Quanlambao
Còn nhớ cách đây hơn 27 năm, nhân kỷ niệm 10 năm giải phóng miền Nam, tôi cùng nhà báo Đình Khuyến về công tác ở huyện Giồng Trôm (Bến Tre), quê hương của hai vị tướng lừng danh Đồng Văn Cống và Nguyễn Thị Định.
Một buổi chiều, Sáu Trực, Phó ban Tuyên huấn huyện ủy dẫn tôi và Khuyến đến thăm nhà má Bảy ở xã Long Mỹ. Trước khi đi, Sáu Trực giao hẹn:
- Tới má Bảy hai cha nhậu thả sức, có thể nhận bịch gạo về làm quà cho vợ, nhưng tuyệt đối cấm tán tỉnh con gái má, và nếu má hỏi Tư Vinh đâu thì nói còn đang học ở Liên Xô, hiểu không?
- Con gái má tên gì?
- Út Nhài!
- Vợ Tư Vinh à? Mà sao có vẻ úp mở thế cha nội?
- Chuyện dài nói sau! Biết vậy đã!
Xế chiều, theo dòng sông Ba Lai, chúng tôi bơi xuồng đến nhà má Bảy. Thấy má đang ngồi một mình dưới gốc dừa, như ngóng ai, Sáu Trực kêu:
- Má biết tụi con về sao đợi!
- Ừa! Má thấy máy mắt hoài!
- Chị Ba đâu má?
- Qua nhà ông Tám Tàng, chút về ! - Má Bảy trả lời, vả hỏi Sáu Trưc:
- Thằng Tư sao không về!
- Ảnh còn bận học bên Liên Xô má!
- Học gì mà lâu dữ vậy cà? Chắc nó thèm cá lóc nướng trui đến chết!?
Má Bảy đứng dậy chặt mấy trái dừa cho chúng tôi uống nước, rồi bảo Sáu Trực :
- Bắt mấy lóc nướng trui, để má mần thịt gà nấu cháo!
Sáu Trực dạ vâng ra lu bắt cá. Má Bảy ra sau nhà bắt gà. Thấy má bắt một lúc năm con, tôi ngạc nhiên hỏi:
- Tụi con có ba đứa, má bắt nhiều dữ vậy?
- Ăn còn mang về trển! - Má Bảy nói.
Sáu Trực giải thích:
- Bả quen như vậy từ hồi chiến tranh rồi!
Bấy giờ đang đói khát, con tép còn quý, mà một lúc má Bảy bắt năm con gà, vừa cho ăn vừa cho mang về, biết má rộng lòng nhường nào? Mà chúng tôi đâu quen biết má , mới lần đầu gặp má thôi. Má không coi chúng tôi là khách, chẳng hỏi quê quán ở đâu, chỉ biết đi cùng Sáu Trực là người của đảng, là tin, là quý!
Chúng tôi súm xít mổ gà, làm cá, nhóm lửa, lát sau nghe tiếng xuồng quẫy nước, rồi tiếng Út Nhài hỏi như reo:
- Má! Anh Tư về hả má!
- Thằng Sáu với mấy anh! Thằng Tư chưa về!
Út Nhài cột xuồng, hất nhẹ mái tóc ra sau lưng, cười chào chúng tôi:
- Em chào mấy anh!
Qủa thật tôi chưa thấy ai có mái tóc đẹp như cô gái Bến Tre này! Mái tóc nhung xanh mướt, óng ả, tràn hai bờ vai chảy xuống lưng như dòng suối. Trong ánh hoàng hôn, suối tóc ánh lên nhấp nhánh. Út Nhài dẽ đường ngôi giữa chia đôi mái tóc, gương mặt trái xoan trắng mịn, ngời sáng lấp lánh.
Ngọn lửa rơm bập bùng soi bóng xuống mặt sông. Mùi thơm ngậy của cá lóc nướng lan tỏa quanh những gốc dừa. Tiếng sóng táp bờ rào rạt, từng làn gió nhẹ mang theo vị mặn mòi, ấm áp của dòng sông quê miền hạ. Trên góc vườn Út Nhài leo tít trên ngọn cây ổi đào, bứt trái thả xuống cho Đình Khuyến, tiếng cười lảnh lót hòa cùng tiếng sóng, tiếng gió.
Má Bảy nhòm ra, nói với tôi:
- Mày coi, con nhỏ vô tư vậy đó!
Mười bốn năm trước Út Nhài tròn mười tám tuổi. Anh Hai Phú đi thoát ly, thỉnh thỏang vượt rào về, dẫn Tư Vinh theo. Má Bảy không biết Tư Vinh cấp chức gì, chỉ biết quê ngoài Bắc, là thủ trưởng của Hai Phú. Với vợ chồng Má Bảy ngày ấy, cách mạng thiêng liêng lắm, không phân biệt Bắc,Nam, cứ người của cách mạng là ưng. Má thương Tư Vinh hơn mấy đứa miền Nam . Má bảo “nó phải xa gia đình hơn tụi bây!”.
Năm ấy Tư Vinh 28 tuổi, nhìn già hơn, vì ốm nheo ốm nhách, tóc đã có sợi bạc. Mỗi lần Tư Vinh về má Bảy lại nấu cháo gà, cháo lươn bồi dưỡng, rồi làm ruốc cá, ruốc thịt cho mang vô cứ. Út Nhài quen Tư Vinh, rồi do anh Hai mai mối, hai người thương nhau. Những lần Tư Vinh về, Út Nhài leo chót vót lên ngọn cây ổi, hái những trái ương ương, vì Tư Vinh thích ăn. Có những lần Út Nhài chèo xuồng chờ Tư Vinh thả lưới trên sông Ba Lai…
Một buổi chiều cuối năm 1972, cả nhà đang ăn uống vui vẻ, thì tiếng xuồng máy gầm rú, sông Ba Lai cuộn sóng. Ông Bảy chỉ kịp đẩy Tư Vinh và Út Nhài xuống căn hầm bí mật sau nhà thì Mười Thứ, đại đội trưởng biệt kich đã dẫn quân ập tới.
Mười Thứ người xã bên, có bố bị cách mạng giết năm Mậu Thân nên rất thâm thù. Đối với gia đình Má Bảy, Mười Thứ căm hơn vì thương Út Nhài nhưng má Bảy không gả, lại cho không Tư Vinh. Mười Thứ rình rập, chụp bắt nhiều lần thất bại, hôm nay hắn nhận đươc tin điệp báo, tập kích bất ngờ.
Mười Thứ bắt anh Hai và ông Bảy chỉ hầm bắt Tư Vinh, nhưng hai người lắc đầu : Không biết. Trong lúc nhá nhem, Hai Phú giựt súng một tên lính toan chống cự, Mười Thứ và đồng bọn lính nổ súng, giết chết ông Bảy và Hai Phú.
Cuối năm 1974, Tư Vinh được ra Bắc, má Bảy muốn Út Nhài đi theo, nhưng tổ chức không đồng ý. Tư Vinh trước lúc đi, đứng cạnh Út Nhài thắp nhang thề trước ông Bảy và Hai Phú, yêu thương nhau trọn đời, hết lòng chăm sóc má bảy.
Thề sống chết vậy, rồi đi biệt tăm tư đó.
Mười hai năm rồi, ngày nào má Bảy, Út Nhài cũng trông mong.
Cá lóc nướng trui, thịt gà sé trộn rau răm, cháo gà bày ra sân. Ánh sáng bập bùng của đuốc mù u. Ông Tám Tàng xách qua can rượu, kéo theo ba bốn người. Út Nhài cũng kêu bạn tới.
Những ly rượu sủi tăm xoay vòng, không phân biệt chủ khách. Không ai cần biết tên tuổi ai, cứ anh Năm, anh Sáu, chú Tám, má Bảy, cô Út… mà kêu, thân thương như một gia đình.
Ông Tám Tàng lấy tay phe phẩy, gảy đàn miệng từng tứng tưng, rồi cất tiếng hát: “Sông Ba Lai xuôi về đâu mà trôi hoài không nghỉ / Có mang theo giùm ta một tấm chân tình”…
Ông Tám hát xong đến Sáu Trực. Tay cán bộ tuyên huấn hát cực hay bài “Dạ cổ hoài lang” làm má Bảy mấy lần lau nước mắt: “Từ là từ phu tướng / Bảo kiếm sắc phong lên đàng / Vào ra ngóng trông tin chảng / Năm …ớ …canh mơ màng…/ Ôi gan vàng quặn đau…”.
Út Nhài cũng rơm rớm nước mắt, chạnh lòng với câu hát. Nhưng lúc sau Út Nhài ráng dằn lòng để “thay đổi không khí”, làm cho mọi người vui. Cô và mấy người bạn hát bài “Vàm Cỏ Đông”. Tiếng cô vút lên lảnh lót:“Ở tận sông Hồng anh có biết, quê hương em cũng có dòng sông!”…
Suốt đêm ấy tôi và Đình Khuyến không ngủ, ngồi nghe Út Nhài tâm sự. Hôm sau, tạm biệt má Bảy và Út Nhài, tôi thầm hứa sẽ tìm kiếm xem Tư Vinh đang ở đâu.
Tôi làm bài thơ, ký tên Út Nhài, đăng trên tờ Tiền phong Chủ nhật, hy vọng ai là Tư Vinh sẽ đọc, nhớ tới Út Nhài.
MIỀN HẠ
Sao anh không về thăm miền hạ
Chèo ghe thả lưới trên sông
Cạn ly rượu giữa mùi rơm rạ
Nhìn nhau say trong ánh lửa đốt đồng
Về đi anh miền hạ vẫn mong
Anh thăm lại căm hầm ngày ấy
Về đi anh miền hạ vẫn trông
Anh thắp nén nhang cho đồng đội
Đây miền hạ ngày xưa bom dội
Căn hầm che chở cho anh
Miền hạ ngày xưa em hái trái ổi xanh
Để anh nhâm nhi cùng bạn
Miền hạ vẫn nước lên nước cạn
Dòng sông quê vẫn bên lở bên bồi
Đây miền hạ nếu anh còn nhớ
Xin hãy về , dù chỉ một lần thôi!
ÚT NHÀI
Cuối năm ấy, một lần đến dự buổi liên hoan tổng kết cơ quan phía Nam của Bộ công thương, một vị cán bộ khoảng ngoài bốn mươi, béo tốt, ăn mặc sang trọng đến ngồi cạnh tôi, hỏi:
- Minh Diện làm ở báo Tiền phong, có quen ai là Út Nhài không?
- Chắc anh hỏi tác giả bài thơ Miền Hạ? Tôi cảm thấy trong lòng khấp khởi, nghĩ người mình cần gặp đã xuất hiện. Tôi nói chính tôi là tác giả, và cho người đối diên nghe xuất xứ bài thơ. Gương mặt phốp pháp lúc nhợt nhạt, lúc bừng đỏ.
Anh ta nói với tôi:
- Mình là bạn của Tư Vinh. Khi nào Minh Diện gặp Út Nhàn, nói cô ấy quên chuyện cũ đi. Tư Vinh đã có vợ con, đang chuẩn bị lên hàm Tổng Cục trưởng. Toàn bộ công danh sự nghiệp phụ thuộc vào vợ, là con ông Ủy viên Bộ chính trị, nên mặc dù rất thương Út Nhài nhưng phải hy sinh tình càm, để lo sự nghiệp!
Gã cán bộ nói trơn tru như cái mặt trơn bóng của gã. Tôi biết đó chính là Tư Vinh, liền nhổ một bãi nước bọt ngay trước mặt gã, rồi đứng dậy bỏ đi. Gã nhìn theo nói:
- Thằng khùng mất lịch sự!
Sáu Trực dứt khoát khuyên tôi không được nói sự thật với Má Bảy và Út Nhài. Sáu Trực nói:
- Thà nói Tư Vinh chết còn hơn nói sự thật! Má Bảy và cả Út Nhài sẽ không sống nổi nếu biết niềm tin bị đánh cắp!
Năm 2007, tôi quay lại Giồng Trôm thì Má Bảy đã mất cách đó ba năm. Trước lúc nhắm mắt, má vẫn gọi tên Tư Vinh. Còn Út Nhài, cô đã xuống tóc đi tu (*). Tôi bỗng nhớ mái tóc đẹp như dòng suối, tràn hai bờ vai xuống lưng Út Nhài, nhóng nhánh trong ánh hoàng hôn ngày nào! Không hiểu, người con gái Bến Tre ngoan hiền và xinh đẹp ấy, khi cắt mái tóc ấy, có xót xa đau đớn và có biết thứ quý giá nhất là niềm tin của mình đã bị đánh cắp hay không?
Út Nhài ơi, dù khi ấy em không biết thì bây giờ em cũng biết, bởi sự thật giấu giếm mãi sao được và đâu phải riêng em, riêng má bị đánh cắp hở Út Nhài!? Đau đớn quá phải không em?
MINH DIỆN
(*) - Ni sư Tuệ Nhài bây giờ ở Chùa Phước Huệ, Đồng Nai.
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
Còn nhớ cách đây hơn 27 năm, nhân kỷ niệm 10 năm giải phóng miền Nam, tôi cùng nhà báo Đình Khuyến về công tác ở huyện Giồng Trôm (Bến Tre), quê hương của hai vị tướng lừng danh Đồng Văn Cống và Nguyễn Thị Định.
Một buổi chiều, Sáu Trực, Phó ban Tuyên huấn huyện ủy dẫn tôi và Khuyến đến thăm nhà má Bảy ở xã Long Mỹ. Trước khi đi, Sáu Trực giao hẹn:
- Tới má Bảy hai cha nhậu thả sức, có thể nhận bịch gạo về làm quà cho vợ, nhưng tuyệt đối cấm tán tỉnh con gái má, và nếu má hỏi Tư Vinh đâu thì nói còn đang học ở Liên Xô, hiểu không?
- Con gái má tên gì?
- Út Nhài!
- Vợ Tư Vinh à? Mà sao có vẻ úp mở thế cha nội?
- Chuyện dài nói sau! Biết vậy đã!
Xế chiều, theo dòng sông Ba Lai, chúng tôi bơi xuồng đến nhà má Bảy. Thấy má đang ngồi một mình dưới gốc dừa, như ngóng ai, Sáu Trực kêu:
- Má biết tụi con về sao đợi!
- Ừa! Má thấy máy mắt hoài!
- Chị Ba đâu má?
- Qua nhà ông Tám Tàng, chút về ! - Má Bảy trả lời, vả hỏi Sáu Trưc:
- Thằng Tư sao không về!
- Ảnh còn bận học bên Liên Xô má!
- Học gì mà lâu dữ vậy cà? Chắc nó thèm cá lóc nướng trui đến chết!?
Má Bảy đứng dậy chặt mấy trái dừa cho chúng tôi uống nước, rồi bảo Sáu Trực :
- Bắt mấy lóc nướng trui, để má mần thịt gà nấu cháo!
Sáu Trực dạ vâng ra lu bắt cá. Má Bảy ra sau nhà bắt gà. Thấy má bắt một lúc năm con, tôi ngạc nhiên hỏi:
- Tụi con có ba đứa, má bắt nhiều dữ vậy?
- Ăn còn mang về trển! - Má Bảy nói.
Sáu Trực giải thích:
- Bả quen như vậy từ hồi chiến tranh rồi!
Bấy giờ đang đói khát, con tép còn quý, mà một lúc má Bảy bắt năm con gà, vừa cho ăn vừa cho mang về, biết má rộng lòng nhường nào? Mà chúng tôi đâu quen biết má , mới lần đầu gặp má thôi. Má không coi chúng tôi là khách, chẳng hỏi quê quán ở đâu, chỉ biết đi cùng Sáu Trực là người của đảng, là tin, là quý!
Chúng tôi súm xít mổ gà, làm cá, nhóm lửa, lát sau nghe tiếng xuồng quẫy nước, rồi tiếng Út Nhài hỏi như reo:
- Má! Anh Tư về hả má!
- Thằng Sáu với mấy anh! Thằng Tư chưa về!
Út Nhài cột xuồng, hất nhẹ mái tóc ra sau lưng, cười chào chúng tôi:
- Em chào mấy anh!
Qủa thật tôi chưa thấy ai có mái tóc đẹp như cô gái Bến Tre này! Mái tóc nhung xanh mướt, óng ả, tràn hai bờ vai chảy xuống lưng như dòng suối. Trong ánh hoàng hôn, suối tóc ánh lên nhấp nhánh. Út Nhài dẽ đường ngôi giữa chia đôi mái tóc, gương mặt trái xoan trắng mịn, ngời sáng lấp lánh.
Ngọn lửa rơm bập bùng soi bóng xuống mặt sông. Mùi thơm ngậy của cá lóc nướng lan tỏa quanh những gốc dừa. Tiếng sóng táp bờ rào rạt, từng làn gió nhẹ mang theo vị mặn mòi, ấm áp của dòng sông quê miền hạ. Trên góc vườn Út Nhài leo tít trên ngọn cây ổi đào, bứt trái thả xuống cho Đình Khuyến, tiếng cười lảnh lót hòa cùng tiếng sóng, tiếng gió.
Má Bảy nhòm ra, nói với tôi:
- Mày coi, con nhỏ vô tư vậy đó!
Mười bốn năm trước Út Nhài tròn mười tám tuổi. Anh Hai Phú đi thoát ly, thỉnh thỏang vượt rào về, dẫn Tư Vinh theo. Má Bảy không biết Tư Vinh cấp chức gì, chỉ biết quê ngoài Bắc, là thủ trưởng của Hai Phú. Với vợ chồng Má Bảy ngày ấy, cách mạng thiêng liêng lắm, không phân biệt Bắc,Nam, cứ người của cách mạng là ưng. Má thương Tư Vinh hơn mấy đứa miền Nam . Má bảo “nó phải xa gia đình hơn tụi bây!”.
Năm ấy Tư Vinh 28 tuổi, nhìn già hơn, vì ốm nheo ốm nhách, tóc đã có sợi bạc. Mỗi lần Tư Vinh về má Bảy lại nấu cháo gà, cháo lươn bồi dưỡng, rồi làm ruốc cá, ruốc thịt cho mang vô cứ. Út Nhài quen Tư Vinh, rồi do anh Hai mai mối, hai người thương nhau. Những lần Tư Vinh về, Út Nhài leo chót vót lên ngọn cây ổi, hái những trái ương ương, vì Tư Vinh thích ăn. Có những lần Út Nhài chèo xuồng chờ Tư Vinh thả lưới trên sông Ba Lai…
Một buổi chiều cuối năm 1972, cả nhà đang ăn uống vui vẻ, thì tiếng xuồng máy gầm rú, sông Ba Lai cuộn sóng. Ông Bảy chỉ kịp đẩy Tư Vinh và Út Nhài xuống căn hầm bí mật sau nhà thì Mười Thứ, đại đội trưởng biệt kich đã dẫn quân ập tới.
Mười Thứ người xã bên, có bố bị cách mạng giết năm Mậu Thân nên rất thâm thù. Đối với gia đình Má Bảy, Mười Thứ căm hơn vì thương Út Nhài nhưng má Bảy không gả, lại cho không Tư Vinh. Mười Thứ rình rập, chụp bắt nhiều lần thất bại, hôm nay hắn nhận đươc tin điệp báo, tập kích bất ngờ.
Mười Thứ bắt anh Hai và ông Bảy chỉ hầm bắt Tư Vinh, nhưng hai người lắc đầu : Không biết. Trong lúc nhá nhem, Hai Phú giựt súng một tên lính toan chống cự, Mười Thứ và đồng bọn lính nổ súng, giết chết ông Bảy và Hai Phú.
Cuối năm 1974, Tư Vinh được ra Bắc, má Bảy muốn Út Nhài đi theo, nhưng tổ chức không đồng ý. Tư Vinh trước lúc đi, đứng cạnh Út Nhài thắp nhang thề trước ông Bảy và Hai Phú, yêu thương nhau trọn đời, hết lòng chăm sóc má bảy.
Thề sống chết vậy, rồi đi biệt tăm tư đó.
Mười hai năm rồi, ngày nào má Bảy, Út Nhài cũng trông mong.
Cá lóc nướng trui, thịt gà sé trộn rau răm, cháo gà bày ra sân. Ánh sáng bập bùng của đuốc mù u. Ông Tám Tàng xách qua can rượu, kéo theo ba bốn người. Út Nhài cũng kêu bạn tới.
Những ly rượu sủi tăm xoay vòng, không phân biệt chủ khách. Không ai cần biết tên tuổi ai, cứ anh Năm, anh Sáu, chú Tám, má Bảy, cô Út… mà kêu, thân thương như một gia đình.
Ông Tám Tàng lấy tay phe phẩy, gảy đàn miệng từng tứng tưng, rồi cất tiếng hát: “Sông Ba Lai xuôi về đâu mà trôi hoài không nghỉ / Có mang theo giùm ta một tấm chân tình”…
Ông Tám hát xong đến Sáu Trực. Tay cán bộ tuyên huấn hát cực hay bài “Dạ cổ hoài lang” làm má Bảy mấy lần lau nước mắt: “Từ là từ phu tướng / Bảo kiếm sắc phong lên đàng / Vào ra ngóng trông tin chảng / Năm …ớ …canh mơ màng…/ Ôi gan vàng quặn đau…”.
Út Nhài cũng rơm rớm nước mắt, chạnh lòng với câu hát. Nhưng lúc sau Út Nhài ráng dằn lòng để “thay đổi không khí”, làm cho mọi người vui. Cô và mấy người bạn hát bài “Vàm Cỏ Đông”. Tiếng cô vút lên lảnh lót:“Ở tận sông Hồng anh có biết, quê hương em cũng có dòng sông!”…
Suốt đêm ấy tôi và Đình Khuyến không ngủ, ngồi nghe Út Nhài tâm sự. Hôm sau, tạm biệt má Bảy và Út Nhài, tôi thầm hứa sẽ tìm kiếm xem Tư Vinh đang ở đâu.
Tôi làm bài thơ, ký tên Út Nhài, đăng trên tờ Tiền phong Chủ nhật, hy vọng ai là Tư Vinh sẽ đọc, nhớ tới Út Nhài.
MIỀN HẠ
Sao anh không về thăm miền hạ
Chèo ghe thả lưới trên sông
Cạn ly rượu giữa mùi rơm rạ
Nhìn nhau say trong ánh lửa đốt đồng
Về đi anh miền hạ vẫn mong
Anh thăm lại căm hầm ngày ấy
Về đi anh miền hạ vẫn trông
Anh thắp nén nhang cho đồng đội
Đây miền hạ ngày xưa bom dội
Căn hầm che chở cho anh
Miền hạ ngày xưa em hái trái ổi xanh
Để anh nhâm nhi cùng bạn
Miền hạ vẫn nước lên nước cạn
Dòng sông quê vẫn bên lở bên bồi
Đây miền hạ nếu anh còn nhớ
Xin hãy về , dù chỉ một lần thôi!
ÚT NHÀI
Cuối năm ấy, một lần đến dự buổi liên hoan tổng kết cơ quan phía Nam của Bộ công thương, một vị cán bộ khoảng ngoài bốn mươi, béo tốt, ăn mặc sang trọng đến ngồi cạnh tôi, hỏi:
- Minh Diện làm ở báo Tiền phong, có quen ai là Út Nhài không?
- Chắc anh hỏi tác giả bài thơ Miền Hạ? Tôi cảm thấy trong lòng khấp khởi, nghĩ người mình cần gặp đã xuất hiện. Tôi nói chính tôi là tác giả, và cho người đối diên nghe xuất xứ bài thơ. Gương mặt phốp pháp lúc nhợt nhạt, lúc bừng đỏ.
Anh ta nói với tôi:
- Mình là bạn của Tư Vinh. Khi nào Minh Diện gặp Út Nhàn, nói cô ấy quên chuyện cũ đi. Tư Vinh đã có vợ con, đang chuẩn bị lên hàm Tổng Cục trưởng. Toàn bộ công danh sự nghiệp phụ thuộc vào vợ, là con ông Ủy viên Bộ chính trị, nên mặc dù rất thương Út Nhài nhưng phải hy sinh tình càm, để lo sự nghiệp!
Gã cán bộ nói trơn tru như cái mặt trơn bóng của gã. Tôi biết đó chính là Tư Vinh, liền nhổ một bãi nước bọt ngay trước mặt gã, rồi đứng dậy bỏ đi. Gã nhìn theo nói:
- Thằng khùng mất lịch sự!
Sáu Trực dứt khoát khuyên tôi không được nói sự thật với Má Bảy và Út Nhài. Sáu Trực nói:
- Thà nói Tư Vinh chết còn hơn nói sự thật! Má Bảy và cả Út Nhài sẽ không sống nổi nếu biết niềm tin bị đánh cắp!
Năm 2007, tôi quay lại Giồng Trôm thì Má Bảy đã mất cách đó ba năm. Trước lúc nhắm mắt, má vẫn gọi tên Tư Vinh. Còn Út Nhài, cô đã xuống tóc đi tu (*). Tôi bỗng nhớ mái tóc đẹp như dòng suối, tràn hai bờ vai xuống lưng Út Nhài, nhóng nhánh trong ánh hoàng hôn ngày nào! Không hiểu, người con gái Bến Tre ngoan hiền và xinh đẹp ấy, khi cắt mái tóc ấy, có xót xa đau đớn và có biết thứ quý giá nhất là niềm tin của mình đã bị đánh cắp hay không?
Út Nhài ơi, dù khi ấy em không biết thì bây giờ em cũng biết, bởi sự thật giấu giếm mãi sao được và đâu phải riêng em, riêng má bị đánh cắp hở Út Nhài!? Đau đớn quá phải không em?
MINH DIỆN
(*) - Ni sư Tuệ Nhài bây giờ ở Chùa Phước Huệ, Đồng Nai.
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
Một ngày mai dân chủ, bài viết này mà dựng thành Phim thì lấy biết bao nước mắt,
ReplyDelete@ Có bài viết người mẹ cùng cán bộ MB ở dưới hầm, đứa bé khóc, bà mẹ phải quyết định hy sinh con mình để che chở cho anh 3 anh 4 nào đó, ...Người CS đó quá hèn khi hy sinh một sinh linh bé bỏng để đổi lại sự an toàn cho chính mình mà không dám nhận trách nhiệm.
Một câu chuyện buồn như nhiều câu chuyện
ReplyDeleteChúc cho ni sư quên được mọi muộn phiền.
Những chuyện như thế này là tiêu biểu, có phần thành chuẩn mực của các ngài lãnh đạo nhân danh vì nước vì dân rồi.Cũng không có gì lạ vì cả một chế độ được xây dựng dựa trên sự nói láo thì tất yếu sẽ sản sinh ra những sản phẩm như vậy.
ReplyDeleteChuyện có thật vậy không Xuân Diện? đừng " Có ít xít ra nhiều" rồi " đánh cắp niềm tin" của tôi nghe. Vốn tôi rất khâm phục bạn vì những gì bạn đã đóng góp cho phong trào dân chủ, cho tương lai tốt đẹp hơn của tổ quốc Việt nam.
ReplyDeleteCâu chuyện thật 100% đấy chứ Xuân Diện? Đừng có " Đánh cắp niềm tin" của tôi nghe. Vốn tôi luôn cảm phục những gì bạn đã đóng góp cho phong trào dân chủ,cho một tương lai tốt đẹp hơn của dân tộc Việt nam
ReplyDeleteMấy anh chơi bời kiểu này, Mỹ thua là phải rùi!
ReplyDeleteMii Tra đọc kỹ rồi hãy hỏi. Tác giả là Minh Diện, không phải Xuân Diện. Tác giả đã ghi rõ "Ni sư Tuệ Nhài bây giờ ở Chùa Phước Huệ, Đồng Nai", Nếu có lòng hãy đến thăm ni sư, nếu không đến được thì ghi thư hỏi thăm ni sư, đừng hỏi tác giả.
ReplyDeleteTội nghiệp cho mẹ con Má Bảy, đã chịu hy sinh cả Chồng và con trai mình để bảo bọc che chở cho một tên khốn. Đây là một tên khốn cụ thể đại diện cho nhiều tên khốn khác. Bọn chúng đã từng thanh toán các đồng đội ở chiến khu trước thềm giải phóng, để theo đuổi cho cái gọi là "sự nghiệp" ấy. Vì quyền chức và danh lợi, chúng sẵn sàng chà đạp lên hương hồn của những người đã khuất từng hy sinh vì chúng, nói chi đến tình người! Đội ngũ lãnh đạo đất nước này là những vô loài như thế, sao mà trông mong điều gì tốt đẹp ở chúng được chứ!!!
ReplyDelete