Quanlambao - Việc loại bỏ bớt các công ty chứng khoán có mang lại hiệu quả đối với sự phát triển của TTCK hay không là chưa rõ ràng.
Thông tư 165 có hiệu lực bắt đầu từ ngày hôm qua 1-12-2012, theo đó các công ty chứng khoán (CTCK) bị kiểm soát ặc biệt không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt, có lỗ lũy kế đạt 50% vốn điều lệ trở lên sẽ có thể bị đình chỉ hay tạm ngừng hoạt động.
Thông tư có hiệu lực cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ khoảng 100 công ty chứng khoán sẽ phải rời thị trường. Song cũng có nhiều ý kiến lo ngại rằng đây chỉ là những “mệnh lện hành chính” để đạt mục đích “hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm số lượng CTCK” chứ không phải là giải pháp mang lại hiệu quả cho sự phát triển và vận hành của thị trường chứng khoán
Bổ sung thêm 2 trường hợp thuộc diện kiểm soát đặc biệtThông tư (sửa đổi) mới quy định bổ sung thêm hai trường hợp thuộc diện kiểm soát đặc biệt như: không thực hiện báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong hai kỳ báo cáo liên tiếp, hoặc không công bố thông tin về báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã được soát xét, kiểm toán hoặc báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính mà tổ chức kiểm toán được chấp thuận đưa ra ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược), từ chối đưa ra ý kiến hoặc không thể đưa ra ý kiến.
Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều CTCK không bị áp dụng kiểm soát đặc biệt do không nộp báo cáo, không công bố thông tin nên cơ quan quản lý không có căn cứ để đưa các công ty này vào diện kiểm soát đặc biệt. Hiện trên thị trường chỉ có 7 CTCK bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, như vậy, sau khi Thông tư (sửa đổi) có hiệu lực thì chỉ trong quý I/2013 này, sẽ có tới vài chục CTCK khác (lỗ nặng, thuộc diện phá sản, mất thanh khoản nặng, vi phạm quy định công bố thông tin…) tiếp tục bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt sau khi thực hiện chế độ báo cáo bắt buộc theo Thông tư mới.
Thông tư (sửa đổi) cũng quy định thời gian kiểm soát đặc biệt còn 4 tháng, thay vì 6 tháng như trước đây. Trường hợp sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt mà vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp đạt mức 50% vốn điều lệ trở lên thì CTCK sẽ bị cơ quan quản lý đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục thực hiện việc đình chỉ hoạt động CTCK vẫn chưa được UBCKNN ban hành bằng văn bản.
Trường hợp khác, CTCK cũng có thể bị tạm ngừng hoạt động nếu sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp dưới 50% vốn điều lệ hoặc không bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Hiệu quả, hệ quả và hệ lụy
Với các quy định siết chặt của Thông tư 165 mới được Bộ Tài chính ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1-12-2012, và cùng với các quy định, chế tài được ban hành gần đây như Thông tư 226, quy chế hoạt động của CTCK thì có thể nói quý I/2013 sẽ là “bão táp” đối với các CTCK. Trước hết, có thể thấy rõ mục đích và tác dụng của các quy định mới trên sẽ rút được số lượng các CTCK xuống, loại bỏ được khá nhiều CTCKtrong số hơn 100 CTCK ra khỏi thị trường.
Tuy nhiên, việc loại bỏ bớt các công ty chứng khoán có mang lại hiệu quả đối với sự phát triển của TTCK hay không là chưa rõ ràng. Bởi sau khi loại các công ty chứng khoán sẽ xuất hiện các hệ lụy tiêu cực đối với thị trường và xã hội chưa lường trước được.
Thực tế, số lượng lớn CTCK cho đến nay trong bối cảnh một TTCK nhỏ như Việt Nam, cũng chính là bắt nguồn từ sự thiếu quy hoạch, thiếu tính toán của việc cấp giấy phép thành lập CTCK một các thiếu kiểm soát của ngành chứng khoán giai đoạn 2007-2009.
Nguyên nhân chính của việc thị trường chứng khoán suy thoái, cạn kiệt, nhà đầu tư rời bỏ thị trường như hiện nay là hệ quả của sự suy thoái kinh tế, khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ bắt nguồn từ sự quản lý lỏng lẻo của hệ thống ngân hàng và một nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào thị trường nợ, chứ không hẳn phụ thuộc vào số lượng các CTCK. Số CTCK chỉ là một nguyên nhân nhỏ gây ra hậu quả. Thực tế hoạt động của các CTCK vẫn phải tuân thủ quy luật thị trường, công ty nào yếu kém thì sẽ tự đào thải, và nhà đầu tư hoàn toàn có đủ khôn ngoan để lựa chọn những CTCK tốt mở tài khoản giao dịch.
Xung quanh vấn đề này cũng có ý kiến cho rằng khi lượng tiền gửi khổng lồ của nhiều ngân hàng mất thanh khoản thì được Ngân hàng Nhà nước bơm tiền “cứu”, còn mất thanh khoản tại một vài CTCK yếu kém thực tế do không có sự “bao cấp” như các ngân hàng thương mại, do các nhà quản lý không có giải pháp hợp lý thì lại bị sử dụng công cụ hành chính… cho “nhẹ gánh”.
Trong khi các hệ lụy xã hội, các thiệt hại đối với hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn nhà đầu tư là cổ đông các CTCK bị “ép” kiểm soát đặc biệt, tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, hiện nay các nhà quản lý chỉ chú trọng siết điều kiện để loại bớt số lượng CTCK mà chưa tính đến quyền lợi được tự do kinh doanh khác của hàng chục nghìn cổ đông các CTCK. Chưa kể, việc cấm hoạt động của các CTCK cũng tăng mối nguy thiệt hại cho các chủ nợ.
Do vậy, để tái cơ cấu TTCK, giải quyết vấn đề tồn tại của TTCK cũng như các CTCK hiện nay không thể chỉ là các can thiệp hành chính, mà cần phải có các chế tài quy định để các CTCK tự tái cơ cấu, không thể tự tồn tại được thì sẽ tự giải thể, phá sản; không đủ khả năng hoạt động nghiệp vụ chứng khoán thì họ sẽ rút nghiệp vụ… và phải tạo hành lang pháp lý, chế tài pháp lý để các CTCK có thể tự chuyển đổi thành các mô hình hoạt động và lĩnh vực kinh doanh phù hợp để phát triển (như mô hình các công ty đầu tư, công ty tư vấn…). Đây cũng là quy luật của thị trường chứng khoán, quy luật phát triển của các nền kinh tế có thị trường chứng khoán, mà trên thế giới đều đã và đang trải qua.
Tại các thị trường chứng khoán tiên tiến, có đường lối quản lý đúng đắn và chuyên nghiệp, thì việc không tồn tại các mô hình CTCK hoạt động tổng hợp, kinh doanh “hổ lốn” vừa môi giới, từ tự doanh, vừa tư vấn… như thị trường chứng khoán Việt Nam, mà luôn có sự phát triển độc lập của các công ty tư vấn, công ty đầu tư, công ty môi giới chứng khoán. Khi đó, các CTCK tùy vào quy mô, năng lực sẽ là các nhà môi giới chính hay làm đại lý môi giới. Quyền và nghĩa vụ hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán luôn đảm bảo và mở rộng cho các công ty có năng lực, cũng như tự khép lại đối với các công ty không đủ năng lực theo đúng quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường mà không cần cơ quan quản lý phải sử dụng công cụ hành chính để ép buộc, rất dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực trong cơ chế “xin - cho”, và cũng rất dễ tiếp tay cho việc tạo môi trường thiếu lành mạnh trong cạnh tranh trên thị trường giữa các CTCK, khi các CTCK lớn sẽ được lợi lớn từ việc các CTCK nhỏ bị “tiêu diệt”.
Ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc môi giới công ty chứng khoán MHBs: “Không thể lấy tiêu chí số lượng làm mục tiêu cho việc tái cấu trúc. Thử nhìn lại giai đoạn 2007, hàng loạt công ty mọc lên, lúc đó có quan điểm nào cho rằng số lượng 90-100 công ty là quá nhiều hay không? Hiện nay trong giai đoạn thị trường khó khăn, số lượng 100 công ty thì lại là quá nhiều nhưng giả sử khi đã giảm số lượng xuống còn 20-30 công ty mà thị trường lại bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới, lúc đó sẽ như thế nào?
TS. Dương Cẩm Đà, Phó tổng giám đốc công ty chứng khoán Kim eng: “Chứng khoán hiện giờ không còn “dễ ăn” như trước, nên số công ty phải giảm là điều tất yếu. Nhưng theo tôi, ngoài những chế tài, chúng ta nên để thị trường tự vận động, nâng cấp, đào thải. Công ty lớn sẽ phải nâng cấp, hoàn thiện chất lượng dịch vụ của mình để lôi kéo khách hàng.
Ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCK: “Số lượng CTCK như hiện nay là nhiều quá. Để nuôi sống được tất cả số CTCK sẽ khó, và sẽ có Công ty có năng lực tài chính kém sẽ “làm bậy”. Liên hệ sang các thị trường bên cạnh, Trung Quốc trước kia có tới 2.000 CTCK, sau thời gian cấu trúc chỉ còn 74 CTCK và con số hiện nay là là 107. Đài Loan trước kia cũng có tới trên 200 CTCK, sau 8 tháng cơ cấu chỉ còn lại 58 CTCK. Thị trường Thái Lan cũng tương tự như vậy. Do đó, xu hướng giảm số lượng CTCK là điều tất yếu, phù hợp với quy mô thị trường”.
Theo ANTĐ
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!