Trang

Monday, February 11, 2013

10 dự án BĐS “tai tiếng” nhất năm 2012

Năm 2012 là một năm bùng nổ các vụ việc biểu tình của khách hàng đòi quyền lợi tại các dự án. Hàng loạt các dự án gặp “tai tiếng”.Thị trường đóng băng khiến hàng loạt doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS rơi vào cảnh khốn đốn, thậm chí là ngưng hoạt động, phá sản,…khiến các dự án cũng “đắp chiếu” để đó. Nhà đầu tư, khách hàng lao đao đi đòi lại tiền vốn góp. Rất nhiều dự án bị khách hàng căng băng rôn, biểu tình, có thể điểm danh những dự án sau:

1.Dự án chung cư giãn dân phố cổ Việt Hưng

Ngày 23/8/2010 UBND quận Hoàn Kiếm đã có quyết định số 1917 về việc giao cho Công ty Hồng Hà thu xếp nguồn vốn và chuẩn bị dự án đầu tư khu nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ mà UBND TP Hà Nội giao cho quận làm chủ đầu tư tại khu đô thị Việt Hưng.

Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - xuất nhập khẩu Hồng Hà được UBND Q.Hoàn Kiếm giao “thu xếp nguồn vốn và chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ”.

Với giá từ 14,5-15 triệu đồng/m2, thấp hơn khá nhiều so với mức giá thị trường thời điểm giữa năm 2011, nên rất nhiều người đã chấp nhận nộp tiền góp vốn vào dự án.

Cơ quan điều tra tình nghi các nghi phạm này đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng trăm người với số tiền gần 200 tỉ đồng khi mang các căn hộ thuộc dự án giãn dân phố cổ để bán.

Ngày 26-9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã bắt giữ Trần Ứng Thanh, tổng giám đốc Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà

2. Tricon Towers

Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Minh Việt

Địa điểm: Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Quy mô: Gồm 3 tòa tháp cao 36 tầng

Thực trạng: Đã xây thô đến tầng 2, và ngừng thi công từ tháng 7 năm 2011

Trong năm 2012, Tricon Towers liên tiếp bị các khách hàng “bao vây” trụ sở đòi quyền lợi và bồi thường thiệt hại vì đã góp vốn vào dự án mà đến nay dự án không triển khai, chậm tiến độ trên 1 năm nay.

Dự án còn gặp “tai tiếng” khác khi dính vào vụ kiện với nhà thầu là Coteccons tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Theo Coteccons thì Minh Việt ký hợp đồng thầu dự án này vào tháng 7/2010 trị giá 233 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 3/2012 Minh Việt mới trả 71 tỷ đồng trong tổng số 171 tỷ đồng phải trả. Còn đại diện Minh Việt giải thích với khách mua căn hộ nguyên nhân chậm tiến độ dự án là do nhà thầu ngừng thi công.

3.La Fontana

Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Gia Tuệ

Địa điểm: Thôn Giao Quang, Đại Mỗ, Từ Liêm, HN

Quy mô: gồm 3 tòa nhà liên kết 27 tầng

Thực trạng: Hiện vẫn là bãi đất “hoang”, cỏ mọc um tùm, chưa triển khai

Ngày 30/7/2009, Sở QHKT mới ra văn bản hướng dẫn Gia Tuệ làm các thủ tục chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện Dự án. Trong đó, còn rất nhiều tài liệu liên quan mà Gia Tuệ phải chuẩn bị để hoàn thiện hồ sơ xin chấp thuận địa điểm lập dự án. Tuy nhiên, vào cuối năm 2009, Gia Tuệ đã tiến hành huy động vốn của rất nhiều nhà đầu tư, khách hàng. Đã có rất nhiều người bỏ hàng trăm triệu đồng vào dự án này.

Trong Hợp đồng góp vốn, Gia Tuệ cam kết đến quý 4 năm 2012 dự án sẽ hoàn thành và bàn giao nhà cho người mua, nhưng đến nay dự án vẫn chỉ là bãi đất “hoang”.

Sau 3 năm “cầm tiền” của nhà đầu tư, không rõ đi đâu? Trong năm 2012 rất nhiều nhà đầu tư, khách hàng đã bức xúc và tìm đến chủ dự án để đòi lại tiền,mặc dù đã được Gia Tuệ ký biên bản thanh lý Hợp đồng và trả lại tiền trước đó, tuy nhiên, đến tháng 10/2012 vẫn rất nhiều nhà đầu tư không nhận được một “xu” nào từ Gia Tuệ.

4. Bình Đoàn 12 Ngọc Hồi

Cũng vào thời điểm tháng 3/2012 có hàng chục khách hàng từ khắp nơi kéo đến CTCP BĐS Thuận Thành để tiền góp vốn vào dự án Binh Đoàn 12 Ngọc Hồi. Những khách hàng này hiện đang hoài nghi về tiến độ, cũng như khả năng thực hiện dự án.

5.Binh Đoàn 12 Đại Mỗ

Cách đây khoảng 2 năm, Công ty BĐS Thế Kỷ (CEN group) với khẩu hiệu “Binh Đoàn 12-Ngôi nhà mơ ước” và tuyên bố “Dự án do Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ phân phối và tiếp thị sản phẩm”. Thời điểm đó CEN group đã tiến hành huy động vốn của nhiều NĐT.

Cho đến nay, sau 2 năm trôi qua dự án vẫn chưa được xây dựng phần thân, án binh bất động. Nhiều NĐT đang mong muốn đòi lại tiền góp vốn do lo ngại dự án chậm triển khai.

6. Hanoi Time Towers

Cuối tháng 4 vừa qua, một loạt khách hàng cũng đã kéo đến Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVCR) để đòi tiền vốn góp, cũng bởi lý do là dự án chậm tiến độ quá lâu.

Chủ đầu tư đã thu tiền của khách hàng từ gần 2 năm nay khoảng tháng 9/2010. Thời điểm đó, căn hộ Hanoi Time Towers được huy động vốn với giá dao động khoảng 22.5 – 23.7 triệu đồng/m2, thanh toán đợt đầu tiên khoảng 30% giá trị căn hộ.

Nhiều khách hàng phản ánh, lẽ ra đến nay dự án phải xây xong thô đến tầng 15 nhưng dự án vẫn chưa xong móng. Hiện PVR đang thi công trở lại, dự tính sẽ hoàn thiện hầm hết tháng 2/2013. Giá được chủ dự án giảm còn 18,5 triệu đồng/m2.

7. Chung cư 34 Cầu Diễn

Cuối tháng 3 năm 2012, một số khách hàng đã tìm đến chủ đầu tư là Công ty Quân Thư chủ đầu tư dự án chung cư 34 Cầu Diễn để đòi tiền. Nguyên nhân cũng vì lý do dự án đã không triển khai quá lâu, trong khi theo cam kết của chủ đầu tư là cuối năm 2012 bàn giao nhà, nhưng đến thời điểm khách hàng đòi tiền thì dự án vẫn án binh bất động.

8. Hesco Văn Quán

Chủ đầu tư: Công ty Megastar Land

Địa điểm: Văn Quán, Hà Đông

Quy mô: gồm 1 toà tháp đôi 50 tầng và toà nhà 45 tầng

Thực trạng: chưa xây xong hầm, án binh bất động.

Từ năm 2010, Cty Megastar đã tiến hành làm hợp đồng vay vốn với khách hàng và chào bán dự án Hesco thông qua kênh phân phối độc quyền là Công ty Hạ Long.

Các khách hàng sau khi đóng tiền theo hợp đồng góp vốn với nhà đầu tư thứ cấp Công ty Hạ Long nhưng không thấy dự án triển khai mới vỡ lẽ dự án chưa được cấp phép.

Khởi công vào tháng 12/2009, sau đó dừng thi công. đến tháng 7/2011, Văn phòng Chính phủ có công văn số 4465/VPCP-KTN cho triển khai lại. Nhiều khách hàng đã kéo lên Công ty Hạ Long và gặp chủ đầu tư để đòi tiền.

9. Dominum Vĩnh Hưng

Chủ đầu tư: Công ty Megastar Land

Địa điểm: 409 Lĩnh Nam, HN

Quy mô: 2 công trình có chức năng thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng (khu nhà 25 tầng và khu 35 tầng) và 1 khu nhà thấp tầng nằm giữa 2 tòa nhà.

Thực trạng: Động thổ năm 2011, đến nay vẫn án binh bất động

Cũng giống như nhiều dự án khác, dự án này cũng gặp tình trạng hàng trăm khách hàng đòi lại tiền góp vốn vào những năm 2010, 2011 do chủ đầu tư và công ty Hạ Long phân phối. Lý do vì dự án không triển khai.

10. Chung cư 52 Lĩnh Nam – Chủ đầu tư CTCP Lilama Hà Nội, hàng chục khách hàng đã kéo đến Công ty Lilama Hà Nội để yêu cầu chủ đầu tư làm rõ việc chậm tiến độ. Nguyên nhân là do chủ đầu tư đã thu của khách hàng đến 95% nhưng vẫn chưa bàn giao nhà. Khách hàng kéo đến chủ đầu tư đòi lại tiền.

CafeF-Phạm An (tổng hợp)

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!