Quanlambao - Xung quanh bài viết "Tứ đại ngu của ông Dương Trung Quốc" của ĐBQH Hoàng Hữu Phước, ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc dùng blog cá nhân để đánh giá, nhận xét đại biểu khác bằng những lời lẽ thóa mạ, thiếu tôn trọng như dùng từ “ngu”, “ngậm miệng lại”... thì không thể chấp nhận được.
Ông Lê Như Tiến (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):"Quốc hội nên có ý kiến về đề nghị bãi nhiệm đại biểu Hoàng Hữu Phước
Tôi cho rằng việc các đại biểu Quốc hội tranh luận, trao đổi với nhau là chuyện bình thường, sẽ làm tăng sức hấp dẫn và tính dân chủ trong sinh hoạt nghị trường. Tuy nhiên, việc dùng blog cá nhân để đánh giá, nhận xét đại biểu khác bằng những lời lẽ thóa mạ, thiếu tôn trọng như dùng từ “ngu”, “ngậm miệng lại”... thì không thể chấp nhận được. Đây là việc chưa có tiền lệ trong sinh hoạt nghị trường ở VN. Là người theo dõi lĩnh vực văn hóa, tôi cho rằng sẽ có nhiều người không đồng tình với cách làm của đại biểu Hoàng Hữu Phước. Cách làm này không thể chấp nhận đối với một người bình thường chứ chưa nói anh Phước là một đại biểu Quốc hội.
Tôi có đọc trên các diễn đàn mạng thì có những ý kiến đề nghị bãi nhiệm đại biểu Hoàng Hữu Phước. Tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm của Quốc hội nên có ý kiến về vấn đề này. "
* Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM):
Hành vi vi phạm pháp luật dân sự
Theo quy định tại điều 1 của quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ban hành kèm theo nghị quyết số 08/2002/QH11 của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ hai thì đại biểu Quốc hội không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Chính vì vậy đại biểu Quốc hội phải cẩn trọng hơn trong hành vi, ngôn ngữ của mình.
Điều này càng được khẳng định hơn tại điều 3 của quy chế là đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có nhiệm vụ tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân và người thân trong gia đình chấp hành pháp luật, tham gia quản lý nhà nước. Nếu đại biểu Quốc hội vi phạm pháp luật, không tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng cũng tức là xúc phạm danh dự, uy tín của nhân dân, của Nhà nước.
Việc đại biểu Quốc hội xúc phạm một đại biểu Quốc hội khác trên một trang cá nhân và để chế độ công cộng cho mọi người cùng xem, theo tôi, là hành vi vi phạm pháp luật dân sự mà cụ thể là vi phạm vào điều 37 của Bộ luật dân sự 2005 về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân.
Theo đó, mỗi cá nhân đều có nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của các cá nhân khác và pháp luật sẽ bảo vệ quyền này. Một công dân nói xấu một công dân khác tại nơi công cộng thì đó chỉ là sự vi phạm pháp luật dân sự, nhưng nếu là một đại biểu Quốc hội nói xấu một đại biểu Quốc hội khác thì rõ ràng bên cạnh việc vi phạm pháp luật, quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội, vị đại biểu đó còn xúc phạm đến một hình tượng đại diện cho nhân dân khác, cũng như làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Quốc hội.
(Tuổi trẻ)
GS Nguyễn Minh Thuyết: Chẳng ai dại mà giật dây cho... 'tứ đại ngu'
- Những ngày qua, dư luận xôn xao vì bài viết “Tứ đại ngu” của ĐBQH Hoàng Hữu Phước xúc phạm ĐBQH Dương Trung Quốc. Từ đây, vấn đề “văn hóa nghị trường” lại được mang ra mổ xẻ.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII dành cho Petrotimes một cuộc phỏng vấn về “văn hóa nghị trường” và về sự cố “tứ đại ngu” đang gây xôn xao dư luận.
Petrotimes: Từng làm việc nhiều năm ở nghị trường, ông nhìn nhận thế nào về việc ĐBQH Hoàng Hữu Phước chỉ trích ĐBQH Dương Trung Quốc trên mạng internet?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đã từng nghe ĐB Hoàng Hữu Phước phát biểu về vấn đề xây dựng Luật Biểu tình trước đây, rồi đọc một vài trang trên blog của ông ấy, trong đó có chuyện gửi thư tự giới thiệu mình với ông Saddam Hussen để… tạo thế hợp tung chống Mỹ.
Vì vậy, tôi không ngạc nhiên về bài viết của ông Phước công kích ĐB Dương Trung Quốc. Tôi chỉ thấy đáng buồn.
Petrotimes: Buồn vì điều gì, thưa ông?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Có thể nói ĐBQH Hoàng Hữu Phước đã hành xử một cách lỗ mãng, không phù hợp với chuẩn mực giao tiếp thông thường chứ chưa nói đến văn hóa nghị trường.
Một người mắng người khác là ngu, đại ngu,… thì chỉ có thể gặp ở… ngoài đường. Còn một ĐBQH dùng blog để phỉ báng một ĐB khác thì có thể nói là từ ngày tôi có đủ nhận thức để theo dõi hoạt động của Quốc hội đến nay, chưa bao giờ thấy có hiện tượng như thế này.
Đặc biệt, khi nói đến vấn đề mại dâm, ĐB Hoàng Hữu Phước đã dùng quá nhiều câu chữ phản cảm, “chợ búa”. Mặc dù đã biết ít nhiều về cách suy nghĩ, nói năng khác thường của ông, tôi cũng thấy thật khó lý giải.
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không ngạc nhiên về bài viết công kích của ông Phước
Trong cuộc sống, mọi người đều có thể có những ý kiến khác nhau, thậm chí có thể nảy sinh mâu thuẫn với nhau. Nhưng chỉ những người kém văn hóa mới dùng những lời lẽ nặng nề phỉ báng nhau.
Người có cách hành xử văn hóa thì phải dùng lý lẽ để trao đổi với nhau để nếu không đi đến thống nhất cũng hiểu được quan điểm của nhau.
Petrotimes: Theo ông, cái chưa được ở đây là nội dung chỉ trích hay là cách chỉ trích?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi là cả 2. Về cách chỉ trích thì không phù hợp đạo lý đã đành, nội dung chỉ trích cũng thể hiện hiểu biết của ĐB Phước về pháp luật hết sức hạn chế.
Khi ĐB Phước công kích ĐB Dương Trung Quốc về chuyện chất vấn Thủ tướng tại kỳ họp vừa qua thì ĐB Phước đã làm trái quy định tại điều 49 Luật Tổ chức Quốc hội. Điều 49 quy định ĐB có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, v.v…và người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề ĐB nêu. Như vậy, ĐB Dương Trung Quốc đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của ĐBQH về chất vấn thành viên Chính phủ. Vì thế, không thể nói ông Dương Trung Quốc “hỗn xược”.
Bên cạnh đó, ông Phước hình như quên rằng điều 46 Luật Tổ chức QH quy định ĐB phải gương mẫu trong việc chấp hành hiến pháp và pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng.
"Sáng nay, tôi thấy báo chí đã dẫn lời ông Phước xin lỗi ông Dương Trung Quốc. Nhưng tôi thật lấy làm thất vọng khi đọc lời nhận lỗi này"
GS Nguyễn Minh Thuyết
Nếu không cẩn thận thì không chừng, ĐB Phước còn vi phạm cả quy định của Bộ luật Hình sự khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Petrotimes: Những chỉ trích này có liên quan gì đến quy định của luật hình sự, thưa ông?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Điều 121 Bộ Luật hình sự đã quy định rõ về tội “làm nhục người khác”. Ông Phước phỉ báng ông Dương Trung Quốc dựa trên những phát biểu của ông Quốc tại Quốc hội. Lúc đó ông Dương Trung Quốc không phát biểu với tư cách một công dân bình thường mà với tư cách một người đang thi hành công vụ. Miệt thị, xúc phạm nhân phẩm người đang thi hành công vụ là tình tiết tăng nặng.
Petrotimes: Ông đánh giá thế nào về những phát biểu trước đó của ĐB Hoàng Hữu Phước trước Quốc hội?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Thực tình, trong các kỳ họp Quốc hội, ĐB Phước không phải là người có những ý kiến sâu sắc, được báo chí trích dẫn nhiều. Tôi chỉ biết tên ĐB Hoàng Hữu Phước khi nghe ông phát biểu tại kỳ họp thứ 2 về việc xây dựng Luật Biểu tình, trong đó có nói dân ta dân trí thấp nên chưa thể ban hành luật này. Vì những lời lẽ xúc phạm cử tri như vậy, khi về tiếp xúc cử tri sau kỳ họp ở TPHCM, ông Phước đã bị cử tri chất vấn. Lúc đó ông Phước đã phải nói với cử tri hãy coi mình là con cháu và bỏ qua cho những sai sót đó.
Đáng lẽ sau khi nhận sai như vậy ông phải sửa chữa, nhưng đến giờ ông vẫn nói lại những chuyện đó như thể mình đúng.
Một điều nữa cũng khiến tôi buồn là buồn cho cử tri Thành phố HCM. Đại diện cho thành phố phát triển hàng đầu của đất nước, nơi tập trung rất nhiều nhân tài lẽ ra phải là những ĐB nếu không xuất sắc thì cũng không nên gây ra nhiều sự cố như vậy.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước
Theo tôi, một khi đã trở thành ĐBQH tức là một nhà hoạt động chính trị thì từ công việc đến lời ăn tiếng nói, cuộc sống riêng tư phải hết sức giữ gìn. Thậm chí thôi làm ĐB rồi vẫn phải giữ gìn. Những phát ngôn của ĐB về ĐB khác, về tổ chức trong nước và nước ngoài càng không thể tùy tiện được.
Tôi cũng đã đọc trên mạng bài ông Phước phỉ báng một cơ quan truyền thông nước ngoài sau khi họ phỏng vấn ĐB Dương Trung Quốc về bài viết xúc phạm danh dự ĐB này. Tôi cho rằng đánh giá của mọi người về một cơ quan truyền thông có thể rất khác nhau, thích hay không thích là chuyện bình thường. Nhưng việc một ĐBQH đương nhiệm của Việt Nam phỉ báng một cơ quan truyền thông nước ngoài có lịch sử hàng trăm năm sẽ làm người ta hiểu sai về đường lối đối ngoại của chúng ta – là muốn làm bạn với tất cả các nước.
Nếu ông Phước đăng bài này trên báo, ông có thể bị lôi kéo vào một vụ kiện rất rắc rối.
Petrotimes: Theo ông, vụ việc này nên giải quyết theo hướng nào?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đã trả lời báo chí, khẳng định ĐBQH không được xúc phạm lẫn nhau. Ở QH một số nước có ủy ban đạo đức của đại biểu, xem xét các trường hợp ĐBQH vi phạm đạo đức để đưa ra mức kỷ luật. QH nước ta không có ủy ban này nhưng có Ban Công tác ĐB thuộc UB Thường vụ QH.
Theo tôi, Ban công tác ĐB của UB Thường vụ QH cần có ý kiến chính thức về vấn đề này để từ nay trở đi không còn những chuyện đáng xấu hổ thế này nữa.
Đặc biệt, người có vai trò quan trọng nhất với ĐB chính là cử tri. Cử tri là “ông sếp” của ĐB, có quyền giám sát ĐB, thậm chí kiến nghị và bỏ phiếu miễn nhiệm đối với ĐB do mình bầu ra. Trước hết, đại diện cho cử tri là Ủy ban MTTQ TP HCM, cơ quan đã hiệp thương thống nhất giới thiệu ông Phước (người tự ứng cử), cũng cần bày tỏ thái độ về ĐB của mình.
Petrotimes: Ở một số nước như Hàn Quốc, Ukraina… có hiện tượng nghị sỹ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” ngay trong Quốc hội. Việc các đại biểu ở nước ta có lời lẽ xúc phạm nhau có phải là bước khởi đầu đi theo xu hướng này không, thưa ông?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: QH mỗi nước có quy định và thông lệ của mình. Ở nước ta, cả văn hóa truyền thống lẫn pháp luật đều không chấp nhận ĐBQH nói năng lỗ mãng, càng không cho phép ĐB lăng mạ nhau.
Hiện tượng của ĐB Hoàng Hữu Phước chỉ là cá biệt. Do đó, tôi không nghĩ là ĐBQH nước ta đang có xu hướng “cởi mở” như ở một số nước đã nêu.
Petrotimes: Vậy, hiện tượng “tứ đại ngu” đang phản ánh điều gì, thưa ông?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, nó chỉ phản ánh sự khác thường trong tính cách của ông Phước. Nhưng nhìn rộng ra, khi một số người trong chúng ta muốn “đè bẹp” những người có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với chủ kiến của mình bằng cách nói xấu họ, bới móc đời tư của họ thì điều đó đã tạo ra tiền đề để phát triển hiện tượng mà nhà báo gọi là “tứ đại ngu” này.
Petrotimes: Theo ông thì câu chuyện này có gì bất thường không?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cho rằng chuyện này chỉ xuất phát từ sự thiếu lịch duyệt, kém hiểu biết của ĐB cụ thể, chứ không như một số người suy diễn là có ai đó đứng đằng sau. Đứng đằng sau để làm thầy những người như thế thì … quá dại.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Petrotimes: Theo ông, trong tình huống này, đại biểu Hoàng Hữu Phước cần phải làm gì?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Sáng nay, tôi thấy báo chí đã dẫn lời ông Phước xin lỗi ông Dương Trung Quốc. Nhưng tôi thật lấy làm thất vọng khi đọc lời nhận lỗi này : “Tôi thừa nhận là phương pháp tranh luận của mình sai khi đưa lên blog. Chính vì phương pháp sai này tôi có lời xin lỗi cá nhân ông Dương Trung Quốc. Lẽ ra với những chỉ trích như vậy, tôi có thể viết một bức thư gửi Thường vụ QH, hay viết bài không ghi tên ông mà chỉ nêu quan điểm, theo dạng blog thì chắc là không có chuyện gì.”
Không hiểu khi nhận được bức thư với những lời chỉ trích kém văn hóa như vậy, UB Thường vụ QH có hiểu là chính mình cũng bị ĐB Hoàng Hữu Phước xúc phạm không?
Tôi càng thất vọng khi nghe ông Phước trần tình với báo chí là ông không lường trước được phản ứng mạnh mẽ của công luận về bài viết của mình. Một người đã dấn thân vào con đường chính trị mà nhìn nhận một việc nhỏ cũng không ra thì hoạt động chính trị thế nào? Câu hỏi này chắc phải nhờ cử tri TP HCM hỏi giúp vị ĐB của mình.
Petrotimes: Xin cho biết đánh giá của ông về ĐBQH Dương Trung Quốc?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đã hoạt động cùng ĐBQH Dương Trung Quốc hai khóa liền, tôi thấy ông ấy là một người sắc sảo và lịch lãm. Không phải mọi ý kiến của ĐB Dương Trung Quốc tôi đều đồng tình nhưng những vấn đề ông Quốc nêu lên đều là những vấn đề cử tri rất quan tâm, và về phương pháp tư duy, ông Quốc thường có cách nhìn độc đáo, mới mẻ, đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. Không chỉ tôi mà công chúng nói chung đều đánh giá cao ĐB Dương Trung Quốc.
Ở khóa XII, tôi với ông Quốc cùng hoạt động trong Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội. Cũng có trường hợp chúng tôi không đồng quan điểm nhưng đều trao đổi thẳng và rất thoải mái. Không có chuyện cãi cọ hay lăng mạ nhau như thế này!
Tôi xin nhắc lại, đây là lần đầu tiên tôi thấy hiện tượng này ở Quốc hội của chúng ta.
Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi!
Hoàng Thắng
Các phát biểu ngu của ông Nghị tác giả "Tứ Đại Ngu"
Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đã từng có những phát ngôn làm nóng các kì họp của Quốc hội khóa XIII. Và mới đây, bài viết “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ (Tứ đại ngu)” trên trang blog cá nhân của ông nhằm vào đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, không chỉ tạo nên làn sóng trong giới chính trị gia mà còn trong cả cộng đồng người Việt.
Tờ báo Thanh Niên dẫn nguồn: sáng 18.2, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có cuộc họp với đại biểu Hoàng Hữu Phước về bài viết Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ.
Tại cuộc họp, ông Phước thừa nhận bài viết trên là của mình và cách thức tranh luận trong bài viết là không phù hợp. Trước mắt, ông đã gỡ bỏ bài viết khỏi trang web của ông và sẽ phản hồi về vấn đề này, công khai trên báo chí cùng việc gửi lời xin lỗi ông Dương Trung Quốc.
Liên quan đến tranh luận này, lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội cũng cho rằng bài viết nói trên không phù hợp với văn hóa nghị trường Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, việc dùng blog để công kích (mang tính cá nhân) các đại biểu khác là không nên. Nếu không cùng quan điểm, các đại biểu có thể gửi thư về đoàn đại biểu địa phương, Thường vụ Quốc hội để nêu rõ quan điểm của mình, hoặc thẳng thắn tranh luận trực tiếp tại nghị trường.
Thân thế của ĐBQH Hoàng Hữu Phước
Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước, Thạc sĩ kinh doanh quốc tế, Cử nhân Anh văn, sinh năm 1957, quê gốc Nam Định. Ông sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Từ năm 1976 – 1981, Hoàng Hữu Phước học lớp Anh văn, khoa Ngữ văn nước ngoài, trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tại cơ sở 2, đường Đinh Tiên Hoàng, Q1 (bây giờ là Đại học KHXH & Nhân văn).
Sau đó trở thành giáo viên Anh văn tại Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh từ năm 1982 đến năm 1988. Từ năm 1988 đến năm 2005, ông làm việc cho nhiều thể chế của các công ty, tổ chức nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2006 đến nay, ông là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Tư vấn - Đầu tư Doanh thương Mỹ Á.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước (ảnh: internet).
Năm 2011, ông Phước được Mặt trận Tổ quốc TP. Hồ Chí Minh giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII, tại đơn vị bầu cử Quận 1, 3 và 4. Trong chương trình hành động của mình, ông cam kết: “Sau khi trúng cử sẽ tích cực thực hiện tốt vai trò Đại biểu Quốc hội tại địa phương, tích cực gần gũi, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, giải đáp các thắc mắc của cử tri; tham gia cùng cơ quan chức năng tiếp cận, ghi nhận sự việc, giải tỏa bức xúc của dân ngay khi xảy ra tập trung khiếu kiện đông người tại thành phố Hồ Chí Minh để bảo đảm tình hình an ninh trật tự”.
Trên bình diện quốc gia, ông cam kết sẽ tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; đóng góp ý kiến xây dựng Nhà nước và chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh và hiện đại hóa quân đội”. Kết quả, ông đã nhận được 52,49% số phiếu hợp lệ và trúng cử đại biểu Quốc hội.
Là thạc sỹ kinh doanh Quốc tế, giỏi tiếng Anh, có uy tín trong giới kinh doanh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tham mưu phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh doanh, chiến lược kinh doanh, nhiều năm nay, ông Hoàng Hữu Phước đã âm thầm tư vấn, hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp, các tỉnh nghèo.
Những phát ngôn “hâm nóng” nghị trường
Tại các kì họp của Quốc hội khóa XIII, trên các báo như Tuổi trẻ, Thanh niên, Dân trí, VOV online, Sài Gòn giải phóng… đã cập nhật chi tiết phát biểu của đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri các địa phương bàn về các dự án Luật được Quốc hội đưa ra. Tại đây, đại biểu Hoàng Hữu Phước đã có 1 số phát biểu gây sự chú ý trên nghị trường.
* Thảo luận về Luật Biểu tình
Trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày 17/11/2011, ông đã “Kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này”, vì những lý do như sau:
Trong dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề xuất đưa Luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị. Phát biểu tại Quốc hội, vị đại biểu này đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình: “Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình…”.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước) đã thực sự làm "nóng" hội trường khi thẳng thắn đề nghị không đưa Luật Lập hội và Luật Biểu tình vào Chương trình xây dựng pháp luật.
Theo đại biểu Hoàng Hữu Phước, với trình độ dân trí và điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, việc cho ra đời Luật Biểu tình là chưa cần thiết, thậm chí rất dễ bị một số đối tượng lợi dụng.
“Tập họp đông người ngoài trời thường là hại nhiều hơn lợi, gây tắc đường, ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của nhiều người dân. Nếu trưng cầu ý kiến, tôi tin rằng đa số công dân sẽ không đồng ý Luật Biểu tình vì tính chất dễ gây tổn thương của nó”, đại biểu Hoàng Hữu Phước khẳng định.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (bên trái) và Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước (ảnh: internet).
Để đề xuất của mình có sức thuyết phục trước Quốc hội, ông Hoàng Hữu Phước đã lấy dẫn chứng những cuộc biểu tình cả trong và ngoài nước. Ví như: “Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây ở TP. HCM chống đường lưỡi bò tôi đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng nguyền rủa, thóa mạ, văng tục đầy đe dọa những người đang tập hợp mà ta gọi là biểu tình ấy”.
Hay “Ở đất nước có nền văn học hoàng kim, mặt trời không bao giờ lặn trên cương thổ vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, cuộc biểu tình tháng 8 vừa qua tại Luân Đôn và lan ra một số thành phố lớn khác đã biến thành bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà, làm ô danh đất nước”.
Rồi “Cuộc biểu tình chiếm phố Wall suốt 2 tháng nay tại NewYork và hơn 20 thành phố lớn ở Mỹ vừa bị cảnh sát ra tay dẹp do tình trạng bẩn thỉu, mất vệ sinh, ẩu đả, trộm cắp và hiếp dâm xảy ra tại các nơi biểu tình làm ô danh nước Mỹ”.
Ngược dòng thời gian thì: “Kể từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức nhằm phản đối Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan áp bức nhân dân Ấn Độ, mãi cho đến những năm 60 của thế kỷ trước từ ngữ “biểu tình” mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại Chính phủ Kennedy đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam...”.
Và: “Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ nước mình. Khi một triệu người dân Mỹ đổ về thủ đô Washington tháng 9 năm 2009 họ chống lại Tổng thống Obama, gọi ông là kẻ có dã tâm, biến Hoa Kỳ thành quốc gia xã hội chủ nghĩa, bày ra kế sách bảo hiểm y tế vì người nghèo...”.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân…”.
Sau những dẫn chứng rất cụ thể ấy, trước khi kết thúc bài phát biểu của mình, đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước một lần nữa nhấn mạnh: “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”.
* Thảo luận về dự án Luật phòng, chống rửa tiền
Hoạt động rửa tiền ngày nay không chỉ diễn ra trong các giao dịch ngân hàng mà có thể là trong mua bán bất động sản, chứng khoán, tham nhũng và thậm chí là mua bán ma túy... Nhận định trên được khá nhiều các đại biểu đưa ra tại buổi thảo luận tổ về dự án Luật Phòng chống rửa tiền ngày 9/11/2012.
Từ kinh nghiệm làm việc với các công ty tài chính quốc tế, ĐB Hoàng Hữu Phước (TPHCM) cho rằng, việc ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền “có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp tài chính”.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng, Luật Phòng, chống rửa tiền nên được thông qua càng sớm càng tốt bởi, ngay trong quy mô một doanh nghiệp, vấn đề này cũng được đặc biệt quan tâm từ nhiều năm trước.
“Năm 2002 tôi làm giám đốc nhân sự của công ty Manulife nhưng đã phải căng đầu ra để làm các nội dung xoay quanh phòng, chống rửa tiền, chứng tỏ lãnh đạo các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài họ rất chú ý đến loại tội phạm này”, đại biểu Phước nói.
* Thảo luận về dự thảo luật sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân
Chiều 5/11/2012, thảo luận ở tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, hầu hết các đại biểu Quốc hội đều đề nghị nên áp dụng Luật sửa đổi từ ngày 1/1/2013, thay vì 1/7/2013 như đề xuất của Chính phủ.
Nhiều đại biểu đồng tình cho rằng nâng mức giảm trừ cho người đóng thuế lên mức 9 triệu đồng/tháng (hiện tại 4 triệu đồng) là phù hợp.
Nhìn ở khía cạnh khác, Đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng, dù mức giảm trừ gia cảnh là 3,6 hay 4,5 triệu thì mỗi khi tăng lương cho người lao động hoặc giảm trừ… thì dường như lúc nào chúng ta cũng chạy theo sự tăng giá thị trường. Dù được tạo nhiều thuận lợi hơn nhưng người lao động cũng vẫn vất vả chạy theo chi tiêu hàng ngày. Vì thế, Nhà nước cần thiết có chính sách vĩ mô để không làm giảm tác dụng những nỗ lực nhằm gia tăng thu nhập cho người lao động.
Cùng với đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang, ông Hoàng Hữu Phước đề xuất nâng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 4,5 triệu đồng/người/tháng, thay vì 3,6 triệu đồng/người/tháng như đề xuất của Chính phủ (hiện nay là 1,6 triệu đồng/người/tháng).
“Các khó khăn như tờ trình của Chính phủ nêu hoàn toàn có thể gỡ, trong tầm tay, do vậy cần quyết tâm khắc phục để kịp áp dụng từ 1/1/2013” - đại biểu Hoàng Hữu Phước nói.
* Thảo luận về Luật Thủ đô
Chiều 27/10/2012, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thủ đô. Nhiều ĐB Quốc hội bày tỏ quan điểm cần xem xét thấu đáo hơn khi chọn Khuê Văn Các (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) là biểu tượng của Thủ đô.
Khuê Văn Các - biểu tượng của Thủ đô (Ảnh minh họa).
ĐB Hoàng Hữu Phước lại có quan điểm khác về vấn đề này. “Tôi ủng hộ biểu tượng Khuê Văn Các. Chùa Một Cột là một phiên bản, còn Tháp Rùa nhìn quen mắt, nhưng không có người ở, không ý nghĩa bằng Khuê Văn Các. Đây là công trình do một đấng minh quân xây dựng, vừa khuyến học, vừa ghi danh nhân tài, nên làm”.
Quốc hội biểu quyết riêng điều luật quy định về biểu tượng thủ đô, có 385 đại biểu tán thành, 74 đại biểu không tán thành, 9 đại biểu không biểu quyết. Trước đó, khi lấy phiếu ý kiến đại biểu Quốc hội đã có 307/363 đại biểu tán thành với lựa chọn hình ảnh Khuê Văn Các làm biểu tượng của thủ đô.
Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá sáng 16/11/2012, các đại biểu Quốc hội nhất trí là cần thiết phải ban hành luật này song lại băn khoăn về tính khả thi của nhiều quy định trong dự thảo.
“Khi chúng ta nhìn lại tỉ lệ nộp ngân sách năm 2011 mà Nhà nước ấn định cho Vinataba là 15.000 tỉ và nhìn lại tốc độ sản xuất của họ là 5 tỉ bao/năm, trong đó có 1 tỉ bao dành cho xuất khẩu. Chúng ta cũng nhìn lại hằng năm như vậy có 800 triệu bao được nhập lậu vào Việt Nam gây thất thu 4.000 tỉ đồng. Nếu chúng ta tăng cường bài trừ, gọi là phòng, chống thuốc lá thì nên đặt lại chỉ tiêu ngân sách thấp hơn cho Vinataba kể từ năm 2012” - ĐB Hoàng Hữu Phước nói.
"Quy định buộc làm mờ hình ảnh diễn viễn hút thuốc là hợp lý, hợp thời" (Ảnh minh họa).
Về vấn đề sử dụng hình ảnh diễn viên… hút thuốc lá, đại biểu Hoàng Hữu Phước nêu dẫn chứng để thấy quy định buộc làm mờ hình ảnh diễn viễn hút thuốc là hợp lý, hợp thời.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng, việc sử dụng hình ảnh diễn viên cầm điếu thuốc lá để biểu đạt dụng ý nào đó đã lỗi thời. “Thời Nguyễn Chánh Tín cầm điếu thuốc lá để biểu đạt nội tâm đã qua. Phim ảnh Hollywood ngày nay không còn cảnh sử dụng thuốc lá điếu. Nếu có cũng dụng ý người sử dụng thuốc lá đều là diễn viên thật mập, hoặc thật gày gò, ốm yếu, làm sao cho điếu thuốc không tôn lên vẻ sang trọng hay vẻ đẹp của người diễn. Nếu không phải nhân vật chính thì người diễn viên cũng vào vai một tên lưu manh, phản diện. Kết quả của những diễn viên hút thuốc cũng không có hậu, anh ta sẽ bị bắn hạ”.
Và mới đây nhất, là bài viết “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ (Tứ đại ngu)” trên trang blog cá nhân được cho là của đại biểu Quốc hội TP. HCM Hoàng Hữu Phước nhằm vào đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Bài viết không chỉ tạo nên làn sóng trong giới chính trị gia mà còn trong cả cộng đồng người Việt. Nhiều cử tri thậm chí còn đề nghị đoàn đại biểu TP. HCM xem xét tư cách, đạo đức văn hóa ứng xử của ông đại biểu phát biểu thiếu suy nghĩ trong bài viết “tứ đại ngu” nếu đây đúng là blog của ông và do ông viết.
(GDVN)
“Vụ việc của đại biểu Phước khá nghiêm trọng về văn hóa ứng xử!”
(Dân trí) - “Ở Quốc hội lâu nay, việc các đại biểu có ý kiến trái ngược nhau là chuyện bình thường nhưng chì chiết, thóa mạ nhau một cách nặng nề như blog của đại biểu Phước thì chưa có tiền lệ. Tôi cho rằng đó là vấn đề khá nghiêm trọng trong văn hóa ứng xử…"
Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Lê Như Tiến trao đổi về việc đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đăng bài viết “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ” (tứ đại ngu) trên blog cá nhân vừa qua.
Bài viết về đại biểu Dương Trung Quốc đăng trên blog của đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đã làm nóng dư luận những ngày đầu năm mới vừa qua. Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về sự việc?
Tôi đã đọc bài viết đăng trên blog Hoàng Hữu Phước và hơn 200 comment của độc giả đã phát biểu. Thực ra tôi thấy rất đáng tiếc nếu đó là sự thật. Tôi vẫn hi vọng khả năng có một kẻ nào đó đã mạo danh đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước để viết bài như vậy chứ không phải đại biểu. Nhưng khi đại biểu Phước xác nhận đây đúng là phát ngôn của mình thì đó là điều rất đáng buồn.
Việc một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau giữa các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là việc rất bình thường. Các ý kiến khác nhau qua tranh luận là để tiệm cận đến chân lý, đó là điều rất tốt. Từ ý kiến khác nhau, tranh luận khác nhau như vậy mà dẫn đến bài viết như vừa qua mới là điều không bình thường. Không bình thường ở chỗ người viết dùng ngôn từ không phù hợp, ngay cả với một người bình thường chứ không nói gì đến người có vị trí đại diện cho dân như ĐBQH. Là người thay mặt nhân dân để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước càng cần sự cẩn trọng trong mỗi lời nói, mỗi phát biểu.
Đọc các ý kiến phản hồi của người đọc tôi cũng thấy yêu cầu về việc xử lý của các cơ quan có trách nhiệm như đoàn ĐBQH TPHCM, Ban công tác đại biểu của QH hay UB Thường vụ QH có thái độ gì. Họ có lý khi đặt vấn đề đó vì ứng xử với nhau cần có văn hóa, ngôn từ, lời lẽ sâu sắc nhưng lịch sự, luôn tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng người khác. Đó là văn hóa cần có của mỗi người. Nhiều đại biểu tôi biết phát biểu những vấn đề rất gai góc trên nghị trường nhưng ngôn từ nói rất chừng mực, tế nhị, có văn hóa. Tôi cho là việc có văn hóa trong ứng xử, phát ngôn, trong lời nói hoặc giao tiếp với nhau rất quan trọng đối với ĐBQH.
Có thể ý kiến các đại biểu từ những góc nhìn khác nhau về một vấn đề nhưng không thể vì thế mà dùng những ngôn từ để thóa mạ, mạt sát hay hạ nhục nhau. Điều đó hoàn toàn không nên.
Chưa đặt vấn đề đúng sai về nội dung thì những ngôn từ trong bài viết có thể nhìn nhận thế nào, thưa ông?
Việc người viết dùng từ “đại ngu” để nói về người khác là một từ rất mạnh, ngay với những người bình thường, thậm chí những người có trình độ rất thấp cũng không dùng với nhau, không thiếu những cách nói khác để thể hiện. Vậy mà nói nặng nề kiểu “đại ngu”, “tứ đại ngu”, nói ngụ ý kiến thức của đồng nghiệp thấp, ít học… thì hết sức không nên. Trong bài viết cũng rất nhiều từ ngữ khác mang tính chất thóa mạ như “loạn ngôn”, “hiếu chiến”, “háo thắng”, "bất tri vô trí”, loạn ngôn, loạn hành, loạn trí, “Dương Trung Quốc đã nói xằng bậy”, “tự làm lộ cho toàn dân biết mình không biết ngoại ngữ trong khi bản thân là một nhà sử học”, “danh xưng nhà đĩ học bên cạnh nhà sử học”… là quá nặng nề, đến mức rất phản cảm. Không thể dùng những từ này để nói về một ĐBQH, một người đồng nghiệp với mình.
Tình huống xấu nhất đã được xác định - đây chính là phát ngôn của đại biểu Hoàng Hữu Phước. Vấn đề đặt ra là Quốc hội hiện tại có cơ chế, quy định nào về điều kiện, giới hạn của việc nêu những ý kiến khác nhau đối với mỗi ĐBQH như này?
Các đại biểu có rất nhiều cách để trao đổi, để truyền thông điệp của mình. Trên diễn đàn QH, trong các cuộc họp tổ, trao đổi trực tiếp với nhau đại biểu không thiếu cơ hội để đăng ký phát biểu, thậm chí phản biện nhau, nêu quan điểm trái chiều nhau là chuyện bình thường. Ngoài ra, các đại biểu hoàn toàn có thể gửi thư, viết mail trao đổi, gọi diện tranh luận… Ví dụ, có ý kiến khác nhau về luật Biểu tình chẳng hạn, mỗi đại biểu hoàn toàn có thể gửi kiến nghị bằng văn bản đến đoàn đại biểu QH, đến Ủy ban mà mình là thành viên, đến cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra hoặc UB Thường vụ QH, gửi cho lãnh đạo QH để thể hiện chính kiến của mình…
Có rất nhiều kênh để đại biểu trao đổi với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp như thế, tại sao không làm, lại viết tung lên blog như thế.
Nhiều người đặt vấn đề, blog đúng là một trang nhật ký cá nhân trên mạng nhưng đặc điểm lại là một phương tiện truyền tải mà nhiều người có thể tiếp cận, phổ biến rộng rãi. Vậy những phát ngôn chưa phù hợp của một đại biểu như ông đã phân tích, dư luận quan tâm hướng xử lý, giải quyết giờ thế nào?
Tôi nghĩ hiện Chính phủ đã có nhiều quy định để quản lý các trang blog cá nhân. Dù blog có thể là của bất kỳ ai, ai cũng có thể tạo ra trang nhật ký riêng trên mạng như vậy nhưng không phải vì vậy mà muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Không thể vu khống, bôi nhọ Đảng và nhà nước, không được bôi nhọ nhân phẩm và danh dự của người khác, không thể nói tùy thích cho “sướng miệng” mình mà làm phương hại đến người khác. Luật Hình sự có quy định cụ thể về những hành vi, tội danh liên quan đến vấn đề này. Trong Hiến pháp hiện hành, Điều 71 cũng như điều 22 sửa đổi bổ sung điều 71 này trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang đưa ra lấy ý kiến cũng giữ quy định “không được lợi dụng tự do, dân chủ để nói xấu, bôi nhọ Đảng, nhà nước, các tổ chức và cá nhân”. Nếu ai dùng phương tiện này khác để thóa mạ, bôi xấu người khác như trường hợp này thì pháp luật cũng quy định cách thức xử lý cụ thể.
Trong Nội quy kỳ họp và quy chế hoạt động của ĐBQH cũng có quy định đại biểu không được xúc phạm lẫn nhau và người khác.
Ở Quốc hội, lâu nay, chuyện này chưa có tiền lệ. Việc có ý kiến trái ngược nhau thì nhiều nhưng nói với nhau một cách nặng nề, có tính chất chì chiết, thóa mạ, hạ nhục nhau như này thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Tôi cho rằng đó cũng là vấn đề khá nghiêm trọng trong văn hóa ứng xử với nhau, nhất là ở cương vị ĐBQH. Đã là một đại biểu, một chính khách phải có lời ăn tiếng nói, ứng xử phù hợp với vị thể một người đại diện cho người dân cả nước. Nếu không được như thế thì rất đáng tiếc và tôi cho rằng ai thể hiện như thế thì người đó đã tự đánh mất mình, đánh mất uy tín của mình trong lòng cử tri, nhân dân. Và thực tế đã thể hiện, rất nhiều ý kiến phản đối bài viết trên blog Hoàng Hữu Phước và ủng hộ các ý kiến của đại biểu Dương Trung Quốc đã nêu tại diễn đàn Quốc hội.
Sự việc đã như vậy cơ quan chức năng nên có biện pháp can thiệp nào?
Khi sự việc đã như thế, các cơ quan chức năng như Đoàn ĐBQH TPHCM, Ban Công tác đại biểu, UB Thường vụ QH… nên có chỉ đạo làm rõ vì đây không phải việc của cá nhân với cá nhân nữa mà đã thành các luồng ý kiến khác nhau, thành điểm nóng trong mấy ngày đầu xuân, tết đến vừa qua, làm xôn xao dư luận. Đoàn ĐBQH TPHCM, Ban Công tác đại biểu, UB Thường vụ cũng nên có hình thức nhắc nhở để đại biểu có hành động phù hợp với vị thế của mình. Sự việc đã như thế, không thể lờ đi coi như không có, không thấy việc đã xảy ra.
Ông có bình luận gì về nội dung “nói lại” của đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng bài viết này không thể gọi là phản biện, là không có gì đáng phản hồi, bình luận?
Tôi cho rằng anh Dương Trung Quốc là người rất bình thản, điềm tĩnh và có bản lĩnh. Nếu rơi vào nhiều người khác thì đã nổi sung, nổi đóa lên rồi nhưng anh Quốc vẫn rất bình thản. Anh có nói “đã không cùng ngôn ngữ thì không thể trao đổi với nhau được” là cách nói rất sâu sắc, khéo léo. Anh Quốc cũng nói một ý “hãy để cho cử tri, độc giả tự bình luận” và quả thật khi độc giả bình luận thì quan điểm đưa ra rất gay gắt.
Tôi cũng được biết, đoàn ĐBQH TPHCM đã có buổi làm việc với đại biểu Hoàng Hữu Phước về việc này và ông Phước cũng đã gỡ bài viết khỏi blog của mình. Tôi cho rằng đây là phản ứng kịp thời của đoàn cơ quan quản lý trực tiếp đại biểu cũng như thái độ tích cực, thể hiện đại biểu đã nhận thấy sai sót của mình. Tích cực hơn, ông Phước nên có lời xin lỗi trực tiếp với đại biểu Dương Trung Quốc. Nhiều đại biểu cũng gọi điện cho tôi bày tỏ quan điểm không tán thành việc làm của ông Hoàng Hữu Phước trên blog cá nhân của mình.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo thực hiện
(Dân trí)
Trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày 17/11/2011, ông đã “Kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này”, vì những lý do như sau:
Trong dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề xuất đưa Luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị. Phát biểu tại Quốc hội, vị đại biểu này đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình: “Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình…”.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước) đã thực sự làm "nóng" hội trường khi thẳng thắn đề nghị không đưa Luật Lập hội và Luật Biểu tình vào Chương trình xây dựng pháp luật.
Theo đại biểu Hoàng Hữu Phước, với trình độ dân trí và điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, việc cho ra đời Luật Biểu tình là chưa cần thiết, thậm chí rất dễ bị một số đối tượng lợi dụng.
“Tập họp đông người ngoài trời thường là hại nhiều hơn lợi, gây tắc đường, ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của nhiều người dân. Nếu trưng cầu ý kiến, tôi tin rằng đa số công dân sẽ không đồng ý Luật Biểu tình vì tính chất dễ gây tổn thương của nó”, đại biểu Hoàng Hữu Phước khẳng định.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (bên trái) và Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước (ảnh: internet).
Để đề xuất của mình có sức thuyết phục trước Quốc hội, ông Hoàng Hữu Phước đã lấy dẫn chứng những cuộc biểu tình cả trong và ngoài nước. Ví như: “Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây ở TP. HCM chống đường lưỡi bò tôi đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng nguyền rủa, thóa mạ, văng tục đầy đe dọa những người đang tập hợp mà ta gọi là biểu tình ấy”.
Hay “Ở đất nước có nền văn học hoàng kim, mặt trời không bao giờ lặn trên cương thổ vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, cuộc biểu tình tháng 8 vừa qua tại Luân Đôn và lan ra một số thành phố lớn khác đã biến thành bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà, làm ô danh đất nước”.
Rồi “Cuộc biểu tình chiếm phố Wall suốt 2 tháng nay tại NewYork và hơn 20 thành phố lớn ở Mỹ vừa bị cảnh sát ra tay dẹp do tình trạng bẩn thỉu, mất vệ sinh, ẩu đả, trộm cắp và hiếp dâm xảy ra tại các nơi biểu tình làm ô danh nước Mỹ”.
Ngược dòng thời gian thì: “Kể từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức nhằm phản đối Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan áp bức nhân dân Ấn Độ, mãi cho đến những năm 60 của thế kỷ trước từ ngữ “biểu tình” mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại Chính phủ Kennedy đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam...”.
Và: “Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ nước mình. Khi một triệu người dân Mỹ đổ về thủ đô Washington tháng 9 năm 2009 họ chống lại Tổng thống Obama, gọi ông là kẻ có dã tâm, biến Hoa Kỳ thành quốc gia xã hội chủ nghĩa, bày ra kế sách bảo hiểm y tế vì người nghèo...”.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân…”.
Sau những dẫn chứng rất cụ thể ấy, trước khi kết thúc bài phát biểu của mình, đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước một lần nữa nhấn mạnh: “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”.
* Thảo luận về dự án Luật phòng, chống rửa tiền
Hoạt động rửa tiền ngày nay không chỉ diễn ra trong các giao dịch ngân hàng mà có thể là trong mua bán bất động sản, chứng khoán, tham nhũng và thậm chí là mua bán ma túy... Nhận định trên được khá nhiều các đại biểu đưa ra tại buổi thảo luận tổ về dự án Luật Phòng chống rửa tiền ngày 9/11/2012.
Từ kinh nghiệm làm việc với các công ty tài chính quốc tế, ĐB Hoàng Hữu Phước (TPHCM) cho rằng, việc ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền “có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp tài chính”.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng, Luật Phòng, chống rửa tiền nên được thông qua càng sớm càng tốt bởi, ngay trong quy mô một doanh nghiệp, vấn đề này cũng được đặc biệt quan tâm từ nhiều năm trước.
“Năm 2002 tôi làm giám đốc nhân sự của công ty Manulife nhưng đã phải căng đầu ra để làm các nội dung xoay quanh phòng, chống rửa tiền, chứng tỏ lãnh đạo các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài họ rất chú ý đến loại tội phạm này”, đại biểu Phước nói.
* Thảo luận về dự thảo luật sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân
Chiều 5/11/2012, thảo luận ở tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, hầu hết các đại biểu Quốc hội đều đề nghị nên áp dụng Luật sửa đổi từ ngày 1/1/2013, thay vì 1/7/2013 như đề xuất của Chính phủ.
Nhiều đại biểu đồng tình cho rằng nâng mức giảm trừ cho người đóng thuế lên mức 9 triệu đồng/tháng (hiện tại 4 triệu đồng) là phù hợp.
Nhìn ở khía cạnh khác, Đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng, dù mức giảm trừ gia cảnh là 3,6 hay 4,5 triệu thì mỗi khi tăng lương cho người lao động hoặc giảm trừ… thì dường như lúc nào chúng ta cũng chạy theo sự tăng giá thị trường. Dù được tạo nhiều thuận lợi hơn nhưng người lao động cũng vẫn vất vả chạy theo chi tiêu hàng ngày. Vì thế, Nhà nước cần thiết có chính sách vĩ mô để không làm giảm tác dụng những nỗ lực nhằm gia tăng thu nhập cho người lao động.
Cùng với đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang, ông Hoàng Hữu Phước đề xuất nâng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 4,5 triệu đồng/người/tháng, thay vì 3,6 triệu đồng/người/tháng như đề xuất của Chính phủ (hiện nay là 1,6 triệu đồng/người/tháng).
“Các khó khăn như tờ trình của Chính phủ nêu hoàn toàn có thể gỡ, trong tầm tay, do vậy cần quyết tâm khắc phục để kịp áp dụng từ 1/1/2013” - đại biểu Hoàng Hữu Phước nói.
* Thảo luận về Luật Thủ đô
Chiều 27/10/2012, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thủ đô. Nhiều ĐB Quốc hội bày tỏ quan điểm cần xem xét thấu đáo hơn khi chọn Khuê Văn Các (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) là biểu tượng của Thủ đô.
Khuê Văn Các - biểu tượng của Thủ đô (Ảnh minh họa).
ĐB Hoàng Hữu Phước lại có quan điểm khác về vấn đề này. “Tôi ủng hộ biểu tượng Khuê Văn Các. Chùa Một Cột là một phiên bản, còn Tháp Rùa nhìn quen mắt, nhưng không có người ở, không ý nghĩa bằng Khuê Văn Các. Đây là công trình do một đấng minh quân xây dựng, vừa khuyến học, vừa ghi danh nhân tài, nên làm”.
Quốc hội biểu quyết riêng điều luật quy định về biểu tượng thủ đô, có 385 đại biểu tán thành, 74 đại biểu không tán thành, 9 đại biểu không biểu quyết. Trước đó, khi lấy phiếu ý kiến đại biểu Quốc hội đã có 307/363 đại biểu tán thành với lựa chọn hình ảnh Khuê Văn Các làm biểu tượng của thủ đô.
Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá sáng 16/11/2012, các đại biểu Quốc hội nhất trí là cần thiết phải ban hành luật này song lại băn khoăn về tính khả thi của nhiều quy định trong dự thảo.
“Khi chúng ta nhìn lại tỉ lệ nộp ngân sách năm 2011 mà Nhà nước ấn định cho Vinataba là 15.000 tỉ và nhìn lại tốc độ sản xuất của họ là 5 tỉ bao/năm, trong đó có 1 tỉ bao dành cho xuất khẩu. Chúng ta cũng nhìn lại hằng năm như vậy có 800 triệu bao được nhập lậu vào Việt Nam gây thất thu 4.000 tỉ đồng. Nếu chúng ta tăng cường bài trừ, gọi là phòng, chống thuốc lá thì nên đặt lại chỉ tiêu ngân sách thấp hơn cho Vinataba kể từ năm 2012” - ĐB Hoàng Hữu Phước nói.
"Quy định buộc làm mờ hình ảnh diễn viễn hút thuốc là hợp lý, hợp thời" (Ảnh minh họa).
Về vấn đề sử dụng hình ảnh diễn viên… hút thuốc lá, đại biểu Hoàng Hữu Phước nêu dẫn chứng để thấy quy định buộc làm mờ hình ảnh diễn viễn hút thuốc là hợp lý, hợp thời.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng, việc sử dụng hình ảnh diễn viên cầm điếu thuốc lá để biểu đạt dụng ý nào đó đã lỗi thời. “Thời Nguyễn Chánh Tín cầm điếu thuốc lá để biểu đạt nội tâm đã qua. Phim ảnh Hollywood ngày nay không còn cảnh sử dụng thuốc lá điếu. Nếu có cũng dụng ý người sử dụng thuốc lá đều là diễn viên thật mập, hoặc thật gày gò, ốm yếu, làm sao cho điếu thuốc không tôn lên vẻ sang trọng hay vẻ đẹp của người diễn. Nếu không phải nhân vật chính thì người diễn viên cũng vào vai một tên lưu manh, phản diện. Kết quả của những diễn viên hút thuốc cũng không có hậu, anh ta sẽ bị bắn hạ”.
Và mới đây nhất, là bài viết “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ (Tứ đại ngu)” trên trang blog cá nhân được cho là của đại biểu Quốc hội TP. HCM Hoàng Hữu Phước nhằm vào đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Bài viết không chỉ tạo nên làn sóng trong giới chính trị gia mà còn trong cả cộng đồng người Việt. Nhiều cử tri thậm chí còn đề nghị đoàn đại biểu TP. HCM xem xét tư cách, đạo đức văn hóa ứng xử của ông đại biểu phát biểu thiếu suy nghĩ trong bài viết “tứ đại ngu” nếu đây đúng là blog của ông và do ông viết.
(GDVN)
“Vụ việc của đại biểu Phước khá nghiêm trọng về văn hóa ứng xử!”
(Dân trí) - “Ở Quốc hội lâu nay, việc các đại biểu có ý kiến trái ngược nhau là chuyện bình thường nhưng chì chiết, thóa mạ nhau một cách nặng nề như blog của đại biểu Phước thì chưa có tiền lệ. Tôi cho rằng đó là vấn đề khá nghiêm trọng trong văn hóa ứng xử…"
Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Lê Như Tiến trao đổi về việc đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đăng bài viết “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ” (tứ đại ngu) trên blog cá nhân vừa qua.
Bài viết về đại biểu Dương Trung Quốc đăng trên blog của đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đã làm nóng dư luận những ngày đầu năm mới vừa qua. Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về sự việc?
Tôi đã đọc bài viết đăng trên blog Hoàng Hữu Phước và hơn 200 comment của độc giả đã phát biểu. Thực ra tôi thấy rất đáng tiếc nếu đó là sự thật. Tôi vẫn hi vọng khả năng có một kẻ nào đó đã mạo danh đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước để viết bài như vậy chứ không phải đại biểu. Nhưng khi đại biểu Phước xác nhận đây đúng là phát ngôn của mình thì đó là điều rất đáng buồn.
Việc một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau giữa các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là việc rất bình thường. Các ý kiến khác nhau qua tranh luận là để tiệm cận đến chân lý, đó là điều rất tốt. Từ ý kiến khác nhau, tranh luận khác nhau như vậy mà dẫn đến bài viết như vừa qua mới là điều không bình thường. Không bình thường ở chỗ người viết dùng ngôn từ không phù hợp, ngay cả với một người bình thường chứ không nói gì đến người có vị trí đại diện cho dân như ĐBQH. Là người thay mặt nhân dân để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước càng cần sự cẩn trọng trong mỗi lời nói, mỗi phát biểu.
Đọc các ý kiến phản hồi của người đọc tôi cũng thấy yêu cầu về việc xử lý của các cơ quan có trách nhiệm như đoàn ĐBQH TPHCM, Ban công tác đại biểu của QH hay UB Thường vụ QH có thái độ gì. Họ có lý khi đặt vấn đề đó vì ứng xử với nhau cần có văn hóa, ngôn từ, lời lẽ sâu sắc nhưng lịch sự, luôn tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng người khác. Đó là văn hóa cần có của mỗi người. Nhiều đại biểu tôi biết phát biểu những vấn đề rất gai góc trên nghị trường nhưng ngôn từ nói rất chừng mực, tế nhị, có văn hóa. Tôi cho là việc có văn hóa trong ứng xử, phát ngôn, trong lời nói hoặc giao tiếp với nhau rất quan trọng đối với ĐBQH.
Có thể ý kiến các đại biểu từ những góc nhìn khác nhau về một vấn đề nhưng không thể vì thế mà dùng những ngôn từ để thóa mạ, mạt sát hay hạ nhục nhau. Điều đó hoàn toàn không nên.
Chưa đặt vấn đề đúng sai về nội dung thì những ngôn từ trong bài viết có thể nhìn nhận thế nào, thưa ông?
Việc người viết dùng từ “đại ngu” để nói về người khác là một từ rất mạnh, ngay với những người bình thường, thậm chí những người có trình độ rất thấp cũng không dùng với nhau, không thiếu những cách nói khác để thể hiện. Vậy mà nói nặng nề kiểu “đại ngu”, “tứ đại ngu”, nói ngụ ý kiến thức của đồng nghiệp thấp, ít học… thì hết sức không nên. Trong bài viết cũng rất nhiều từ ngữ khác mang tính chất thóa mạ như “loạn ngôn”, “hiếu chiến”, “háo thắng”, "bất tri vô trí”, loạn ngôn, loạn hành, loạn trí, “Dương Trung Quốc đã nói xằng bậy”, “tự làm lộ cho toàn dân biết mình không biết ngoại ngữ trong khi bản thân là một nhà sử học”, “danh xưng nhà đĩ học bên cạnh nhà sử học”… là quá nặng nề, đến mức rất phản cảm. Không thể dùng những từ này để nói về một ĐBQH, một người đồng nghiệp với mình.
Tình huống xấu nhất đã được xác định - đây chính là phát ngôn của đại biểu Hoàng Hữu Phước. Vấn đề đặt ra là Quốc hội hiện tại có cơ chế, quy định nào về điều kiện, giới hạn của việc nêu những ý kiến khác nhau đối với mỗi ĐBQH như này?
Các đại biểu có rất nhiều cách để trao đổi, để truyền thông điệp của mình. Trên diễn đàn QH, trong các cuộc họp tổ, trao đổi trực tiếp với nhau đại biểu không thiếu cơ hội để đăng ký phát biểu, thậm chí phản biện nhau, nêu quan điểm trái chiều nhau là chuyện bình thường. Ngoài ra, các đại biểu hoàn toàn có thể gửi thư, viết mail trao đổi, gọi diện tranh luận… Ví dụ, có ý kiến khác nhau về luật Biểu tình chẳng hạn, mỗi đại biểu hoàn toàn có thể gửi kiến nghị bằng văn bản đến đoàn đại biểu QH, đến Ủy ban mà mình là thành viên, đến cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra hoặc UB Thường vụ QH, gửi cho lãnh đạo QH để thể hiện chính kiến của mình…
Có rất nhiều kênh để đại biểu trao đổi với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp như thế, tại sao không làm, lại viết tung lên blog như thế.
Nhiều người đặt vấn đề, blog đúng là một trang nhật ký cá nhân trên mạng nhưng đặc điểm lại là một phương tiện truyền tải mà nhiều người có thể tiếp cận, phổ biến rộng rãi. Vậy những phát ngôn chưa phù hợp của một đại biểu như ông đã phân tích, dư luận quan tâm hướng xử lý, giải quyết giờ thế nào?
Tôi nghĩ hiện Chính phủ đã có nhiều quy định để quản lý các trang blog cá nhân. Dù blog có thể là của bất kỳ ai, ai cũng có thể tạo ra trang nhật ký riêng trên mạng như vậy nhưng không phải vì vậy mà muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Không thể vu khống, bôi nhọ Đảng và nhà nước, không được bôi nhọ nhân phẩm và danh dự của người khác, không thể nói tùy thích cho “sướng miệng” mình mà làm phương hại đến người khác. Luật Hình sự có quy định cụ thể về những hành vi, tội danh liên quan đến vấn đề này. Trong Hiến pháp hiện hành, Điều 71 cũng như điều 22 sửa đổi bổ sung điều 71 này trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang đưa ra lấy ý kiến cũng giữ quy định “không được lợi dụng tự do, dân chủ để nói xấu, bôi nhọ Đảng, nhà nước, các tổ chức và cá nhân”. Nếu ai dùng phương tiện này khác để thóa mạ, bôi xấu người khác như trường hợp này thì pháp luật cũng quy định cách thức xử lý cụ thể.
Trong Nội quy kỳ họp và quy chế hoạt động của ĐBQH cũng có quy định đại biểu không được xúc phạm lẫn nhau và người khác.
Ở Quốc hội, lâu nay, chuyện này chưa có tiền lệ. Việc có ý kiến trái ngược nhau thì nhiều nhưng nói với nhau một cách nặng nề, có tính chất chì chiết, thóa mạ, hạ nhục nhau như này thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Tôi cho rằng đó cũng là vấn đề khá nghiêm trọng trong văn hóa ứng xử với nhau, nhất là ở cương vị ĐBQH. Đã là một đại biểu, một chính khách phải có lời ăn tiếng nói, ứng xử phù hợp với vị thể một người đại diện cho người dân cả nước. Nếu không được như thế thì rất đáng tiếc và tôi cho rằng ai thể hiện như thế thì người đó đã tự đánh mất mình, đánh mất uy tín của mình trong lòng cử tri, nhân dân. Và thực tế đã thể hiện, rất nhiều ý kiến phản đối bài viết trên blog Hoàng Hữu Phước và ủng hộ các ý kiến của đại biểu Dương Trung Quốc đã nêu tại diễn đàn Quốc hội.
Sự việc đã như vậy cơ quan chức năng nên có biện pháp can thiệp nào?
Khi sự việc đã như thế, các cơ quan chức năng như Đoàn ĐBQH TPHCM, Ban Công tác đại biểu, UB Thường vụ QH… nên có chỉ đạo làm rõ vì đây không phải việc của cá nhân với cá nhân nữa mà đã thành các luồng ý kiến khác nhau, thành điểm nóng trong mấy ngày đầu xuân, tết đến vừa qua, làm xôn xao dư luận. Đoàn ĐBQH TPHCM, Ban Công tác đại biểu, UB Thường vụ cũng nên có hình thức nhắc nhở để đại biểu có hành động phù hợp với vị thế của mình. Sự việc đã như thế, không thể lờ đi coi như không có, không thấy việc đã xảy ra.
Ông có bình luận gì về nội dung “nói lại” của đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng bài viết này không thể gọi là phản biện, là không có gì đáng phản hồi, bình luận?
Tôi cho rằng anh Dương Trung Quốc là người rất bình thản, điềm tĩnh và có bản lĩnh. Nếu rơi vào nhiều người khác thì đã nổi sung, nổi đóa lên rồi nhưng anh Quốc vẫn rất bình thản. Anh có nói “đã không cùng ngôn ngữ thì không thể trao đổi với nhau được” là cách nói rất sâu sắc, khéo léo. Anh Quốc cũng nói một ý “hãy để cho cử tri, độc giả tự bình luận” và quả thật khi độc giả bình luận thì quan điểm đưa ra rất gay gắt.
Tôi cũng được biết, đoàn ĐBQH TPHCM đã có buổi làm việc với đại biểu Hoàng Hữu Phước về việc này và ông Phước cũng đã gỡ bài viết khỏi blog của mình. Tôi cho rằng đây là phản ứng kịp thời của đoàn cơ quan quản lý trực tiếp đại biểu cũng như thái độ tích cực, thể hiện đại biểu đã nhận thấy sai sót của mình. Tích cực hơn, ông Phước nên có lời xin lỗi trực tiếp với đại biểu Dương Trung Quốc. Nhiều đại biểu cũng gọi điện cho tôi bày tỏ quan điểm không tán thành việc làm của ông Hoàng Hữu Phước trên blog cá nhân của mình.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo thực hiện
(Dân trí)
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
1 comment:
HOAN HÔ NGHỊ PHƯỚC.
Chắc mọi người đều đọc qua những điều khùng khùng mà nghị Phước viết trên blog của mình với những ngôn từ tửng tửng như chính suy nghĩ trong đầu của nghị này vậy. Thấy rất nhiều báo xô lên săm soi rồi dập nghị Phước tơi bời. Còn các ông nghị khác được hỏi thì rối bời, mà không biết rối bời kiểu gì hay là hang ngày vẫn thế.
Riêng tôi thì tôi thích cái kiểu của nghị Phước, có sao nói vậy, nghĩ sao nói vậy và không hề ngại động chạm gì. Xét cho cùng thì ông nghị này cũng là số ít người trong quốc hội có quan điểm cá nhân rõ rang. Ngẫm nghị Phước mới thấy các vị “nguyên” chức vụ này, nguyên vị trí nọ mới hèn kém làm sao khi đợi hưu trí rồi mới dám hó hé nói vài điều gọi là trăn trở. Nếu lúc đương chức các vị dám lớn tiếng nói những điều các vị nghĩ trong đầu thôi đã làm đất nước thay đổi được bao nhiêu không. Hèn kém, nếu sánh với nghị Phước thì xách dép cho nghị này cũng không nổi.
Từ việc của ông nghị này cũng cho quần chúng thấy được trong cơ quan quyền lực gọi là cao nhất nước, cũng hầm bà lằng thắng cố như ở mọi nơi vậy. Có đủ các dạng người, ngu ngu có, khùng khùng có, hèn hèn có… thế nhưng lại là tinh hoa của đất nước đó, lại là những người dẫn dắt đất nước này đó! Không biết dẫn đi đâu nữa. Đọc cái tít bài báo “Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?” Nghe vừa ngô nghê cho dân mình, vừa chua chát. Ai? Chỉ các vị ấy biết với nhau chứ ai biết. Nói nôm na là “bố thằng tây nào biết”.
Cám ơn nghị Phước, nhờ sự khùng khùng của ông mà mọi người nhìn ra nhiều vấn đề một cách chân thực hơn. Rất trực quan sinh động!
Post a Comment