Blogger Widgets

Friday, December 6, 2013

Không mau bắt ngay tên 'Việt Kiều RỎM' cho bà con Hải ngoại đỡ mang tiếng!

QLB 
- Lại một ông Việt Kiều 'Rỏm' về Việt Nam ký nhặng xị 'Tặng cho Việt Nam 10 tỷ U.S.D'! Thế mà cũng khối ông Quan Huyện Việt Nam cũng 'biết ơn' bỏ tiền ra mời 'bữa nhậu'! 
Truyền thông Việt Nam thì tốn giấy mực... Có lẽ chuyện hài này chỉ có ở Việt Nam, ở cái xứ sở tham nhũng đứng 'Đầu lộn ngược', tiền chuyên đi cướp của dân mới không hiểu 10 tỷ USD là cái chi chi để phải mất công bàn luận nào là "hành tung bí ẩn", nào là "chỉ có tiền bẩn"!!! Việc cần làm là mau  tóm cổ tên Việt Kiều 'Rỏm' - Nhìn cái mặt không biết có nổi 100 đô lakhoong cho bà con Hải ngoại đỡ mang tiếng!

Hành tung bí ẩn của Việt kiều “viện trợ 10 tỉ USD”
 - Vụ ông Paul Lê Hùng muốn viện trợ miễn phí cho Việt Nam 10 tỉ USD đang gây xôn xao dư luận. Đã xuất hiện thông tin tố cáo ông Lê Hùng vì liên quan đến nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy hiện nay, việt kiều “VIP” này ở đâu?

Trang thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi đến các cơ quan đầu tư

Bắt đầu từ 15h chiều 27/11, PV Dân trí lần theo số điện thoại, địa chỉ liên hệ để lại trên một trang thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi đến các cơ quan đầu tư nhằm gặp trực tiếp Việt kiều này làm rõ các thông tin xung quanh vụ tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng từ chối đề nghị “viện trợ nhân đạo” mà ông Lê Hùng đưa ra, đồng thời PV Dân trí cũng muốn nắm rõ tổ chức, nguồn tiền mà ông Lê Hùng đã “quảng bá” ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Địa chỉ liên hệ được ghi lại trên trang thư ngỏ mà ông Lê Hùng gửi đến các nhà đầu tư là một căn nhà nằm trong con hẻm 220 Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 21, quận Bình Thạnh). Theo ghi nhận của PV, đây là một căn nhà 2 tầng, tầng trệt đang trong quá trình sửa chữa và chẳng có bảng hiệu thể hiện gì về tổ chức mà ông Lê Hùng đã nhắc đến trong thư ngỏ. Dò hỏi người dân địa phương, cũng không ai biết gì về “tung tích” của Việt kiều Mỹ này.

Qua xác minh, căn nhà trên là do một công ty truyền thông và một công ty xây dựng đang thuê lại làm trụ sở.

Tiếp tục gọi điện vào số điện thoại trên thư ngỏ, chúng tôi gặp một người đàn ông thừa nhận là Paul Lê Hùng. Qua điện thoại, PV Dân trítrình bày về việc muốn gặp ông Lê Hùng để nắm rõ thông tin và cảm nhận của ông khi liên tiếp 2 tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng từ chối thẳng thừng đề nghị viện trợ “tỷ đô” của ông, cũng như sắp tới việt kiều này có đề nghị viện trợ “tỷ đô” cho tỉnh nào nữa không.

Lúc này, ông Lê Hùng cho biết, ông đang có mặt ở TPHCM và sắp phải dự cuộc họp nên không thể gặp. Ông Lê Hùng hứa hẹn sẽ gặp vào buổi tối, sau khi cuộc họp kết thúc.

Căn nhà mà ông Paul Lê Hùng ghi địa chỉ trong thư ngỏ hiện đang sữa chữa và của đơn vị khác sử dụng

Trong khi chờ đợi, PV Dân trí đã chuẩn bị hàng loạt câu hỏi như: Vì sao ông Lê Hùng lại chọn Việt Nam để mang hàng tỷ USD “miễn phí” về tài trợ? Tổ chức của ông hoạt động thế nào? Trước khi về Việt Nam ông Lê Hùng đã làm việc với Bộ, ngành nào của Việt Nam chưa? Dự án tài trợ ở Thái Nguyên đã thực hiện đến đâu? Nhiều công ty xây dựng đã liên hệ với ông như thế nào khi nghe tin ông đã gặp lãnh đạo nhiều tỉnh để bàn kế hoạch “viện trợ nhân đạo”, xây các công trình giao thông…

Hơn 3 giờ chờ đợi (lúc này đã 19h tối 27/11), PV Dân trí liên lạc lại với ông Lê Hùng thì được hẹn “15 phút nữa nhé!” rồi đầu dây bên kia cúp máy. Đến hẹn vẫn không thấy ông Lê Hùng gọi lại, chúng tôi chờ thêm khoảng 1 giờ sau vẫn không thấy gì nên quyết định gọi tiếp cho ông Lê Hùng. Lúc này ông Hùng cho biết “vẫn đang họp bên Viện Pasteur”! và hẹn chúng tôi vào ngày mai (28/11), khi nào sắp xếp được thời gian sẽ gọi lại để gặp gỡ trao đổi.

Cho đến chiều 29/11, chúng tôi vẫn chưa thấy “tăm hơi” của ông việt kiều Mỹ - Paul Lê Hùng đâu.
Hiện đã có thông tin đề cập đến việc một số công ty xây dựng ở tỉnh Tiền Giang đã đứng ra tố cáo ông Lê Hùng về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục ngàn USD tiền “làm thủ tục” cho các công ty này tiếp nhận vốn vay.

Mù mờ danh tính Diamond Access Inc và UMGF


Trong thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi đến các cơ quan đầu tư, vị đại diện châu Á - Thái Bình Dương của Diamond Access Inc có giới thiệu tài khoản của Công ty cũng như quỹ UMGF được mở tại nhiều ngân hàng lớn trên thế giới, trong đó có tên ngân hàng "Âu Châu" khá xa lạ.

Con dấu trong thư ngỏ khá sơ sài và lá thư cũng có nhiều lỗi chính tả. Nghi ngờ tính xác thực của thư ngỏ, chúng tôi tìm hiểu về địa chỉ liên của ông Hùng tại 220/16 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạch, TPHCM.

Địa chỉ này trùng khớp với địa chỉ của công ty TNHH Thương mại Quảng cáo Trí Tuệ.

Gọi điện tới số máy bán của địa chỉ này, chủ nhà cho biết trước đây đúng Công ty Thương mại Quảng cáo Trí Tuệ có thuê văn phòng tại đây. Tuy nhiên, Công ty đã chấm dứt hợp đồng, trả văn phòng và chuyển đi từ ngày 15/7/2013, vị chủ nhà cho biết.

Chủ nhà cũng khẳng định không hề có ông Paul Lê Hùng tại địa chỉ này.
Thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng được đóng dấu bởi công ty Diamond Access Inc được giới thiệu chuyên kinh doanh đá quý và kim loại quý, ở Tây Phi. Website của công ty không giới thiệu các lãnh đạo nên không thể kiểm chứng được việc ông Paul Lê Hùng có phải là đại diện Châu Á - Thái Bình Dương hay không.


Đồng thời, theo website của quỹ UMGF, đây là quỹ chuyên tài trợ cho các công trình phúc lợi xã hội cho vùng Tây Phi và vùng Caribean. Trong các dự án mà quỹ đã tài trợ, không có bất kỳ dự án nào tại khu vực châu Á.

Lam Thanh - Trung Kiên
'T
Thẳng thắn trao đổi về lời hứa viện trợ miễn phí 10 tỷ USD của ông Paull Hùng Lê cho Việt Nam vì mục đích nhân đạo, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận định, Paull Hùng Lê có thể là kẻ môi giới và số tiền khổng lồ trên chỉ có thể là… tiền bẩn.

Việc dư luận bán tín bán nghi về việc ông Paull Hùng Lê, hứa viện trợ miễn phí cho Việt Nam 10 tỷ USD, cá nhân ông có nhận định như thế nào về việc này?

Trước hết tôi có thể khẳng định món tiền trên không có. Nếu có thì chỉ là tiền bẩn. Bản thân ông Paull Hùng Lê có thể là kẻ môi giới để ăn phần trăm. Thông tin trên không có gì đáng bất ngờ cả. Thời gian công tác tại Ngân hàng Nhà nước, tôi tiếp xúc với hạng người như thế này không dưới 20 lần. Tất cả đều chung một kiểu một mô típ về mối liên hệ kiểu này. Khi đến gặp tôi, tất cả đều giới thiệu là muốn viện trợ không hoàn lại 5 tỷ USD đến 10 tỷ USD.

Quá trình công tác, ông đã tiếp xúc nhiều với những kẻ môi giới lừa đảo kiểu này. Vậy ông có thể nói rõ hơn hình thức lừa đảo và vì sao nhiều đối tượng lại chọn Việt Nam để tiến hành lừa đảo?

Bọn chúng đều nhân danh đại diện một công ty nước ngoài nào đó. Tuy nhiên sau khi khảo sát rồi tiến hành đàm phán tìm hiểu đều chứng minh những gì chúng hứa và cam kết hoàn toàn không có cơ sở. Bọn chúng chỉ đưa một bản giấy tờ vớ vẩn của một công ty nào đó, có chữ ký nhưng rất mơ hồ. Khi xác minh hoàn toàn không có công ty nào như thế cả và số tiền mơ hồ không nguồn gốc nên không có một lý do gì có thể lưu hành được.

Những kẻ lừa đảo này không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà nhiều nước và nhiều ngân hàng trên thế giới cũng từng mắc phải. Tuy nhiên, số tiền cao nhất cũng chỉ khoảng 3 triệu USD là cùng chứ với hàng tỷ đô la thì chưa từng có.

Với kinh nghiệm của mình, ông có thể cho biết nguồn tiền lừa đảo từ đâu và tại sao chúng luôn giả danh viện trợ miễn phí không hoàn lại?

Theo tôi, nguồn tiền này là tiền bẩn. Chính vì tiền bẩn nên bọn chúng tìm thủ đoạn rửa tiền để quay vòng lần thứ hai. Chính với lý do trên nên tôi cho rằng không có khoản tiền 10 tỷ USD cho không. Do đó, việc các tỉnh thành từ chối khoản viện trợ trên là đúng. Nếu những kẻ này gặp tôi giao dịch, tôi sẽ gạt ra ngay. Tôi cho rằng không nên tiếp loại người như thế này. Kinh nghiệm cho thấy, những kẻ này đều là lừa đảo. Rất nhiều người đến nói với tôi, thậm chí đưa cả cho tôi giấy tờ có bên đối tác đã ký. Nhưng tôi nhận ra ngay là lừa đảo, vì dòng vốn trên thế giới hay vốn bây giờ rất hiếm, không có chuyện một cá nhân hay công ty nào thừa tiền như thế cả.

Ông có thể phân tích trong trường hợp một cá nhân hay một công ty nào được ngân hàng bảo lãnh giá trị 10 tỷ USD thì họ có thể mưu lợi trên việc bảo lãnh này không?

Không thể có chuyện một ngân hàng lại dám đứng ra bảo lãnh số tiền lên đến 10 tỷ USD không rõ nguồn gốc. Chức năng của ngân hàng là bảo lãnh những khoản tiền đã có trong kế hoạch Nhà nước hoặc là những khoản hai bên ký kết có pháp lý và pháp luật hẳn hoi mà ngân hàng đã tiến hành kiểm tra chặt chẽ, có khả năng thu hồi và khả năng trả nợ đến đâu. Khoản tiền lớn nhất thường vài ba trăm triệu USD thôi. Còn hàng tỷ USD như thế này rất khó để một ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Tôi khẳng định không ngân hàng nào dám đứng ra bảo lãnh.

Ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nguồn tiền lớn như thế không cách nào lọt được

“Dòng tiền lưu thông từ nước ngoài vào Việt Nam được quản lý rất chặt chẽ, ngay cả vốn ODA. Đây là nguồn vốn viện trợ mà vẫn làm rất chặt chẽ chứ không phải 10 tỷ USD mà làm đơn giản chỉ với một tờ giấy bảo lãnh. Ngân hàng Nhà nước không ai bảo lãnh cái kiểu ấy cả”, ông Kiêm nói.

THEO NGƯỜI ĐƯA TIN

No comments: