( Trích trong cuốn Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức... )
Trong chuyến đi Trung Quốc ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình , ông Lê Duẩn đã yêu cầu Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán vấn đề Hoàng Sa nhưng đã bị Đặng Tiểu Bình từ chối...
Câu chuyện mặc cả giữa Mỹ và Trung Quốc về “phạm vi mười hai hải lý” được ông Lê Duẩn nói với vợ từ năm 1973, chứng tỏ tin tức tình báo mà Hà Nội nắm được là khá tốt.
Ngày 4-4-1972, khi quân đội miền Bắc đang tấn công dữ dội vào Quảng Trị, người Mỹ cần một áp lực từ phía Bắc Kinh với Hà Nội, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để trao một “bức điện miệng” nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách mười hai dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa”[197].Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo mà các Chúa Nguyễn đã đưa người ra khai thác từ thế kỷ XVII. Năm 1816, vua Gia Long chính thức thiết lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, bản vẽ năm 1838 của Nhà Nguyễn đã thể hiện hai quần đảo với tên gọi là Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.
Năm 1920, Chính quyền Pháp, với tư cách là nhà nước bảo hộ ở Đông Dương, đã tuyên bố chủ quyền và hiện diện liên tục trên cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4-1946, quân Pháp đưa quân đội ra kiểm soát cụm phía Tây Hoàng Sa. Tháng 11-1946, quân Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, và tháng 12-1946 đổ bộ lên Itu Aba thuộc Trường Sa. Năm 1950, quân Tưởng rút khỏi hai quần đảo này. Một năm sau Chính quyền Mao Trạch Đông mới tuyên bố “bảo lưu chủ quyền của Trung Quốc”.
Năm 1954, theo Hiệp định Geneva, Hoàng Sa ở phía Nam Vĩ tuyến 17 sẽ thuộc về chính quyền miền Nam Việt Nam. Nhưng đến tháng 4-1956, khi lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra tiếp quản, hai đảo lớn nhất đã bị “quân giải phóng Trung Quốc” thừa cơ chiếm mất. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên thực tế cai quản liên tục bốn đảo chính: Pattle (Hoàng Sa), Robert (Cam Tuyền), Duncan (Quang Hòa Đông) và Drummond (Duy Mộng). Riêng trên đảo Pattle, Việt Nam còn có một đài khí tượng thuộc hệ thống quốc tế. Từ năm 1956, việc tranh chấp phần bị Trung Quốc chiếm đóng vẫn tiếp tục diễn ra giữa Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc.
Sáng 16-1-1974, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện tàu cá Trung Quốc xuất hiện trong vùng đảo chủ quyền Việt Nam. Khi người nhái của hải quân Việt Nam đổ bộ lên đảo Duncan và Drummond thì ở đó đã có một toán quân nhân Trung Quốc. Hôm ấy, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang “kinh lý miền Trung”. Trong bữa cơm tối tại một căn cứ của quân đội ở Mỹ Khê, Tổng thống được Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trình bày sơ bộ “biến cố Hoàng Sa”. Theo Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại: “Nghe xong, Tổng thống quyết định sáng hôm sau sẽ đến Vùng Một Duyên hải để xem xét tình hình”.
Sáng 17-1-1974, Hạm đội HQ16 báo cáo tiếp: “Hai tàu đánh cá Trung Quốc không tuân lịnh ra khỏi lãnh hải. Ngoài ra, hai tàu khác chở quân Trung Cộng đang đến gần đảo và trên bờ có cắm nhiều cờ Trung Cộng”. Hạm trưởng HQ16, Trung tá Lê Văn Thự, cho một toán đổ bộ lên đảo, nhổ cờ Trung Quốc thay bằng cờ Việt Nam Cộng Hòa. Toán đổ bộ gặp nhiều người Trung Quốc nhưng đôi bên đều kềm chế.
Bộ Tư lệnh Hải quân ở Sài Gòn sau khi nghe Tướng Thoại cập nhật tình hình đã phái Khu trục hạm Trần Khánh Dư của Trung tá Vũ Hữu San ra tăng cường. Toàn bộ tình hình được trình Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lúc 8 giờ sáng cùng ngày khi ông trực tiếp tới Bộ Tư lệnh Vùng Một. Nghe xong, Tổng thống ngồi xuống lấy giấy bút trực tiếp viết “Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng Một: Tìm cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Quốc ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này. Nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa”.
Ngày 18-1-1974, theo ủy nhiệm của Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Đại tá Hà Văn Ngạc lên tuần dương hạm Trần Bình Trọng của Trung tá Phạm Trọng Quỳnh, trực chỉ Hoàng Sa . Vì là sỹ quan có cấp bậc cao nhất trong vùng chiến sự lúc đó, Đại tá Ngạc trở thành người chỉ huy cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa. Cùng đi có Hộ tống hạm Nhật Tảo của Thiếu tá Ngụy Văn Thà. Khi hải đội của Đại tá Ngạc đến Hoàng Sa, có ít nhất bốn chiến hạm của Trung Quốc có mặt. Trước thái độ khiêu khích của các tàu Trung Quốc, Đại tá Ngạc báo với Tướng Thoại qua bộ đàm, “việc chạm súng chắc là không sao tránh khỏi”. Sáng 19-1-1974, các chiến hạm của đôi bên đều gây áp lực nặng nề lên nhau. Đại tá Ngạc đồng ý với Tướng Thoại “khi tình hình căng thẳng quá thì sẽ khai hỏa trước để giảm thiểu thiệt hại”.
Khoảng 10 giờ 30 phút sáng 19-1-1974, Đại tá Ngạc báo cáo: “Bắt đầu khai hỏa”. Máy vô tuyến vẫn để “on”, Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại nghe rõ những tiếng nổ chát chúa của cuộc chiến đấu. Khi chứng kiến tàu Trung Quốc bốc cháy, “toán đổ bộ thuộc tàu HQ16 đang ngồi trên xuồng cao su đã cùng cất vang bài hát “Việt Nam, Việt Nam”.
Trận đánh bất cân sức ấy diễn ra chỉ trong vòng ba mươi phút. Phía Trung Quốc: hai hộ tống hạm bị bắn chìm, hai trục lôi hạm bị bắn hỏng, một đô đốc, sáu đại tá và hàng chục sỹ quan cấp tá, cấp úy khác tử trận. Phía Hải Quân Việt Nam: hộ tống hạm Nhật Tảo bị chìm, Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng với hai mươi bốn chiến sỹ khác hy sinh, hai mươi sáu chiến sỹ mất tích; khu trục hạm Trần Khánh Dư bị hư hại, hai chiến sỹ hy sinh; tuần dương hạm Trần Bình Trọng bị hư hại, hai chiến sỹ hy sinh cùng với hai nhân viên người nhái; tuần dương hạm Lý Thường Kiệt bị trúng đạn, nghiêng một bên; mất liên lạc với toán đổ bộ gồm mười lăm thủy thủ (về sau, chiếc xuồng chở mười lăm thủy thủ này trôi dạt nhiều ngày về Quy Nhơn, được thuyền đánh cá cứu vớt, một người chết vì kiệt sức); hai mươi ba thủy thủ khác cũng trôi dạt trên biển, may mắn được tàu Skopionella của hãng Shell (Mỹ) cứu vớt.
Ngày hôm sau, 20-1-1974, mười chiến hạm Trung Quốc bắt đầu đổ quân lên hai hòn đảo Cam Tuyền và Hoàng Sa , bắt đi bốn mươi ba người, gồm hai mươi tám quân nhân và các nhân viên khí tượng. Một người Mỹ, Gerald Kosh, tình cờ theo tàu Lý Thường Kiệt ra Hoàng Sa chơi hôm 15-1-1974, cũng bị bắt. Trong thời điểm ấy, theo Tướng Thoại: “Các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ ở rất gần các vị trí chiến hạm Việt Nam”. Trước khi trận chiến xảy ra, Bộ Tư lệnh Hải quân nói với Đề đốc Thoại là “yên tâm”; nhưng trong suốt cả quá trình sau đó, Hạm đội Bảy của Mỹ đã không làm gì kể cứu vớt các đồng minh lâm nạn. Hoàng Sa của Việt Nam bị Bắc Kinh chiếm đóng kể từ ngày 19-1-1974. Còn miền Bắc Việt Nam, khi ấy đang dựa vào Trung Quốc như một đồng minh để tiến hành cuộc chiến tranh ở miền Nam, cũng gần như im lặng.
Tướng Giáp nói rằng ông nhận được tin mất Hoàng Sa khi đang điều trị bệnh sỏi mật ở Liên Xô. Ngày 25-3-1975, sau “chiến thắng Buôn Ma Thuột”, Tướng Giáp với tư cách là bí thư Quân ủy Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị “tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”[198]. Ngày 2-4-1975, Tướng Giáp trực tiếp chỉ thị cho Tướng Lê Trọng Tấn lúc bấy giờ đang ở Đà Nẵng: tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa . Trước đó, ngày 30-3, Quân ủy cũng điện cho Võ Chí Công và Chu Huy Mân yêu cầu chỉ đạo thực hiện. Chiều 4-4-1975, Quân ủy điện tiếp cho Quân khu V: “Kịp thời đánh chiếm các hòn đảo vùng Nam Hải, đặc biệt là các đảo Nam Sa. Việc này phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết”[199].
Ngày 9-4-1975, Cục Quân báo có tin quân đội Sài Gòn rút khỏi các đảo, Quân ủy gửi điện
“tối khẩn” cho Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái: “Các anh cho kiểm tra và hành động kịp thời… Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm”[200]. Ngày 13-4-1975, Tướng Giáp nhắc thêm: “Chỉ đánh các đảo quân ngụy miền Nam chiếm đóng”[201]. Từ ngày 14-4-1975 đến ngày 28-4-1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam lấy xong những hòn đảo do quân đội Sài Gòn chiếm giữ, nhưng tránh đụng tới các đảo ở Hoàng Sa đang ở tay Trung Quốc.
Tháng 9-1975, trong chuyến đi đầu tiên đến Bắc Kinh, sau khi giành thắng lợi ở miền Nam, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn tới Trung Nam Hải. Ông Duẩn đã đến tận giường bệnh của Mao Trạch Đông để nói lời cám ơn với Mao Trạch Đông: “Nước chúng tôi chưa có bao giờ vui như hôm nay. Nếu chúng tôi không có Trung Quốc là hậu phương lớn bao la, không có đường lối của Mao Chủ tịch, không có sự viện trợ của các đồng chí cung cấp, chúng tôi không thể thành công được”[202]. “Với nụ cười khó nhọc trên gương mặt người mang bệnh, Mao Trạch Đông hơi vẫy tay, tỏ ra hiền hòa thân thiết… Người đã dùng những câu nói không được mạch lạc lắm để nói với Lê Duẩn: Nhân dân Việt Nam thắng lợi rồi, Nam Bắc đã thống nhất rồi, tôi rất phấn khởi, rất phấn khởi”.
Chắc hẳn là Lê Duẩn đã không chỉ xử sự theo phép tắc ngoại giao khi đến tận giường bệnh của Mao Trạch Đông để xác nhận: “Không có viện trợ của Trung Quốc, chúng tôi không thể thành công”. Không mấy người dân Việt Nam là không biết đến súng AK, nón cối, lương khô, gạo sấy, thịt hộp… được cung cấp từ Trung Quốc. Bộ đội miền Bắc thời chiến tranh có thể nói là đã được Trung Quốc trang bị đến từng “cái kim, sợi chỉ”. Nhưng ngoài chuyện ân nghĩa với đồng minh, ông Lê Duẩn còn phải chịu trách nhiệm trước quốc gia mà ông lãnh đạo. Trong chuyến đi Trung Quốc ấy, ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình , ông Lê Duẩn đã yêu cầu Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán vấn đề Hoàng Sa nhưng đã bị Đặng Tiểu Bình từ chối. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã làm cho người dân Trung Quốc nghĩ rằng Hoàng Sa đã thuộc về Trung Quốc.
Ngày 5-5-1975, khi nghe Đài Tiếng nói Việt Nam công bố, “Ngày 11-4-1975, Hải quân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa ”, một phóng viên Tân Hoa Xã tên là Lăng Đức Quyền (Ling Dequan) - khi ấy đang chuẩn bị rời Hà Nội vào miền Nam - đã cảm thấy “như một cú sốc”. Quyền giải thích với nhà báo Mỹ Nayan Chanda: “Vì trước đó họ đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những hòn đảo ấy”.
Người Trung Quốc cho rằng: “Từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai rõ ràng xác nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng hiện nay họ tiền hậu bất nhất ngang nhiên tuyên truyền đây là lãnh thổ của họ, sửa đổi bản đồ vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ Việt Nam”[203]. Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, trong vai trò đồng minh, có công hàm ủng hộ Tuyên bố của Chu Ân Lai về “hải phận mười hai hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục”[204]. Tuyên bố này được đưa ra trong tình trạng chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan có dấu hiệu vi phạm vùng biển chủ quyền Trung Quốc.
Đây là một giai đoạn mà mối quan hệ quốc tế vô sản với Bắc Kinh được tin cậy hơn mối quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau mà không có cùng ý thức hệ. Theo ông Dương Danh Di[205]: “Hai năm trước đó, Trung Quốc đã chủ động trả lại cho Việt Nam đảo Bạch Long Vĩ mà họ giữ giúp từ năm 1954 khi được trao trả từ tay người Pháp. Lúc đầu, Việt Nam chưa nhận vì than phiền là không có phương tiện ra đảo. Thế là Trung Quốc tặng luôn hai chiếc ca-nô. Niềm tin vào sự vô tư của Trung Quốc tăng lên, tâm lý để bạn giữ (đảo) cho còn hơn để trong tay ‘Ngụy’ không phải là không xuất hiện”.
Ông Trần Việt Phương , người có hai mươi lăm năm làm thư ký riêng cho Phạm Văn Đồng, thừa nhận: “Lúc bấy giờ quan hệ Việt-Trung đang rất tốt. Việt Nam đang có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa[206]. Trung Quốc hiểu ra sự ngây thơ đó và đã có ý đồ không tốt. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam có trong máu hàng nghìn năm kinh nghiệm với Trung Quốc, cho dù có sự ‘ngây thơ quốc tế vô sản’ cũng không đến mức có thể dẫn tới sự nhầm lẫn hoàn toàn. Việt Nam đã có kinh nghiệm về sự lợi dụng của Trung Quốc trong Hiệp định Geneva. Nhưng ở thời điểm ấy, Việt Nam đang cần họ”. Cũng theo Việt Phương , trước khi ký công hàm này, Phạm Văn Đồng có bàn bạc với Hồ Chí Minh và vấn đề còn được đưa ra bàn ở “cấp cao nhất”.
( Còn nữa )
Blog Phạm Viết Đào
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
1978 Truoc khi xay ra chien tranh bien gioi Viet- Trung,
ReplyDeleteLy so TQ phai chiem Truong Sa la vi VNam lam phan,
1974 - Neu VNam khong danh duoi My, Hoang Sa van nam trong tay VNCH va duoc ham doi 7 Bao ho,
2 vi du tren cho thay VNam mat lanh tho vi sai lam cua lanh dao, Nen nho mien Nam VNam la thuoc nuoc Chiem Thanh (Campuchia) - 1917 - phan chia ban do the gioi, neu khong co Phap bao ho, tp Ho Chi Minh va mien Nam nam trong bien gio Campuchia
Singapore, Han Quoc, Nhat Ban, Do Thai khong mat mot tat dat vi nam trong su bao ho cua My
Tai sao ca ngoi Le Duan ???, vi tam ly chong Trung Cong, ...tri ngan
Le Duan bi that sung sau chien tranh bien gioi 1978 , 79, duong loi theo Lien Xo, phan boi TQ la sai lam, Lien Xo sup do, VNam choi voi
Hay de lich su co loi phan xet sau cung
land dao VNam NGU thay me, tu Ho Chi Minh, den Le Duan, Ng Tan Dung
mot lu chan trau tri ngan,
Chac