QLB Tổng thống Hungary, trong phát biểu tại cuộc họp báo nhân Ngày tưởng niệm các nạn nhân của CNCS (25-2), cho rằng cả về mặt đạo đức lẫn luật pháp, hệ thống XHCN đều hình thành trong tội ác bởi lẽ Đảng Cộng sản Hungary đã giành được chính quyền bằng sự chiếm đoạt và cưỡng bách, đồng thời, nó còn không để tâm tuân thủ những luật định của chính nó.
Tổng thống Áder János: “Chủ nghĩa xã hội hình thành trong tội ác!” - Ảnh: Béres Attila (“Dân tộc Hungary”) Trong cuộc họp báo tổ chức tại Cung Tổng thống Sándor (Budapest) ngày Chủ nhật 24-2, ông Áder János tuyên bố: một văn bản rất quan trọng, vốn được giới sử học biết đến nhưng bản gốc tưởng chừng đã thất lạc từ lâu, đã được tìm thấy trong quá trình sắp xếp lại kho thư khố của Văn phòng Tổng thống Cộng hòa. Đó là thư từ chức mà Thủ tướng Nagy Ferenc (1903-1979) buộc phải viết trong cảnh bị cưỡng bức vào ngày 1-6-1947.
Theo lời Tổng thống Áder, qua tư liệu trên, có thể thấy rằng trong cơn thèm khát quyền lực của mình, Đảng Cộng sản Hungary (MKP) đã không chờ đợi vị thủ tướng đương nhiệm từ chức một cách hợp thức, mà bố trí cho nội các kế nghiệp Dinnyés “đăng quang” trước đó 1 ngày. Ông Áder cho rằng, do đó, có thể coi 1-6 là Ngày tưởng niệm các nạn nhân của CNCS, nhưng nếu nghĩ thêm một chút thì có thể thấy rằng bất cứ ngày nào trong năm cũng thích hợp để giữ vai trò này.
Tổng thống Hungary nói thêm: tưởng niệm các nạn nhân của CNCS, chúng ta không chỉ nhớ tới những người bị sát hại, tù đày hoặc xét xử trong những vụ án ngụy tạo, mà còn cần phải nhớ tới hàng trăm ngàn người bị tước đi khả năng được sống lương thiện, được mưu cầu hạnh phúc. Ông Áder nhắc lại: vụ phe cộng sản buộc thủ tướng Nagy Ferenc phải từ chức đã diễn ra theo kiểu một chuyện trinh thám chính trị.
Để hiểu câu chuyện, cần trở về những năm đầu sau Đệ nhị Thế chiến, Hungary còn tồn tại một vài năm trong thể chế dân chủ đa nguyên (Đệ nhị Cộng hòa) với sự tồn tại của nhiều đảng phái, trong đó, Đảng Tiểu chủ Độc lập (FKGP) có uy tín và sự ủng hộ cao nhất. Một thành viên của đảng đó, ông Nagy Ferenc đã được bầu làm thủ tướng và nhậm chức ngày 4-2-1946. (Một thành viên khác, ông Tildi Zoltán, được giữ cương vị Tổng thống Cộng hòa).
Bản gốc lá thư từ chức của Thủ tướng Nagy Ferenc, một tư liệu hết sức quý báu - Ảnh: index.hu
Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của Điện Kremlin, Đảng Cộng sản Hungary đã không từ một thủ đoạn nào để cướp chính quyền một cách bất hợp hiến. Có mặt tại cuộc họp báo kể trên, sử gia Ötvös István cho hay: những tranh luận chính trị tại Hungary năm 1947 được đặc trưng bởi bạo lực và sự đe dọa từ phía phe cộng sản, khởi đầu bằng những vụ án lớn được dàn dựng (để triệt hệ các chính khách không cộng sản).
Tháng 5, Thủ tướng Nagy Ferenc bị điều tra rồi bị hành hạ về cả tinh thần lẫn thể xác với lời buộc tội hết sức phi lý, rằng ông có âm mưu chống lại chính nội các của mình! Cuối tháng, trong khi đang đi nghỉ tại Thụy Sỹ, ông đã bị đe dọa rằng nếu không viết thư xin từ chức, con trai 5 tuổi ông đang bị bắt cóc sẽ gặp ngay hiểm. Lá thư ấy - mà bản gốc vừa được tìm thấy - bị ép ký “theo cách như trong phim mafia” vào buổi trưa 1-6-1947 trên cái chắn bùn xe hơi tại biên giới Thụy Sỹ.
Phân tích những sự kiện cách đây hơn nửa thế kỷ, sử gia Ötvös nhấn mạnh: chính phủ thay thế của ông Dinnyés Lajos đã nhậm chức một cách bất hợp pháp vào ngày 31-5, vì khi đó Thủ tướng Nagy Ferenc còn chưa ký thư từ chức gửi Tổng thống Tildy Zoltán. Sau khi ký, ông vẫn phải sống lưu vong cho đến cuối đời. Sử gia Ötvös nhận xét: thử nghĩ xem, có thể chờ đợi gì vào một thể chế đã dùng những phương tiện tệ hại như vậy để buộc chính thủ tướng của nó phải ra đi...
Với nghị quyết 58/2000. (VI. 16.) thông qua ngày 13-6-2000, ngày 25-2 được Quốc hội Cộng hòa Hungary coi là Ngày tưởng niệm các nạn nhân của các thể chế độc tài cộng sản. Ðó là ngày mà trước mốc thời gian đó tròn 53 năm, ông Kovács Béla (1908-1959), một chính khách rất có uy tín, dân biểu Quốc hội Hungary, Tổng thư ký Đảng Tiểu chủ Độc lập đã bị phe cộng sản tổ chức cho bắt bớ một cách phi pháp và đưa sang đày ải tại Liên Xô.
Sự kiện này đánh dấu việc Đảng Cộng sản Hungary - dựa vào hậu thuẫn là Moscow - chuẩn bị thanh toán các chính đảng khác để cướp chính quyền và giành quyền độc tôn tại Hung. Nó cũng làm “mở mắt” rất nhiều chính khách Hungary, khi ấy còn tin tưởng rằng hệ thống chính trị Hung sẽ theo con đường dân chủ. Bởi lẽ, Đảng Cộng sản Hungary - với quyết tâm “độc quyền chính trị” bằng mọi giá, kể cả (và thường dựa vào) những phương tiện phi pháp - không chấp nhận được con đường dân chủ ấy.
Trong dịp kỷ niệm 25-2 năm ngoái, theo thông cáo của Bộ Tư pháp và Hành chính công (KIM), ước tính, trên toàn thế giới có chừng hàng trăm triệu (riêng ở Ðông Âu khoảng 1 triệu) người đã thiệt mạng dưới các thể chế “cộng sản hiện thực” khác nhau, do đói khát, do bị hành quyết, trong ngục tù, trại tập trung cải tạo lao động. Con số những người bị vùi dập về thể xác và tinh thần trong những năm dưới chế độ cộng sản thì còn lớn hơn nhiều...
Trần Lê tổng hợp, theo Hãng Thông tấn Hungary MT
( Nhịp cầu thế giới )
Tổng thống Áder János: “Chủ nghĩa xã hội hình thành trong tội ác!” - Ảnh: Béres Attila (“Dân tộc Hungary”) Trong cuộc họp báo tổ chức tại Cung Tổng thống Sándor (Budapest) ngày Chủ nhật 24-2, ông Áder János tuyên bố: một văn bản rất quan trọng, vốn được giới sử học biết đến nhưng bản gốc tưởng chừng đã thất lạc từ lâu, đã được tìm thấy trong quá trình sắp xếp lại kho thư khố của Văn phòng Tổng thống Cộng hòa. Đó là thư từ chức mà Thủ tướng Nagy Ferenc (1903-1979) buộc phải viết trong cảnh bị cưỡng bức vào ngày 1-6-1947.
Theo lời Tổng thống Áder, qua tư liệu trên, có thể thấy rằng trong cơn thèm khát quyền lực của mình, Đảng Cộng sản Hungary (MKP) đã không chờ đợi vị thủ tướng đương nhiệm từ chức một cách hợp thức, mà bố trí cho nội các kế nghiệp Dinnyés “đăng quang” trước đó 1 ngày. Ông Áder cho rằng, do đó, có thể coi 1-6 là Ngày tưởng niệm các nạn nhân của CNCS, nhưng nếu nghĩ thêm một chút thì có thể thấy rằng bất cứ ngày nào trong năm cũng thích hợp để giữ vai trò này.
Tổng thống Hungary nói thêm: tưởng niệm các nạn nhân của CNCS, chúng ta không chỉ nhớ tới những người bị sát hại, tù đày hoặc xét xử trong những vụ án ngụy tạo, mà còn cần phải nhớ tới hàng trăm ngàn người bị tước đi khả năng được sống lương thiện, được mưu cầu hạnh phúc. Ông Áder nhắc lại: vụ phe cộng sản buộc thủ tướng Nagy Ferenc phải từ chức đã diễn ra theo kiểu một chuyện trinh thám chính trị.
Để hiểu câu chuyện, cần trở về những năm đầu sau Đệ nhị Thế chiến, Hungary còn tồn tại một vài năm trong thể chế dân chủ đa nguyên (Đệ nhị Cộng hòa) với sự tồn tại của nhiều đảng phái, trong đó, Đảng Tiểu chủ Độc lập (FKGP) có uy tín và sự ủng hộ cao nhất. Một thành viên của đảng đó, ông Nagy Ferenc đã được bầu làm thủ tướng và nhậm chức ngày 4-2-1946. (Một thành viên khác, ông Tildi Zoltán, được giữ cương vị Tổng thống Cộng hòa).
Bản gốc lá thư từ chức của Thủ tướng Nagy Ferenc, một tư liệu hết sức quý báu - Ảnh: index.hu
Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của Điện Kremlin, Đảng Cộng sản Hungary đã không từ một thủ đoạn nào để cướp chính quyền một cách bất hợp hiến. Có mặt tại cuộc họp báo kể trên, sử gia Ötvös István cho hay: những tranh luận chính trị tại Hungary năm 1947 được đặc trưng bởi bạo lực và sự đe dọa từ phía phe cộng sản, khởi đầu bằng những vụ án lớn được dàn dựng (để triệt hệ các chính khách không cộng sản).
Tháng 5, Thủ tướng Nagy Ferenc bị điều tra rồi bị hành hạ về cả tinh thần lẫn thể xác với lời buộc tội hết sức phi lý, rằng ông có âm mưu chống lại chính nội các của mình! Cuối tháng, trong khi đang đi nghỉ tại Thụy Sỹ, ông đã bị đe dọa rằng nếu không viết thư xin từ chức, con trai 5 tuổi ông đang bị bắt cóc sẽ gặp ngay hiểm. Lá thư ấy - mà bản gốc vừa được tìm thấy - bị ép ký “theo cách như trong phim mafia” vào buổi trưa 1-6-1947 trên cái chắn bùn xe hơi tại biên giới Thụy Sỹ.
Phân tích những sự kiện cách đây hơn nửa thế kỷ, sử gia Ötvös nhấn mạnh: chính phủ thay thế của ông Dinnyés Lajos đã nhậm chức một cách bất hợp pháp vào ngày 31-5, vì khi đó Thủ tướng Nagy Ferenc còn chưa ký thư từ chức gửi Tổng thống Tildy Zoltán. Sau khi ký, ông vẫn phải sống lưu vong cho đến cuối đời. Sử gia Ötvös nhận xét: thử nghĩ xem, có thể chờ đợi gì vào một thể chế đã dùng những phương tiện tệ hại như vậy để buộc chính thủ tướng của nó phải ra đi...
Với nghị quyết 58/2000. (VI. 16.) thông qua ngày 13-6-2000, ngày 25-2 được Quốc hội Cộng hòa Hungary coi là Ngày tưởng niệm các nạn nhân của các thể chế độc tài cộng sản. Ðó là ngày mà trước mốc thời gian đó tròn 53 năm, ông Kovács Béla (1908-1959), một chính khách rất có uy tín, dân biểu Quốc hội Hungary, Tổng thư ký Đảng Tiểu chủ Độc lập đã bị phe cộng sản tổ chức cho bắt bớ một cách phi pháp và đưa sang đày ải tại Liên Xô.
Sự kiện này đánh dấu việc Đảng Cộng sản Hungary - dựa vào hậu thuẫn là Moscow - chuẩn bị thanh toán các chính đảng khác để cướp chính quyền và giành quyền độc tôn tại Hung. Nó cũng làm “mở mắt” rất nhiều chính khách Hungary, khi ấy còn tin tưởng rằng hệ thống chính trị Hung sẽ theo con đường dân chủ. Bởi lẽ, Đảng Cộng sản Hungary - với quyết tâm “độc quyền chính trị” bằng mọi giá, kể cả (và thường dựa vào) những phương tiện phi pháp - không chấp nhận được con đường dân chủ ấy.
Trong dịp kỷ niệm 25-2 năm ngoái, theo thông cáo của Bộ Tư pháp và Hành chính công (KIM), ước tính, trên toàn thế giới có chừng hàng trăm triệu (riêng ở Ðông Âu khoảng 1 triệu) người đã thiệt mạng dưới các thể chế “cộng sản hiện thực” khác nhau, do đói khát, do bị hành quyết, trong ngục tù, trại tập trung cải tạo lao động. Con số những người bị vùi dập về thể xác và tinh thần trong những năm dưới chế độ cộng sản thì còn lớn hơn nhiều...
Trần Lê tổng hợp, theo Hãng Thông tấn Hungary MT
( Nhịp cầu thế giới )
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!