Blogger Widgets

Friday, May 31, 2013

Thống đốc mật vụ Nguyễn Văn Bình đã giả mạo cả Báo cáo của IMF!

QLB 

Chuẩn bị cho ngày bị chất vấn trước diễn đàn Quốc Hội ngày 30-5-2013, không những phóng viên Báo Thanh Niên bị bắt, Trương Duy Nhất bị bắt, mà hàng loạt bài  của những tờ báo 'bồ tèo'  'rửa mặt' cho Thống đốc Bình, nhưng người ta không thể ngờ được Tiền Phong và tờ báo của chị 'Thuy Chung' đã cả gan để bịa ra hai bài giật tít thật ấn tượng: 'IMF đánh giá: Quản lý thị trường vàng nhiều tích cực' và 'IMF đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô của Việt Nam'! Hãy đọc công bố báo chí của IMF mà Facebook Nguyễn Vạn Phú đã cắc cớ lôi ra ánh sáng để thấy ông Thống đốc Mật vụ Nguyễn Văn Bình quả có cái tay thật dài, vươn khắp nơi!

Không biết FB Nguyễn Vạn Phú là ai mà to gan vậy? Bộ không nhìn thấy gương bà nghị bị đuổi vì dám vuốt râu 'mật vụ' sao?  Hay là báo lề Đảng giấu nhẹm việc phóng viên Thanh Niên bị bắt vì dám đăng bài về 'rửa vàng' thì coi như là không có?
Hay FB Phú lại quên mất sự kiện: đầu buổi khai mạc kỳ họp 5 Quốc Hội Khóa 13 còn có vài ông bà nghị mạnh miệng, nước mắt rưng rưng bởi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp báo động nhưng đến hôm nay trước diễn đàn truyền hình cả nước, Thống đốc mật vụ trơ trẽn bịp bợm 'Giá vàng chênh lệch ... chống được đầu cơ' mà đố có ai dám mở miệng chất vấn nửa câu!

Cu đen nghe nói ngay Phóng viên BBC còn 'rúm vó' không dám đăng bài mạnh mẽ như trước đây bởi đã bị an ninh Việt Nam 'sờ gáy' cảnh cáo ... 
Lời khuyên: Nếu ở trong nước thì chuẩn bị mà theo Trương Duy Nhất là vừa, bằng không thì côn đồ cũng sẽ chặn đường đánh cho 'mất hết cái nhai trầu' như mấy người dám đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược hay như dân Văn Giang đó! 

Mafia Nga được các bố già du nhập vào Việt Nam song có lẽ phải gọi các bố già Việt Nam bằng 'Cụ' bởi nó còn được công khai ngay cả ở nghị trường!
Cu đen
Xem thêm
FB Nguyễn Vạn Phú 29-5-13
Chắc nhiều người cũng như tôi, muốn biết các tổ chức tài chính thế giới nghĩ gì về các quản lý vàng, đặc biệt là cách bán đấu giá vàng của NHNN Việt Nam. Cho nó khách quan.

Hôm qua thấy Standard Chartered Bank đưa ra một báo cáo về vàng ở Việt Nam nhưng nội dung không có gì mới, gần như cả báo cáo chỉ miêu tả thị trường vàng cũng như những đặc điểm của thị trường này và những diễn biến trong thời gian gần đây. Phần nhận định chỉ nói, biện pháp quản lý nhập khẩu vàng đã giúp ổn định giá trong nước (ít biến động hơn trước) nhưng cũng tỏ ra lo lắng về hiệu ứng lâu dài. Đó là việc bán vàng của NHNN sẽ ảnh hưởng lên dự trữ ngoại hối, mà dự trữ ngoại hối giảm sẽ gây áp lực giảm giá tiền đồng. Báo cáo nhận xét các biện pháp hiện nay chỉ tác động lên thị trường trong ngắn hạn; về dài hạn, muốn ổn định thị trường thì phải ổn định nền kinh tế nói chung, xây dựng niềm tin vào đồng nội tệ và giảm nhu cầu vàng.

Đáng chú ý là trong tuần trước, tự nhiên nhiều báo đăng tin về đánh giá của IMF về tình hình kinh tế Việt Nam cũng như cách điều hành chính sách của NHNN. Điều lạ đầu tiên là đoàn IMF đến Việt Nam làm việc theo khuôn khổ tham vấn thường niên từ hồi cuối tháng 4 nay đến cuối tháng 5 tự nhiên nhiều báo mới đăng lên. Điều lạ thứ nhì là ở cuối tin có đưa nhận định của IMF về các quản lý thị trường vàng của NHNN theo hướng IMF tỏ vẻ đồng tình với các biện pháp đã đưa ra và không thấy có lý do gì rút lại các biện pháp quản lý hành chính đã được thực hiện.

Lạ là bởi vì tôi vào trang web của IMF, lấy cái press release được IMF phát ra ngay sau chuyến đi và không thấy một chữ nào về vàng cả (IMF Concludes 2013 Article IV Consultation Mission to Vietnam). Rồi trong cái báo cáo kết luận dài hơn đến 9 trang cũng không thấy nói gì về vàng cả. Hừm, biết đâu IMF nói với báo chí mà mình không biết nhưng tìm hiểu thêm thì hóa ra các báo lấy gần như nguyên văn từ một bản tin của NHNN! (Comments: Không biết cô phóng viên viết cái tin này được trả bao nhiêu?)

Các báo lấy tin từ một nguồn mà nguồn đó nói về phát biểu của một nguồn khác, lại không kiểm chứng coi có nói vậy không. Thiệt tình!

IMF đánh giá: Quản lý thị trường vàng nhiều tích cực  - Đăng trên Tiền Phong

TP - Đoàn tham vấn kinh tế vĩ mô thường niên của Qũy Tiền tệ thế giới (IMF) vừa kết thúc chuyến công tác tại Việt Nam. Theo đánh giá của tổ chức này, điều hành kinh tế vỹ mô và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thời gian vừa qua đã đạt những kết quả nhất định.

Cụ thể là kinh tế vĩ mô đã có dấu hiệu đang hồi phục từ mức đáy, được dẫn dắt bởi xuất khẩu mạnh mẽ. Lạm phát đã giảm từ mức hai con số xuống khoảng 7% (so với cùng kỳ) vào tháng 3/2013.

Thông cáo báo chí của IMF cũng khẳng định thị trường tài chính đã bình ổn trở lại do nỗ lực của NHNN trong việc cung cấp thanh khoản và sáp nhập một số ngân hàng nhỏ, yếu kém. Thặng dư cán cân vãng lai tăng lên hơn 9 tỷ USD trong năm 2012 một phần do nhập khẩu thấp và hoạt động kinh tế yếu.

Với việc này, tổng dự trữ quốc tế tính đến cuối tháng Hai, 2013 đã tăng lên hơn 2,5 tháng nhập khẩu dự kiến của hàng hóa và dich vụ. IMF nhấn mạnh rằng những thành tựu đã đạt được trong ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong năm 2012 đã cải thiện độ tín nhiệm của các thành viên tham gia thị trường đối với NHNN.

Trong khi lạm phát đã giảm xuống, lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm cơ bản và năng lượng) vẫn còn ở mức cao, điều này đã hạn chế không gian cho việc giảm lãi suất.

Đoàn công tác tháng 4/2013 của IMF đã có đánh giá về thị trường vàng và công tác điều hành thị trường vàng tại Việt Nam.

IMF cho rằng NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp trên nhiều khía cạnh khác nhau để quản lý thị trường vàng, bao gồm việc loại bỏ vai trò trung gian tiền tệ của vàng để qua đó có thể điều hành chính sách tiền tệ tốt hơn qua tiền VND, giảm bớt biến động trong khu vực tài chính do tình trạng đầu cơ vàng.

Các biện pháp gần đây của NHNN là bước đi quan trọng đầu tiên để tăng cường quản lý thị trường vàng (cấm NHTM cho vay dựa trên tài sản thế chấp bằng vàng) nhằm mục tiêu giảm bớt áp lực trên thị trường ngoại hối và rủi ro cho hệ thống ngân hàng về tín dụng, kỳ hạn, đồng tiền, thanh khoản.

IMF cho rằng nỗ lực của Chính phủ trong việc dừng việc các ngân hàng huy động vàng để cho vay và các hoạt động đầu cơ khác đã có hiệu quả.

Khánh Minh 

IMF đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô của Việt Nam

21/05/2013 | 21:02:00

Cuối tháng 4/2013, Đoàn tham vấn kinh tế vĩ mô thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tiến hành chuyến công tác tại Việt Nam.

Sau khi kết thúc chuyến công tác, IMF đã có những đánh giá khá tích cực về một số diễn biến kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Cụ thể là kinh tế vĩ mô đã có dấu hiệu đang hồi phục từ mức đáy, chủ yếu nhờ xuất khẩu mạnh mẽ. Lạm phát đã giảm từ mức hai con số xuống khoảng 7% (so với cùng kỳ) vào tháng 3/2013.

Thông cáo báo chí của IMF cũng khẳng định thị trường tài chính đã bình ổn trở lại, nhờ nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc cung cấp thanh khoản và sáp nhập một số ngân hàng nhỏ, yếu kém.

Thặng dư cán cân vãng lai tăng lên hơn 9 tỷ USD trong năm 2012 một phần nhờ nhập khẩu thấp và hoạt động kinh tế yếu. Nhờ đó, tổng dự trữ quốc tế tính đến cuối tháng 2/2013 đã tăng lên hơn 2,5 tháng nhập khẩu dự kiến đối với hàng hóa và dịch vụ.

IMF nhấn mạnh rằng những thành tựu đã đạt được trong ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong năm 2012 đã cải thiện độ tín nhiệm của các thành viên tham gia thị trường đối với Ngân hàng Nhà nước.

Trong khi lạm phát nói chung đã giảm xuống, lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm cơ bản và năng lượng) vẫn còn ở mức cao, điều này đã hạn chế khả năng giảm lãi suất.

IMF cũng khuyến nghị Chính phủ để giữ vững các lợi ích từ ổn định kinh tế vĩ mô, rất cần duy trì vị thế chính sách hiện tại. Trong ngắn hạn, Chính phủ cần duy trì vị thế chính sách tiền tệ hiện nay, và bắt đầu rút lại các biện pháp kích thích tài khóa.

Trong tương lai, những kết quả đạt được gần đây cần phải được củng cố thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp để tăng thêm dự trữ quốc tế và đệm ngân sách.

IMF rất ủng hộ việc các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt đầu các cải cách cấu trúc quan trọng trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.

Trong lần phỏng vấn gần đây với VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam), Trưởng Đoàn cán bộ IMF, ông Alfred Schipke cũng đã khẳng định trong hơn một năm qua, chính sách kinh tế của Việt Nam đã khá thành công trong việc tái lập sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này được thể hiện qua việc lạm phát giảm mạnh, mà nhờ đó củng cố niềm tin vào đồng nội tệ.

Chính điều này đã góp phần vào sự ổn định của thị trường ngoại hối và cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng khả năng ứng phó với các ảnh hưởng từ bên ngoài bằng việc tăng dự trữ ngoại hối.

Những thành quả này rất quan trọng, song để giữ vững và củng cố được những thành quả đó, các nhà chức trách cần tránh vội nới lỏng các chính sách, và một điều khác cũng hết sức quan trọng là chính sách tài khóa cần phải tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực ổn định vĩ mô.

Về tiến trình cải cách khu vực ngân hàng, ông Schipke cũng cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã có những bước tiến để củng cố lĩnh vực này. Điều đó được phản ánh trong các đề xuất cải cách khu vực ngân hàng, sáp nhập các ngân hàng yếu, và các thảo luận gần đây về việc thành lập công ty quản lý tài sản để giải quyết các vấn nạn liên quan đến nợ xấu (NPL) của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh là còn rất nhiều việc phải làm và quá trình này cần được đẩy nhanh hơn nữa. Ông Schipke nhấn mạnh bất cứ cải cách khu vực ngân hàng nào cũng không phải dễ dàng vì điều này đòi hỏi sự quyết tâm và cam kết từ tất cả các cấp.

Do một lượng nợ xấu lớn của khu vực ngân hàng là của các doanh nghiệp nhà nước, cải cách ngân hàng cần đi đôi với cải cách doanh nghiệp nhà nước. Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành hữu quan, và Văn phòng Chính phủ.

Ông Schipke cho rằng cũng rất quan trọng khi nhấn mạnh rằng sẽ cần có một chi phí nhất định để xử lý những thách thức này. Một điều nữa là sẽ phải có sự tổn thất và kinh nghiệm thế giới cũng chỉ ra rằng xử lý khu vực ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chắc sẽ dẫn đến một số chi phí tài khóa.

Đoàn công tác tháng 4/2013 của IMF cũng đã có đánh giá về thị trường vàng và công tác điều hành thị trường vàng tại Việt Nam. IMF cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp trên nhiều khía cạnh khác nhau để quản lý thị trường vàng, bao gồm việc loại bỏ vai trò trung gian tiền tệ của vàng để qua đó có thể điều hành chính sách tiền tệ tốt hơn qua tiền VND, giảm bớt biến động trong khu vực tài chính do tình trạng đầu cơ vàng.

Các biện pháp gần đây của Ngân hàng Nhà nước là bước đi quan trọng đầu tiên để tăng cường quản lý thị trường vàng (cấm ngân hàng thương mại cho vay dựa trên tài sản thế chấp bằng vàng) nhằm mục tiêu giảm bớt áp lực trên thị trường ngoại hối và rủi ro cho hệ thống ngân hàng như rủi ro về tín dụng, kỳ hạn, đồng tiền, thanh khoản.

IMF cho rằng nỗ lực của Chính phủ trong việc dừng việc các ngân hàng huy động vàng để cho vay và các hoạt động đầu cơ khác đã có hiệu quả.

Đoàn IMF ủng hộ các biện pháp cấm ngân hàng nhận tiền gửi bằng vàng là vì lợi ích của ổn định tài chính và không thấy trường hợp nào cần rút lại các biện pháp quản lý hành chính đã được thực hiện./.

(TTXVN)

4 comments:

Anonymous said...

NHNN dang lay vang tu nhan dan.

Anonymous said...

Chuyen thuong ngay o huyen
VNAm loa toet, lua bip dan chung, ngu dot,

chinh vi ly do nay nguoi Viet phai hoc tieng Anh,

Moi lan ve choi VNam, ba con gioi thieu gap ong tien si, thac si nao, toi chi hoi 1 cau , Can he read the web in English.

Khong biet tieng Anh, la dot khong them gap, khong them noi chuyen, ngu ma khong biet minh ngu, bi gat ma khong biet minh bi bao chi Cong Sang gat.

Chac

Anonymous said...

1 tòa án công bằng thật sự chỉ chú trọng đến bằng chứng thật sự và nguồn căn mới có được lòng tin của mọi người dân trong nước và quốc tế (vì bây giờ không phải là thời đại phong kiến, lạc hậu...muốn nói sao thì nói, xử ai thì xử như Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc).

Tòa án chỉ quyết định theo số đông và quyết định theo đa số nếu có liên quan đến vi phạm Nhân quyền quốc tế, rửa tiền...thì quốc tế có quyền can thiệp.




Tất cả mọi người đều có quyền biết được sự thật.

Nín thinh để bị vu oan như Tạ Phong Tần, CHHV...sao?

Nếu họ được ông lớn bao che, bưng bít sửa hồ sơ thì sao?

Bạn có tin tưởng sự xét sử của tòa án Việt Nam hay không?




Xin hãy hỏi tất cả mọi người trong nước và quốc tế cho công bằng, liêm chính?
Qua sự việc này cho chúng ta thấy rằng:
1/. 1 tòa án công bằng thật sự chỉ chú trọng đến bằng chứng thật sự và nguồn căn mới có được lòng tin của mọi người dân trong nước và quốc tế (vì bây giờ không phải là thời đại phong kiến, lạc hậu...muốn nói sao thì nói, xử ai thì xử như Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc).
2/. Tôi mạo hiểm làm việc này chủ yếu để chứng tỏ là tôi vô tội.
3/. Vụ việc này đã chứng minh 1 điều: 1 người có gốc ông lớn, có nhiều tiền, quyền (người đông, ngựa khỏe...), không có nghĩa là có quyền vu oan giá họa cho người dân bừa bãi, nhất là phụ nữ vô tội.
4/. Nếu có lý lẽ, tôi tin rằng cho dù chỉ là 1 công dân nhỏ nhoi, vô tội, phụ nữ yếu đuối...nhất định cũng sẽ được pháp luật bảo vệ.

Pháp luật là phải có chứng cứ xác thực (ghi âm...) và nguồn căn. Tại sao vụ kiện AP có thể bị xóa bỏ?

Vì nó không chỉ ra ra được nguyên nhân của vụ kiện.

http://thaihien88.blogspot.com/

Bright Quang said...

Hèn với giặc, tàn ác với dân,
Chính quyền thối nát hại dân Nam.
Dân chài bị giết quân Tàu bắn,
Chính phủ, công an miệng ngậm câm.
Toàn quốc đứng lên bảo vệ nước,
Công an gian ác đánh người thân.
Miệng hô yêu nước, lòng thờ giặc,
Quì gối rước Tàu bán nước non.