Quanlambao
Tù và cải tạo
Cho dù ở tù hay cải tạo thì đều là thân phận của những người mất tự do. Nhưng được chuyển từ Đề lao Gia Định hay Chí Hòa ra trại “cải tạo” vẫn là những gì mà những “người tù” thèm khát.
Duyên Anh viết: “Nếu tôi đã phục vụ (trong quân đội) như Thanh Tâm Tuyền, Phan Nhật Nam, Tô Thùy Yên…97, tôi sẽ đóng một khoản tiền ăn mười ngày cho đơn vị tôi trình diện học tập ở trường Gia Long, ở trường Lasan Taberd hay ở cô nhi viện Don Bosco, chẳng hạn. Rồi tôi chờ đợi xe Molotova, xe GMC, xe đò nữa, chở tôi đến trại nào đó ở Long Giao, ở Suối Máu, ở Long Thành. Tôi đi tù với hàng ngàn, hàng vạn bạn bè, tôi không việc gì mà sợ hãi. Ít ra, hai ba năm đầu, bộ đội họ quản lý tôi cũng dễ dãi hơn công an. Tôi đi lại thong thả khắp trại và đêm đêm cửa phòng tôi không bị khóa chặt. Nhưng tôi đã thiếu vinh hạnh làm sĩ quan quân lực Việt Nam
Cộng Hòa, tôi là nhà văn phản động và công an đã đến còng tay tôi, đưa tôi đi một mình”98.
Khi đã vào những nhà tù như số 4 Phan Đăng Lưu, số 3c Tôn Đức Thắng hay Chí Hòa thì mới thấy được đi cải tạo cũng là một ân huệ. Luật sư Nguyễn Ngọc Bích kể: “Sau một năm ở xà lim, tôi được đưa ra phòng giam tập thể, giam chung với sáu mươi chín người khác trong một phòng. Mỗi người được một phần sàn xi măng rộng 60cm dài hai mét và được phát một chiếc chiếu. Trong phòng, có các tướng lĩnh, các bộ trưởng và các viên chức cao cấp của Sài Gòn. Tôi nhận ra trong đó có những người cùng bị bắt đợt tháng 4-1976 với tôi”.
Bên cạnh những người tù không có án như Đoàn Kế Tường, Linh mục Thiện, Luật sư Vũ Đăng Dung, Dân biểu Võ Long Triều, Nguyễn Ngọc Tân, Như Phong, Lâm Văn Thế, Nguyễn Ngọc Tân, Lê Xuyên… ở các đề lao cũ của Sài Gòn còn có các nhà “tư sản mại bản” mà trong đó có một số người có được “vinh dự” ra tòa như Phạm Quang Khai, Trần Thành, Đào Mậu, Tăng Tài, Nguyễn Công Kha, Bùi Kim Bảng, Nguyễn Văn Trương (Khai Trí), Trương Văn Khôi… và cả những “tên phản động” bị bắt trong vụ Nhà thờ Vinh Sơn như Nguyễn Việt Hưng, Ali Hùng, linh mục Nguyễn Văn Nghị, linh mục Nguyễn Văn Chức, thiếu tá Tiếp…
Cuối thập niên 1970, ngay cả người Sài Gòn cũng không mấy khi có gạo trắng, cá tươi, cơm tù không thể nào tránh được cá thịu, gạo hẩm. Nước cũng là nỗi khát khao của các tù nhân. Ở Chí Hòa, tù nhân Đoàn Kế Tường đã từng tổ chức biểu tình “đòi đi tắm”. “Họ bị cai ngục dẫn đến một phòng trống. Bọn trật tự cầy cáo trói tay họ lại và đấm đá hội đồng. Người nào cũng tím bầm mắt, máu khô còn ứa trên mép. Rồi họ bị tống vào biệt giam khu FG. Không chịu nổi biệt giam Chí Hòa, họ đành làm Tự kiểm nhận lỗi. Riêng Đoàn Kế Tường kiên trì. Tất cả lắc đầu, thở dài”99.
Nhiều thứ bệnh đi theo người tù như tiêu chảy, kiết lị… nhưng thuốc men gần như không có; những năm đó, ngay cả công an, bộ đội và dân chúng cũng đều phải dùng “xuyên tâm liên chữa bá bệnh”100. Nhưng, không có gì làm khổ người tù như ghẻ, lở. Theo Duyên Anh: “Ghẻ đề lao ranh mãnh lắm. Nó cứ nhè ‘của quý’ mà lập chiến khu. Tù nhân này cởi truồng, chổng mông để tù nhân nọ bôi thuốc. Bôi xong, vội vàng lấy quạt lia. Vì thuốc xót vô cùng”101. Trong hoàn cảnh ấy, những người tù ở Đề lao Gia Định, Chí Hòa coi việc được đưa tới các trại cải tạo là giảm nhẹ.
Trước Tết 1977, hai phần ba văn nghệ sĩ và ký giả, trong đó có Nhã Ca, được tập trung tại khu A, Chí Hòa, học tập một tháng rồi được thả về. Những người như Doãn Quốc Sĩ, Lê Xuyên, Nguyễn Mạnh Côn, Đằng Giao, Trần Dạ Từ, Chóe, Duyên Anh… phần lớn vẫn “ở tù”; cá biệt, những người cứng đầu như Đoàn Kế Tường thì bị giữ lại suốt 10 năm ở Chí Hòa. Trong khi đó, một số khác được chuyển từ chế độ tù sang “cải tạo”.
Nhưng đấy là câu chuyện xảy ra trước năm 1978. Khi Chiến tranh Biên giới Tây Nam xảy ra và ở phía Bắc, Trung Quốc bắt đầu đe dọa, các trại cải tạo được chuyển giao từ quân đội sang cho công an. Theo Đại úy Phan Nhật Nam: “Chúng tôi bắt đầu chịu cảnh tội tù khắc nghiệt”.
Ngày 8-5-1975, sau khi trình diện, ngoại trừ Tướng Nguyễn Văn Vỹ bị bệnh nặng, các sỹ quan cấp tướng102 và cấp tá bị giữ lại để học tập đợt một tại Ðại học xá Minh Mạng, Chợ Lớn trước khi đưa về Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Sau đó, các tướng được đưa ra Bắc bằng máy bay trong khi các sỹ quan cấp thấp hơn được đưa ra Bắc bằng tàu thủy và xe lửa. Nơi đến của những người bị coi là “nguy hiểm” này là các trại giam Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Hà Tây, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An.
Như những người tù thâm niên khác, Trung tá Phan Lạc Phúc đã trải qua những nhà tù gian khổ nhất: Trại Long Khánh – Suối Máu, Liên trại 2 Sơn La, Trại Yên Hạ (Sơn La), Trại Tân Lập (Vĩnh Phú), Trại Thanh Phong (Thanh Hóa), Trại Tân Kỳ (Nghệ Tĩnh), Trại Ba Sao (Hà Nam Ninh), Trại Xuân Lộc (Đồng Nai). Yếu tố chính để Phan Lạc Phúc chịu cải tạo lâu là vì ông đã từng học thông tin báo chí tại Hoa Kỳ, từng làm chủ bút Nhật báo Tiền Tuyến, báo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Sau một năm bị giam ở trại Long Giao và Suối Máu, ngày 10-6-1976, ông Phúc được đưa ra Bắc trong đợt đầu tiên. Ông viết: “Chúng tôi đang ngồi ở sân tập kết trại Suối Máu thì người bạn thân cùng ngành của chúng tôi là Tạ Ty chạy hốt hoảng: ‘Đi chuyến này hở. Ra Bắc đấy. Thế là năm niên đấy. Có nhắn gì về nhà không?’ Tôi và Hùng nhìn nhau cười nói với bạn: ‘Nói hộ với gia đình là tụi tôi đi ra Bắc ngày hôm nay. Ở lại khỏe nha’. Người bạn họa sĩ tài danh của miền Nam ngậm ngùi tạm biệt ‘Hẹn gặp lại nhau sớm ở Sài Gòn…’ ”103.
Đức Giám mục Nguyễn Văn Thuận nhớ lại buổi tối ông bị đưa ra khỏi Sài Gòn: “Ngày 1-12-1976, lúc 9 giờ tối, bất thình lình tôi bị gọi cùng với vài tù nhân khác. Chúng tôi bị xích người này với người kia từng hai người một và được đẩy lên một xe cam nhông. Cuộc hành trình ngắn đưa chúng tôi tới Tân Cảng. Chúng tôi thấy một con tàu trước mặt, hoàn toàn chìm trong bóng tối để dân chúng khỏi để ý.
Chúng tôi bị đưa lên tàu đi ra miền Bắc… Tôi bị đem xuống hầm tàu, nơi chứa than.
Chỉ có một ngọn đèn dầu nhỏ leo lét cháy. Chúng tôi tất cả là 1.500 người, trong một tình cảnh không thể tả được… Ngày hôm sau, khi một chút ánh sáng mặt trời lọt vào hầm tàu, tôi nhận ra chung quanh tôi những gương mặt buồn sầu và tuyệt vọng của các tù nhân khác. Bầu không khí sầu thảm như đám tang. Một tù nhân đã tìm cách treo cổ tự tử với một sợi dây thép. Những người khác gọi tôi. Tôi đến nói chuyện với anh”104. Trung tá Phan Lạc Phúc cũng được đưa ra Bắc bằng tàu và chuyến đi của ông cũng gian khổ không kém gì chuyến tàu của Đức cha Nguyễn Văn Thuận, nhưng những gì mà họ gặp trong quãng đường chuyển tù chỉ mới là những thử thách ban đầu105.
Huy Duc
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
Tù và cải tạo
Cho dù ở tù hay cải tạo thì đều là thân phận của những người mất tự do. Nhưng được chuyển từ Đề lao Gia Định hay Chí Hòa ra trại “cải tạo” vẫn là những gì mà những “người tù” thèm khát.
Duyên Anh viết: “Nếu tôi đã phục vụ (trong quân đội) như Thanh Tâm Tuyền, Phan Nhật Nam, Tô Thùy Yên…97, tôi sẽ đóng một khoản tiền ăn mười ngày cho đơn vị tôi trình diện học tập ở trường Gia Long, ở trường Lasan Taberd hay ở cô nhi viện Don Bosco, chẳng hạn. Rồi tôi chờ đợi xe Molotova, xe GMC, xe đò nữa, chở tôi đến trại nào đó ở Long Giao, ở Suối Máu, ở Long Thành. Tôi đi tù với hàng ngàn, hàng vạn bạn bè, tôi không việc gì mà sợ hãi. Ít ra, hai ba năm đầu, bộ đội họ quản lý tôi cũng dễ dãi hơn công an. Tôi đi lại thong thả khắp trại và đêm đêm cửa phòng tôi không bị khóa chặt. Nhưng tôi đã thiếu vinh hạnh làm sĩ quan quân lực Việt Nam
Cộng Hòa, tôi là nhà văn phản động và công an đã đến còng tay tôi, đưa tôi đi một mình”98.
Khi đã vào những nhà tù như số 4 Phan Đăng Lưu, số 3c Tôn Đức Thắng hay Chí Hòa thì mới thấy được đi cải tạo cũng là một ân huệ. Luật sư Nguyễn Ngọc Bích kể: “Sau một năm ở xà lim, tôi được đưa ra phòng giam tập thể, giam chung với sáu mươi chín người khác trong một phòng. Mỗi người được một phần sàn xi măng rộng 60cm dài hai mét và được phát một chiếc chiếu. Trong phòng, có các tướng lĩnh, các bộ trưởng và các viên chức cao cấp của Sài Gòn. Tôi nhận ra trong đó có những người cùng bị bắt đợt tháng 4-1976 với tôi”.
Bên cạnh những người tù không có án như Đoàn Kế Tường, Linh mục Thiện, Luật sư Vũ Đăng Dung, Dân biểu Võ Long Triều, Nguyễn Ngọc Tân, Như Phong, Lâm Văn Thế, Nguyễn Ngọc Tân, Lê Xuyên… ở các đề lao cũ của Sài Gòn còn có các nhà “tư sản mại bản” mà trong đó có một số người có được “vinh dự” ra tòa như Phạm Quang Khai, Trần Thành, Đào Mậu, Tăng Tài, Nguyễn Công Kha, Bùi Kim Bảng, Nguyễn Văn Trương (Khai Trí), Trương Văn Khôi… và cả những “tên phản động” bị bắt trong vụ Nhà thờ Vinh Sơn như Nguyễn Việt Hưng, Ali Hùng, linh mục Nguyễn Văn Nghị, linh mục Nguyễn Văn Chức, thiếu tá Tiếp…
Cuối thập niên 1970, ngay cả người Sài Gòn cũng không mấy khi có gạo trắng, cá tươi, cơm tù không thể nào tránh được cá thịu, gạo hẩm. Nước cũng là nỗi khát khao của các tù nhân. Ở Chí Hòa, tù nhân Đoàn Kế Tường đã từng tổ chức biểu tình “đòi đi tắm”. “Họ bị cai ngục dẫn đến một phòng trống. Bọn trật tự cầy cáo trói tay họ lại và đấm đá hội đồng. Người nào cũng tím bầm mắt, máu khô còn ứa trên mép. Rồi họ bị tống vào biệt giam khu FG. Không chịu nổi biệt giam Chí Hòa, họ đành làm Tự kiểm nhận lỗi. Riêng Đoàn Kế Tường kiên trì. Tất cả lắc đầu, thở dài”99.
Nhiều thứ bệnh đi theo người tù như tiêu chảy, kiết lị… nhưng thuốc men gần như không có; những năm đó, ngay cả công an, bộ đội và dân chúng cũng đều phải dùng “xuyên tâm liên chữa bá bệnh”100. Nhưng, không có gì làm khổ người tù như ghẻ, lở. Theo Duyên Anh: “Ghẻ đề lao ranh mãnh lắm. Nó cứ nhè ‘của quý’ mà lập chiến khu. Tù nhân này cởi truồng, chổng mông để tù nhân nọ bôi thuốc. Bôi xong, vội vàng lấy quạt lia. Vì thuốc xót vô cùng”101. Trong hoàn cảnh ấy, những người tù ở Đề lao Gia Định, Chí Hòa coi việc được đưa tới các trại cải tạo là giảm nhẹ.
Trước Tết 1977, hai phần ba văn nghệ sĩ và ký giả, trong đó có Nhã Ca, được tập trung tại khu A, Chí Hòa, học tập một tháng rồi được thả về. Những người như Doãn Quốc Sĩ, Lê Xuyên, Nguyễn Mạnh Côn, Đằng Giao, Trần Dạ Từ, Chóe, Duyên Anh… phần lớn vẫn “ở tù”; cá biệt, những người cứng đầu như Đoàn Kế Tường thì bị giữ lại suốt 10 năm ở Chí Hòa. Trong khi đó, một số khác được chuyển từ chế độ tù sang “cải tạo”.
Nhưng đấy là câu chuyện xảy ra trước năm 1978. Khi Chiến tranh Biên giới Tây Nam xảy ra và ở phía Bắc, Trung Quốc bắt đầu đe dọa, các trại cải tạo được chuyển giao từ quân đội sang cho công an. Theo Đại úy Phan Nhật Nam: “Chúng tôi bắt đầu chịu cảnh tội tù khắc nghiệt”.
Ngày 8-5-1975, sau khi trình diện, ngoại trừ Tướng Nguyễn Văn Vỹ bị bệnh nặng, các sỹ quan cấp tướng102 và cấp tá bị giữ lại để học tập đợt một tại Ðại học xá Minh Mạng, Chợ Lớn trước khi đưa về Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Sau đó, các tướng được đưa ra Bắc bằng máy bay trong khi các sỹ quan cấp thấp hơn được đưa ra Bắc bằng tàu thủy và xe lửa. Nơi đến của những người bị coi là “nguy hiểm” này là các trại giam Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Hà Tây, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An.
Như những người tù thâm niên khác, Trung tá Phan Lạc Phúc đã trải qua những nhà tù gian khổ nhất: Trại Long Khánh – Suối Máu, Liên trại 2 Sơn La, Trại Yên Hạ (Sơn La), Trại Tân Lập (Vĩnh Phú), Trại Thanh Phong (Thanh Hóa), Trại Tân Kỳ (Nghệ Tĩnh), Trại Ba Sao (Hà Nam Ninh), Trại Xuân Lộc (Đồng Nai). Yếu tố chính để Phan Lạc Phúc chịu cải tạo lâu là vì ông đã từng học thông tin báo chí tại Hoa Kỳ, từng làm chủ bút Nhật báo Tiền Tuyến, báo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Sau một năm bị giam ở trại Long Giao và Suối Máu, ngày 10-6-1976, ông Phúc được đưa ra Bắc trong đợt đầu tiên. Ông viết: “Chúng tôi đang ngồi ở sân tập kết trại Suối Máu thì người bạn thân cùng ngành của chúng tôi là Tạ Ty chạy hốt hoảng: ‘Đi chuyến này hở. Ra Bắc đấy. Thế là năm niên đấy. Có nhắn gì về nhà không?’ Tôi và Hùng nhìn nhau cười nói với bạn: ‘Nói hộ với gia đình là tụi tôi đi ra Bắc ngày hôm nay. Ở lại khỏe nha’. Người bạn họa sĩ tài danh của miền Nam ngậm ngùi tạm biệt ‘Hẹn gặp lại nhau sớm ở Sài Gòn…’ ”103.
Đức Giám mục Nguyễn Văn Thuận nhớ lại buổi tối ông bị đưa ra khỏi Sài Gòn: “Ngày 1-12-1976, lúc 9 giờ tối, bất thình lình tôi bị gọi cùng với vài tù nhân khác. Chúng tôi bị xích người này với người kia từng hai người một và được đẩy lên một xe cam nhông. Cuộc hành trình ngắn đưa chúng tôi tới Tân Cảng. Chúng tôi thấy một con tàu trước mặt, hoàn toàn chìm trong bóng tối để dân chúng khỏi để ý.
Chúng tôi bị đưa lên tàu đi ra miền Bắc… Tôi bị đem xuống hầm tàu, nơi chứa than.
Chỉ có một ngọn đèn dầu nhỏ leo lét cháy. Chúng tôi tất cả là 1.500 người, trong một tình cảnh không thể tả được… Ngày hôm sau, khi một chút ánh sáng mặt trời lọt vào hầm tàu, tôi nhận ra chung quanh tôi những gương mặt buồn sầu và tuyệt vọng của các tù nhân khác. Bầu không khí sầu thảm như đám tang. Một tù nhân đã tìm cách treo cổ tự tử với một sợi dây thép. Những người khác gọi tôi. Tôi đến nói chuyện với anh”104. Trung tá Phan Lạc Phúc cũng được đưa ra Bắc bằng tàu và chuyến đi của ông cũng gian khổ không kém gì chuyến tàu của Đức cha Nguyễn Văn Thuận, nhưng những gì mà họ gặp trong quãng đường chuyển tù chỉ mới là những thử thách ban đầu105.
Huy Duc
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!