con ngoài hôn thú đều được luật pháp Việt Nam bảo vệ quyền lợi ngang nhau, theo
Luật hôn nhân và gia đình :


Ðiều 2.
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
…5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

Cho dù đảng CSVN im lặng hay bác bỏ, điều này không có giá trị gì để tước đoạt đi nhân thân chính thức của Nguyễn Tất Trung.

Ðảng CSVN cũng không thể lấy cớ là ông Hồ Chí Minh đã chết, cũng như lúc còn sống Hồ Chí Minh đã không nuôi dưỡng Nguyễn Tất Trung là một hình thức không công nhận con ruột của mình. Ðiều này hoàn toàn sai. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã qui định rõ ràng theo:
Điều 65: Quyền nhận cha, mẹ

    • Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
    • Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha.

Vấn đề còn lại được đặt ra, ông Hồ Chí Minh đã chết vậy ai là người có quyền thừa kết chính thức theo luật pháp và hiến pháp Việt Nam?

Hồ Chí Minh chết đi để lại di chúc, nhưng không nói đến tài sản của mình (từ tinh thần lẫn vật chất), vậy những tài sản này có phải đương nhiên thuộc về đảng CSVN hay không?

Theo Bộ luật dân sự , điều 675: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;




Ðiều 676:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Như vậy đảng CSVN không có quyền thừa kế những tài sản của Hồ Chí Minh không đề cập trong di chúc mà phải trả lại cho con cháu, dòng họ Hồ Chí Minh (nếu phát hiện ra sau này). Vì thế vụ án “tìm cha” của Nguyễn Tất Trung không hề mang tính chính trị, nói xấu chế độ mà là vụ án nhân thân có liên quan đến quyền thừa kế quan trọng không những cho Nguyễn Tất Trung mà còn cho cả mấy đời con cháu dòng họ Nguyễn Tất sau này theo luật định nữa.

Ðảng CSVN đã công nhận điều này qua sự việc các ông tổng bí thư Lê Duẩn, cũng như Trường Chinh chết thì tài sản của họ thuộc về thân nhân gia đình của họ, chứ không đương nhiên trở thành tài sản của đảng hay nhà nước.

Ông Hồ Chí Minh cả một đời công hiến cho đảng CSVN, và đảng đã tồn tại, ăn theo thần tượng, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy tại sao ông Hồ Chí Minh chết đi, di sản để lại không được truy tìm trả lại cho người thừa kế chính thức của ông? Ðó chính là một sự bất công trong nội bộ đảng CSVN, cũng là sự bất công trong lòng chế độ.

Ðảng CSVN không có quyền xét xử vụ án này, vì thẩm quyền xét xử vụ án này là của tòa án nhân dân Hà Nội theo luật tố tụng dân sự:

Ðiều 34. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này.

Ðiều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án…
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.



Ðiều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. (…)
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

Ðảng CSVN đã từng sai lầm khi làm công việc trái với di chúc Hồ Chí Minh là thiêu xác, nhằm lợi dụng thân xác này làm bình phong cho chế độ. Thì cũng chính thân xác sẽ làm bằng chứng để chứng minh sự thật Nguyễn Tất Trung có phải là con ruột của dòng họ Hồ hay không. Cuộc thử nghiệm DNA tất yếu phải xảy ra nếu muốn giải quyết chính xác vụ kiện. Kết quả sẽ ra sao, đó là chuyện của ngày mai.

Nếu sự thật chứng minh như lời đồn đoán, thì đảng CSVN không còn đường chối cãi và ngụy biện, phải đối diện với sự thật và chịu trách nhiệm về những việc làm đã xảy ra trong quá khứ, đã bất công đối với dòng họ Nguyễn Tất.

Trong thời gian vụ kiện xảy ra, sẽ còn bao nhiêu Nguyễn Tất Trung khác xuất hiện?

Ðiều cuối cùng, người viết không đồng quan điểm với tác giả Bùi Tín trong bài viết “Không thể để bất công đến vậy” (đã thượng dẫn) là:


“Anh rất ham tin tức trên đời, hằng ngày đọc các bản tin trên mạng. Anh thông minh, tư duy đã hồi phục, tự mình biết cách “ra công khai” như thế nào và từ đó làm chủ đời mình, không cần ai chỉ vẽ, o ép”.

Nếu hiểu theo đoạn văn này, Nguyễn Tất Trung hiện nay là một con người trong bóng tối, với sự nhắc khéo của tác giả là tự mình biết cách “ra công khai”. Ðiều này hoàn toàn không đúng sự thật.

Vì rằng, Nguyễn Tất Trung tức là Vũ Trung đã là một con người thực tế, công khai trên báo chí Việt Nam qua 4 bài báo Việt Nam đã trình bày ở trên. Việc phong hàm cho cấp tá Nguyễn Tất Trung là Vũ Trung để từ đó cấp căn nhà của Vũ Kỳ cho Trung theo nghị định 61/NÐ - CP là một hình thức gián tiếp chấp nhận công khai, hồ sơ lý lịch, nhân thân của Nguyễn Tất Trung tức là Vũ Trung còn lưu trữ đầy đủ tại hội Phụ Nữ Cứu Quốc trung ương, trường Nguyễn Văn Trỗi, Phòng hộ tịch và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng như những nơi khác.

Nguyễn Tất Trung đã thật sự hiện diện giữa ánh sáng mặt trời trong cuộc đời này.

Tác giả Bùi Tín có thể lo sợ trách nhiệm về bài viết của mình qua câu: “Không cần ai chỉ vẽ, o ép” hay “Có kẻ sẽ lại vu cáo tôi là nói xấu chế độ, có âm mưu lật đổ và phá hoại”. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cha lú thì có chú khôn”, sự việc chỉ vẽ giúp nhau chọn con đường sáng là chuyện thường tình ở huyện, không cần phải áy náy, phân bua.

Hiện nay, Nguyễn Tất Trung là một công dân Việt Nam, thực sự không còn là con người của bóng tối hay huyền thoại, cũng có nghĩa là Nguyễn Tất Trung được luật pháp bảo vệ để hưởng quyền lợi theo luật định là quyền tìm lại cha ruột của mình, Nguyễn Tất Trung không phải là đảng viên đảng cộng sản, cũng không còn là cán bộ công nhân viên nhà nước, vì thế không cần phải nhờ ai ban ân huệ và cũng không cần phải xin phép ai để ra công khai, đi thưa kiện.

Việc làm của Nguyễn Tất Trung hôm nay không những cho quyền lợi chính đáng luật định của mình mà còn là quyền lợi của con cháu trong gia đình sau này.

Người cộng sản có câu: “Ở đâu có áp bức là có đấu tranh”, tác giả Bùi Tín cũng đã xác nhận:


Ðã 51 năm nay, hơn nửa thế kỷ, anh Trung sống lay lắt về mặt pháp lý, không có giấy khai sinh thật, không được nhận cha đẻ của mình, không được nhận mẹ đẻ của mình,chưa được một lần thăm mộ và thắp hương trên mộ mẹ; anh không được về quê hương bản quán quê nội cũng như quê ngoại để nhận bà con họ hàng, không được biết, và dù biết cũng không được nhận ai là ông bà, chú bác, anh chị em, con cháu ruột thịt của mình.

Ðó là một sự áp bức, bất công, vì thế đã đến lúc Nguyễn Tất Trung phải tranh đấu, tự mình công khai đi đòi lại nhân thân của mình qua vụ kiện tìm cha như đã trình bày trên.

Vụ án này sẽ mang tính lịch sử, chính trị, nhân bản, đạo lý, lương tâm, tình người, và cũng là thách thức nhức nhối đối với những ai còn mang danh là người cộng sản từng là học trò, đồng chí, đồng đội, hưởng ân huệ hay tôn vinh, ăn theo thần tượng Hồ Chí Minh, còn chút lương tri thì nên trả lại sự thật cho vụ án.

Vụ án xảy ra cho dù hậu quả chính trị ra sao chăng nữa, cũng không thể ngăn trở công lý trả lại nhân thân không chỉ một con người, một giọt máu hiếm hoi còn sót lại mà là cả một dòng họ Nguyễn Tất được quyền tồn tại công khai và công bằng với những dòng họ khác lại trên cõi đời này.

Nói một cách sòng phẳng hơn, những dòng họ Nông Ðức, Nguyễn Minh, Nguyễn Tấn và những dòng họ khác như Lê, Trường, Phan, Võ… thành công được ngày hôm nay, đều núp bóng hay nhờ vào tên tuổi của Hồ Chí Minh tức là Nguyễn Tất Thành, thì chí ít cũng nên có một chút đạo nghĩa tối thiểu là trả lại quyền tìm cha, ông nội, ông ngoại cho dòng họ Nguyễn Tất. Nếu thật sự Nguyễn Tất Trung chính là con ngoại hôn của Nguyễn Tất Thành.

Ông Hồ Chí Minh có công hay tội hãy để lịch sử phán xét.

Giọt máu rơi của ông Hồ hoàn toàn vô tội, Nguyễn Tất Trung đã không được lựa chọn dòng họ để sinh ra, thế mà đã bị chịu trấn áp, trù dập đau thương hơn 51 năm nay phải chăng là một thời gian quá dài so với một đời người. Ðã đến lúc phải trả lại công bằng và đạo lý cho số phận oan khiên này.

(Còn tiếp)



Hình ảnh vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung (bên phải) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998; người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ (giữa)
(Ghi chú thêm của QLB)


Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần II) Thiên Ðức 
 
III/- Vụ án đòi xác mẹ và quyền lợi liên quan

Ðây là vụ kiện dân sự xuất phát từ hậu quả của vụ án hình sự chưa được xét xử công khai theo những thông tin ở phần 1.

Vì lý do vụ án hình sự còn nhiều tranh cãi phức tạp (sẽ được đề cập sau) phiên tòa (nếu có?) có thể kéo dài, trong khi nhu cầu tìm lại xác mẹ với tình thương, chia ly khắc khoải của con cháu là cấp thiết. Ðó là lý do chánh đáng để Nguyễn Tất Trung có thể xin tách vụ án này ra khỏi vụ án hình sự , nhằm xét xử nhanh chóng, trả lại xác người mẹ cho gia đình hương khói. Ðây cũng là việc làm nhân nghĩa hợp đạo lý vậy.

Năm 1955 Nông Thị Xuân được Ban bảo vệ sức khỏe Trung Ương tuyển chọn đưa về hầu hạ, phục vụ Hồ Chí Minh. Cuối năm 1956 sinh ra một đứa con trai được ông Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Ðầu năm 1957, Nông Thị Xuân bị chết, theo công an Hà Nội đây là một tai nạn xe hơi (?) xảy ra tại dốc Cổ Ngư lên Chèm. Tử thi được công an đưa về bệnh viện Việt Ðức mổ và khám nghiệm, hồ sơ đóng lại, không được xét xử. Ðiều đặc biệt là công an đã không trả cái xác lại cho thân nhân theo thông lệ một tai nạn bình thường, để làm lễ ma chay an táng. Mồ mả của nạn nhân trên nữa thế kỷ nay không được nhang khói hay phúng điếu.

Câu hỏi đặt ra tại sao Nông Thị Xuân bị tai nạn giao thông chết mà không được xét xử đền bù. Tại sao công an Hà Nội, vội vàng chôn xác biệt lập phi tang dấu vết không cho ai biết, kể cả thân nhân ruột thịt của cô Vàng?

Từ khi Nông Thị Xuân về Hà Nội cho đến ngày chết, chưa hề vi phạm một tội lỗi nào đối với luật pháp cũng như đối với đảng CSVN. Như vậy cho đến ngày chết Nông Thị Xuân vẫn còn mang tư cách là một cán bộ, đảng viên, hay công nhân viên chính thức của đảng và nhà nước.

Nguyễn Tất Trung là con ruột duy nhất của Nông Thị Xuân, là người thờ tự chính thức cho cha mẹ ông bà theo tập quán văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Trước cái chết không được xét xử, và mất luôn xác đã gây thiệt hại nghiêm trọng về thể xác và tinh thần cho Nguyễn Tất Trung. Hơn nữa, hành vi của công an không trả lại xác nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông cho gia đình là đã vi phạm luật pháp, vì không có điều luật nào từ trước cho đến nay cho phép công an làm sự việc này.

Do đó theo bộ luật dân sự, điều 13, căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự:


Quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây: (…)
6. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

Dựa trên điều luật này, Nguyễn Tất Trung có quyền khởi kiện trước tòa án dân sự để đòi lại xác mẹ từ công an cũng như đòi những quyền lợi chính đáng khác liên quan đến sự việc này.

Ðiểm kế tiếp Nông Thị Xuân là cán bộ, còn là người tình của Hồ Chí Minh mà khi chết, bị vất thây nơi hoang lạnh, điều này đã gây hại đến uy tín và phẩm giá của người chết. Nông Thị Xuân chưa hề được làm đám tang, hưởng một nén nhang của gia đình. Vì thế , Nguyễn Tất Trung có quyền đòi hỏi theo bộ luật dân sự điều 25:
 
Bảo vệ quyền nhân thân
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.

Căn cứ vào những lý lẽ, và các điều luật ở trên, Nguyễn Tất Trung có thể khởi kiện bộ công an ra tòa án nhân dân Hà Nội, theo luật dân sự tố tụng:


Ðiều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

Trong đơn khởi kiện, Nguyễn Tất Trung có thể đòi hỏi một trong những quyền lợi chính đáng như sau:

- Yêu cầu tòa án buộc công an Việt Nam phải hoàn trả xác Nông Thị Xuân lại cho gia đình. Yêu cầu được quyền làm đám tang công khai lại cho mẹ theo ý nguyện của gia đình, trong một tuần chay siêu độ, để linh hồn được siêu thoát… Bộ trưởng công an hay người đại diện tương đương phải đội khăn tang và đọc điếu văn xin lỗi trước linh vị người quá cố. Ðiếu văn này phải được phổ biến công khai trên tất cả báo chí Việt Nam ở trang nhất nơi trang trọng trong suốt tuần chay để bạn bè, đồng chí, bạn hữu, bà con xa gần có thời gian phúng điếu và an ủi cho người chết khỏi tủi thân lạnh lẽo suốt 50 năm dài.

- Ngoài ra trong lúc di quan cải táng, nếu có thể xin được đưa xác nạn nhân ngang qua lăng Hồ Chí Minh để được gặp mặt người tình (?) lần cuối trước khi xa cách vĩnh viễn. Lúc sống Nông Thị Xuân đã phó thác linh hồn, tuổi trẻ, tình yêu, và niềm tin tưởng tuyệt đối vào ông Hồ, bỗng phút chốc lại ngăn cách không được nói lời cuối cùng, thì giờ đây có cơ hội hiện diện trong lòng thủ đô Hà Nội, để linh hồn nạn nhân trong tư cách là người vợ, người tình có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chồng là ông Hồ cũng là chủ tịch đảng CSVN “tại sao phải chịu cái chết như vậy? Ai là thủ phạm? Ai chịu trách nhiệm chính trong cái chết này? Ai ra lệnh vùi thây không nhang khói 50 năm nay?”. Chỉ cần hỏi một lần, dù không có ai trả lời, linh hồn người chết cũng vơi bớt uất ức, và nhẹ nhàng siêu thoát.

Ðến đây có người nêu nghi vấn tại sao không yêu cầu làm quốc tang cho vị “hoàng hậu” bóng tối, bất hạnh dưới chế độ XHCN? Người viết chỉ đề ra những nguyện vọng tối thiểu của nguyên đơn có thể đạt được trước tòa, như là việc làm đám tang, việc thăm lăng ông Hồ, việc đăng báo công khai xin lỗi cũng là việc bình thường chưa thấm vào đâu so với sự đau khổ, đọa đày chịu đựng của một gia tộc trong nữa thế kỷ qua. Còn việc quốc tang hay không là tùy thuộc vào lương tâm và đạo nghĩa của đảng CSVN đối với người sáng lập.

Ðể bảo vệ thành công đơn kiện, một trong những lý cớ có thể nêu ra như sau:

Tại sao những kẻ thù giai cấp như “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rể” sau khi bị bản án gia hình man rợ như chôn sống, cho trâu cày, hay bắt vợ con phải đấu tố cha mẹ ông bà, xác kẻ thù vẫn được đảng cho gia đình nhận lại đem về ma chay an táng?

Tại sao những tên giặc lái của đế quốc Mỹ, kẻ thù số một của nhân dân ta, đã từng bị ghép tội ác diệt chủng là ném bom trên đầu Hà Nội, thân xác vẫn được đảng nâng niu quí trọng, bao gói kỹ càng trả lại cho thân nhân?

Tại sao, một người công khai chống đảng, bị án tù phản bội tổ quốc như ông Hoàng Minh Chính lại được đảng cho làm đám tang công khai giữa dàn chào trân trọng của công an?

Vậy Nông Thị Xuân có tội gì? lớn hơn các tội trạng kể trên để trở thành người tử tù không án, với hình phạt bổ sung là thân xác phải biệt giam lưu đày vĩnh viễn nơi vùng đất nào đó không ai được quyền thăm viếng hay nhang khói.

Có thể trả lời chăng? Tại vì chưa có lệnh của bác và đảng CSVN, mà Nông Thị Xuân đã dám sinh ra cho ông Hồ Chí Minh một đứa con tên là Nguyễn Tất Trung theo qui luật truyền giống tự nhiên của con người. Ðó là cái tội? tại sao? và tại sao?

Ðây là một bất công nghiệt ngã ngay trong lòng đảng CSVN và ngay cả trong một đất nước hòa bình từng reo rẻo tự hào “xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”, đó là chế độ ưu việt của Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.

Công an Việt Nam khó tránh né được câu trả lời đối với hành vi táng tận lương tâm như trên. Công an Việt Nam có thể đổ lỗi cho người chết, vì đã làm theo lịnh trên, để phủi sạch trách nhiệm, thì xin hãy bạch hóa hồ sơ để cho lịch sử phán xét.

Qua hai vụ kiện đã trình bày cho thấy:

    • Vụ án tìm cha: nhằm xác định nhân thân cho người sống, bảo tồn quyền lợi cho dòng họ Nguyễn Tất.

    • Vụ án tìm xác mẹ: nhằm làm tròn hiếu đạo, phục hồi giá trị nhân phẩm cho người chết.

Cả hai vụ án tuy cùng một nguyên đơn, cùng tòa án dân sự Hà Nội, nhưng nội dung và đối tượng, hậu quả của hai vụ án hoàn toàn khác nhau, vì thế không thể nhập chung với nhau. Nguyễn Tất Trung đã hành sử đúng quyền lợi chính đáng của mình. Phiên tòa công lý sẽ phải được xét xử công khai trong thời gian luật định, không thể rơi vào im lặng mãi mãi được.

Hỡi những ai đã từng phê phán ông Hồ Chí Minh !
Hỡi những ai đã từng tôn vinh, ca ngợi ông Hồ Chí Minh !
Hỡi những ai hô hào, cổ xúy toàn dân học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh !


Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với một người đã nằm xuống, trong khi chính quí vị lại là những người quay lưng với số phận bất công, nghiệt ngã đau thương của một dòng họ Nguyễn Tất trải dài hơn nữa thế kỷ qua.

Một phiên tòa lịch sử, rất nhân bản, thế nhưng lại xung đột quyền lợi giữa luật pháp và chính trị. Thắng hay bại trong vụ án chưa hẳn là điều đáng bàn. Mà điều đáng bàn nhất là một chút đạo nghĩa và lương tri con người có còn hay không trong lòng giữa những người cọng sản với nhau , được thể hiện qua những người có trách nhiệm trong vụ kiện vậy. Âu đành chờ xem vậy.


Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần III & Phần Kết)


Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần III)


Thiên Ðức

IV/- Vụ án kêu oan cho mẹ

Ðây là vụ án bi thảm thời đại, xảy ra từ năm 1957, chưa được soi rọi ra ánh sáng. Người còn sống sót duy nhất về phía nạn nhân chính là Nguyễn Tất Trung có thể coi là người có năng lực duy nhất để xin mở lại hồ sơ vụ án.

Ðiều trước tiên, cần phải nhận biết, qua hai vụ kiện trên Nguyễn Tất Trung có thể hành xử quyền của mình theo luật định một cách dễ dàng không nhiều trở ngại. Thế nhưng khi vào vụ án hình sự này, ắt rằng Nguyễn Tấn Trung sẽ phải đối diện với những khó khăn từ chủ quan đến khách quan, không dễ dàng vượt qua.

Một quyết định thiếu sáng suốt, sai lầm sẽ đem lại nhiều ân hận không những cho chính mình mà cho cả con cháu trong mai hậu. Bây giờ, Nguyễn Tất Trung chưa biết chính xác người cha ruột của mình là ai. Qua kết quả vụ án tìm cha sẽ cho câu trả lời đó.

Trường hợp cha ruột không phải là ông Hồ Chí Minh thì điều đó dễ dàng cho Trung tiến hành vụ án kêu oan cho mẹ, không chút cắn rứt lương tâm. Thế nhưng nếu ông Hồ Chí Minh thật sự là cha ruột của Nguyễn Tất Trung thì sự việc sẽ ra sao?

Chưa cần đi sâu phân tích vụ án, chỉ cần biết rằng vào thời điểm 1957 ông Hồ Chí Minh là người tình, người chồng chưa cưới, người cha, ông chủ tịch nước, cũng là chủ tịch đảng CSVN, và là chủ căn nhà sàn nơi xảy ra án mạng (sẽ trình bày ở phần dưới). Thì chắc chắn một điều ông phải chịu trách nhiệm về vụ án đó dù ít hay nhiều, cho dù phát hiện ra hung thủ giết người là ai?

Trong lịch sử nhân loại, chưa có gia đình nào, một quốc gia nào, một chế độ nào như tại đất nước CHXHCNVN, con của một ông vua, trong suốt nữa thế kỷ không được quyền kêu một tiếng “cha” từ lúc ông đang còn tại vị, hưng thịnh cho đến lúc chết. Ðến lúc kêu được tiếng cha đầu đời cũng là lúc quàng khăn tang trên đầu với di ảnh của mẹ, đi lật mồ cha lên, đưa ra vành móng ngựa để trả lời những câu hỏi lịch sử, lương tâm, trách nhiệm và đạo nghĩa. Còn ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết nổi bi thương và uất nghẹn này chăng?

Kết quả vụ án dù ra sao chăng nữa cũng ảnh hưởng sâu đậm chẳng những vào quãng đời còn lại của Trung vốn đã chồng chất quá nhiều uất ức và khổ nạn lại càng đau thương thê thảm hơn nữa. Mà kết quả này còn có thể tổn thương tinh thần (?) đến các đời con cháu sau này. Vì thế trước khi có quyết định sáng suốt về vụ án, phải chăng cần phải có thời gian tỉnh táo suy nghĩ sau khi đã hoàn tất hai vụ kiện nói trên chăng?

Nói như vậy, không có nghĩa bỏ qua vụ án, mà thật ra vụ án cần phải được phân tích một cách khoa học đúng vào thời điểm lịch sử, để có thể đem lại bài học xương máu nào cho dân tộc chăng?

1)- Vụ án có khả năng mở lại không ?

Trước khi trả lời cần phải nhận rõ những điểm pháp lý có thể tranh luận kéo dài như sau:

Ðiều trở ngại pháp lý đầu tiên mà vụ án vấp phải đó là thời hiệu. Thật vậy vụ án xảy ra năm 1957 tức là 51 năm. Theo bộ luật hình sự, điều 23.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


Ngoài ra vụ án còn gặp phải một trở ngại nữa đó là nguyên tắc “bất hồi tố của các đạo luật hình”. Bộ luật hình sự hiện nay có thể xét xử những tội phạm xảy ra 50 năm về trước hay không?

• Vụ án xảy ra dưới thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay đã đổi thay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Vậy tòa án nhân dân hiện nay có đủ thẩm quyền xét xử hay không, dựa trên căn bản luật pháp nào? Cho dù được biện luận cả hai chế độ đều đặt dưới sự cai trị của đảng CSVN. Hệ thống luật pháp hoàn toàn được tiếp nối liên tục.

• Nhân vật chính Hồ Chí Minh đã chết, cũng là người tình, người cha, chủ tịch nước, chủ tịch đảng, có trách nhiệm trả lời chính thức những vấn đề liên quan đến vụ án. Theo tập quán, phong tục Việt Nam, người chết là hết, mọi chuyện liên quan nên đóng lại.

• Ðây là vụ án lịch sử lại mang tính chính trị, có thể làm rung chuyển tận gốc rễ mọi giá trị đạo đức, lý tưởng, thần tượng… vì thế chịu rất nhiều áp lực vô hình kể từ nhiều phía, nhất là trong thời điểm lịch sử XHCN chưa sang trang.

Tất cả những điều này sẽ gây nhiều tranh cãi, không dễ dàng để có câu kết luận thống nhất. Rất tiếc những nội dung tranh cãi trên đây, lại không nằm trong chủ đích của bài viết. Vì thế, khả năng để mở lại hồ sơ của vụ án để xét xử rất mong manh.

2)- Vụ án xe cán thật hay giả?

Theo thông báo của công an đây là vụ án xe cán. Theo lời người kể lại là có dị nghị là giả xe cán. Hiện nay không còn chứng cứ cụ thể nào để khẳng định đây là vụ xe cán giả hay thật. Thế nhưng có những luận điểm khả tín sau đây chứng minh nạn nhân không thể tự mình đến hiện trương để bị xe cán, cho nên đây là một vụ xe cán giả.

• Theo kết quả khám nghiệm tử thi: Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị trùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. (Nguồn:
http://www.lmvntd. org )

• Vị trí xảy ra hung án, theo lời kể của ông Vũ Thư Hiên trong “Ðêm giữa ban ngày”, tr.605:

“Tôi nhớ một buổi chiều thu 1964, cha tôi đột nhiên bảo tôi:

- Con lấy xe đưa bố đi một lát.

Hôm ấy tôi có một cái hẹn, nhưng đành phải bỏ - trong gia đình tôi sự không tuân lời người trên là lỗi nặng. Ðành phải dịch cái hẹn sang ngày khác để đưa cha tôi đi. Ông ngồi sau chiếc Jawa 05 thấp tè, vốn không được thiết kế để chở hai người, hai chân khuỳnh khuỳnh. Nhưng ông chịu khó ngồi lắm, không kêu ca. ….
Cha tôi sai tôi chở ông lên đường Cổ Ngư cũ về phía Chèm. Tới dốc lên đê, ông bảo tôi dừng xe. Châm một điếu thuốc, ông chọn chỗ cỏ sạch để ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên ông…


- Con nhớ lấy chỗ này, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ xuống - cha tôi chỉ tay về phía trước - Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch mà rồi đây con phải tìm hiểu để mà viết. Nó là tấn thảm kịch có tính chất tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nền đạo đức và rộng ra, của một thời đại…”

Ðịa điểm xe cán là đường Cổ Ngư cũ, (nay đổi tên là đường Thanh Niên), cách nơi ở của ông Hồ Chí Minh cũng như nhà của Nông Thị Xuân đang ở khoảng vài cây số. Thời tiết Hà Nội đầu tháng 2 vẫn còn rét lạnh. Vậy Nông Thị Xuân là người đàn bà sinh đẻ mới mấy tháng, lại trước đó theo lời kể của anh thương binh (người đã viết đơn tố cáo tới chủ tịch quốc hội Nguyễn Hữu Thọ) là đã bị hiếp dâm (?) tàn tệ, nếu không bị ê ẩm mình mảy và thương tích thì cũng rất yếu. Với một người đàn bà trong tình trạng sức khỏe kém như vậy, không ai giúp đỡ, có khả năng đi bộ một mình, từ nơi ở đến nơi đường Cổ Ngư để bị xe cán hay không?

• Nông Thị Xuân là người tình của Hồ Chí Minh, được hưởng qui chế đặc biệt về bảo vệ an ninh và an toàn yếu nhân, mọi sinh hoạt và hành động của Nông Thị Xuân đều có người giám sát cũng như theo bảo vệ. Ði đâu có xe hơi đón rước. Vậy Nông Thị Xuân không thể nào có cơ hội thoát ra hoàn cảnh đó để đi bộ một mình, đến nơi hiện trường để bị xe cán.

• Nơi ở của ông Hồ Chí Minh là căn nhà sàn nằm trong phạm vi an ninh của phủ chủ tịch là yếu nhân số 1 chắc chắn xung quanh có rất nhiều vòng rào canh gác, công khai hay bí mật, vậy nếu không có lệnh thì Nông Thị Xuân có thể đi bộ vượt ra khỏi những rào cản này không?

• Nếu đây là một vụ xe cán bình thường tại sao công an không trả xác lại cho thân nhân sau khi xét nghiệm?

Tóm lại với những lý cớ đầy thuyết phục trên, có thể kết luận rằng đây không phải là một vụ xe cán, mà chỉ là một hiện trường giả. Vậy hiện trường thật là ở đâu?

Một chi tiết quan trọng là theo lời ông Nguyễn Minh Cần ở trên: chiếc xe cán chết người chạy ra từ hướng phủ chủ tịch. Trong phần ghi chú tr. 607 của “Ðêm giữa ban ngày” xác nhận chiếc xe mang số phủ chủ tịch.

Cũng theo lời kể của anh thương binh:

“Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi”.

Ðêm trước khi chết cô Xuân đã được xe rước vào phủ chủ tịch, tai nạn chết người xảy ra vào buổi sáng hôm sau. Như vậy có thể kết luận rằng: cô Nông Thị Xuân ở tại căn nhà sàn của ông Hồ Chí Minh và đã nhận lãnh cái chết tại đây. Sau đó cái xác được đưa ra hiện trường giả theo một kịch bản soạn sẵn.

3)- Nông Thị Xuân có bị hiếp dâm hay không? và bị mấy lần?

Ðây chính là điểm đã gây ngộ nhận cho nhiều tác giả từng viết về đề tài này, vô tình rơi vào hỏa mù của một kịch bản đã bày sẵn nhằm che đậy một sự thật. Toàn bộ câu chuyện hiếp dâm chỉ dựa trên lời tố cáo duy nhất của anh thương binh mà không có một bằng chứng cụ thể nào cả. Thế nhưng trong lời tố cáo này tự thân của nó đã có nhiều mâu thuẫn, đầy nghịch lý như sau:

• Từ sau khi sinh Nguyễn Tất Trung vào cuối 1956 đến ngày chết là 12 tháng 2 - 1957 là một thời gian ngắn trên dưới 3 tháng, vụ hiếp dâm lại có thể xảy ra cho Nông Thị Xuân vừa mới sinh đẻ lại là vợ một ông chủ tịch nước cũng là chủ tịch đảng CSVN, người có quyền lực nhất nước?

• Theo lời tố cáo của anh thương binh:

Buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. “Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn“.

Một vụ hiếp dâm thông thường xảy ra chỉ có một tội phạm và nạn nhân, nếu hiếp dâm tập thể, thì có nhiều tội phạm với nạn nhân, hiếm khi có nhân chứng mục kích. Tại sao Trần Quốc Hoàn lại cố tình hiếp dâm Nông Thị Xuân trước mắt cô Vàng, cô Nguyệt tại nơi do công an bảo vệ có rất nhiều tai mắt? Là một vụ hiếp dâm hụt lần đầu?

• Hiếp lần thứ hai (?): “Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xỏ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. … Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt“.

Có gì bí ẩn? khiến Trần Quốc Hoàn phải hiếp dâm Nông Thị Xuân cho bằng được trong thời gian chỉ có vài ngày mà đã xảy ra hai lần. Ðộng cơ nào đưa đến sự kiện phải xảy ra như vậy? Ðiểm chú ý là Trần Quốc Hoàn là bộ trưởng bộ công an, có dư điều kiện và không thiếu gì gái để thỏa mãn nhu cầu sinh lý (nếu có?).

• Từ ngày 7/02/1957 là lần đầu tiên ông Trần Quốc Hoàn hiếp dâm hụt (?) đến ngày Thị Xuân bị chết là ngày 12/02/1957 chỉ vỏn vẹn có 5 ngày, vậy Trần Quốc Hoàn đã thật sự hiếp dâm thêm bao nhiêu lần nữa? có đúng như lời kêu oan của người thương binh chồng chưa cưới của cô vàng hay không?:

Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác…. Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị… Rồi nó nằm đè lên hiếp chị… Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó… Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó“.

Với lời tố cáo này, trong vòng 5 ngày Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm bao nhiêu lần để Nông Thị Xuân trở thành “một thứ trò chơi của nó”. Tại sao trong vòng 5 ngày lại là “Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh”… Vậy đâu là sự thật?

• Kết quả khám nghiệm tử thi có câu: “Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì.Dạ dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm

Với kết quả khám nghiệm tử thi này đã trả lời những câu hỏi trên là Nông Thị Xuân chưa hề bị hiếp dâm thật sự, vì rằng một người bị hiếp dâm phải có thương tích, không thể được lành lặn trong vòng mấy ngày, mà bác sĩ không khám nghiệm ra.

• Nhân gian có câu nói: “Làm đĩ bốn phương phải chừa một phương để lấy chồng”, hay là câu “đánh chó cũng phải nể mặt chủ nhà”. Nếu Trần Quốc Hoàn gian dâm có muốn hiếp Nông Thị Xuân thì cũng phải nể mặt Hồ Chí Minh. Với cương vị một người học trò, một đệ tử, một người dưới quyền , Trần Quốc Hoàn có bao nhiêu lá gan để làm công việc hiếp dâm, và giết người tình của Hồ Chí Minh mà không có lệnh của cấp thẩm quyền?

Lên một phòng chờ, em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe.

Tại sao khi mổ tử thi Nông Thị Xuân lại có mặt nhân viên Viện kiểm sát và tòa án. Những người này đóng vai trò gì? Trong khi vụ án chưa khởi tố, tại sao họ lại nhanh chóng có mặt kịp thời chứng kiến mổ tử thi khi vụ án vừa xảy ra, ngoài nhiệm vụ của họ? Phải chăng họ chứng kiến để nhằm chứng minh rằng biên bản khám nghiệm tử thi là thật, không phải là một báo cáo láo. Như vậy Trần Quốc Hoàn đã không thật sự hiếp dâm Nông Thị Xuân.

Tóm lại qua sự việc này có thể kết luận rằng, sự việc hiếp dâm chẳng qua là một động tác giả của một kịch bản đã soạn sẵn, mà kết quả khám nghiệm tử thi đã chứng minh là Trần Quốc Hoàn đã hoàn thành vai trò hiếp dâm giả một cách xuất sắc là biết dừng chân lại ở một mức độ đã được cho phép mà thôi. Từ đó Trần Quốc Hoàn mới có thể giữ nguyên chức vụ và thăng cấp sau này, cũng không hề bị truy cứu trách nhiệm hình sự về sự việc này.

Có thể nói một cách khác là Nông Thị Xuân không thật sự bị hiếp dâm, mà là bị khủng bố tinh thần bằng những hành động uy hiếp, xâm phạm thân thể chỉ nhằm mục đích làm cho nạn nhân khủng hoảng tinh thần, bị ép vào con đường là tự hủy diệt. Thế nhưng kịch bản đã không thành, cô Xuân đã không rơi vào con đường đó. Do vậy cô Xuân phải rơi vào cái chết do người khác làm, theo kịch bản hai. Ðến đây đã lộ ra bản chất tàn độc của những người trong cuộc là “khủng bố tinh thần nạn nhân trước khi giết”.

Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần Kết)

Thiên Ðức

4)- Hồ Chí Minh có biết Nông Thị Xuân bị giết không ?

Biết rất rõ bởi những lý cớ sau:

    • Ðêm ngày 11/2/1957 tài xế Ninh Xồm đưa Nông Thị Xuân vào căn nhà sàn trong phủ chủ tịch. Qua đêm này, Nông thị Xuân chết do đập đầu, thì không thể nào nói rằng Hồ Chí Minh không biết. Vì không ai có thể ra vào nơi ở này ngoài những người dưới quyền của ông Hồ Chí Minh.
    • Chiếc xe cán người mang số phủ chủ tịch lại chạy ra từ hướng phủ chủ tịch.
    • Ai có khả năng ra lệnh cho bộ công an, viện kiểm sát , tòa án đình chỉ điều tra vụ án liên quan đến vụ án giết người? Ai chỉ thị công an tịch thu xác một cách bất bình thường?

    • Ai ra lệnh cho công an cướp lấy đứa trẻ trong tay Nguyễn Thị Vàng? Sau đó gởi gấm cho Nguyễn Lương Bằng, kế đến là gia đình Chu Văn Tấn nuôi Nguyễn Tất Trung lúc còn sơ sinh vừa hơn 3 tháng tuổi? Nếu không có người ra lệnh thì Nguyễn Lương Bằng và Chu Văn Tấn có dám nuôi hay không? Trong khi họ biết rõ đứa bé sơ sinh này là con do Hồ Chí Minh đặt tên.

Tóm lại Hồ Chí Minh biết rõ Nông thị Xuân đã bị giết, đã đồng tình trước sự việc xảy ra bằng thái độ hoàn toàn im lặng và giải quyết hậu sự là sắp xếp người nuôi dưỡng đứa con ngoại hôn của mình.

5)- Câu chuyện cần được viết lại

Qua những luận chứng trên, thiết nghĩ câu chuyện vụ án cần viết lại như sau:

Ðầu năm 1955, Nông Thị Xuân được ban bảo vệ sức khỏe trung ương đưa về phục vụ sức khỏe cho ông Hồ Chí Minh. Ngoài thời gian phục vụ, cô Xuân về ở tại số 66 Hàng Bông Nhuộm Hà Nội dưới sự bảo vệ của công an Hà Nội. Ðầu năm 1956, Nông Thị Xuân có thai, ông Hồ biết rõ sự việc này. Ðể mua thời gian, ông Hồ đã hứa hẹn sẽ giải quyết nguyện vọng bình thường của một người đàn bà là xin ra công khai chung sống với chồng vì đã có con.

Ông Hồ Chí Minh đã đưa sự việc này ra lấy ý kiến chung của Bộ Chính Trị hoặc là ý kiến của riêng ông để đi đến kết luận là: “Ra công khai không có lợi cho chính trị, và đưa đến quyết định là phải thanh toán sạch sẽ để bảo vệ uy tín lãnh đạo”.

Cuối năm 1956 Nguyễn Tất Trung chào đời, ông Hồ Chí Minh chính thức đặt tên cho con, lấy họ của mình là một hình thức công nhận con ruột mặc dù không đăng ký kết hôn.

Ðầu năm 1957 Nông Thị Xuân nhắc lại nguyện vọng ra công khai, Hồ Chí Minh đã công nhận nguyện vọng này là hợp lý, thế nhưng vì sự nghiệp chính trị, Hồ Chí Minh trực tiếp hay gián tiếp thông qua Trần Quốc Hoàn thanh toán nội vụ. Trong một giới hạn nào đó Trần Quốc Hoàn đã khủng bố tinh thần Nông Thị Xuân, bằng vũ lực, bằng những hành động có tính cách sỉ nhục trinh tiết của người đàn bà, nhằm o ép Nông thị Xuân đi vào con đường bế tắc, tuyệt vọng tự hủy diệt. Thế nhưng Nông thị Xuân vẫn chịu đựng không rơi vào bẫy Trần Quốc Hoàn. Nếu trường hợp Nông thị Xuân tự tử do tủi hổ, tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh đã giải quyết xong một lo toan. Và Trần Quốc Hoàn khỏi phải ra tay.

Vì thế , 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác.

Sáng ngày 12/2/1957 một hiện trường giả bày ra tại đường Cổ Ngư về hướng Chèm.

Hiện trường thật là căn nhà sàn nơi ở của ông HCM trong phạm vi an ninh của Phủ Chủ Tịch, trong đêm xảy vụ án, giữa Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân xảy ra sự việc gì? Phải chăng đã lặp lại kịch bản ghen tuông hay tình báo giả qua câu nói của Hồ Chí Minh:

Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”. Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu.” Bác nói: “ Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối”

Vào những năm 1956- 1957 ông Hồ Chí Minh là người nắm quyền lực nhất nước, đang thời kỳ hưng thịnh, vậy ai là người có thể có quyền lực cao hơn ông Hồ để có thể ra lệnh, công khai hiếp dâm rồi giết Nông thị Xuân, thủ tiêu thân xác mà không có sự đồng ý của ông Hồ?

Một vài câu hỏi sau cùng có thể đặt ra, tại sao Nông thị Xuân phải nhận lãnh cái chết mà không thể trở thành người tình trong bóng tối. Tại sao ra công khai, không có lợi cho chính trị?

Ðể lý giải vấn đề này, người viết đặt ngược vấn đề này với giả thuyết như sau:

6)- Nếu ông Hồ Chí Minh muốn cưới vợ có được hay không ?

Trai lớn lên có vợ, gái lớn lên có chồng là chuyện bình thường của thế gian, bất chấp người đó có địa vị như thế nào trong xã hội. Thế nhưng đối riêng Hồ Chí Minh một người từng bỏ rơi người tình, bỏ vợ qua nhiều quốc gia, nên sự việc cưới vợ sẽ gặp rất nhiều trở ngại.

Về đối ngoại, vào thời điểm đầu thập niên 50s. nếu Hồ Chí Minh muốn công khai cưới vợ, nước đầu tiên phản đối là Trung Quốc.

Theo cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Hu Zhiming Yu Zhangguo) xuất bản 1990 của tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) nhà sử học, Phó viện Khoa học Xã Hội Quảng Tây thì tháng 10 năm 1926, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) khi đó lấy tên là Lý Thụy, tổ chức hôn lễ tại nhà hàng Thái Bình (với Tăng Tuyết Minh) với sự sự chứng kiến của Thái Sương Ðặng Dĩnh Siêu là vợ của Chu Ân Lai là bộ trưởng ngoại giao đương thời tại Trung Quốc. (Xem:
http://vi.wikipedia .org

Như vậy Hồ Chí Minh đã là con rể của Trung Quốc có hôn thú đầy đủ, nếu Hồ Chí Minh công khai cưới vợ khác mà chưa giải quyết dứt điểm pháp lý về tờ hôn thú nêu trên, thì vì sự bảo vệ quyền lợi cho công dân bản địa ông bộ trưởng ngoại giao Chu Ân Lai sẽ phản kháng, với chứng cớ là tờ hôn thú và nhân chứng đáng tin cậy là bà Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của mình (cũng là người có liên lạc mật thiết với Tăng Tuyết Minh). Sự phản đối này tất yếu sẽ mạnh mẽ, sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến chính trị Việt Nam vì vào thời điểm này chính sách ngoại giao Việt Nam còn lệ thuộc nặng nề của cả Liên Xô và Trung Quốc. Bằng chứng là Việt Nam thực hiện cải cách ruộng đất dưới sự quan sát của cố vấn Trung Quốc.

• Về chính trị đối nội trong đất nước Việt Nam. Vào thời điểm 1956, thời gian Nông thị Xuân mang thai, cũng là giai đoạn đấu tranh hòa bình, đảng CSVN cũng như ông Hồ Chí Minh đang cố gắng dồn hết thời gian, xây dựng thần tượng, hình ảnh một con người độc thân (?) suốt đời đấu tranh cho dân tộc, nhằm hy vọng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử với Ngô Ðình Diệm theo hiệp định Geneve vào cuối năm 1956. Cuộc bầu cử này đã không trở thành hiện thực do sự bác bỏ của ông Ngô Ðình Diệm.


Hồ Chí Minh - Tự phong là cha già của cả dân tộc khi tuổi mới ngoài 50
- Nguồn: facade.com

• Thành kiến xã hội: vào thời điểm này, quan niệm hôn nhân giữa trai và gái vẫn còn ảnh hưởng nhiều về định kiến tuổi tác là: “Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một”. Thực tế ông Hồ Chí Minh đã 65 tuổi trong khi Nông Thị Xuân chỉ mới 25 tuổi, với một cuộc hôn nhân chênh lệch đến 40 tuổi là một sự việc không bình thường. Trong một đất nước vừa thoát ra khỏi chế độ phong kiến, tất nhiên dư luận xã hội chưa sẵn sàng tiếp nhận, họ Hồ sẽ chịu nhiều tiếng thị phi: “Trâu già ham gặm cỏ non”. Hồ Chí Minh đang là “Cha già dân tộc” nếu cưới Nông Thị Xuân sẽ trở thành “Mẹ già dân tộc” mới có 25 tuổi. Ðây là điều báng bổ, bất kính đối với những người có tuổi, không thể chấp nhận được, sẽ là một đề tài chế riễu trong nhân gian, khó tránh được sự tấn công chính trị của chế độ miền nam Việt Nam.

• Khó khăn về mặt luật pháp: Nếu Hồ Chí Minh tuyên bố công khai cưới vợ, tin này sẽ đến tai Tăng Tuyết Minh, chắc chắn Tuyết Minh sẽ lộ diện để đòi quyền lợi chính đáng. Hồ Chí Minh sẽ đối diện với vấn đề pháp luật: tội song hôn. Ðó là chưa kể những người tình trong bóng tối khác nữa sẽ xuất hiện để đòi quyền lợi của mình.

Theo bài “ Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh ”, đã đăng trên tạp chí “Ðông Nam Á tung hoành” (Dọc ngang Ðông Nam Á), số tháng 11-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh, thì tháng 5 năm 1950 bà Tăng Tuyết Minh, nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là chồng mình. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu và Ðào Chú, Bí thư Trung Nam cục dò tìm tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả
Câu hỏi cuối cùng cần phải giải đáp, tại sao những người tình khác của Hồ Chí Minh lại không bị chết, trái lại Nông Thị Xuân lại phải nhận lãnh cái chết mất thây?

Trong thời gian chiến tranh, những người tình của Hồ Chí Minh (nếu có?) dễ dàng chấp nhận ở trong bóng tối, với hy vọng “một mai hòa bình…”

Trường hợp Nông Thị Xuân rơi vào trong thời điểm của một đất nước hòa bình, và đã có con, nên sự việc muốn hợp thức hóa vợ chồng là chính đáng. Hồ Chí Minh, kể cả Bộ Chính Trị đảng CSVN khó có thể tìm một lý do chánh đáng nào để từ chối. Vì thế, giải pháp lạnh lùng và tàn nhẫn được chọn lựa là Nông thị Xuân phải biến mất trên cõi đời này bằng mọi giá, chỉ có người chết mới im lặng vĩnh viễn, sẽ không còn đòi ra công khai nữa. Là phương cách thích hợp nhất để bảo vệ thần tượng mà đảng CSVN đã bỏ công ra gầy dựng. Ðấy cũng là động cơ giết người trong nội vụ.

Như vậy Nguyễn Tất Trung có thể kêu oan cho mẹ hay không? Một khi biết rõ cha ruột của mình:

    • Hồ Chí Minh không hề yêu thương Nông Thị Xuân, chưa bao giờ có ý định cưới Xuân làm vợ, ông Hồ chỉ xem Xuân như là một đồ chơi, một phương tiện giải quyết tình dục nhất thời mà thôi.
    • Quyết định thủ tiêu Nông Thị Xuân đã hình thành từ lúc mang thai, khi Xuân tỏ rõ ước mơ bình thường một cuộc sống công khai hạnh phúc vợ chồng và con cái.

    • Vào thời điểm lịch sử thập niên 50s. Hồ Chí Minh quyết định giết vợ, bỏ con, là đã thực hiện đúng vai trò một tín đồ theo chủ nghĩa cộng sản “tam vô” (vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo).

Ðảng Cộng Sản Việt Nam/ Hồ Chí Minh (?) giết Nông Thị Xuân, giết người bịt miệng như là Nguyễn Thị Vàng, cô Nguyệt và xóa sạch mọi dấu vết, những tưởng câu chuyện sẽ vĩnh viễn đi vào bóng tối. Một câu hỏi đặt ra tại sao đảng CSVN/Hồ Chí Minh (?) không giết luôn Nguyễn Tất Trung lúc còn một đứa bé sơ sinh mới có 3 tháng tuổi như là một cách “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”?

Phải chăng vì thế cuộc đời mới có câu:


Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu
(Lưới trời tuy thưa nhưng mà khó lọt).

Giờ đây, hoàng hậu không vương miện của Việt Nam đã thật sự ra công khai theo ý nguyện cho dù chỉ còn một nắm xương tàn trong chiếc áo quan phủ lá cờ đỏ sao vàng, cũng đủ nói lên tất cả mọi điều cần nói.

Thiết nghĩ , toàn bộ câu chuyện “Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất” có thể tạm đóng lại với phần kết còn bỏ ngỏ, để dành cho những người trong cuộc, bạn đọc, nhất là bạn đọc ở trong nước viết tiếp đoạn cuối vậy.

Thiên Ðức

=====================

 
TẠI SAO TÊN BỘ TRƯỞNG CÔNG AN HOANG DÂM VÔ ĐỘ VÀ CỰC KỲ TÀN ÁC TRẦN-QUỐC-HOÀN DÁM HỖN VỚI VỢ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ??!!


Tại sao tên Trần Quốc Hoàn dám lộng hành như vậy ? Hiếp vợ Chủ tịch nước đầy uy quyền, trước đó còn nói mỉa mai và cho biết “tính mạng bà nằm trong tay tôi.” Tại sao hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến dám giết vợ Chú tịch nước ? Ông Hồ có thuộc hạng người nhẹ dạ, cả tin, để sử dụng những quân phản phúc làm cận vệ, giao sinh mạng mình cho chúng? Vậy thì câu trả lời là: ba tên này dám lộng hành như vậy, mà còn tỏ ra tự tin khi ra tay hành động, chẳng hạn như lời lẽ của tên Hoàn, và sự kiện chúng không cần che dấu hành tung mà ngang nhiên dùng xe của Phủ Chủ tịch đem vứt xác cô Xuân để cho người ta trông thấy. Như thế rõ ràng chúng đã nhận được tín hiệu từ chủ nhân của chúng, để mà hành động. Dĩ nhiên một người thủ đoạn, khôn ngoan, thâm hiểm như ông Hồ, ông không dại gì mà ra lệnh – dù là khẩu lệnh – cho chúng. Nhưng ông thiếu gì cách? Chỉ cần một vài thái độ, một vài lời nói, cũng đủ cho lũ côn đồ này hiểu là chủ của chúng đã “bật đèn xanh” rồi, chủ của chúng muốn chúng làm gì, nên chúng thản nhiên hành động mà không sợ bị trừng trị.

Ông Hồ không chỉ tàn nhẫn bất nhân đối với cô Xuân, một phụ nữ ngây thơ hết lòng tôn thờ phục vụ ông. Ông tàn nhẫn, vô lương tâm đối với cả đứa con nhỏ của ông. Cô Xuân bị giết một cách man rợ, ông lờ đi không cần biết, coi như không có chuyện gì xảy ra cả. Ông còn lờ luôn giọt máu của ông. Nguyễn Tất Trung sau khi ra đời được mấy tháng thì mất mẹ. Cha là ông Chủ tịch nước đầy quyền uy – một ông vua đang trên ngôi – còn sờ sờ ra đấy, nhưng không hề hỏi han tới. Mãi ít lâu sau mới có một tên công an đến đem đứa bé giao cho ông Nguyễn Lương Bằng nuôi. Vài tháng sau cậu bé lại được chuyển cho vợ chồng tướng Chu Văn Tấn nuôi mấy năm trên Thái Nguyên. Rồi sau đó các bà trong hội Phụ nữ cứu quốc trung ương đưa Trung vào trại mồ côi của hội, rồi vào trường Nguyễn Văn Trỗi dành cho con liệt sĩ. Và sau khi ông Hồ chết (1969) thì Trung được ông Vũ Kỳ, cựu thư ký riêng của ông Hồ, đem về nuôi và đặt tên là Vũ Trung (xem bài Không Thể Bất Công Kéo Dài Đến Vậy, Bùi Tín, Đàn Chim Việt Online).

Nếu ông Hồ còn một chút lương tâm tối thiểu, còn nghĩ tới giọt máu rơi, hoặc ít nhất còn biết rủ lòng thương đối với một đứa trẻ thơ mất mẹ trong hoàn cảnh thật thê thảm, thì ông chỉ cần ra một lệnh, tất nhiên cậu Trung đã được nuôi nấng rất đàng hoàng. Nếu ông chỉ cần làm một chuyện nhỏ đó, Nguyễn Tất Trung hẳn đã được học hành nên người, chứ đâu có phải sống lây lất, khốn khổ, nay ở với người này, mai ở với người khác, rồi vào viện mồ côi, không được học hành đến nơi đến chốn. Nếu ông còn có tình thương cha con mà nhìn nhận Trung – dù là ngấm ngầm – thì đâu đến nỗi khi trưởng thành Trung phải làm công việc coi kho để kiếm sống? Ở đời này, may mắn là không có nhiều người cha tàn nhẫn như vậy.

Một con người vô lương tâm, vô nhân đạo, tàn ác đối với người mình đã từng ăn nằm, đầu gối tay ôm ấp, người đã từng tôn thờ phục vụ mình, tàn nhẫn với cả đứa trẻ thơ vô tội mồ côi mẹ lại là con của mình – một con người lòng lang dạ thú như vậy mà vẫn vỗ ngực tự nhận là “đạo đức, nhân ái, thương người” … thì liệu có thể tin được không ?.

 

-----------------
 

VỤ THẢM SÁT CÔ NÔNG THỊ XUÂN (người Vợ không bao giờ được cưới của Hồ chí Minh) và BÈ LŨ BỘ HẠ CỰC KỲ DÃ MAN và TÀN ÁC ĐÃ GIẾT BÀ XUÂN ĐẾN 2 LẦN !

Văn Tuyển

Tác giả Bùi Tín đã nhắc lại vụ thảm sát cô Xuân ở Hà Nội vào đầu năm 1957, do tên Trần Quốc Hoàn chủ mưu, mà trực tiếp thực hiện là hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến, bảo vệ và lái xe cho ông Hồ. Ngược giòng thời gian, được biết rằng sau hiệp định Geneva 1954, khi ông Hồ đã về ở trong Bắc Bộ Phủ, theo ý kiến của Ban Lãnh Đạo đảng (?), cái-gọi-là Ủy Ban Bảo Vệ Sức Khỏe trung ương – mà nôm na là toán ma-cô chuyên đi tìm gái về để thỏa mãn dục vọng của bọn lãnh tụ cao cấp trong đảng cộng sản – được lệnh tìm một cô gái đẹp về để cho ông Hồ hành lạc. Sự thật bỉ ổi này được che phủ bằng lớp sơn hào nhoáng lý luận là “Bác cần phải giải quyết sinh lý điều hòa để tốt cho sức khỏe và công việc hoạt động của Bác được hiệu quả”.

Thoạt đầu một phụ nữ nhan sắc mặn mà tên là Nguyễn Thị Phương Mai, được đưa từ Thanh Hóa về Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ. Cô này là Ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa. Nhưng cô đòi rằng phải tổ chức hôn nhân hẳn hòi. Dĩ nhiên, làm sao ông Hồ có thể chấp nhận chuyện ông công khai lấy vợ được, vì như thế thì còn chi là hình ảnh linh thiêng của vị lãnh tụ thần thánh suốt đời chỉ biết xả thân hy sinh phục vụ nhân dân, không phút nào nghĩ tới cá nhân mình! Chính ông lập luận rằng nếu ông không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị của ông hơn. “Bác và các anh (ý nói Bộ chính trị) cho rằng Bác không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị hơn” (Trần Danh Tuyên, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói với Nguyễn Minh Cần. Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chánh TP Hà Nội (Xem "CÔNG LÝ ĐÒI HỎI" Tác gỉa Nguyễn Minh Cần, Văn Nghệ xuất bản 1997, tr. 321 ). Đây là một lập luận hoàn toàn sai lầm và đầy tính chất đạo đức giả. Thế cho nên chuyện tiến cử cô Nguyễn Thị Phương Mai đã không thành.

Đầu năm 1955, tên Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần tìm được cô Nguyễn Thị Xuân (còn tên là Nông Thị Xuân) mới ngoài 20 tuổi, đang làm hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Ninh đưa cô Xuân về Hà Nội để phục vụ ông Hồ. Có lẽ vì là người miền núi vốn thực thà chân chất, không khôn lanh được như cô Nguyễn Thị Phương Mai, nên cô Xuân tin là được về làm vợ ông Hồ, ông Chủ tịch nước, thì còn gì danh giá và hân hạnh cho bằng (dù năm đó ông Hồ đã 65 tuổi, tức là hơn cô Xuân trên 40 tuổi – nếu lấy vợ sớm, ông Hồ có thể có cháu nội lớn bằng cô Xuân).

 Cô Xuân còn xin cho hai cô em họ là cô Nguyễn Thị Vàng và cô Nguyệt về ở cùng cho vui. Họ được bố trí cho ở trên lầu căn nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm Hà Nội. Nhà này thuộc Bộ Công An, và Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được ông Hồ giao cho nhiệm vụ quản lý cô Xuân và hai cô em họ kia. Mỗi tuần lễ, tên Trần Quốc Hoàn cho xe đến chở cô Xuân vào Phủ Chủ tịch, có lần ở lại qua đêm, có lần ở lại hai – ba ngày. Và ông Hồ tỏ ra hài lòng về cô lắm.

Đến cuối năm 1956, cô Xuân sinh cho ông Hồ được một bé trai và ông đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Như đã nói ở trên, cô Xuân vốn ngây thơ, dễ tin người, nên cứ tưởng rằng cô được ông Hồ coi là vợ chính thức. Bởi vậy sau khi sinh con trai rồi, một hôm cô nói với ông Hồ đại khái là “nay đã có con trai rồi, xin cho ra công khai” — nghĩa là cô đinh ninh tin rằng mình đã có công sinh cho ông Hồ một mụn con trai để “nối ngôi” thì hẳn công trạng của cô phải lớn lắm, và ông Hồ vui lắm.

 Nhưng cô có ngờ đâu rằng lời xin “được ra công khai”, tức là xin ông Hồ chính thức hóa chuyện hôn nhân với cô, công khai nhận cô là vợ, và nhận cậu con trai mà cô mới sinh, là một hành động vô cùng nguy hiểm: chính là cô vừa mới dại dột xin chịu bản án tử hình! Nghe cô Xuân xin như vậy, ông Hồ đã ngọt ngào trả lời: “Cô xin như vậy là hợp tình hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được.
 
Do đó, cô đành phải chờ một thời gian nữa.” (Trích lá thư tố cáo của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng, đề ngày 24/07/1983 gửi ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội -- Sách Công Lý Đòi Hỏi, Văn Nghệ xb 1997, Nguyễn Minh Cần).

Sau đó, vẫn theo lời tố cáo của lá thư viết bằng máu hòa nước mắt 25 năm sau, tên Trần Quốc Hoàn đã cưỡng hiếp cô Xuân ở ngay số 66 Hàng Bông Nhuộm. Rồi tối 11/02/1957, tên Ninh xồm, bảo vệ của ông Hồ, cùng tên Tạ Quang Chiến, lái xe cho ông Hồ, đem xe đến chở cô Xuân, bảo là lên gặp ông Hồ. Sáng hôm sau, 12 / 2 / 1957, người ta phát giác xác cô Xuân bị xe cán ở dốc Cổ Ngư lên Chèm Công an báo cáo là nạn nhân đã chết trước khi bị xe cán . Nói khác đi, đây là vụ ngụy tạo ra một tai nạn xe hơi. Bác sĩ khám nghiệm tử thi xác nhận nạn nhân bị chùm chăn và đập vỡ sọ bằng búa. Nhưng Trần Quốc Hoàn ra lệnh đem chôn gấp, không cho mổ tử thi giảo nghiệm. Vẫn theo báo cáo của công an, chiếc xe gây tai nạn chạy từ Phủ Chủ tịch ra.

Và sau đó vụ án mạng man rợ này đã được cho “chìm xuồng “, không ai dám nhắc nhở đến nữa! Tất nhiên dân chúng không ai biết, vì báo chí có được phép loan tin đâu. Chỉ có một vài cán bộ cao cấp thuộc hàng trung ương mới biết, nhưng cũng chỉ dám xì xào trong chỗ rất riêng tư thôi. Không ai dám hé răng vì nếu lỡ biết mà không kín miệng thì dễ mất mạng lắm. Theo lá thư tố cáo của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng, sau đó cả cô Vàng, cô Nguyệt và những người họ hàng, bạn bè các cô biết được chuyện rùng rợn này nhưng không kín miệng, đều bị giết chết hết, bằng cách này hay cách khác.

 

 Nếu chúng ta duyệt lại những gì đã xảy ra trong thời gian gần đây: 

- Giao Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Cộng 

- Giao Tây Nguyên cho Trung Cộng 

- Cắt thêm đất biên giới cho Trung Cộng 

- Nhường thêm biển vùng vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng

- Dân Trung Cộng ra vào biên giới không cần giấy tờ nhập cảnh

- Luật lệ VN không dám đụng đến dân Trung Cộng đang sống ở VN 

- Cấm dân chúng không được tưởng niệm các tửsĩ đã hy sinh trong  cuộc chiến 1979 với Trung Cộng.

- In sách giáo khoa cấp tiểu học với đường lưỡi bò và hình cờ Trung Cộng thay vì cờ VN. 

- Truyền hình nhà nước CSVN dùng cờ Trung Cộng có thêm 1 ngôi sao nhỏ (tượng trưng cho xứ tự trị mới VN) ...

tất cả những điều này đều ăn khớp với tài liệu mật này.

 
Theo Facebook
 
 


No comments: