- Các báo Lề Đảng tranh nhau đưa tin Thủ Tướng làm việc với các Tập đoàn nhà nước. Dù cố gắng 'xức' dầu thơm, bẻ chữ giảm nhẹ những thất thoát, thua lỗ, tham nhũng của các Tập đoàn Nhà Nước, song cũng không thể dấu được việc Các Quả đấm thép hiện đang nợ trên 1.3 triệu tỷ đồng, chiếm 50% Tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng!
Chỉ mới đây - hồi tháng 7, 8 -2012, các Tổng công ty than, của Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Xi măng Tổng công ty điện lực EVN... còn kêu lỗ rầm trời không có tiền trả nợ, nay bỗng nhiên chỉ còn "Có 2 đơn vị để xảy ra thua lỗ (không kể Vinashin) là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu và Tổng công ty Xây dựng đường thủy." ?
Liệu rồi kich bản như Vinashin, Vinalines năm nào cũng lãi, để rồi đến một ngày ung thư chảy mủ bịt không nổi, bung bét ra thì người dân mới tá hoả tiền đóng thuế của mình góp cho 'nó' làm ăn, ưu đãi hàng mấy chục năm nay không những đã bị biến mất sạch mà còn gánh nợ nần gần 5 tỷ USD?
Ngay chính Bộ Xây dựng công bố 17.000 doanh nghiệp xây dựng thua lỗ, Bộ giao thông vận tải cũng than khóc nhà nước nợ tiền các công ty xây dựng không có tiền để trả!!!
Vậy những con số báo cáo của Tập đoàn Nhà nước có khác gì với việc Chính Phủ chỉ đạo các địa phương và Tổng cục thống kê phải đẻ cho ra được Tăng trưởng GDP 5.35% đã khiến các Tỉnh Thành phải họp kín để 'đẻ' con số cho tròn theo 'chỉ đạo quyết liệt' của Thủ Tướng?
Nếu Tổng cục Thống kê sẽ phải chịu trách nhiệm chỉ ra 'tiền tươi, thóc thật' như Tổng cục Thuế thì có dám công bố Tăng trưởng GDP 5.35% nữa hay không? Hay cũng sẽ phải công bố 70% Doanh nghiệp trên cả nước thua lỗ, không có tiền nộp thuế!
Trần Hưng Quốc
Xem thêm
'Quả đấm thép' báo cáo Thủ tướng lỗ nghìn tỷ, nợ triệu tỷ
TPO- Sáng 16-1, tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, báo cáo cho biết thực trạng thua lỗ của các tập đoàn, tổng cty nhà nước năm 2012 cải thiện so với năm trước, nhưng vẫn lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Nhiều tập đoàn, Tổng cty nhà nước thua lỗ, không đạt kế hoạch đề ra. Ảnh minh hoạ.
Đây là cuộc làm việc thường niên giữa Thủ tướng với đại diện các tập đoàn, tổng cty nhà nước, được xem như các "quả đấm thép" trong nền kinh tế, diễn ra tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước chỉ đạt 14,84%, giảm 4,16% so với năm 2011. Trong tổng số 73 đơn vị, khoảng 46,5% các doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn dưới 10%. Nhóm các tập đoàn lãi cao (trên 20%) chỉ chiếm 23%.
Với những kết quả kinh doanh như vậy, nhiều tập đoàn, tổng công ty đã không đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước đề ra. Cụ thể, Tổng công ty Cà phê hay Lương thực Miền Nam chỉ đạt khoảng 1/2 kế hoạch đề ra.
Có 2 đơn vị để xảy ra thua lỗ (không kể Vinashin) là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu và Tổng công ty Xây dựng đường thủy.
Hội nghị sáng 16/1. Ảnh: Dân Trí.
Nợ 1,33 triệu tỷ đồng
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, ông Phạm Viết Muôn cho biết, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, Tổng Cty nhà nước năm 2012 trên 1,33 triệu tỷ đồng, một số TĐ, TCT vượt tỷ lệ nợ cho phép.
Theo ông Phạm Viết Muôn, trong năm 2012, tổng doanh thu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 1,621 triệu tỷ đồng, bằng 92% so kế hoạch năm, tăng 2 so thực hiện năm 2011. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 127.510 tỷ đồng, giảm 5% so với thực hiện năm 2011. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 17,4%.
Tham dự cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ, có lãnh đạo của 9 tập đoàn kinh tế, 10 tổng công ty 91, 84 tổng công ty 90 và 20 tổng công ty đã cổ phần hóa.
Tổng nộp ngân sách của các "ông lớn" đạt 294.000 tỷ đồng, thực hiện đạt 100% kế hoạch năm song giảm 12% so với thực hiện năm 2011. Trong đó, thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh nội địa chiếm 71%.
Ông Phạm Viết Muôn cho rằng bên cạnh những nguyên nhân khách quan, một số tập đoàn, tổng cty chưa chủ động tìm kiếm giải pháp vượt khó, còn tâm lý trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước, không chủ động thực hiện tái cơ cấu.
Ngoài ra, năng lực quản trị doanh nghiệp còn hạn chế so với yêu cầu, công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ cao cấp còn là khâu yếu, tình trạng lãng phí ở nhiều nơi chưa được khắc phục… dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
.
Nguồn: Tiền Phong.
TPO- Sáng 16-1, tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, báo cáo cho biết thực trạng thua lỗ của các tập đoàn, tổng cty nhà nước năm 2012 cải thiện so với năm trước, nhưng vẫn lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Nhiều tập đoàn, Tổng cty nhà nước thua lỗ, không đạt kế hoạch đề ra. Ảnh minh hoạ.
Đây là cuộc làm việc thường niên giữa Thủ tướng với đại diện các tập đoàn, tổng cty nhà nước, được xem như các "quả đấm thép" trong nền kinh tế, diễn ra tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước chỉ đạt 14,84%, giảm 4,16% so với năm 2011. Trong tổng số 73 đơn vị, khoảng 46,5% các doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn dưới 10%. Nhóm các tập đoàn lãi cao (trên 20%) chỉ chiếm 23%.
Với những kết quả kinh doanh như vậy, nhiều tập đoàn, tổng công ty đã không đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước đề ra. Cụ thể, Tổng công ty Cà phê hay Lương thực Miền Nam chỉ đạt khoảng 1/2 kế hoạch đề ra.
Có 2 đơn vị để xảy ra thua lỗ (không kể Vinashin) là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu và Tổng công ty Xây dựng đường thủy.
Hội nghị sáng 16/1. Ảnh: Dân Trí.
Nợ 1,33 triệu tỷ đồng
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, ông Phạm Viết Muôn cho biết, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, Tổng Cty nhà nước năm 2012 trên 1,33 triệu tỷ đồng, một số TĐ, TCT vượt tỷ lệ nợ cho phép.
Theo ông Phạm Viết Muôn, trong năm 2012, tổng doanh thu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 1,621 triệu tỷ đồng, bằng 92% so kế hoạch năm, tăng 2 so thực hiện năm 2011. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 127.510 tỷ đồng, giảm 5% so với thực hiện năm 2011. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 17,4%.
Tham dự cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ, có lãnh đạo của 9 tập đoàn kinh tế, 10 tổng công ty 91, 84 tổng công ty 90 và 20 tổng công ty đã cổ phần hóa.
Tổng nộp ngân sách của các "ông lớn" đạt 294.000 tỷ đồng, thực hiện đạt 100% kế hoạch năm song giảm 12% so với thực hiện năm 2011. Trong đó, thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh nội địa chiếm 71%.
Ông Phạm Viết Muôn cho rằng bên cạnh những nguyên nhân khách quan, một số tập đoàn, tổng cty chưa chủ động tìm kiếm giải pháp vượt khó, còn tâm lý trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước, không chủ động thực hiện tái cơ cấu.
Ngoài ra, năng lực quản trị doanh nghiệp còn hạn chế so với yêu cầu, công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ cao cấp còn là khâu yếu, tình trạng lãng phí ở nhiều nơi chưa được khắc phục… dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
.
Nguồn: Tiền Phong.
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
1 comment:
Tại sao toàn Cầu thua lỗ?
Là công ty sinh sau đẻ muộn, chính sách của Toàn Cầu là giá rẻ hòng chiếm thị trường và hợp túi tiền của người VN. Song mặc dù là cùng 1 nhà nước nhưng sự cạnh tranh thật thảm khốc: Nếu VNPT hay Việt tel để cho Toàn Cầu thâm nhập sâu vào thị trường viễn thông thì cái chợ độc quyền của 2 tên này sẽ biến mất. Vì vậy đòn hiểm của 2 đại gia đi trước này thâm độc khôn lường. muốn bán được hàng thì phải phát được sóng và phủ sóng, với 2 đại gia kia thì khi xây trạm chuyển tiếp phát sóng được bảo kê của chính quyền và ngụy trang bằng vì sự phát triển thông tin tuyên truyền cho nên các trạm chuyển tiếp không bị siêu quậy nào dám biểu tình và phá đám. Riêng tay Toàn Cầu thì luôn bị các khu vực mà Toàn Cầu dự định xây lắp trạm chuyển tiếp hoặc là bị chính quyền đình chỉ vì không phép hoặc là bị VNPT và Viettel chọc gậy bánh xe xúi dân biểu tình cấm không cho xây trạm mà không xây được trạm thì làm gì có sóng mà nếu không có sóng thì cho không ai dùng chứ chưa nói đến mua bán. Nếu các đại gia kia cho Toàn Cầu lắp thêm bộ phận phát sóng vào an ten của mình cũng có sao đâu? thế nhưng lại phải chia xẻ cái bánh lợi nhuận và siêu lợi nhuận... vì thế Toàn Cầu chết là đúng. Chết để các bố mày độc hưởng!
Post a Comment