Trang

Thursday, October 11, 2012

Ngân hàng gửi nhau hàng trăm nghìn tỷ đồng

6 tháng đầu năm nay, 8 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán gửi tổng cộng 285.267 tỷ đồng vào các tổ chức tín dụng khác, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động gửi tiền lẫn nhau bắt đầu bị cấm từ 1/9.

Thông tư 21/2012 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/9, quy định các ngân hàng chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh toán. Trước thời điểm thông tư có hiệu lực, hoạt động gửi tiền lẫn nhau giữa các ngân hàng vẫn rất nhộn nhịp.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét năm 2012 của 8 ngân hàng niêm yết trên 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM, tổng lượng tiền các nhà băng gửi tại tổ chức tín dụng khác đạt 285.267 tỷ đồng. Dư nợ tiền gửi này giảm 18,5% so với thời điểm 31/12/2011 nhưng tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 
   Toàn cảnh 'sức khoẻ' Ngân hàng  Chính Phủ ôm nợ xi măng   Masan thâu tóm cám con cò   Việt Nam gương xấu về kinh tế  TƯ họp kinh tế lao đao   Lạm phát trở lại hay trò chạy tội? Nợ xấu DNNN trên 200.000 tỷ! 
Hoạt động cho vay lẫn nhau, như thường lệ thấp hơn nhiều so với gửi, nhưng cũng tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 44.173 tỷ đồng. So với cuối năm ngoái, dư nợ cho vay này cũng tăng 11%.

Trong khi đó, lượng tiền gửi và cho vay khách hàng (không phải ngân hàng) của 8 đơn vị này lần lượt đạt 954.319 tỷ đồng và 869.045 tỷ đồng, tăng tương ứng 25% và 8,5% so với hồi đầu năm. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng huy động từ nền kinh tế của các ngân hàng này 25% và cho vay tăng 18%.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Trong danh mục cho vay các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB) dẫn đầu khi giải ngân lượng tiền lên tới 35.914 tỷ đồng, tăng gần 8,2% so với thời điểm 31/12/2011. Tính đến 30/6/2011, lượng giải ngân của Vietcombank chỉ đạt 1.916 tỷ đồng, thấp hơn số tiền cho vay tại 2 thời điểm còn lại tới 18 lần.

Ngân hàng ACB cũng cho các tổ chức tín dụng khác vay tổng cộng 1.285 tỷ đồng, tính tới hết ngày 31/12/2011, nhưng tại ngày 30/6/2012, mức này giảm xuống còn 312 tỷ đồng.

Trong khi đó, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (mã: SHB) và Ngân hàng cổ phần Nam Việt (Navibank, mã: NVB) lại không có hoạt động cho vay đối với các tổ chức tín dụng khác - theo báo cáo tài chính đã công bố.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Tại mục tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, Vietcombank cũng dẫn đầu với 70.586 tỷ đồng. So với thời điểm 31/12/2011, con số này giảm 1,7%.

Đứng thứ 2 trong danh sách gửi tiền ra ngoài là Ngân hàng cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank, mã: CTG) với gần 62.000 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo tài chính, Ngân hàng cổ phần Á Châu (mã: ACB) có số tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác gần 56.000 tỷ đồng, trong khi cuối năm ngoái, nhà băng này xếp thứ nhất với lượng tiền gửi lên gần 80.000 tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Cho các tổ chức tín dụng khác vay rất ít, nhưng trong mục tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác Ngân hàng cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) lại là nhà băng được "gửi gắm" nhiều tiền nhất với gần 62.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 bởi các tổ chức tín dụng. Số tiền các tổ chức tín dụng khác gửi Exibank tăng 50% so với cùng kỳ năm trước và giảm gần 6% so với thời điểm 31/12/2011.
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK   HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA   HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK   HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ  NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
Ngược lại, trong 6 tháng qua, Vietinbank là ngân hàng giảm nhiều nhất tính theo tỷ lệ phần trăm (55%) về lượng tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác. Số tiền các ngân hàng khác gửi ở Navibank cũng giảm dần theo thời gian. Tại thời điểm 30/6/2011, tài khoản Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác tại Navibank đạt 4.265 tỷ đồng nhưng tới 31/12/2011, con số này giảm 23%, xuống còn 3.476 tỷ đồng. Tính đến 30/6/2012, Navibank chỉ giữ 703 tỷ đồng từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Song song với việc gửi tiền, Vietcombank cũng là ngân hàng đi vay các tổ chức tín dụng khác nhiều nhất. Ngược lại, Navibank và SHB tiếp tục không xuất hiện khoản mục đi vay đối với những tổ chức tín dụng khác - theo báo cáo tài chính bán niên hợp nhất soát xét năm 2012.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Quán quân trong hạng mục cho vay khách hàng thuộc về Vietinbank khi ngân hàng này giải ngân trên 284.662 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Con số này giảm gần 8.772 tỷ đồng so với cuối năm ngoái và tăng 21.395 tỷ đồng so với thời điểm 30/6/2011.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Lượng tiền gửi của khách hàng vào Vietinbank cũng cao nhất so với các ngân hàng còn lại, đạt 253.374 tỷ đồng. Năm ngoái, Vietinbank cũng là ngân hàng đứng đầu ở mục này, với 257.136 tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Hàn Phi - Tường Vi

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!