Trang

Friday, October 12, 2012

Sau lưng một kẻ thù…và sau lưng một người bạn…

Tôi có một ấn tượng đặc biệt về TS. Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn. Lê Kiên Thành là người điềm đạm, chắc chắn và chính xác, nhưng không bao giờ thiếu lửa. Tôi thích cách Lê Kiên Thành nói về cha mình. Tôi thích niềm tin của Lê Kiên Thành về những việc mà cố TBT Lê Duẩn đã làm và con đường của những người Cộng sản như cha ông đã đi. Trong cảm nhận của tôi và nhiều người khác, Lê Kiên Thành là người con thừa hưởng nhiều nhất tinh thần sống của cha mình. Và bất kỳ trong hoàn cảnh nào, Lê Kiên Thành cũng là một người Cộng sản đúng nghĩa.
Nghệ Thuật Mới xin giới trân trọng thiệu cuộc trò chuyện với TS Lê Kiên Thành.
PHẦN MỘT
   Cộng Sản hay ký sinh?    Chủ nghĩa tư bản bè phái...    Tôi không phải 'QLB'  Thư của Uỷ viên TƯ đảng  Cựu đại biểu Quốc Hội cũng kêu cứu  Nguyễn Tấn Dũng -Hít-le của thế kỷ 21!  Người 'Quân tử' chết đứng như Từ Hải ngàn đời bị cười chê...      Sự hớ hênh của Đảng    Thơ - Đầu tháng 3 các Vua Hùng Tụ hội     'Luật 7169' lê máy chém khắp Việt Nam    Đáng thương thay gián điệp của Hưởng         Các Blog nhận xét về Quan làm báo   Khi nhân dân trở thành thế lực thù địch!    Eco Park -Thiên đường?!    Quanlambao - Sự lựa chọn của nhân dân!   

PV: Có một điều tôi nhận thấy rằng, càng ngày gương mặt của ông càng giống cha ông – cố TBT Lê Duẩn một cách đáng kinh ngạc. Nhưng ông không chỉ giống cha mình ở những cái bề ngoài đó. Ngoài nó ra, ông kế thừa những gì khác từ cha mình về tư duy, cốt cách, tinh thần?

Lê Kiên Thành (LKT): Hồi xưa, em trai tôi (Lê Kiên Trung – pv) mới là người giống ba nhất. Em tôi đen, còn tôi thì trắng. Trong nhà gọi tôi là “cu trắng” và gọi Trung là “cu đen”. Ba tôi cũng đen. Nhưng bây giờ khi có tuổi, đi nắng nhiều hơn, tôi bắt đầu đen hơn, da mặt bắt đầu có đồi mồi, thì rất nhiều người bảo tôi giống ba. Có người gặp tôi, đưa cánh tay cho tôi xem: “Mày nhìn này, tay tao nổi hết da gà lên. Mày giống ông già quá”!
Tôi nghĩ rằng, trong một gia đình, con cái nhất định sẽ thừa hưởng cha mình cái gì đó về cốt cách, tinh thần, không mặt này thì mặt kia. Ngày xưa mỗi lần ăn cơm xong, ba tôi luôn có thói quen gọi tất cả con cái ngồi quây quần bên cạnh và kể chuyện hoạt động của ông. Nó như một thói quen, mà sau này thì tôi hiểu ra rằng, ba tôi làm thế vì muốn qua những câu chuyện đó truyền cho con cái một tình cảm nào đó, một điều sâu sa nào đó.

Những câu chuyện mà ba tôi kể đúng như ông đã nghĩ: nó tác động vào suy nghĩ, vào tình cảm của chúng tôi. Ba tôi rất hay nói về lòng thương người, ba tôi nói nhiều về lẽ phải, nói nhiều về tình cảm. Ba tôi luôn cho rằng: con người, nếu mà có cả tình thương và lẽ phải, thì đó là một sự hoàn thiện. Lớp người như ba tôi, là lớp người có thể san sẻ gần như mọi thứ. Những cái đó luôn ở trong tiềm thức của tôi. Còn thực tế trong cuộc đời, có lẽ không phải lúc nào tôi cũng làm được những điều như thế hay đạt đến mức mà ba tôi mong đợi, nhưng đó là định hướng của tôi, là cái tôi cố gắng vươn tới.

PV: Tôi từng nhớ ông nói rằng “cái mà tôi kế thừa ở cha tôi là tình thương con người”. Ông đã từng chứng kiến tình thương con người của cha ông như thế nào?
 
LKT: Ví dụ gần nhất là đối với những chú bảo vệ, cần vụ trong nhà. Gần như giữa ba tôi và các chú không hề có sự cách biệt. Nhất là mỗi lần đi sang nước ngoài, điều đó khiến họ hơi ngạc nhiên: giữa một ông lãnh đạo Đảng và một người cần vụ, mà cư xử trong cuộc sống như anh em, anh em là vì ba tôi lớn tuổi hơn chú đó.
Rất nhiều cái mọi người nhìn vào thấy có lỗi. Nhưng ba tôi không thấy thế. Tôi nhớ có lần đi đến nhà nghỉ ở Quảng Ninh, ba tôi không thấy cô phục vụ đâu. Ba tôi hỏi thì người ta trả lời: cô ấy đã bị kỷ luật vì cô ấy có quan hệ không trong sáng. Ba tôi buồn lắm. Ông nói với người lãnh đạo ở nhà nghỉ: nếu người ta xa chồng hàng chục năm, mà chẳng may có những chuyện như vậy, thì đừng coi cái lỗi đó là cái gì ghê gớm lắm. Mình phải nhìn nhận điều đó trong một góc độ khác. Quan niệm về đạo đức ngày đó luôn nhìn những việc đấy rất ghê gớm. Nhưng ba tôi luôn nhìn những cái sâu sa hơn của vấn đề. Sau này khi giải phóng miền Nam rồi, ba tôi có nhận được những lá thư của các cô TNXP, xin phép chỉ cần được có con mà không có chồng, ba tôi đã băn khoăn rất nhiều. Ba tôi gọi những người phụ trách phụ nữ lên. Ông nói với họ rằng hạnh phúc nhất của một người phụ nữ là được làm mẹ. Người ta đã hi sinh cả tuổi thanh xuân cho đất nước này. Tặng người ta huân chương, có thể người ta cũng không thích, tặng vật chất, có lẽ người ta cũng không cần, cái người ta mong muốn là được làm mẹ. Vậy xã hội mình có thể chấp nhận một người mẹ có con mà không có bố không? Ba tôi đã hỏi như thế, nhưng gần như tất cả những người phụ trách đều phản đối. Họ nói: thưa anh, nếu anh chấp nhận những cái đó thì nền tảng đạo đức sẽ bị phá hoại hết.
Những điều đó khiến ba tôi buồn kinh khủng. Ông cho rằng nếu chúng ta cứ quan niệm như thế, thì có lẽ chúng ta đang rời xa cái chất của Cộng sản. Bởi Cộng sản đúng nghĩa là phải cực kỳ nhân văn, cực kỳ vì con người, vì con người một cách ghê gớm. Đến cuối đời ba tôi vẫn day dứt vì câu hỏi: tại sao ông đã không thể thuyết phục được những người xung quanh về điều đó? Thời ba tôi là thế, nhưng thời nay người ta nhìn những chuyện này rất đơn giản.
PV: Khi ông ra làm kinh tế tư nhân, thì cố TBT Lê Duẩn đã qua đời. Nhưng thời điểm đó, người ta vẫn nhìn kinh tế tư nhân với con mắt rất khe khắt, giống hệt như người ta khe khắt với những người phụ nữ không chồng mà có con. Quyết định ra làm kinh tế tư nhân của ông thời điểm đó thực sự là một quyết định can đảm, nhất là ở vị trí của ông – con trai của TBT Lê Duẩn?
LKT: Đó là một giai đoạn khó khăn! Mặc dù mọi người rất phê phán kinh tế tư nhân, nhưng hầu như người nào cũng làm kinh tế tư nhân, theo góc độ nhỏ hoặc lớn. Họ làm điều đó một cách vừa giấu diếm vừa không giấu diếm. Người ta cứ nói đến Kinh tế tư nhân như là một cái gì đó rất xấu xa. Tôi hiểu là lịch sử của chúng ta đã trải qua một giai đoạn phong kiến, thực dân, đế quốc bóc lột rất nặng nề. Những chuyện đó được cắt nghĩa là do Kinh tế tư nhân đẻ ra. Khi tranh luận với những người lãnh đạo về vấn đề tại sao không cho Đảng viên làm kinh tế tư nhân vì dính đến bóc lột, tôi có nói: những nỗi lo lắng về chuyện bóc lột, chúng ta có thể xử lý. Còn nếu như luật của chúng ta chưa hoàn thiện, chúng ta phải hoàn thiện, chứ chúng ta không thể cấm. Còn nếu một người đã làm đúng luật Lao động đề ra, anh không thể kết tội người ta được.
Tôi nghĩ rằng vấn đề này, phải qua cả một quá trình nhận thức người ta mới hiểu được. Thời mà tôi đi làm Kinh tế tư nhân, tôi cứ nghĩ: tại sao lại cấm những điều vô lý như thế? Khi tôi ở trong Nhà nước, tôi được trả một cái cục tiền nhỏ. Tôi nhìn cái cục tiền đó và hiểu mình không thể sống được. Vậy tại sao người ta nghĩ ra công ăn việc làm, anh lại cấm người ta, lại bắt người ta phải sống bằng cái cục tiền đó và ép người ta nghĩ rằng đó là đúng? Tôi cầm cục tiền đó về, tôi không thể nuôi cá nhân tôi, không thể nôi con tôi, vậy thì đúng ở chỗ nào???
Hiện nay chúng ta nói đến đạo đức, đến tham nhũng, đến tiêu cực, nhưng cái gốc của vấn đề chúng ta không xử lý được thì rất khó. Hỏi tất cả mọi người, và nói sòng phẳng với nhau đi: với ăn uống bây giờ, nuôi con đi học bây giờ, những chi phí như bây giờ, thì cái lương này sống được bao nhiêu? Không thể sống được! Tại sao ĐBQH không chất vấn Chính phủ về cái mức lương mà không ai sống nổi như thế? Trên một bối cảnh như thế, làm sao chúng ta đòi hỏi những điều công bằng, trong sạch? Nó như một phản xạ tự nhiên, anh bịt mũi họ, thì họ sẽ phải há mồm ra để thở!

PV: Rất nhiều người nói : Lê Kiên Thành có đầy đủ tố chất và cả nền tảng để phát triển con đường chính trị. Nhưng ông lại không đi theo con đường đó mà lại đi làm kinh tế tư nhân. Ông có phải trả giá không?

LKT: Khi tôi làm kinh tế tư nhân, có lần tôi đã nằm trong danh sách bị đưa ra khỏi Đảng, vì ngày đó Thành ủy TP.HCM đưa ra quy định: một Đảng viên được làm cơ sở kinh tế không quá 13 lao động. Người Đảng viên chỉ được có không quá 30% vốn trong cơ sở không quá 13 lao động đó. Chú Đỗ Mười gọi tôi lên hỏi chuyện, tôi đã nói : chúng ta phải có luật để ngăn chặn bóc lột, chứ chúng ta không cấm kinh tế tư nhân. Còn nếu nói Đảng viên làm kinh tế tư nhân là bóc lột, thì bóc lột một người cũng là không đúng, vậy tại sao Đảng lại cho bóc lột 13 người? Mà tại sao lại nghĩ là bóc lột 13 người thì tốt hơn bóc lột 14 người ? Tôi đã nói với Bác Đỗ Mười tôi không hiểu về khái niệm, về lý do người ta đưa ra con số đó, và cả về bản chất của việc đó. Nó không thuyết phục được tôi phải tuân theo nó. Hồi đó bác Đỗ Mười đã đề nghị Thành ủy gặp tôi. Lúc đó chú Sáu Phong (nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết – pv), khi ấy là Phó Bí thư Thành ủy gặp tôi. Chú Sáu Phong nói: “Tao có 30 phút để nói chuyện với mày”. Nhưng cuối cùng ông ấy đã nghe tôi nói chuyện suốt 2 tiếng. Chứng tỏ những điều tôi nói đã thuyết phục được ông ấy. Tôi nhớ chú Sáu Phong đã nói một điều mà đến giờ tôi vẫn rất cảm động mỗi lần nhớ lại, không biết chú Sáu Phong còn nhớ hay không: “Mày cứ yên tâm làm đi. Nếu người ta bắt mày ra khỏi Đảng, tao sẽ đi ra cùng mày”. Câu nói đó của chú Sáu Phong động viên tôi rất ghê gớm: một người như ông mà dám nói câu đó, nghĩa là còn có những người hiểu tôi. Đó là yếu tố cho tôi niềm tin để sống, để làm việc.
Khi có nguy cơ bị đưa ra khỏi Đảng, tôi đã nói: nếu các anh không cho tôi sinh hoạt Đảng ở Tp.HCM, tôi sẽ về địa phương khác sinh hoạt. Nếu địa phương khác cũng thế, tôi sẽ tiếp tục chuyển đến một địa phương khác nữa. Tôi sẽ đi đến nơi nào cuối cùng của đất nước này cho phép tôi vừa làm Đảng viên, vừa làm kinh tế. Đến lúc đó mà không còn cách nào khác thì như tôi đã nói với mẹ tôi khi đứng trước bàn thờ cha tôi: “ Khi đó con mới chấp nhận ra khỏi Đảng”.

PV: Vậy sau những cuộc đấu tranh, những tranh luận thẳng thắn đó, ông vẫn là Đảng viên?
LKT: Đúng thế! Đến giờ này tôi vẫn là Đảng viên.

PV: Ông đi làm kinh tế tư nhân, vì khát khao thoát khỏi cuộc sống khó khăn với đồng lương công chức eo hẹp và khẳng định bản thân?
LKT: Tôi chỉ muốn sống như tôi muốn sống. Tôi chỉ nghĩ làm sao để những người làm việc với mình không khổ, bản thân mình cũng không khổ. Bởi vì cái thời điểm trước khi tôi ra làm kinh tế tư nhân, tôi cực kì khổ.

PV: Khi nghe điều ông vừa nói, hầu như mọi người rất khó hình dung tại sao con trai của TBT Lê Duẩn đã sống không hề sung sướng, bởi vì như cái sự thật hiển hiện mà tôi đang thấy trong xã hội hiện nay, con cái của các quan chức có những thứ mà người bình thường nằm mơ nhiều đời cũng không có được?

LKT (cười): Thời của tôi, không phải vì tôi là con ông TBT mà tôi có thêm nửa cân thịt một tháng. Tôi chỉ có thế, đúng theo tiêu chuẩn. Không phải vì con ông TBT mà ở trong đơn vị, người ta được phát một bộ quần áo, tôi được phát hai. Không có điều đó! Đến mức mà khi sinh đứa con trai đầu tiên, vợ tôi không có sữa, mỗi lần được phát một bộ quần áo mới, tôi lại nhìn bộ quần áo cũ tôi đang mặc và tự hỏi mình có thể mặc bộ quần áo này thêm một năm nữa không, để bán bộ quần áo mới này đi. Dĩ nhiên bộ đội thì không thể ăn mặc rách rưới. Nhưng nếu cố được, tôi sẽ cố. Bán đi thì sẽ có tiền mua sữa cho con. Hồi đó ở đơn vị tôi có tôi và Võ Điện Biên (con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp – pv). Nhiều anh em trong đơn vị nói là nếu không sinh hoạt cùng Lê Kiên Thành, cùng Võ Điện Biên, họ sẽ nghĩ những người như chúng tôi sống khác. Và khi sinh hoạt cùng, họ phát hiện ra chúng tôi không có mảy may gì khác biệt.
Tôi không biết, trong tâm những người lãnh đạo của tôi, họ có ý định tốt với tôi cái gì không, nhưng những cái gì thuộc về quyền lợi, thì tôi không có khác biệt so với những người khác. Nếu không muốn nói, đôi khi tôi bị đối xử khắt khe hơn. Đố kị là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Cái gì qua rồi, tôi không muốn nói lại. Nhưng chắc chắn một điều là có những sự không công bằng với tôi, chỉ vì tôi đã xuất thân từ gia đình đó.

PV: Ông ra làm Kinh tế tư nhân khi cha ông đã qua đời. Nhưng có bao giờ ông hình dung rằng nếu cha ông còn sống, thì cha ông sẽ phản ứng thế nào với quyết định của ông?

LKT: Câu hỏi của bạn rất giống câu hỏi của một người làm Tham tán kinh tế trong Đại sứ quán Mỹ khi gặp tôi. Anh ta hỏi tôi: Tôi với anh, chúng ta có thể nói chuyện thẳng thắn được không? Ok, chúng ta nói chuyện thẳng thắn, vì chúng ta đã từng đánh nhau cơ mà, còn chuyện gì không nói được. Và anh ta hỏi tôi: Nếu cha ông còn sống, cha ông ấy sẽ nhìn những việc ông đang làm như thế nào? Tôi nói: ông không hiểu ba tôi thì là đương nhiên rồi. Vì rất nhiều người trong đất nước tôi còn không hiểu ba tôi. Tôi thì tôi hiểu một điều, ba tôi không phải một người Cộng sản cứng nhắc như nhiều người nghĩ. Nhà tôi ở gần đường Phan Đình Phùng, có một hiệu cắt tóc có đề bảng “HTX cắt tóc”, có lần ba tôi đi qua nhìn thấy, ba tôi buồn lắm. Cắt tóc cũng bắt người ta làm HTX! Chẳng lẽ ta sợ những người cắt tóc đi lên tư bản?

Khi ba tôi đi thăm một cơ sở dệt xuất khẩu, ba tôi hỏi: Cháu có biết đồng đô-la là gì không? Hồi đó đang chiến tranh, đến tiền Việt còn khó chứ đừng nói là đồng đô-la, thì ông Đoàn Duy Thành ở cạnh nghe thấy liền nói: thưa anh, đến tôi còn không biết đồng đô-la là gì chứ đừng nói đến cô này. Ba tôi nói: Thế này là quá sai! Bây giờ mình đang đánh Mỹ, nhưng sau khi đất nước giải phóng, rồi Mỹ sẽ là đối tác làm ăn lớn nhất của mình. Tại sao ba tôi lại hiểu điều đó? Tại sao không phải là Liên Xô hay Trung Quốc, khi mà hồi đó ba tôi không bao giờ nghĩ Liên Xô sẽ sụp đổ? Tại sao ba tôi lại nghĩ Mỹ - sau khi là kẻ thù, thì sẽ là đối tác? Tôi không hiểu!

PV: Những điều cố TBT nói, là hiện thực mà chúng ta đang trải qua!

LKT: Đúng là như vậy! Tôi rất tâm đắc với một câu nhận xét của một người về ba tôi, ông ta nói: “Lê Duẩn là một người mà sau lưng một kẻ thù, ông thấy một người bạn. Và sau lưng một người bạn, ông thấy một kẻ thù”. Ba tôi luôn lường được, luôn nhìn thấy những cái mà người ta không nhìn thấy, như ta đã từng tưởng ta đã có một người bạn lớn, nhưng hóa ra họ không phải! Ba tôi không được học ở Liên Xô, không được học ở Trung Quốc. Nhưng ba tôi nhìn thấy những điều đó, qua lăng kính của lòng yêu nước . Khi người ta yêu nước đến vô cùng, người ta sẽ rất sáng, người ta sẽ cảm nhận được cái gì là đúng, cái gì là tốt với dân tộc mình. Và ông đã thuyết phục những người lãnh đạo chỉ với lòng yêu nước của mình.

PV: Như những gì mà chúng ta đã nói nãy giờ, tôi đã có câu trả lời cho câu hỏi của mình: nếu còn sống, cố TBT Lê Duẩn sẽ hoàn toàn ủng hộ những việc mà con trai mình làm.

LKT: Tôi nghĩ thậm chí còn lớn hơn thế, nếu ông còn đủ thời gian. Tôi có nói với người bạn ở Đại sứ quán Mỹ là một trong những cái mà ba tôi tiếc, và tôi cũng tiếc là ba tôi chưa có dịp đến một đất nước tư bản. Hồi đó ba tôi rất muốn đi Pháp, nhưng không được. Nước duy nhất ngoài các nước XHCN mà ba tôi đi là nước Ấn Độ. Nhưng mặc dù chưa đi, ba tôi vẫn hiểu và vẫn đang cố gắng làm là cải biến cái cũ, cải biến những cách hiểu cứng nhắc về CHXH.
Tôi từng nói rất nhiều lần về câu chuyện Giá – Lương – Tiền. Ở thời điểm khó khăn, người ta phê phán Giá – Lương – Tiền. Nhưng Giá – Lương – Tiền là cái gì? Giá – Lương – Tiền là sự cố gắng của chúng ta trong việc xóa bỏ sự bao cấp, để không còn chuyện giá mậu dịch thế này, còn giá ngoài lại thế kia. Giá – Lương – Tiền là một cú sốc, đánh động cả xã hội, bẻ ngoặt suy nghĩ của người ta, buộc người ta phải suy nghĩ khác đi.

Trận Mậu Thân 1968, tổn thất của mình rất lớn, nhưng nó bẻ ngoặt cuộc chiến sang một giai đoạn khác và tiến đến thắng lợi. Trong kinh tế, có thời điểm đã có một đòn choáng váng như vậy. Chúng ta phải chấp nhận hi sinh. Nó đã gây ra sự đảo lộn về mọi cái, nhưng cái được là chúng ta đã thay đổi được suy nghĩ của xã hội, hướng cái suy nghĩ đó sang một hướng khác. Làm điều đó không đơn giản! Liên Xô, Tiệp, Ba Lan, khi thay đổi cơ chế, họ “tung tóe” bằng mấy lần Việt Nam, và họ phải trả giá bằng sự thay đổi chế độ. Còn chúng ta không làm cái đó. Tự chính chúng ta thay đổi và kiểm soát sự thay đổi.

Tôi phải nhấn mạnh rằng mỗi thời kỳ đặc biệt, nó có một cái đúng riêng. Anh không thể nói thời bao cấp là sai. Tôi nói ví dụ này: Tại sao đứa bé trong bụng mẹ có miệng mà không ăn, lại ăn qua dây rốn? Vì đó là thời kỳ đặc biệt của nó. Thằng anh ở ngoài cũng không thể ích kỷ so bì: tại sao mày sống xấu thế, mày có miệng mà không ăn, mà lại bắt mẹ nhai, mẹ nuốt rồi để cho mày? Không thể nói thế được. Nhưng khi đứa bé ra đời, nếu nó mang theo cuống rốn để ăn, thì lại không đúng. Cho nên cái đúng của thời kỳ kia là gì? Thời chiến tranh, nếu chúng ta chia ruộng đất, nếu chúng ta không đưa vào tập thể thì ai sẽ là người đi đánh giặc? Ai đi đánh giặc sẽ sẵn sàng hy sinh? Chúng ta đã làm ra cơ chế đó, và chỉ như thế mới đủ sức đánh giặc. Nhưng chúng ta không thể duy trì cơ chế đó mãi được.
Khi Liên Xô chất vấn ba tôi về việc cho xí nghiệp định giá sản phẩm, họ nói: các đồng chí mà cho phép làm như vậy là các đồng chí giống tư bản rồi. XHCN chúng ta không vậy, XHCN chúng ta có ủy ban vật giá nhà nước và ủy ban vật giá đó quyết định giá cả. Ba tôi đã giải thích: chúng tôi khác các đồng chí ở chỗ nhà nước không thể cung cấp tất cả cho nhà máy, cái chúng tôi cung cấp chỉ là một phần nhỏ thôi. Phần nhỏ đó chúng tôi định giá được. Nhưng phần lớn còn lại, xí nghiệp phải lo bên ngoài, họ phải tự định giá. Vì cái nhỏ như vậy thôi mà chúng ta đối chọi với Liên Xô. Nhưng chúng ta phải đối chọi thế nào cho hợp lý? Vì lúc đó Liên Xô đang giúp ta rất nhiều cái: cung cấp máy bay, phân bón, họ sẽ cắt hết nếu họ thấy họ đang giúp một ông mà không biết ông ta thành cái gì? Mình phải chứng minh cho họ thấy là cái mà chúng ta đang làm là cái mà rồi tất cả đều phải nghĩ đến.

Trong những lần ngồi ăn với các nhà lãnh đạo Liên Xô, ba tôi luôn tranh luận với họ. Ông nói: Có lẽ đối với những Đảng, những nước anh em, họ sẽ tìm một cách riêng của họ để đi lên, chứ không thể như chúng ta được đâu. Các ông Liên Xô không đồng tình. Họ nói: Có nhiều con đường, nhưng Lê -Nin khẳng định đây là con đường duy nhất đúng. Lúc đó ba tôi chỉ cười, im lặng không nói gì. Đến giờ tôi hiểu ba tôi đúng, hoàn toàn đúng. Tôi nói thế này nhiều người không hiểu sẽ nói con thì bao giờ chẳng khen cha. Nhưng tôi sống ở đó, tôi đã chứng kiến ông nghĩ gì, nói gì, làm gì. Và thực tế đang diễn ra nó dần dần đúng với những cái mà ba tôi hình dung.
Trên tạp chí “Xưa và Nay” có đăng một bài của tác giả Đinh Phong nhận định về tình hình kinh tế vào năm 1976. Ông Đinh Phong đã nói rằng: thực ra ông ấy đã không nghĩ rằng ông Lê Duẩn lại có một tư tưởng như vậy vào thời đó. Nhưng thực tế thì về sau những gì thực hiện không đúng được. Không phải cái gì ba tôi muốn làm, cũng làm được đúng như ý ông muốn.

PV: Đó là lý do đến giờ vẫn còn những đánh giá rất khác nhau về cố TBT Lê Duẩn?
 

LKT: Anh Nguyễn Anh Tuấn khi còn làm TBT báo Vietnamnet đã từng bị một cô chuyên gia người Mỹ đã gọi điện nói là: “Chúng mày đang có những cái nhầm lẫn cơ bản. Tao nghiên cứu thì tao thấy người đổi mới đầu tiên ở Việt Nam là Lê Duẩn. Chúng mày đang có những cái nhầm lẫn cơ bản”. Cô ấy viện diễn ra những gì cô đọc được. Sau này anh Tuấn có trao đổi với tôi: ‘Trước đây em nghĩ về ông già khác. Nhưng khi em theo những tài liệu mà cô ấy hướng dẫn thì em hiểu khác”.
Hồi đó tôi đi chơi ở nhà một số người bạn, có những chuyện rất đau lòng. Ông bà, bố mẹ bạn tôi biết tôi là con ai, cứ cố tình nói đổng lên: “Dân tình khổ lắm! Có ai biết không?”. Tôi biết họ cố tình nói để cho tôi nghe. Tôi có mang điều đó về kể với ba, ba tôi nói: “Những cái khó khăn nhất của dân tộc qua rồi. Những cái như bây giờ sẽ qua”. Tôi hình dung ra những điều ba tôi nói như sau: nếu đất nước ta không giải phóng, đất nước ta hiện giờ có thể khó bằng vạn lần Bắc Triều Tiên bây giờ. Khi nhìn Bắc Triều Tiên, tôi thấy những điều ba tôi nói là đúng: cứ mỗi một năm không giải phóng được, sẽ có bao nhiêu người chết? bao nhiêu mất mát? Mỗi năm không giải phóng được, cái khoảng cách của miền Nam – miền Bắc càng lớn lên.

Một lần tôi sang Hàn Quốc, được ông ĐBQH Hàn Quốc tiếp. Tôi hỏi: “Ông sang Việt Nam, ông thấy kinh tế Việt Nam cách Hàn Quốc bao nhiêu năm?”. Ông ta trả lời: “Chừng 30 năm”. Tôi hơi buồn khi ông ta nói thế. Nhưng ông ta nói tiếp một câu: “Thế nhưng về thống nhất đất nước, chúng tao cách chúng mày không biết bao nhiêu năm!”. Tự nhiên tôi thấy lòng mình đầy tự hào. Có lẽ chỉ có người ngoài, những người đồng cảnh, người ta mới nhìn thấy cái vĩ đại của một cái dân tộc khác.
Lần đầu tiên tôi sang Mỹ, nhìn nước Mỹ giàu có, gần như làm gì cũng được: một bãi cát sa mạc, họ muốn trồng 1 thảm cỏ, họ làm được; Nước đang ầm ầm, nhưng lửa phun lên được. Toàn những cái trái chiều, toàn những cái nghịch lý, toàn những cái không thể, họ đều làm được. Giống như là họ có quyền lực có thể thay đổi thế giới. Tôi nhận ra nước Việt Nam không thể tình cờ thắng Mỹ được. Mình phải mạnh hơn Mỹ một điều gì đó. Tự nhiên tôi bước đi đầy tự hào, thấy ngực mình ưỡn ra, và thấy mình – một người Việt Nam nhỏ bé, trở nên to lớn bên cạnh những người Mỹ to lớn. Theo nguyên lý, khi A lớn hơn B, thì 2A phải lớn hơn 2B, 3A càng phải lớn hơn 3B. Nhưng trong cuộc chiến tranh của chúng ta, A lớn hơn B, nhưng 2A chỉ bằng 2B và 3A có thể nhỏ hơn 3B. Khi anh liên kết những cái lớn lại, nó có thể trở thành một cái nhỏ hơn. Quy luật đó áp dụng với chính cuộc chiến của Việt Nam. Và để hiểu nó, phải hiểu một cách thông minh. Người Mỹ không hiểu tại sao những người Việt Nam đi chân đất, lại thắng được họ - những người đi giày, họ không hiểu nổi tại sao người Việt Nam ngô nghê lại thắng họ? Tôi có nói với những người Mỹ: “Các ông cứ thử một lần chống lại một kẻ thù bên ngòai mạnh hơn các ông 1000 lần đi. Các ông toàn chống lại những người yếu hơn. Các ông phải chống lại những người mạnh hơn các ông, các ông mới hiểu chúng tôi”.
Người Mỹ đã nói rằng họ nghiên cứu và phát hiện ra người Việt Nam rất thông minh. Thông minh ở chỗ họ có thừa lòng dũng cảm, nhưng cũng thừa khôn ngoan để không lao vào chỗ chết. Họ cố gắng giảm thiểu thương vong ở mức thấp nhất. Vì chúng ta biết tổ chức, chúng ta đã thắng trong cuộc chiến mà nhiều dân tộc khác thất bại. Người Mỹ nói với tôi: “Nếu các ông chỉ có lòng dũng cảm, bom đạn của chúng tôi sẽ chà đạp lên lòng dũng cảm”. Nhưng ngoài sự dũng cảm, người Việt Nam còn có nhiều thứ khác. Chúng ta có nhiều phẩm chất khác, và vào một cái thời điểm, mọi phẩm chất đó ở trong chúng ta tụ hội, khiến chúng ta mạnh hơn chính chúng ta thực sự, và chúng ta làm được một điều kỳ diệu, kỳ diệu nhưng thật ra lại rất hợp lý. Cha tôi nói: “Nhiều người theo đạo họ không sợ chết, vì họ nghĩ khi chết họ được sang một thế giới khác. Người Cộng sản cao hơn họ ở chỗ, người Cộng sản biết cuộc sống chỉ có một, nhưng họ vẫn không sợ chết”. Họ sẵn sàng hy sinh cả cái quý nhất của mình, nhưng không có nghĩa họ không cố gắng gìn giữ nó. Vì vậy phẩm chất của người Cộng sản cao hơn người khác.

PV: Trước những tiếng nói trái chiều về cố TBT Lê Duẩn, ông đã từng nói: “Cha tôi là một người Cộng sản chân chính với nghĩa đúng nhất của từ này”. Tôi rất thích cách ông bảo vệ cha mình trước những tiếng nói trái chiều, có thể trong đó có sự chủ quan của một người con, nhưng không thiếu những lập luận chính xác. Nhưng tôi thực sự muốn hỏi ông về cảm giác của ông trước những điều người ta nói về cha mình?

LKT: Tôi nghĩ lịch sử là công bằng. Như ông Nguyễn Trãi dù có chi di tam tộc, thì dù mất cả hàng trăm năm, lịch sử vẫn không cưỡng lại được, vẫn phải công nhận ông. Với ba tôi, tôi luôn cố gắng nhìn ông như một nhân vật lịch sử. Tôi cố gắng tách phần ruột thịt ra, để nhìn ba tôi như một con người, xem họ sống thế nào, nghĩ thế nào. Muốn nói gì thì nói, lớp người như cha tôi là một lớp người đặc biệt, không phải lúc nào cũng xuất hiện trong lịch sử dân tộc.
Có một cái hay là người bố khó giả dối với con cái mình. Rất nhiều người ra ngoài nói thế này, nhưng về lại nói với con cái thế khác hoặc vô tình con cái nhìn thấy họ khác. Tôi thấy ba tôi sống thực với tất cả những gì mà ba tôi trăn trở, với tất cả những điều ý nghĩa của cuộc đời ông. Ba tôi luôn kể một câu chuyện về bà nội. Bà nội tôi đi ngang qua một ngôi nhà, họ có một nồi khoai to, bà nội tôi ước: “Trời ơi, bao giờ mình có một nồi khoai to như thế?”. Ba tôi đã khóc, khóc kinh khủng. Mỗi khi ra đường, ông luôn thấy trong những người nghèo kia có mẹ mình ở đó. Cả đời ông phấn đấu làm sao cho con người không nghèo nữa. Những cái đó là những cái rất thật về con người ba tôi. Như ba tôi đã từng nói: “Người Cộng sản đi ra đường nhìn thấy một người đẩy xe bò mà không biết xót xa thì không còn là một người Cộng sản”.

Một lần ba tôi sang Liên Xô lúc chúng tôi đang học ở đó. Tôi ở bộ đội, nhưng họ vẫn phát cho một bộ comple, cà- vạt, ba tôi nhìn và nói: Nhìn mấy đứa này người ta bảo chắc không phải con của ba mất. Thật ra tôi không khác so với những sinh viên khác ở Liên Xô. Nhưng tôi hiểu ba tôi muốn nói điều gì đó: tôi không khác với những sinh viên ở Liên Xô, nhưng tôi khác so với những người đang ở trong nước.

Năm 1974, mẹ tôi từ miền Nam ra và chuẩn bị sang Liên Xô chữa bệnh. Trước khi đi, mẹ thấy em tôi đi đôi dép cao su chật lên chật xuống, nên gọi em vào: “Lại đây mẹ đo chân cho. Sang đó có đôi giầy nào mẹ sẽ mua cho”. Tự nhiên ba tôi quát: “Giầy gì mà giầy? Ở ngoài kia người ta còn không có dép mà đi”. Mà em trai tôi là đứa con mà ba tôi yêu chiều nhất.Trong hồi ký của mình, mẹ tôi có viết lại chuyện đó. Mẹ tôi đã rất tủi thân. Mẹ đã rất sững sờ khi bị ba tôi mắng, vì ba mẹ tôi người Nam kẻ Bắc, 10 năm mới gặp nhau. Những cái đó ba tôi thể hiện với vợ con mình, không phải với người ngoài, ông đâu cần phải giấu diếm điều gì về con người ông.

PV: Nhắc đến cái tên Lê Kiên Thành, người ta có thể đưa ngay ra những cái gạch đầu dòng: Con trai của cố TBT Lê Duẩn. Là người đầu tiên sáng lập ra ngân hàng Techcombank, một trong những ngân hàng lớn nhất hiện nay. Là một doanh nhân thành đạt nhưng lại rất tâm huyết với các vấn đề chính trị xã hội…Trong những điều đó, cái gì đúng là Lê Kiên Thành nhất, và còn điều gì thiếu?

LKT: Tôi không biết bên ngoài họ nhìn tôi ra sao, nhưng nhiều người quanh tôi nhận xét: tôi quá hiền để làm kinh tế, cũng quá hiền để làm chính trị. Những điều họ nói về tôi, không phải là ca ngợi, mà có lẽ “chê” nhiều hơn. Hiện nay, tôi có làm tổ trưởng dân phố. Có những việc con con, không ai chịu làm thì tôi làm. Đó có lẽ là “chức vụ” cao nhất của tôi về mặt chính quyền.Làm kinh tế đôi khi phải lạnh lùng, tàn nhẫn, không được để tình cảm xen vào thì mới dễ thành công. Làm chính trị trong một giai đoạn nào đó có thể phải có thủ đoạn: chắc là thế, hoặc người ta bây giờ hình dung như thế. Tôi đều không có cả hai cái đó. Nên có lẽ nhận xét của mọi người về tôi là đúng. Mình rất khó để tự hiểu mình là ai. Có khi người ngoài lại hiểu mình hơn.

PV: Ông từng nói ông tự hào “là con của một người Cộng sản chân chính với nghĩa đúng nhất của từ này”. Ông sinh năm 1955. Thời điểm này, sau khi cố TBT Lê Duẩn mất gần 30 năm, ông cũng đã gần 60 tuổi, đã lên chức ông nội. Vậy nhìn lại chặng đường ông đã sống, đã trưởng thành, đã phấn đấu cho những gì ông cho là đúng, và đã đạt được những thành công như ông đang đạt được: ông đã thấy mình sống xứng đáng là con của một người Cộng sản chân chính chưa?
LKT: Chưa!
 
PV: Tại sao?
LKT: Rất nhiều việc mà tôi muốn làm, hoặc có thể làm, nhưng chưa thể làm được, vì nhiều lý do. Nhưng cái đích của tôi là luôn cố gắng trở thành một người tốt. Có thể tôi chưa làm được những điều ba tôi muốn, hoặc tôi đã làm nhưng chưa được như ba tôi kỳ vọng, nhưng tôi vẫn luôn hướng tới những điều đó, như là cái đích của đời mình.
( còn tiếp )


TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO


4 comments:

  1. Mi là TS răng Mi ăn noái NGU rứa Thành ? bằng cuả Mi chắc là mua hý ? hay là vì bọn Nga nó biết Mi là con LD nên nó cho mi tấm bằng về treo cho Oai chơi .Hèn chi Anh em nhà mi không có đứa mô làm trong nguồn máy CP , Ngu như thằng Nông quốc Tuấn cũng bí thư tĩnh còn anh em tụi bây có đưa mô ra môn ra khoai chi không ? Mi đừng noái mi là doanh nhân mà ốt dột lắm !Cha mi lấy 15 tấn vàng đem qua Nga cho mi, sau đó mi đem về VN mở ngân hàng, nên BCT cấm cửa anh em của mi cả nứơc ai cũng biết chuyện ni mà !Thôi nín đi Em !

    ReplyDelete
  2. Thằng nhà báo này là một thằng liếm đít! Tội của Tổng Bí Thư Lê Duẩn rất lớn đối với dân tộc VN. Tội của Lê Duẩn là theo chủ nghĩa Cộng Sản giáo điều, phi nhân bản, chà đạp nhân quyền và giết dân chủ! Tội của Lê Duẩn là tù đày các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đi biệt xứ vào 1975. Khi chủ nghĩa Cộng Sản đã sụp đổ trên toàn thế giới thì ông quay sang nói rằng cha ông là một người rất thương người? Thương người mà tù đày hàng trăm người lính VN Cộng Hòa đi biệt xứ, để cha mất con, để vợ mất chồng, một mình mẹ nuôi 5-6 đứa con thơ? Để cán bộ dụ dỗ vợ người tù để họ phải tự tử? v.v... Kể không hết bao nhiêu trường hợp oan khiên của các gia đình người tù VN Cộng Hòa!

    Tội của Lê Duẩn rất lớn!

    Sẽ có một ngày VN có dân chủ thực sự, từ trong toilet ra đến trung ương. Và lúc đó bảng đường Lê Duẩn sẽ bị quăng vào sọt rác!

    ReplyDelete
  3. QUAN LÀM BÁO / VUA LÀM BÁO ĐĂNG 2 BÀI “ LÝ LUẬN” CỦA LÊ KIÊN THÀNH VỚI MỤC ĐÍCH GÌ ???

    Lê Kiên Thành chuẩn bị dọn bãi đáp và xóa vết máu của cha mình !

    Bài viết cố tình giấu diếm những biến cố tàn sát tập thể mà chính Lê Duẫn phải chịu trách nhiệm như Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, Mậu Thân 1968, xăm lăng Miền Nam Việt Nam, 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa, trại tù tập trung cải tạo, đánh tư sản mại bản để cướp tài sản dân, tổ chức vượt biên để vơ vét vàng… Ngụy biện, vẽ vời và trịch thượng đối với tôn giáo và cộng đồng xã hội. Bào chữa một cách trơ trẽn cho bản chất đạo đức giả cố hữu của chế độ Cộng sản. Cũng như một tay cầm bó nhang và một tay cầm AK47 đi giết người rồi cúng chia buồn với xác chết !

    Ông Nguyễn Văn Thiệu đã nói: Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.

    Có nhà Hiền triết đã nói: Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.

    Sau đây xin mời quí vị tìm hiểu Lê Kiên Thành có phải là Copy Nguyễn Thanh Phượng hay không ? và có phải cùng loại “ còn đảng cộng sản thì mình còn tất cả ” ?
    Ông Lê Duẫn có hai đời vợ và 7 người con. 2 nhân vật sau đây mới có vấn đề với bài viết nầy.

    LÊ KIÊN THÀNH (sinh 1955), học kỹ sư hàng không tại Liên xô, sau đó là phó tiến sĩ vật lý. Khi về nước chuyển ngành sang kinh doanh, từng là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến Thực phẩm Thái Minh; chủ một sân gôn và là Phó Chủ tịch thường trực Hội Gôn Việt nam. Ông còn là thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam TP Hồ Chí Minh.

    LÊ KIÊN TRUNG (sinh 1958), Cục trưởng Cục Hải quan Tp.HCM (từ tháng 12 năm 2007). Hiện là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh II - Bộ Công an (2011).

    AI ĐỨNG SAU BÀI VIẾT NẶC MÙI CỘNG SẢN ÁC ÔN NẦY ???

    ReplyDelete
  4. Lê Kiên Thành chuẩn bị dọn bãi đáp và xóa vết máu trên tay của Lê Duẩn !

    Một bài “phỏng vấn” chỉ để sỉ nhục đến hàng triệu nấm mồ oan ức và 90 triệu nạn nhân còn sống của tên cộng sản tàn bạo nhất Việt nam là Lê Duẩn.

    Nhìn Việt nam ngày nay như thế nào thì chúng ta cũng hiểu đến cái mầm móng cai trị “thương người” của Lê Duẩn có phải là sự thật như Lê Kiên Thành đã vẽ vời hay không ?

    Từ 1960- 1986 Lê Duẩn là trùm cộng sản và đã tàn sát nhân dân như thế nào thì mọi người đều biết rõ như Tết Mậu thân 1968, Đại lộ kinh hoàng 1972, những trại tù khổ sai 1975, 16 tấn vàng của nhân dân Miền nam, đánh tư sản cướp của dân, đổi tiền bần cùng hóa dân, kinh tế mới đài đọa dân, vượt biên cướp vàng dân…

    Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907, tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

    Lê Kiên Thành đã cò mòi với tờ báo lá cải NTM để đóng một màn kịch nhưng rất lố bịch ! Thay vì có hành động thoát ly cái ác hoặc công khai trả lại tài sản đã cướp của nhân dân cho nhân dân...Nhưng bản chất của Thành vẫn là một tay độc địa.

    Tại sao Lê Kiên Thành lại chọn Blog Quan Làm Báo để “ tung” hai bài phỏng vấn của hắn ? Thành muốn đứng về phía nhân dân hay giả vờ “nín thở qua sông” để chờ thời cơ ?. Mặt khác, những tờ báo của đảng Cộng sản thì biết quá quá rõ Lê Duẩn là ai ? và cũng không ai muốn nhắc tới. Cho nên Thành không thể tiếp tục bịp bợm được với cái trò “mèo khen mèo dài đuôi” với cái đảng của chính nó.

    Lê Kiên Thành đang lo cho hậu quả không tốt sẽ đến với đời con đời cháu của gia đình hắn. Tại sao vậy ?

    Lê Kiên Thành đã tự viết cho mình một bản CÁO TRẠNG !

    ReplyDelete

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!