Quanlambao
Có thời, báo chí đưa ra những “nghịch cảnh nước mắt” khi những người bị thu hồi đất đó bây giờ đang “vỡ hoang” các khu đô thị mới, đang trồng lậu cây trái trong những khu công nghiệp. Bởi quá trình thu hồi đất ồ ạt vừa qua đã đẻ ra sự lãng phí trầm trọng với nhà máy bỏ hoang, khu công nghiệp đắp chiếu, sân golf phục vụ chỉ vài chục người có tiền, khu du lịch biến thái thành biệt thự…ĐBQH Nguyễn Hữu Đức nhắc lại con số có tới 5828 tổ chức vi phạm 730k ha. Trụ sở bị sử dụng lãng phí, cho thuê, bỏ trống. Các dự án bị bỏ hoang… Tất cả những sự hoang phí và tràn đầy bất công đó, được khoác dưới chiếc áo “phát triển kinh tế xã hội”. Liệu có một dự án lấy đất của dân nào lại không có ý nghĩa “phát triển kinh tế xã hội” không nhỉ?
Phát triển kinh tế xã hội là gì? Và sự phát triển đó mang lại lợi ích cho bao nhiêu người? cho ai? Trong một nghịch lý mà ĐBQH Thân Đức Nam nói tới: “Nhà nước không thể giao cho người khác thứ mà mình không có”?
Chưa bao giờ, cơ chế thu hồi, ít nhất là đối với những dự án khoác chiếc áo mĩ miều “phát triển kinh tế” lại bị nhân dân la ó, đại biểu ném gạch như trong kỳ họp này.
Sáng nay, có ĐBQH đã đòi hỏi về một sự công bằng : “Đất đổi đất, nhà đổi nhà, tương đương, người dân mất đất không phải bỏ thêm tiền”. Và quan trọng nhất, là đề xuất đối với những trường hợp phi “quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng”, thì cơ chế phải là trưng mua, trưng dụng, chứ không thể là thu hồi.
Khi phát biểu về vấn đề này, vị Ủy viên Ủy ban tư pháp của QH Trần Ngọc Vinh đã dẫn 2 quy định trong hiến pháp. Đó là nguyên tắc “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá”. Và “Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”.
Trả lại quyền (được) trưng mua, trưng dụng đơn giản chỉ là vấn đề “hợp hiến” chứ chẳng phải gì là mới lạ. Là sự sửa sai những gì luật Đất đai hiện thời đang vi hiến. Và thực thế, cũng chỉ là lẽ công bằng tối thiểu.
Đã đến lúc luật Đất đai sửa đổi phải stop sự vinh thân phì gia của một nhóm lợi ích với những dự án khoác áo “phát triển kinh tế xã hội” bằng cơ chế trung mua được hiến định. Bởi như thế cũng mới chấm dứt được tình trạng bần cùng hóa của người dân mất đất.
Blog Đào Tuấn
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
Chưa
bao giờ, cơ chế thu hồi, ít nhất là đối với những dự án khoác chiếc áo
mĩ miều “phát triển kinh tế” lại bị nhân dân la ó, đại biểu ném gạch như
trong kỳ họp này
Cơ chế bồi thường, hỗ trợ theo luật Đất đai đang khiến cho một bộ phận người dân mất đất rơi vào tình trạng “bần cùng hóa”- chữ dùng của Phó trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban tư pháp của QH Trần Ngọc Vinh.
Trước nghị trường sáng nay, ông Vinh kể về một trường hợp cụ thể. Đó là một gia đình 4 nhân khẩu chung sống với dưới một mái nhà và diện tích đất 50 m2. Họ cứ sống bình lặng và ổn định như thế, cho đến khi mảnh đất mồ hôi nước mắt bị thu hồi, để phục vụ “phát triển kinh tế xã hội” chẳng hạn. Gia đình khố khổ đó được bồi thường100m2 và phải nộp thêm 300 triệu. “Họ phải chọn hoặc vay tiền xây nhà, hoặc bán lúa non mảnh đất mới để có thể xây nhà”. Và lựa chọn thế nào thì điểm đến cuối cùng là “cái hố bần cùng hóa”.
Bần cùng hóa, có khi là hình ảnh mà bà Phó Chủ tịch MTTQ TP HCM từng nói tới “mất nghề, không sinh kế”. Bần cùng hóa còn là những món nợ, nếu muốn có nhà, hoặc từ có nhà, có đất, có tư liệu sản xuất, thành ra chằng còn gì. Dường như nông dân không còn đất thì không được gọi là nông dân nữa.
Đó có thể là một trường hợp ở Hải Phòng, ở Hưng Yên, ở Hà Nội hay ở bất cứ đâu đó có các dự án “phát triển kinh tế xã hội”.
Cơ chế bồi thường, hỗ trợ theo luật Đất đai đang khiến cho một bộ phận người dân mất đất rơi vào tình trạng “bần cùng hóa”- chữ dùng của Phó trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban tư pháp của QH Trần Ngọc Vinh.
Trước nghị trường sáng nay, ông Vinh kể về một trường hợp cụ thể. Đó là một gia đình 4 nhân khẩu chung sống với dưới một mái nhà và diện tích đất 50 m2. Họ cứ sống bình lặng và ổn định như thế, cho đến khi mảnh đất mồ hôi nước mắt bị thu hồi, để phục vụ “phát triển kinh tế xã hội” chẳng hạn. Gia đình khố khổ đó được bồi thường100m2 và phải nộp thêm 300 triệu. “Họ phải chọn hoặc vay tiền xây nhà, hoặc bán lúa non mảnh đất mới để có thể xây nhà”. Và lựa chọn thế nào thì điểm đến cuối cùng là “cái hố bần cùng hóa”.
Bần cùng hóa, có khi là hình ảnh mà bà Phó Chủ tịch MTTQ TP HCM từng nói tới “mất nghề, không sinh kế”. Bần cùng hóa còn là những món nợ, nếu muốn có nhà, hoặc từ có nhà, có đất, có tư liệu sản xuất, thành ra chằng còn gì. Dường như nông dân không còn đất thì không được gọi là nông dân nữa.
Đó có thể là một trường hợp ở Hải Phòng, ở Hưng Yên, ở Hà Nội hay ở bất cứ đâu đó có các dự án “phát triển kinh tế xã hội”.
Có thời, báo chí đưa ra những “nghịch cảnh nước mắt” khi những người bị thu hồi đất đó bây giờ đang “vỡ hoang” các khu đô thị mới, đang trồng lậu cây trái trong những khu công nghiệp. Bởi quá trình thu hồi đất ồ ạt vừa qua đã đẻ ra sự lãng phí trầm trọng với nhà máy bỏ hoang, khu công nghiệp đắp chiếu, sân golf phục vụ chỉ vài chục người có tiền, khu du lịch biến thái thành biệt thự…ĐBQH Nguyễn Hữu Đức nhắc lại con số có tới 5828 tổ chức vi phạm 730k ha. Trụ sở bị sử dụng lãng phí, cho thuê, bỏ trống. Các dự án bị bỏ hoang… Tất cả những sự hoang phí và tràn đầy bất công đó, được khoác dưới chiếc áo “phát triển kinh tế xã hội”. Liệu có một dự án lấy đất của dân nào lại không có ý nghĩa “phát triển kinh tế xã hội” không nhỉ?
Phát triển kinh tế xã hội là gì? Và sự phát triển đó mang lại lợi ích cho bao nhiêu người? cho ai? Trong một nghịch lý mà ĐBQH Thân Đức Nam nói tới: “Nhà nước không thể giao cho người khác thứ mà mình không có”?
Chưa bao giờ, cơ chế thu hồi, ít nhất là đối với những dự án khoác chiếc áo mĩ miều “phát triển kinh tế” lại bị nhân dân la ó, đại biểu ném gạch như trong kỳ họp này.
Sáng nay, có ĐBQH đã đòi hỏi về một sự công bằng : “Đất đổi đất, nhà đổi nhà, tương đương, người dân mất đất không phải bỏ thêm tiền”. Và quan trọng nhất, là đề xuất đối với những trường hợp phi “quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng”, thì cơ chế phải là trưng mua, trưng dụng, chứ không thể là thu hồi.
Khi phát biểu về vấn đề này, vị Ủy viên Ủy ban tư pháp của QH Trần Ngọc Vinh đã dẫn 2 quy định trong hiến pháp. Đó là nguyên tắc “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá”. Và “Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”.
Trả lại quyền (được) trưng mua, trưng dụng đơn giản chỉ là vấn đề “hợp hiến” chứ chẳng phải gì là mới lạ. Là sự sửa sai những gì luật Đất đai hiện thời đang vi hiến. Và thực thế, cũng chỉ là lẽ công bằng tối thiểu.
Đã đến lúc luật Đất đai sửa đổi phải stop sự vinh thân phì gia của một nhóm lợi ích với những dự án khoác áo “phát triển kinh tế xã hội” bằng cơ chế trung mua được hiến định. Bởi như thế cũng mới chấm dứt được tình trạng bần cùng hóa của người dân mất đất.
Blog Đào Tuấn
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!