Blogger Widgets

Friday, November 2, 2012

Nóng: THƯ KHẨN CỦA 144 NHÂN SĨ TRÍ THỨC kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang

Ngày 30 tháng 10 năm 2012

Kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang

Tiếp theo thư của các cháu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nước ngày 20.10. 2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, trân trọng kính gửi đến Chủ tịch Nước những ý kiến và kiến nghị sau đây.
Vừa qua, theo dõi thông tin trên mạng, chúng tôi hết sức bức xúc về tin nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, bị công an bắt. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên dù trước đó họ phủ nhận. Bạn học của Phương Uyên cho biết khi tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10, công an chỉ nói lý do là “để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc” mà không hề có bất kỳ một lệnh bắt hay một văn bản nào. Sau 10 ngày kể từ khi sinh viên này bị bắt, gia đình Phương Uyên mới chính thức nhận được thông báo của công an tỉnh Long An về việc bắt giữ người để điều tra về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88”.
Hầu hết bạn bè đều nói rằng, Phương Uyên, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp 10CDTP1 của trường Đại học Côngnghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh là “một người bạn tốt, hiền ngoan và học giỏi, rất năng động trong những hoạt động của trường lớp, hòa đồng với bạn bè...”. Mẹ của Phương Uyên thì cho biết đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước”. Bà nói: “Theo lời thuật lại của cháu Phương ở chung phòng với nó nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chốngTrung Quốc. Nói vậy chứ không biết rõ ràng, nhưng thực chất cháu Uyên ghét Trung Quốc thì khi tôi lên công an phường Tây Thạnh thì tôi mới biết. Người ta kể lại là cháu Uyên trả lời mấy chú công an là nó rất ghét Trung Quốc. Nếu như cháu Uyên ghét Trung Quốc thì tôi nghĩ nó không sai trái gì hết.”
Những bạn cùng lớp của Nguyễn Phương Uyên tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã viết một đơn cầu cứu khẩn cấp gửi Chủ tịch Nước để xin can thiệp giúp cho Nguyễn Phương Uyên sớm trở về với gia đình, với trường lớp và thầy cô. Bức thư viết: “Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng tất cả đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì luôn thể hiện tinh thần và thái độ của mình một cách trong sáng dù đôi khi bồng bột, luôn muốn thử sức mình và đôi khi phải chịu đựng sự vấp ngã trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù với cách thức thể hiện như thế nào, chúng cháu luôn luôn tin rằng tận trong thâm tâm của bạn Nguyễn Phương Uyên vẫn mang tinh thần giống như những gì mà bác đã gửi đến chúng cháu nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9: “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.”
Trong chúng tôi cũng có những người đã từng đứng trên bục giảng và hiểu được tâm trạng của tuổi trẻ. Có những người từng là tù Côn Đảo trước 1975, vốn từng trải qua tâm trạng của tuổi thanh niên bị kẻ thù giam cầm khủng bố khi tham gia cách mạng, có người bị chính quyền của chế độ cũ bắt không cho gia đình biết theo kiểu cách như công an ta vừa bắt cô sinh viên 20 tuổi Phương Uyên cũng trạc tuổi chúng tôi dạo ấy, nhằm lung lạc tinh thần tuổi trẻ và gây hoang mang cho gia đình. Tâm trạng của chúng tôi khi ấy là chỉ thầm mong sao cha mẹ mình biết tin, chứ bản thân mình vốn đã xác định “dấn thân vô là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ, súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa”, vì vậy “Dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu” như những dòng thơ mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng từng giục giã tuổi trẻ có lương tri, biết sống cuộc sống có ý nghĩa, không chỉ “hiền ngoan” để trở thành phường “giá áo túi cơm”, khuất phục trước cường quyền, áp bức và bất công.
Trên bục giảng cũng như trong cuộc sống gia đình và trên đường phố, đường làng, chúng tôi từng dạy dỗ con cháu mình phải sống có hoài bão cao đẹp, biết rèn luyện phẩm chất và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho xã hội. Chừng nào Biển Đông còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng của dân tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm lược “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi” như Nguyễn Trãi từng viết trong “Bình Ngô Đại cáo”! Phải thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống do “úy tử tham sinh”, muốn “ngôi cao, lộc lớn” đã hèn nhát cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong lịch sử, muôn đời bị nhân dân nguyền rủa.
Chính vì thế, khi cháu Phương Uyên vì lòng yêu nước, ghét kẻ thù xâm lược, không chịu “hiền lành, ngoan ngoãn” như bản tính vốn có của cháu, mà dám dấn thân vào chuyện “mạo hiểm”, thì những người làm cha chú như chúng ta, trong đó có Chủ tịch Nước, cần phải ứng xử như thế nào với cháu, người cùng trang lứa với Võ Thị Sáu, Quách Thị Trang trước đây? Phải chăng cháu Phương Uyên đã thực hiện mơ ước mà nhiều người trong số chúng tôi, khi đứng trên bục giảng, đã từng giải thích cho sinh viên “Nếu tôi không cháy lên, Nếu anh không cháy lên, Nếu chúng ta không cháy lên, Thì làm sao / Bóng tối / Có thể trở thành / Ánh sáng?”.
Hành động của Phương Uyên biểu tỏ khí phách của tuổi trẻ, cho dù có bị quy kết thế nào, thì trước hết cũng phải thấy rằng cô đã biểu thị một phẩm chất đáng quý, có tác dụng cổ vũ, động viên thanh niên biết sống vì mục đích cao đẹp, yêu nước chống xâm lược, sao lại bắt giam và hành hạ cháu? Cũng như vậy, với những thanh niên yêu nước khác đang bị bắt giam và kết án rất nặng, và mới đây thôi, người viết các bài hát nói lên nỗi phẫn nộ trước việc Trung Quốc gây hấn tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã bị quy tội là chống nhà nước để xử tù người nhạc sĩ yêu nước Việt Khang, thì như vậy có phải là đã làm xấu gương mặt của đất nước trước thế giới không?
Chẳng phải Chủ tịch Nước, trong các cuộc tiếp xúc cử tri vừa rồi cũng đã nói đến những bức xúc của dân về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh rằng “chủ quyền đất nước là thiêng liêng, chúng tôi không bao giờ lơi lỏng vấn đề này”, đó sao? Khi cháu Phương Uyên cũng như nhiều thanh niên cùng trang lứa với cháu thực hiện ý nguyện đó bằng hành vi cụ thể của mình chứ không bằng những lời nói suông, thì chúng ta phải động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho họ hành động, nếu cần thì đối thoại với họ chứ sao lại dung dưỡng cho sự trấn áp thô bạo nhằm khủng bố và triệt tiêu những tư tưởng và hành vi yêu nước của tuổi trẻ?
Chẳng lẽ bao nhiêu xương máu của nhiều thế hệ Việt Nam đổ ra để rồi đất nước sẽ lại phải chứng kiến những sự kiện Quách Thị Trang, Trần Văn Ơn mới với những hành vi trấn áp bạo tàn mới theo kiểu phát xít hóa đời sống xã hội?
Kính thưa Chủ tịch Nước,
Bức xúc trước thời cuộc, trong chúng tôi đã có những người ký tên vào Thư Ngỏ ngày 6.8.2012, trong đó đã nói rõ: “Nhân dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng luật bảo đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự”. Cũng trên tinh thần đó, một số trong chúng tôi đã ký vào Đề nghị ngày 27.7.2012 của 42 nhân sĩ trí thức gửi đến Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị có chủ trương tổ chức biểu tình để biểu thị tình cảm, ý chí của người dân thành phố trước hành động gây hấn mưu toan độc chiếm Biển Đông của thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh. Thế nhưng, cho đến nay, ngoài việc một vị Phó Chủ tịch UBNDTPHCM tiếp ba trong số 42 nhân sĩ, trí thức ký tên vào văn bản đề nghị nói trên với những lời giải thích loanh quanh không cho thấy một hướng giải quyết nào, thì hiện chưa có thêm bất cứ hồi âm cụ thể nào.
Chúng tôi nhắc lại ý kiến này nhằm biểu tỏ ý chí của chúng tôi trước họa xâm lược, đòi hỏi cần phải có hành động mạnh mẽ để nhà cầm quyền Trung Quốc hiểu rằng, bất cứ mưu ma chước quỷ quen thuộc hay nham hiểm mới mẻ nào cũng không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam, trong đó có giới trí thức và tuổi trẻ Việt Nam. Chúng tôi biểu tỏ quyết tâm sát cánh với tuổi trẻ yêu nước với bản lĩnh kiên cường không nao núng trước cường quyền và bạo lực của con cháu chúng ta, mà cháu Phương Uyên là một ví dụ, nhằm động viên cổ vũ họ rèn luyện và phấn đấu để xứng đáng với cha anh đã kiên cường, quật khởi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Chính vì thế, chúng tôi nhắc lại một lần nữa những điều đã nêu trong các Thư ngỏ ngày 6.8.2012 và Đề nghị ngày 27.7.2012: “chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước”, đặc biệt là chấm dứt hành động đàn áp, khủng bố những thanh niên yêu nước đã dám dấn thân vào các hành động cứu nước một cách cụ thể, trong sáng và mạnh mẽ.
Trước mắt, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước đòi cơ quan có trách nhiệm phải công khai giải thích về việc bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên một cách tùy tiện, trái pháp luật. Cũng đã từng có những vụ bắt bớ không theo đúng quy định của pháp luật mà vụ này là thô bạo và trắng trợn nhất, gây phẫn nộ trong công luận trên cả nước và thế giới. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chủ tịch có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó có bị quy kết vào bất cứ tội trạng nào.
Thực hiện điều đó chính là một biểu hiện cụ thể khiến cho bất cứ người dân nào, đặc biệt là đối với con cháu chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường đều hiểu được rằng: đoàn kết, hòa hợp dân tộc, đặt Tổ quốc lên trên hết là đòi hỏi sống còn của đất nước ta trong bối cảnh mới của thế giới với những biến động khó lường trong khi họa ngoại xâm lại đang rình rập đất nước ta từng phút, từng giờ.
Vì những lý do đã trình bày ở trên, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước, với trọng trách của mình, chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do ngay cho cháu Nguyễn Phương Uyên để cháu nhanh chóng trở lại nhà trường, tiếp tục nhiệm vụ học tập như mong muốn của các bạn cháu trong thư gửi Chủ tịch Nước để cháu “tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi” mà Chủ tịch đã phát biểu.
Chúng tôi cũng đề nghị Chủ tịch xem xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết. Những bản án đó chính là sự phá hoại uy tín của Nhà nước, bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trước thế giới hơn bất cứ hành động phá hoại nào mà công an đang ra sức truy lùng và đàn áp.
Chúng tôi nghĩ, bạo lực và trấn áp không thể nào là phương thuốc chữa trị những yếu kém của tình hình đất nước hiện nay thay vì thực hiện một cách trung thực lời dạy của Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới, nhà chính trị lỗi lạc bậc nhất của nước ta: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Càng quay cuồng với bạo lực và trấn áp càng bộc lộ tính phi nhân nghĩa và không thể nào an dân khi mà lòng dân đang hết sức bất an trước họa xâm lăng, trước bầy sâu tham nhũng đang nhung nhúc đục khoét cơ thể đất nước, khi một “bộ phận không nhỏ những người cầm quyền đang thoái hóa biến chất” chưa bị xử lý để lấy lại lòng tin của dân. Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật đau xót đó để có những quyết sách an dân khi lòng dân đang phẫn nộ, đặc biệt là thế hệ trẻ, chứ không thể bằng biện pháp "phát xít hóa" đã từng là giải pháp bế tắc mà lịch sử đã cho thấy đó là cách giải khát bằng thuốc độc!
Kính gửi đến Chủ tịch lời chào trân trọng và kính chúc Chủ tịch dồi dào sức khỏe để tiếp tục những điều mà Chủ tịch đã bộc bạch và hứa hẹn với cử tri trong những cuộc tiếp xúc vừa qua.


Sao kính gửi:
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Văn phòng Chủ tịch Quốc hội
Văn phòng Trung ương Đảng
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CÙNG KÝ TÊN

1.         
Hoàng Tụy
GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS
Hà Nội
2.         
Ngô Bảo Châu
GS TS, Đại học Chicago, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán của Việt Nam (VIASM)
Hoa Kỳ
3.         
Ngô Huy Cẩn
GS TSKH, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hà Nội
4.         
Trần Lưu Vân Hiền
PGS TS
Hà Nội
5.         
Trần Việt Phương
Nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
6.         
Trần Đức Nguyên
Nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội
7.         
Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Giám mục Giáo phận Vinh
Nghệ An
8.         
Nguyễn Đình Đầu
Nhà nghiên cứu
TP HCM
9.         
Bùi Ngọc Tấn
Nhà văn
Hải Phòng
10.    
Hồ Ngọc Nhuận
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
TP HCM
11.    
Huỳnh Tấn Mẫm
Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975
TP HCM
12.    
Lê Hiếu Đằng
Nguyên Phó Tổng thư ký UBTƯ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP HCM, đại biểu HĐND TP. HCM khóa IV, V
TP HCM
13.    
Lê Công Giàu
Nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist)
TP HCM
14.    
Nguyễn Quang A
TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS
Hà Nội
15.    
Phùng Liên Đoàn
TS, chuyên viên an toàn điện hạt nhân, Oak Ridge, Tennessee
Hoa Kỳ
16.    
Nguyễn Huệ Chi
Nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam
Hà Nội
17.    
Phạm Toàn
Nhà giáo
Hà Nội
18.    
Nguyễn Thế Hùng
GT TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
Đà Nẵng
19.    
Trần Văn Thọ
GS TS, Đại học Waseda, Tokyo
Nhật Bản
20.    
Trần Quốc Thuận
Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
TP HCM
21.    
Nguyên Ngọc
Nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
22.    
Nguyễn Trung
Nguyên thành viên Viện IDS, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan
Hà Nội
23.    
Tương Lai
Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS, nguyên thành viên Tổ Tư vấn và Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
TP HCM
24.    
Chu Hảo
Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức
Hà Nội
25.    
Lê Đăng Doanh
TS, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
Hà Nội
26.    
Phạm Duy Hiển
GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
27.    
Hoàng Dũng
PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM
TP HCM
28.    
Tống Văn Công
Nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động
TP HCM
29.    
Đào Hùng
Phó Tổng biên tập Tạp chí Xưa & Nay, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
Hà Nội
30.    
Huỳnh Công Minh
Linh mục
TP HCM
31.    
Huỳnh Kim Báu
Nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
TP HCM
32.    
Phạm Xuân Phương
Đại tá, Cựu chiến binh
Hà Nội
33.    
Nguyễn Thị Ngọc Toản
Đại tá, Giáo sư bác sĩ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Sản, Quân y Viện 108
Hà Nội
34.    
Tô Văn Trường
TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam
TP HCM
35.    
Nguyễn Xuân Diện
TS, Viện Hán Nôm
Hà Nội
36.    
Kha Lương Ngãi
Nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng
TP HCM
37.    
Trần Văn Long
Nguyên Phó Bí thư Thành Đoàn TP HCM, nguyên Phó giám đốc Công ty Du lịch TP HCM (Saigontourist)
TP HCM
38.    
Trịnh Đình Ban
Luật sư, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM
TP HCM
39.    
Hồ Ngọc Cứ
Luật gia, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TP HCM
40.    
Hạ Đình Nguyên
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng Hội Sinh viên Học sinh trước 1975
TP HCM
41.    
Cao Lập
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới
TP HCM
42.    
Tạ Duy Anh
Nhà văn
Hà Nội
43.    
Hoàng Hưng
Nhà thơ
TP HCM
44.    
Thanh Thảo
Nhà thơ, Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam
Quảng Ngãi
45.    
Lưu Trọng Văn
Nhà báo
TP HCM
46.    
Lê Hiền Đức
Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế
Hà Nội
47.    
Trần Thanh Vân
Kiến trúc sư
Hà Nội
48.    
Trần Thị Băng Thanh
PGS TS, nguyên cán bộ Viện Văn học
Hà Nội
49.    
Phạm Khiêm Ích
GS TS, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Thông Tin thuộc UBKHXHVN trước đây
Hà Nội
50.    
Lê Văn Tâm
Cựu Chủ tịch “Tổ chức người Việt tại Nhật Bản đấu tranh cho Hòa bình và Thống Nhất đất nước”, nguyên Chủ tịch Tổng hội Người Việt Nam tại Nhật Bản
Nhật Bản
51.    
Đặng Đình Cung
ME, DS, DBA
Pháp
52.    
Vo Van Giap
Kỹ sư, Toronto, Ontario
Canada
53.    
Khương Quang Đính
Chuyên gia công nghệ thông tin, Paris
Pháp
54.    
Đoàn Viết Hiệp

Pháp
55.    
Trần Minh Khôi
Kỹ sư điện toán, Berlin
Đức
56.    
Hà Sĩ Phu
TS
Đà Lạt
57.    
Nguyễn Thanh Giang
TS
Hà Nội
58.    
Nguyễn Đăng Hưng
GS TS, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại Học Liège, Bỉ
TP HCM
59.    
Vũ Quang Việt
Nguyên chuyên viên cấp cao về thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc
Hoa Kỳ
60.    
Trần Hải Hạc
Nguyên PGS Đại học Paris 13
Pháp
61.    
Lê Phú Khải
Nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam
TP HCM
62.    
Nguyễn Quốc Thái
Nhà báo
TP HCM
63.    
Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo
TP HCM
64.    
Phạm Đình Trọng
Nhà văn
TP HCM
65.    
Tô Lê Sơn
Kỹ sư
TP HCM
66.    
Nguyễn Lê Thu Mỹ
Nguyên chiến sĩ biệt động, quân báo khu Sài Gòn - Gia Định, cựu tù Côn Đảo
TP HCM
67.    
Lê Thân
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng thư ký Lực lượng nhân dân tranh thủ dân chủ Đà Lạt
Nha Trang
68.    
Tuấn Khanh
Nhạc sĩ
TP HCM
69.    
Vũ Hồng Ánh
Nghệ sĩ cello
TP HCM
70.    
Phạm Xuân Yêm
Nguyên Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học, làm việc tại Đại học Pierre & Marie Curie, Paris
Pháp
71.    
Nguyễn Trường Tiến
GS TS, Chủ tịch Hội Cơ học Địa chất Việt Nam
Hà Nội
72.    
Tran Van Binh
TS, Kỹ sư, Maintal / Frankfurt
Đức
73.    
Ton That Hung
Kỹ sư Lâm nghiệp
Hoa Kỳ
74.    
Trần Văn Cung
Kỹ sư luyện kim, Sulzbach-Rosenberg
Đức
75.    
Trần Thu Thủy
Nội trợ, Sulzbach-Rosenberg
Đức
76.    
Nguyễn Đức Hiệp
Chuyên gia khoa học khí quyển, Office of Environment & Heritage, NSW
Australia
77.    
Tiêu Dao Bảo Cự
Nhà văn tự do
Đà Lạt
78.    
Bùi Minh Quốc
Nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng
Đà Lạt
79.    
Trần Minh Thảo
Viết văn
Lâm Đồng
80.    
Hà Dương Tường
Nguyên Giáo sư Đại học Compiègne
Pháp
81.    
Ly Hoàng Ly
MFA Candidate 2013, Art in Studio - Sculpture Department School of the Art Institute of Chicago
Hoa Kỳ
82.    
Hoàng Ngọc Biên
Nguyên Giáo sư thỉnh giảng, Phân khoa Giáo dục, Đại học Bách khoa Sài Gòn (73-75)
Hoa Kỳ
83.    
Nguyễn Thế Quang
Nhà giáo, San Jose
Hoa Kỳ
84.    
Phan Quốc Tuyên
Kỹ sư tin học, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Geneva
Thụy Sĩ
85.    
Hà Thúc Huy
PGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
TP HCM
86.    
Nguyễn Viện
Nhà văn
TP HCM
87.    
Nguyễn Hòa
Trang mạng Văn chương Việt
TP HCM
88.    
Vũ Thế Khôi
Nhà giáo ưu tú
Hà Nội
89.    
Vũ Thế Cường
TS, Kỹ sư Cơ khí, Munich
Đức
90.    
Lê Mạnh Đức
Kỹ sư
TP HCM
91.    
Đặng Thị Hảo
TS, nguyên cán bộ Viện Văn học
Hà Nội
92.    
Nguyễn Tiến Dũng
TS, nguyên giảng viên Đại học Kỹ thuật Quân sự. Hiện là Ủy viên BCH Hội Tự động hóa Việt Nam
Hà Nội
93.    
Nguyễn Hồng Khoái
Chuyên viên Tư vấn Tài chính, Hội viên CLB Kế toán trưởng toàn quốc, Hội viên hội Tư vấn Thuế Việt Nam
Hà Nội
94.    
Nguyễn Thị Khánh Trâm
Nghiên cứu viên Viện VHNT Việt Nam - Phân viện TP HCM
TP HCM
95.    
Nguyễn Đức Tường
GS TS, nguyên Giáo sư Đại học Ottawa, Canada, Quebec
Canada
96.    
Đào Xuân Dũng
Bác sĩ
Hà Nội
97.    
Triệu Xuân
Nhà văn
TP HCM
98.    
Vũ Trọng Khải
PGS TS, Chuyên gia kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
TP HCM
99.    
Xà Quế Châu
Đầu bếp
TP HCM
100.         
Song Chi
Đạo diễn
Đan Mạch
101.         
Nguyễn Đăng Nghĩa
TS, nguyên Đại biểu HĐNDTP/HCM Khóa VII, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, Phân bón và Môi trường phía Nam
TP HCM
102.         
Nguyễn Thiện Công
Kỹ sư Cơ khí
Đức
103.         
Nguyễn Lân Thắng

Hà Nội
104.         
Lê Dũng

Hà Nội
105.         
Nguyễn Chí Tuyến

Hà Nội
106.         
Nguyễn Hồng Kiên

Hà Nội
107.         
Lê Gia Khánh

Hà Nội
108.         
Ngô Quỳnh

Hà Nội
109.         
Phan Văn Phong

Hà Nội
110.         
Lê Hồng Phong

Hà Nội
111.         
Trương Minh Tam

Ninh Bình
112.         
Nguyễn Hữu Khiêm

Bắc Ninh
113.         
Bùi Tiến Hưng

Hà Nội
114.         
Nguyễn Thế Anh

Hà Nội
115.         
Hoàng Anh

Hà Nội
116.         
Vũ Quốc Ngữ

Hà Nội
117.         
Nguyễn Tường Thụy

Hà Nội
118.         
Lê Hùng

Hà Nội
119.         
Lê Anh Hùng

Hà Nội
120.         
Từ Anh Tú

Bắc Giang
121.         
Nguyễn Chí Đức

Hà Nội
122.         
Ngô Thùy Trang

Hà Nội
123.         
Đinh Trần Nhật Minh

Hà Nội
124.         
Lê Thị Hồng Hạnh

Hà Nội
125.         
Ngô Nhật Đăng

Hà Nội
126.         
Vũ Triệu Bảo Ngọc

Hà Nội
127.         
Bùi Thị Huệ

Hưng Yên
128.         
Hà Thị Vân

Bắc Ninh
129.         
Phạm Thanh Nghiên

Hải Phòng
130.         
Hoàng Thị Hà

Hà Nội
131.         
Bùi Thanh Hiếu

Hà Nội
132.         
Bùi Việt Hà
Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường
Hà Nội
133.         
Nguyễn Mậu Cường
Nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội (từ 1966 đến 1995), PGS Đại học Agostinho - Luanda
Angola
134.         
Nguyễn Văn Tạc
Nhà giáo, đã nghỉ hưu
Hà Nội
135.         
Đặng Thị Hải Ninh

Hưng Yên
136.         
Nguyễn Hữu Tùng

Hà Nội
137.         
Nguyễn Thị Thanh Tâm

Hà Nội
138.         
Nguyễn Thúy Hà

Hà Nội
139.         
Phạm Vương Anh
Cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Kỹ sư kinh tế, đã nghỉ hưu
Nghệ An
140.         
Hà Văn Thùy
Nhà văn
TP HCM
141.         
Lê Mạnh Chiến
Hưu trí
Hà Nội
142.         
Hà Dương Tuấn
Cố vấn công nghệ thông tin
Pháp
143.         
Vũ Cao Đàm
PGS TS, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
Hà Nội
144.         
André Menras – Hồ Cương Quyết
Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP)
Pháp

14 comments:

Anonymous said...

Tu Sang, de tu ruot con khong cuu
Thi lam duoc gi nguoi dung

Chac

Donna said...

Tôi ủng hộ những người ký tên này.
Ít ra CT Sang cũng còn giữ được tí xíu niềm tin của nhân dân dù chỉ là 1 cái địa chỉ nhận thư mà thôi.

Anonymous said...

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Anonymous said...

Bai viet rat xuc dong! Nhung van the hien su xin va cho. Nen the hien quyen lam chu: "YEU CAU TRA TU DO VO DIEU KIEN", chu ko the yeu hen mai duoc. Dang da tung noi " Nha nuoc la cua dan, do dan va vi dan." OI! Chi la noi suong! Hi vong la ko bi chi`m xuong! Toi nghiep co be Nguyen Phuong Uyen!

Anonymous said...

Cả 1 chế độ hùng mạnh lại muốn "ăn thua đủ" với 1 cô bé " miệng còn hôi sữa" , không xứng đáng đại diện cho đất nước , Ông Sang chắc chắn không làm được gì ! Ông ta chỉ "NÓI CHỨ KHÔNG LÀM", NHẮC ĐẾN CHỈ ĐÁNG HỔ THẸN ...

Luoitamset said...

Thật hổ thẹn khi đọc danh sa´ch của ca´c tri´ thư´c ky´tên ủng hộ em Uyên . Ca´c vị vưa` co´ tâm vưa` dủng cảm lại co`n trung thực ! Chu´ng tôi , nhưng~ ngươi` đọc ba`i nâ`y cảm thâ´y mi`nh he`n , rât´ he`n ,nhục va` rât´ nhục ..vi` kg da´m no´i lên ca´i điê`u mi`nh muô´n noi´ (cho du` bât´ cư´ly´ do gi` ) . Xin trân trọng ba`y tỏ lo`ng ki´nh trọng sâu să´c đê´n vơi´ ca´c vị , như~ng ngươ`i đại diện dân đen thanh minh cho việc la`m sa´nh suôt´ của em Uyên !!

Anonymous said...

Nguyễn ngọc trai, lê văn nuôi, huỳnh tấn mẫm.,. Đâu rồi ? Hãy đốt lên ngọn lửa sv-hs đi.. Đừng để ngọn lửa Lại Văn Sâm làm thiêu rụi bản lĩnh và lòng yêu nước thiết tha cuả sv. Đốt luôn cái gọi là game shot gì đó trên ti vi đi...

Anonymous said...

Tha Yuen Phuong, Cong San cam thay hon nhan nhuong, No - Cong San khong bao gio nhan nhuong, Me Ta Phong Tan tu thieu chua an thua gi ???

Truong Tan Sang la mot ke hen yeu, Tu Sang khong du suc tra loi truoc Tran Dai Quan ly do tai sao tha,

Quan sat so hinh cua Yuen Phuong cong bo tren mang, khong the loai bo kha nang nhom Tuoi Tre Yeu duoc VK ben ngoai ung ho, ( vi du: sinh vien tien an khong du, tien dau co 1000 to 20,000 DVN rai truyen don ???) - Viet Tan la mot dang hao danh,thich on ao - Tha Yuen Phuong -Viet Tan se loi dung

Ngo Bao Chau ?? well, Ngo Bao Chau thi lam duoc gi ????? BoxitTay Nguyen Ngo Bao Chau cung ky vay ?????

Yuen Phuong se bi ket an nhu nhom Thanh Nien Ton Giao, muc an duoi 4 nam
Nhom Tuoi Tre Yeu Nuoc se bi triet tieu

Chac

Anonymous said...

Với lá thư này đã hiểu được lòng trí thức việt nam rồi! 70% trí thức đã nhận thức ra cần thay đổi đất nước này!Hi vọng sự lầm than ở VN sẽ sớm chấm dứt!

Phạm Lãi said...

Họ là những trí thức yêu nước, từ lớp già như bác Tuỵ, bác Cẩn đến lớp trẻ như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Trí Đức... Giá như có ý kiến của bác Thuyết (Nguyễn Minh Thuyết), bác Cuông... nữa thì hay. Với cá nhân tôi sẵn sàng ủng hộ lẽ phải, ủng hộ các bác, anh chị, những người có thực tâm với đất nước.

Anonymous said...

Nguyễn Phương Uyên se bat dau cho su sup do cua che do CONG SAN tai VN.

- Sinh vien bieu tinh
- Canh sat dan ap
- Sinh Vien bieu
- Cong an dan ap
- The gioi len tieng
- sinh vien bieu tinh
.... Mot truong --- 2 truong -- nhieu truong...

Binh Nhất PBC said...





Huỳnh tấn Mẫm đang làm đơn xin phép nhà cầm quyền "nhân dân" đi biểu tình để đả đảo bọn Tàu cộng xâm chiếm biển đảo , bắn giết ngư dân , đòi tiền chuộc , nhưng chưa được nhà nước "nhân dân" ta trả lời.

Nhà nước "nhân dân" ta là nhà nước pháp quyền, Độc lập - Con Kẹt - Hạnh Phúc nên việc gì cũng phải xin phép "sếp" Trung cộng, chứ đâu như dưới thời "Mỹ ngụy" kìm kẹp mà Huỳnh tấn Mẫm muốn quậy lúc nào thì quậy .

Thôi thì chịu khó chờ vài năm nữa, khi Tàu cộng vào ngồi xổm ở Bắc bộ Phủ, lúc đó đi biểu tình chống Tàu cộng luôn thể, lúc đó không sợ bọn công an Việt gian CS "còn đảng còn mình" rình rập, bắt bớ, đánh đập người biểu tình yêu nước nữa, vì lúc đó "đảng chết thì mình cũng ngủm củ tỏi" ...còn 14 ngài trong Bộ chăn Trâu (BCT) cùng giòng họ nội ngoại đều đã phi lạc sang Mỹ, sang Úc ráo trọi ...

Anonymous said...

"... Sinh viên bỗng thấy bốn bề xông xao. Thằng vác súng , kẻ tuốt đao. Đầu trâu , mặt ngựa ào ào như sôi . .... Cửa phòng đầy lũ ÁC NHÂN. Ầm ầm khốc QUỶ kinh thần mọc ra. Đầy sân gươm tuốt sáng loà. Thất kinh UYÊN chẳng biết là làm sao. Còng đâu nhanh chóng tra vào ........"

Anonymous said...

Tôi có đính kèm các mẫu súng bắn đạn thật và 6mm để bạn lựa chọn.
Gửi bạn đường link web hình cửa hàng của chúng tôi:

http://s1114.photobucket.com/albums/k528/airsoft_9999/

Chúng tôi chuyên kinh doanh các mặt hàng an ninh tự vệ như dùi cui điện, súng bắn điện, súng bắn đạn cao su, súng quân dụng, ám sát các loại

Mọi nhu cầu cần mua xin liên hệ, đảm bảo giao dịch an toàn, uy tín, chuyển tiền vào tài khoản, hàng sẽ chuyển tận tay, miễn phí chuyển tại Hà Nội. Liên lạc trực tiếp qua điện thoại và chat yahoo. Hãy tự sắm vũ khí riêng cho mình để an toàn và đảm bảo đại cuộc.

Trần Hoàng Long: 0933462890; 0982060952; 0944416300
Email: airsoft_9999@yahoo.com; ha_anh8988@yahoo.com
Tài khoản Ngân hàng VPBANK Hà Nội, Nguyễn Hoàng Anh Tú: 9819570619338837