QLB - Việc đánh giá rủi ro nợ công được thực hiện qua sự phân tích và tính toán 10 chỉ số có ảnh hưởng lớn nhất đến khủng hoảng nợ công.
ảnh minh họaỦy ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố báo cáo "Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai". Trong báo cáo, một số chỉ số đã được đưa ra nhằm đánh giá rủi ro nợ công của Việt Nam.
Việc đánh giá rủi ro nợ công được thực hiện qua sự phân tích và tính toán 10 chỉ số có ảnh hưởng lớn nhất đến khủng hoảng nợ công. Thời điểm tính toán là cuối năm 2011.
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính, GSO và IMF.
Trước hết là rủi ro về khả năng thanh toán hay tính không bền vững của nợ nước ngoài của Việt Nam. Rủi ro này được phản ánh qua các chỉ số bao gồm tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP, sự mất cân đối về tài khoá/tiền tệ và thâm hụt vãng lai cộng với nợ ngắn hạn lớn.
Vào cuối năm 2011, ước tính nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm khoảng 41,5% GDP và nằm trong ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế như IMF và WB. Tuy nhiên, Việt Nam lại có sự mất cân đối về tài khoá nghiêm trọng khi thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục và thậm chí có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, thâm hụt vãng lai cũng là một mối quan ngại khác đối với khả năng thanh toán nợ nước ngoài trong tương lai của Việt Nam. Trong giai đoạn 2007-2011, mặc dù được tài trợ phần lớn bởi dòng kiều hối nhưng mức thâm hụt thương mại cao đã khiến cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt trung bình mỗi năm vào khoảng 7,2% GDP.
Tổng giá trị thâm hụt vãng lai trong giai đoạn này ước tính vào khoảng 32 tỷ USD, tương đương với tổng nợ công nước ngoài và gấp khoảng 2,5 lần dự trữ ngoại hối của Chính phủ Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2011
Nguồn: Các chỉ số kinh tế chính của châu Á - Thái Bình Dương, ADB (2011)
Nhóm các chỉ tiêu thứ hai là nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản. Rủi ro này chủ yếu được đặc trưng bởi một quy mô nợ vừa phải nhưng có nợ ngắn hạn vượt quá 130% dự trữ, cộng với sự bất ổn chính trị và các thị trường vốn quốc tế bị kiểm soát chặt.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam tại thời điểm 31/12/2011 là khoảng 6,8 tỷ USD, tương đương với khoảng 53,5% dự trữ ngoại hối vào thời điểm đó và chưa đầy 34% dự trữ ngoại hối vào thời điểm cuối quý II/2012.
Điều này là nhờ phần lớn các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam có kì hạn dài với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, môi trường chính trị và đầu tư ổn định, cộng với khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cao khi Việt Nam vẫn đang nằm trong danh sách những nền kinh tế đang phát triển cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng là những yếu tố giảm thiểu rủi ro nợ công trong ngắn hạn.
Yếu tố rủi ro duy nhất đối với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Việt Nam có lẽ nằm ở mức dự trữ ngoại hối thấp khi nó chỉ tương đương với giá trị hai tháng nhập khẩu của toàn nền kinh tế.
Cuối cùng là nhóm biến số phản ánh rủi ro tỉ giá vĩ mô. Rủi ro này là sự kết hợp của tăng trưởng thấp và tỉ giá tương đối cố định.Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới.
Trung bình trong năm năm qua, mặc dù phải đối mặt với các cú sốc bất lợi từ kinh tế thế giới cũng như trong nước nhưng Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP xấp xỉ 6,5%/năm.Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây, tuy nhiên, đó vẫn là một thành tựu đáng kể trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp khó khăn.
Không gặp rủi ro về tăng trưởng kinh tế nhưng Việt Nam lại có mức rủi ro tỉ giá khá cao. Sự định giá quá cao đồng nội tệ trong một chế độ tỉ giá khá cứng nhắc đã khiến tỉ giá thực VND/USD lên giá khoảng 50% trong giai đoạn 2001-2012. Sự lên giá thực này thứ nhất góp phần làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam. Ngoài ra, trong bối cảnh dự trữ ngoại hối mỏng, nó còn làm tăng nguy cơ rủi ro khác.
Theo Xa Luan
ảnh minh họaỦy ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố báo cáo "Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai". Trong báo cáo, một số chỉ số đã được đưa ra nhằm đánh giá rủi ro nợ công của Việt Nam.
Việc đánh giá rủi ro nợ công được thực hiện qua sự phân tích và tính toán 10 chỉ số có ảnh hưởng lớn nhất đến khủng hoảng nợ công. Thời điểm tính toán là cuối năm 2011.
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính, GSO và IMF.
Trước hết là rủi ro về khả năng thanh toán hay tính không bền vững của nợ nước ngoài của Việt Nam. Rủi ro này được phản ánh qua các chỉ số bao gồm tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP, sự mất cân đối về tài khoá/tiền tệ và thâm hụt vãng lai cộng với nợ ngắn hạn lớn.
Vào cuối năm 2011, ước tính nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm khoảng 41,5% GDP và nằm trong ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế như IMF và WB. Tuy nhiên, Việt Nam lại có sự mất cân đối về tài khoá nghiêm trọng khi thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục và thậm chí có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, thâm hụt vãng lai cũng là một mối quan ngại khác đối với khả năng thanh toán nợ nước ngoài trong tương lai của Việt Nam. Trong giai đoạn 2007-2011, mặc dù được tài trợ phần lớn bởi dòng kiều hối nhưng mức thâm hụt thương mại cao đã khiến cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt trung bình mỗi năm vào khoảng 7,2% GDP.
Tổng giá trị thâm hụt vãng lai trong giai đoạn này ước tính vào khoảng 32 tỷ USD, tương đương với tổng nợ công nước ngoài và gấp khoảng 2,5 lần dự trữ ngoại hối của Chính phủ Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2011
Nguồn: Các chỉ số kinh tế chính của châu Á - Thái Bình Dương, ADB (2011)
Nhóm các chỉ tiêu thứ hai là nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản. Rủi ro này chủ yếu được đặc trưng bởi một quy mô nợ vừa phải nhưng có nợ ngắn hạn vượt quá 130% dự trữ, cộng với sự bất ổn chính trị và các thị trường vốn quốc tế bị kiểm soát chặt.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam tại thời điểm 31/12/2011 là khoảng 6,8 tỷ USD, tương đương với khoảng 53,5% dự trữ ngoại hối vào thời điểm đó và chưa đầy 34% dự trữ ngoại hối vào thời điểm cuối quý II/2012.
Điều này là nhờ phần lớn các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam có kì hạn dài với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, môi trường chính trị và đầu tư ổn định, cộng với khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cao khi Việt Nam vẫn đang nằm trong danh sách những nền kinh tế đang phát triển cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng là những yếu tố giảm thiểu rủi ro nợ công trong ngắn hạn.
Yếu tố rủi ro duy nhất đối với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Việt Nam có lẽ nằm ở mức dự trữ ngoại hối thấp khi nó chỉ tương đương với giá trị hai tháng nhập khẩu của toàn nền kinh tế.
Cuối cùng là nhóm biến số phản ánh rủi ro tỉ giá vĩ mô. Rủi ro này là sự kết hợp của tăng trưởng thấp và tỉ giá tương đối cố định.Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới.
Trung bình trong năm năm qua, mặc dù phải đối mặt với các cú sốc bất lợi từ kinh tế thế giới cũng như trong nước nhưng Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP xấp xỉ 6,5%/năm.Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây, tuy nhiên, đó vẫn là một thành tựu đáng kể trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp khó khăn.
Không gặp rủi ro về tăng trưởng kinh tế nhưng Việt Nam lại có mức rủi ro tỉ giá khá cao. Sự định giá quá cao đồng nội tệ trong một chế độ tỉ giá khá cứng nhắc đã khiến tỉ giá thực VND/USD lên giá khoảng 50% trong giai đoạn 2001-2012. Sự lên giá thực này thứ nhất góp phần làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam. Ngoài ra, trong bối cảnh dự trữ ngoại hối mỏng, nó còn làm tăng nguy cơ rủi ro khác.
Theo Xa Luan
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment