Blogger Widgets

Sunday, January 12, 2014

Hàng chục nạn nhân bị Vietinbank và Huyền Như lừa trên 5000 tỷ tiền gốc đang phải nín nặng không dám mở miệng sợ bị bắt giam như ACB!

QLB 
- Hãy xem tội trạng của Huyền Như - Nguyên là một Lãnh đạo của Vietinbank và cũng chính nhờ chức vụ này của thị cùng với sự tiếp tay của lãnh đạo Việtinbank mà thị đã lừa đảo trên 10.000 tỷ đồng trong đó có nhiều ngân hàng, ví dụ như Ngân hàng Hàng Hải cũng mang 1.700 tỷ đồng đến 'gởi trứng cho ác', nhưng khi đổ bể thì rất nhiều ngân hàng, trong đó cả Ngân hàng Hàng Hải đã ngậm đắng nuốt cay tự tìm cách để che dấu việc mất mát 'khủng' của mình bằng cách cho công ty của vợ ông Chủ tịch NHHH nhận nợ ... 
Tại sao nạn nhân mà lại phải ngậm đắng nuốt cay một cách khổ nhục gần 100 triệu đô la như vậy? Đơn giản vì các ngân hàng nhìn thấy gương nạn nhân Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá của ACB không những không đòi được tiền mà còn 'vạ' vào thân bị rơi vào vòng lao lý!!! 
Có lẽ trên thế giới không có một nơi nào: Cán bộ ngân hàng lừa đảo, nhưng Ngân hàng lại vo can, nghiễm nhiên quỵt nợ và nạn nhân thì lần lượt bị bắt bị khởi tố bởi được tiếp tay bởi chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình và bằng tiền của chính Vietinbank do Chủ tịch Phạm Huy Hùng mang đi 'rải truyền đơn'.... Vì vậy mà hàng chục nạn nhân khác đang bị Huyền Như và Việtinbank chiếm đoạt tiền gốc trên 5000 tỷ.  Nếu không vì tiền của Phạm Huy Hùng 'cả vú lấp miệng em' thì con số lừa đảo số tiền gốc trên 10.000 tỷ đồng tức trên 500 triệu USD chứ không phải cgir có 4900 tỷ đồng của những người 'mau mắn' ban đầu 'khờ dại' cả tin vào luật pháp đã khai báo với Ngân hàng nhà nước và cơ quan điều tra tưởng rằng sẽ đòi được nợ, ai dè.... vào nhà đá ngồi để hết đường mở miệng đòi nợ Phạm Huy Hùng! Chưa hết: Để tăng phần uy lực để các nạn nhân khác không dám 'mở miệng' Vietinabnk còn 'lót tay' để Huyền Như không hề bị bắt và kịch bản đã được dàn xếp: "Con còn nhỏ nên tại ngoại nuôi con".... Rồi khi chẳng còn ai quan tâm thì một tổ chức  còn thiện nghệ hơn cả 'Dương Tử Trọng' sẽ cho Huyền Như 'thăng thiên' để biệt tích ra nước ngoài mà an hưởng hàng trăm triệu đô la lừa đảo được!

Xem thêm:
 Tuyên Huỳnh Thị Huyền Như án tử?

Là vợ của một phó giám đốc, Như nhanh chóng nắm giữ nhiều ghế quan trọng trong ngân hàng Công thương.

Mong muốn làm giàu nhanh bằng bất động sản, thị vay tiền mua đất rồi làm ăn thua lỗ và tìm cách lừa đảo với số tiền lên đến 5.000 tỷ đồng. Không chỉ lừa người ngoài mà thị còn “giăng bẫy” cả chính chị ruột của mình. Điều đáng nói, luật Hình sự hiện nay, với tội danh đã bị truy tố thì Như chỉ nhận mức án cao nhất là chung thân.

Số tiền lừa đảo khủng nhất từ trước đến nay

Huỳnh Thị Huyền Như (35 tuổi, quê Tiền Giang) trở thành nhân viên của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank). Do có năng lực, quen biết nhiều với khả năng giao tiếp “độc nhất vô nhị”, lại là vợ của một Phó giám đốc ngân hàng Công thương, Như nhanh chóng được trọng dụng. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, Như được cân nhắc, bổ nhiệm chức Phó phòng quản lý rủi ro, sau đó được bổ nhiệm thêm quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ (TP.HCM).

Vào năm 2007, thị trường bất động sản tại TP.HCM bắt đầu “sốt”. Thân thiết với nhiều đại gia ngành bất động sản, Như nghe họ phân tích tương lai giá đất sẽ còn tăng hơn rất nhiều. Là cán bộ tín dụng ngân hàng Vietinbank, Như vận dụng các mối quan hệ từ nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để vay với lãi suất cao, tổng cộng 200 tỷ đồng để đầu tư vào “ngành vàng”. Như mua nhiều đất ngay tại TP.HCM, sau đó lan rộng ra các tỉnh vệ tinh và cả ở TP.Đà Nẵng.

“Siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như.

Lúc ấy, Như được mọi người rất ngưỡng mộ, bởi chỉ trong thời gian ngắn đã có đất ở khắp nơi trên cả nước. Với khối tài sản “kếch xù”, Như cũng cứ ngỡ mình đang ở trên đà danh vọng. Danh tiếng ngày càng tăng, thị quyết định tham gia và được bầu vào Hội đồng quản trị công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS) ngày 18/5/2011. Người phụ nữ này nhanh chóng “nóng”, được không ít đại gia bất động sản phải nể phục.

Kinh doanh bên cạnh chiếc đầu “nóng” cần thiết phải có sự may mắn. Tuy nhiên, Như không được thần may mắn gõ cửa. Đầu năm 2011, thị trường bất động sản bắt đầu đóng băng. Đất mua nhiều nhưng bán không được bao nhiêu. Vốn “chết” mà tiền lãi ngày mỗi tăng dần. Như lấy phần này đắp đổi phần kia nhưng chỉ được trong thời gian ngắn thì cũng đuối sức. Cũng khoảng thời gian này, chính sách Nhà nước siết tín dụng, thắt chặt tiền tệ khiến ngân hàng tạo sức ép với các khoản cho vay, đẩy thương nhân vay nợ nhiều rơi vào khốn cùng. Như hốt hoảng khi nhận thấy mình mất khả năng thanh toán.

Theo cơ quan điều tra, lúc này, Như đã nắm quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ. Vững nghiệp vụ ngân hàng, thị nghĩ đến chuyện giả danh ngân hàng Vietinbank lừa đảo số tiền “khủng” để chi trả nợ nần. Như làm giả 8 con dấu của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, công ty TNHH đầu tư Phúc Vinh, công ty bảo hiểm Toàn Cầu, công ty cổ phần đầu tư Thịnh Phát... để đóng vào các tài liệu, giấy tờ do chính thị làm giả.

Những giấy tờ này, Như sử dụng để mở tài khoản của một số công ty tại ngân hàng Vietinbank, làm giả hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng tại chi nhánh Vietinbank Nhà Bè để chiếm đoạt tài sản. Số tiền thị chiếm đoạt tổng cộng chừng 5.000 tỷ đồng. Theo một điều tra viên cho hay, trong quá trình phá án, nhiều đồng chí không khỏi giật mình trước số tiền quá lớn mà người phụ nữ này lừa đảo.

Đa phần số tiền Như “lấy” được dùng để chi trả tiền vay nặng lãi của 14 cá nhân hơn 1.200 tỷ đồng, chi chênh lệch ngoài hợp đồng cho “cò” ngân hàng hơn 42 tỷ đồng, trả nợ gốc, nợ lãi cho bốn công ty gần 950 tỷ đồng... Bên cạnh đó, Như thừa nhận, khoảng 1.200 tỷ đồng còn lại dùng để chi trả cho các khoản vay lãi “siêu nặng” khác và dùng để tiêu xài cá nhân.

Huyền Như đã kéo theo nhiều cán bộ ngân hàng vướng vòng lao lý.

Cáo già sừng sỏ đội lốt “nai tơ”

Khi hành vi chiếm đoạt tài sản của Như bị bại lộ, không ít người cảm thấy bất ngờ, bàng hoàng vì số tiền lỡ cho vay quá lớn. Họ không thể ngờ, một đại gia bất động sản bật nhất ở Việt Nam mà lại có thể vướng vào vòng pháp luật. Còn nhớ, ngày báo chí đưa tin Như bị bắt, không ít chủ nợ chửi mắng thị.

Trong quá trình tìm hiểu vụ án này, chúng tôi được một người phụ nữ, là đầu mối cho vay tiền lãi tiết lộ, dường như đã biết trước số phận của mình trong tương lai, Như chuẩn bị “sân nhà” ở Mỹ để lỡ có chuyện gì thì sẽ “rút” êm đẹp. Khoảng đầu tháng 7/2011, biết người này có người thân ở Mỹ, Như đã chuyển 500.000 USD (chừng 10 tỷ đồng) nhờ người này nộp phí ban đầu làm thẻ xanh. Là mối lái làm ăn lớn, người này liền đồng ý, nhận tiền và chuyển cho người thân để nhờ công ty dịch vụ chuyên lo thẻ xanh. Tuy nhiên, do còn vướng mắc một số giấy tờ nên tấm thẻ xanh vẫn chưa được hoàn thành. Cũng chính vì thế, khi mọi chuyện bại lộ, thị vẫn không thể “tót” ra nước ngoài và đã bị bắt.

Không chỉ thế, điều khiến chúng tôi bất ngờ là Như đã lừa đảo chính cả chị ruột của mình. Trong quá trình làm ăn, Như kết hợp cùng Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) thành lập công ty cổ phần đầu tư Hoàng Khải. Ban đầu, Như làm giám đốc và Tuấn là Phó giám đốc. Tuy nhiên, về sau, nảy sinh ý định dùng công ty này để “thu” các khoản tiền lừa đảo, Như “đẩy” chị gái là Huỳnh Mỹ Hạnh từ một nhân viên quèn lên giữ chức Phó giám đốc. Mặc dù mang danh Phó giám đốc, nhưng Hạnh được em gái trả lương chưa tới 10 triệu đồng mỗi tháng.

Mang danh Phó giám đốc, nhưng mọi hoạt động của Hạnh đều do Như chỉ đạo, phân công, theo dõi. Công việc chủ yếu của Hạnh là giao nhận tiền với các cá nhân theo chỉ đạo của Như lập sổ ghi chép việc giao nhận tiền của các nhân viên theo chỉ đạo của em gái và lập sổ ghi chép việc giao nhận tiền của công ty. Được biết, Hạnh đã theo lời em gái mở tổng cộng 7 tài khoản tại các ngân hàng, ký cầm 4 hợp đồng cầm cố vay gần 56 tỷ đồng từ hồ sơ giả của Như đưa.

Trong vụ án này, Hạnh cũng đã bị bắt giam và bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm, giúp sức. Hạnh cho biết, nắm rất rõ những quy định của ngân hàng, người đứng tên vay thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tất cả giấy tờ mình đứng tên vay đều do Như soạn thảo, và Hạnh chỉ có trách nhiệm ký vào rồi đến ngân hàng xác nhận.

Bản án nào là thích đáng?

Bên cạnh đó, Hạnh cho hay mình không có nhu cầu vay ngân hàng với số tiền “khủng” như thế. Cũng chỉ vì thương và tin em gái, Hạnh làm theo lời của Như để bây giờ, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong khoảng thời gian qua, Hạnh rất nhớ hai đứa con còn khá nhỏ của mình. Tuy nhiên với tội trạng đã rõ, Hạnh vẫn phải đối mặt với bốn bức tường tối và hôm nay đứng trong vành móng ngựa, lo lắng, chờ mức án từ 12 năm đến 20 năm đang treo lơ lửng trên đầu.

Với số tiền lừa đảo 5.000 tỷ đồng, dư luận đang quan tâm không biết mức án nào sẽ dành cho nữ đại gia siêu lừa số 1 Việt Nam? Ngay sau khi có kết quả điều tra, cơ quan công an đã chuyển hồ sơ cho viện Kiểm sát. Thẩm xét hồ sơ, viện Kiểm sát truy tố Như hai tội là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Trước đây, hồ sơ vụ án đã được trả lại để điều tra nhiều lần, xem xét người phụ nữ này có phạm tội tham ô hay không. Tuy nhiên, cả hai lần, cơ quan điều tra đều khẳng định, Như không dính dáng đến tội “Tham ô”.

Điều đáng nói, trong khung hình phạt của Bộ luật Hình sự hiện nay, với hai tội danh trên, mức án cao nhất đối với Như chỉ là chung thân. Như vậy, với việc “bỏ túi” số tiền “khủng” như thế nhưng chắc chắn, Như sẽ không bị tuyên mức án tử hình. Trong khi đó, nếu bị truy tố về tội “Tham ô”, thì chỉ cần chiếm đoạt vài tỷ đồng thì sẽ bị tuyên án tử. Nhiều người cho rằng, với số tiền chiếm đoạt lớn nhất từ trước đến nay nhưng với mức án chung thân là chưa đủ sức răn đe. Họ cũng cho rằng, biết đâu, trong phiên xử, HĐXX sẽ phá rào?
40 luật sư tham gia bào chữa đến từ cá nhân, tổ chức liên quan

Theo chân Huyền Như hầu tòa trong sáng nay còn có 23 bị cáo khác với các tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, “Cho vay nặng lãi”, “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”. Trong đó, 13 bị cáo nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ, nhân viên của phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Võ Văn Tần, Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Ngoài ra, 15 nguyên đơn dân sự và người bị hại, 25 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án cũng được mời. Đặc biệt, có 40 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo cùng những cá nhân, tổ chức liên quan.

Huy Linh

6 comments:

Anonymous said...

Có 2 cách để giàu

1 > Cướp của nhiều người ( và dân Việt Nam 90 triệu tha hồ cướp )

2 > Phục vụ nhiều người ( Bill gate , honda ..)

Nhưng Bill gate dành 95 % tài sản của mình 95 tỷ Usd để phục vụ lại mọi người

Thử hỏi Cướp của nhiều người có ý nghĩa gì không ?

Nhân nào quả nấy

Cướp thì có ngày phải trả .

Tốt nhất hãy nên cho mọi người Thì Hơn

Anonymous said...

Thì Huyền Như cũng là " con giòng cháu giống " ,mấy đức kia cũng là con giống dòng Việt Cộng, toàn là Đảng viên không thôi.

Thôi thì, để tụi nó tự xử với nhau.

Dân ngu cu đen , thì biết cái Ngân hàng là cái gì.

Unknown said...

vụ lừa đảo với số tiền lớn chưa từng có và mức độ cũng rất nghiêm trọng. Mong rằng pháp luật sẽ xử đúng người đúng tội, làm sáng tỏ vụ việc, hoàn trả số tiền lại cho những người đã bị Như lừa đảo. Những kẻ như thế cần phải bị tử hình để răn đe.

Anonymous said...

heo nguồn tin Cơ quan điều tra (Bộ Công an), ngày 9/1/2014, cơ quan này vừa thực hiện lệnh bắt giam Kiều Trọng Tuyến – nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ông Tuyến bị bắt với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt Phạm Thanh Tân nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Agribank với tội danh Thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 22/11/2013, TTXVN đưa tin về việc Ủy ban kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận về việc Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thiếu kiểm tra trong lãnh đạo, quản lý, để xảy ra một số vi phạm trong hoạt động tín dụng và bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

Các ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị và ông Nguyễn Thế Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank có khuyết điểm thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gây một số hậu quả.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các ông Đỗ Tất Ngọc và Nguyễn Thế Bình; nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Agribank và các ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Kiều Trọng Tuyến, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, Phó tổng giám đốc Agribank.

Anonymous said...

Bộ trưởng Bộ chống tham nhũng mới được bầu của Ấn Độ, ông Arvind Kejriwal cho biết đường dây nóng được thiết lập nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng tràn lan trong các quan chức nước này. Trong 7 giờ hoạt động đầu tiên hôm thứ Năm (9/1), đường dây nóng đã nhận được tới 3.904 cuộc gọi, có khi đã rơi vào tình trạng quá tải.

“Chúng tôi chúc mừng nhân dân Delhi. Mỗi người trong các bạn đều đã trở thành những nhà điều hành chống ‘nọc’ tham nhũng”, nhà lãnh đạo của đảng AAM Aadmi nói với các phóng viên vào cuối ngày thứ Năm.

Số lượng người gọi vào đường dây nóng đã "vượt quá cả sự mong đợi", ông nói thêm, "Điều này sẽ làm cho những kẻ tham nhũng sợ hãi và không dám nhận hối lộ", ông nói thêm.

Người dân Ấn Độ thường xuyên phàn nàn rằng họ bị buộc phải trả tiền hối lộ để có được tất cả mọi thứ từ giấy chứng nhận kết hôn, giấy phép lái xe đến giấy chứng tử.

Đường dây nóng làm việc từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, các nhân viên của đường dây sẽ khuyên mọi người phải làm gì nếu có quan chức chính phủ yêu cầu hối lộ trong khi làm nhiệm vụ.

Ông Kejriwal cho biết trung tâm đường dây nóng chỉ có thể xử lý 824 cuộc gọi vào ngày đầu ra mắt và sẽ tăng gấp đôi nhân viên lên 30 người để xử lý “cơn lũ cuộc gọi” của người báo tin.

Các nhà phê bình nói rằng họ lo ngại các hoạt động phòng chống tham nhũng mới được chính phủ khuyến khích có thể rơi vào một hình thức đề phòng cực đoan.

Tờ The Mail Today hôm 10/1 đưa tin doanh số bán hàng camera và các thiết bị giám sát đã tăng cao khi các công dân tìm cách bẫy các quan chức tham nhũng và ghi lại hành động tham nhũng trên máy ảnh.

Khả năng của ông Kejriwal đang được theo dõi chặt chẽ. Một số người cho rằng đảng của ông có thể đánh dấu sự khởi đầu bằng một phong trào lớn và phá vỡ sự kìm kẹp của hai bên, Quốc hội và đảng Bharatiya Janata, về chính trị quốc gia.

Đảng AAM Aadmi có kế hoạch tìm kiếm ghế trong cuộc tổng tuyển cử trong một vài tháng tới sau khi đạt được thành công trong cuộc bầu cử của bang Delhi. Đảng này mới được thành lập chỉ cách đây 1 năm, được lập ra với quyết tâm quét đi thứ “văn hóa tham nhũng và hối lộ” đặc trưng của Ấn Độ.

Ông Kejriwal đã khuyên người dân ghi lại cuộc nói chuyện với các quan chức tham nhũng và sử dụng các bản ghi âm như là "bằng chứng" để khiếu nại với các cơ quan chống tham nhũng.

“Nhờ vào các cuộc gọi, chúng tôi đã xử lý được 38 trường hợp. Chúng tôi tin tưởng vào kết quả này”, ông nói.

“Mọi người đều có một chiếc điện thoại và có thể khiến các người vào tù”, ông Kejriwal gửi lời cảnh báo tới các quan chức từng nhận hối lộ.

Anonymous said...

Năm 2014 có 4 nhiệm vụ lớn thì có việc Ban Nội chính trung ương tiếp tục tổ chức 4-5 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, xét xử. Đồng thời, bổ sung một số vụ án lớn vào diện Ban Chỉ đạo và Ban Nội chính trung ương theo dõi, đôn đốc. Ban Nội chính trung ương sẽ phối hợp cùng Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua cơ quan thanh tra, giám sát để nắm một số hoạt động nhằm thắt chặt những lĩnh vực có thể phát sinh tiêu cực, sai phạm.