Blogger Widgets

Thursday, December 20, 2012

TIỀN NHÀ NƯỚC ĐỔ VỀ GỞI TẠI CÁC NGÂN HÀNG CỦA CÁC BỐ GIÀ!

Quanlambao- Báo trong nước lần đầu tiên đả động đến việc Bảo hiểm Việt Nam mang tiền cho vay gây thất thoát hàng ngàn tỷ.... Một việc có thể thấy ngay vi phạm vì gây thất thoát. Song hàng chục năm qua có một loại dịch vụ gởi tiền của kho bạc, của bảo hiểm, của Viễn thông, tiền của ngân sách của Bộ Tài chính ... lên tới hàng triệu ngàn tỷ, hầu như không được quản lý và chỉ có đường dây quen thuộc mới được những cơ quan này ưu ái mang tiền đến gởi và tạo thành một dịch vụ 'ngồi thu tô' một cách nhà hạ!

Muốn được nguồn tiền này gởi tại ngân hàng của mình, các NH chấp nhận chi ngoài từ 1.5 đến 3% lãi suất chính thức trả cho đơn vị gởi tiền, còn cá nhân quyết định thì đương nhiên đều đặn cha nhau phần trả lãi chênh lệch.

 Nếu thanh tra Eximbank, Techcombank, NH Bản Việt, NH An Bình sẽ thấy vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn tỷ tiền ngân sách đã được gởi ở đây, nhờ vậy các ngân hàng này đã tự giải quyết cho chính chủ nhân ông của ngân hàng vay dài hạn đến 10 năm. Chi cần thanh tra tất cả các khoản vay dài hạn tại các ngân hàng này dù có ai đứng tên thì cuối cùng đường dây cũng đến những kẻ vay tiền thật sự như bố già Kiên, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Tiền còi, Nguyễn Thanh Phượng, Trầm Bê....!

Ở Việt Nam có thể khẳng định nếu kiểm tra bất cứ ở đâu, cũng đều là những ổ tham nhũng, bòn rút, đục khoét tiền của nhà nước.... Đó là lý do vì sao, lương của Thủ Tướng cũng chỉ 10 triệu/tháng, nhưng các con đều có thể 'ngon lành' học ở nước ngoài! Hiện nay thống kê 100% con của các cấp từ Thứ Trưởng trở lên đều đang du học ở nước ngoài! Tất cả đều 'được cấp Học bổng' kiểu của Công ty Tư vấn Giáo dục Quốc Anh của bà Liên Hương!

Thám tử Quan
Đề nghị điều tra việc cho vay ở BHXH Việt Nam
BHXH khó thu hồi khoản cho vay hơn 1.000 tỉ đồng tại Công ty Cho thuê Tài chính II (ALC II).

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa chuyển hồ sơ, đề nghị Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm chỉ đạo điều tra, làm rõ trách nhiệm các cá nhân có liên quan đến việc Bảo hiểm Xã hội (BHXH)Việt Nam cho Công ty Cho thuê Tài chính II (ALC II, thuộc Agribank) vay cả ngàn tỉ đồng.Đây là kết quả từ cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2009 và báo cáo quyết toán ngân sách năm 2011 của BHXH Việt Nam. Theo đó, việc cho vay có dấu hiệu trái pháp luật dẫn đến nguy cơ mất vốn, thể hiện qua ba sai phạm.

Ba sai phạm

Cụ thể, BHXH Việt Nam đã cho vay vượt hạn mức bảo lãnh. Các khoản mà BHXH Việt Nam cho ALC II vay được quyết định trên cơ sở ba thư bảo lãnh của Agribank năm 2008, gồm thư ngày 13-3 (hạn mức bảo lãnh 500 tỉ đồng); thư ngày 22-4 (hạn mức bảo lãnh 400 tỉ đồng) và thư thứ ba ngày 22-10, có nội dung thay thế cho hai thư bảo lãnh trước (hạn mức bảo lãnh chỉ còn 400 tỉ đồng). Với mức cam kết bảo lãnh ở thư thứ ba này, các khoản vay mà BHXH Việt Nam cấp cho ALC II trước đó là 480 tỉ đồng, vượt mức được bảo lãnh 80 tỉ đồng.


Phần lớn số tiền quỹ BHXH Việt Nam thu hàng năm được chi trả cho các hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân. Ảnh: HTD

Bị rủi ro do cho vay vượt hạn mức bảo lãnh như vậy nhưng sau đó, từ tháng 11-2008 đến tháng 8-2009, BHXH tiếp tục cho ALC II vay thêm 530 tỉ đồng, nâng tổng dư nợ lên 1.010 tỉ đồng, vượt 610 tỉ đồng so với hạn mức bảo lãnh tại thư bảo lãnh thứ ba.

Sai phạm thứ hai là nghị quyết HĐQT năm 2009 của BHXH Việt Nam chỉ rõ danh mục đầu tư của quỹ chỉ gồm ba địa chỉ: cho ngân sách nhà nước vay, mua trái phiếu CP và cho ngân hàng thương mại nhà nước vay. Tuy nhiên, trong năm này, lãnh đạo BHXH Việt Nam vẫn quyết định cho ALC II vay tổng cộng 380 tỉ đồng.

Sai phạm thứ ba được KTNN chỉ ra là cho vay với kỳ hạn không đúng quy định. Theo Nghị định 16 năm 2001, công ty cho thuê tài chính không được huy động tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng. Thế nhưng một trong ba khoản mà BHXH Việt Nam cho ALC II vay năm 2009, giá trị 200 tỉ đồng, kỳ hạn ngắn có một tháng.

Nguy cơ tổn thất cả ngàn tỉ đồng

ALC II hiện đã rơi vào tình trạng phá sản, các chủ nợ có nguy cơ không thu hồi được vốn. Riêng với BHXH Việt Nam, đến hết năm 2011, ALC II còn nợ cả gốc và lãi hơn 1.050 tỉ đồng và kiểm toán xác định là khó có khả năng thu hồi.

Theo KTNN, trách nhiệm các sai phạm trên thuộc về tổng giám đốc BHXH Việt Nam qua các thời kỳ và bộ phận quản lý đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi, cần được điều tra làm rõ.

Kiến nghị điều tra của KTNN được đưa ra vào lúc Thanh tra CP vừa kết thúc cuộc kiểm tra về việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở BHXH Việt Nam. Theo đó, cơ quan thanh tra cho rằng việc xử lý cán bộ vi phạm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, tiêu cực của BHXH ở cấp trung ương và địa phương chưa triệt để, chưa đủ sức răn đe.

Trước đó, ngày 7-8, từ kiến nghị kiểm toán tại Agribank, Cơ quan CSĐT thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm - Bộ Công an đã hoàn tất cuộc điều tra, kiến nghị VKSND Tối cao truy tố 11 bị can trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại ALC II. Sai phạm của các bị can liên quan đến việc sử dụng các khoản tiền mà ALC II huy động được từ nhiều nguồn, trong đó có BHXH Việt Nam.

NGHĨA NHÂN



NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

2 comments:

Ngồi mát ăn bát vàng said...

Đây là một hiện tượng có thật (tôi là người trong ngành ngân hàng nên tôi biết rất rõ). Cứ đến đầu tháng là phải chung chi cho những kẻ lợi dụng tiền ngân sách để trục lợi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho lãi suất cho vay không thể hạ thấp. Đề nghị Bộ công an vào cuộc điều tra để nhanh chóng chưa sự việc này ra ánh sáng.

Anonymous said...

Tham nhũng,tiêu cực,thái hóa biến chất(lưu manh hóa cán bộ)...đã làm cho Đảng suy yếu chưa từng thấy!Ai mà ra tay cứu Đảng,cứu dân!?