Blogger Widgets

Sunday, August 5, 2012

Nghe “Chiên da kinh tế nhà nước” Võ Trí Thành phán về nợ xấu nè….


Và tay này, Võ Trí Thành là Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương…Nghe tôi thấy khiếp quá…!!!
 HOT Links về Thống đốc Nguyễn Văn Bình  HOT Links về Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng Hot Links về Tổng cục 2 Hot Links về Nội các Chính Phủ  Hot Links về Phạm Chí Dũng HOT Links về Vinaline  Hot Links Vikileaks  Hồ sơ Beo Hồ Thị Thu Hồng 
Sau mấy tháng lén lén đọc bài của tôi để biết thêm về nợ xấu, hôm nay dám mạnh dạn bắt chước mà tuyên bố rồi nè (hồi đó anh này cũng bắt chước WB nói nợ xấu là 5% GDP nên “phát biểu là 5 tỉ usd)KT* – 674 – 042412 – Điểm nóng Cần 5-6 tỷ USD để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (Võ Trí Thành)
Hôm nay lại phát biểu như thế này”Xử lý nợ xấu, nhanh cũng phải 2 – 3 năm”.
Vì ăn trộm chủ yếu là ở bài này của tôi ngày 13.06.2012…
CXN_061312_1581_Bị truy hỏi thì lần lần cũng lòi ra, lấy tiền đâu mua nợ xấu NH và nên nhớ rằng 100 ngàn tỉ là muối bỏ biển (comprehensive banks’ bad debt)

Trong đó tôi viết:”Như tôi viết tứ 1 năm nay, nợ xấu của hệ thống NH là rất tệ, khoảng 37 tỉ usd, bây giờ nói là thành lập cty mua nợ xấu với 5 tỉ usd (100 ngàn tỉ vnd) mà không biết lấy tiền từ đâu ra thì làm sao giải quyết 37 tỉ usd nợ xấu này ??? Làm từ từ ??? hết cái này, đợi 2 hay 5 năm sau phục hồi cái nhà băng này rồi mới làm nhà băng tới, 42 lần 5 năm như thế sẽ giải quyết hết nợ xấu NH (200 năm khoảng đó).
Mấy thằng khỉ này càng chất vấn càng thấy những “đề án” của chúng nó chỉ là những bánh vẻ để che dấu tội lỗi của chúng và gạt người dân mà thôi.
100 ngàn tỉ từ đâu mà trả lời lòng vòng tức là hết tiền, không có tiền.
Sao người dân Vn khổ vì bọn đỉnh cao trí tuệ như thế này nhỉ ????”hết trích.
Rồi để cho chắc ăn, ảnh học thêm một bài này nữa ngày 11.06.2012…KT – 824 – 061112 – 100.000 tỷ đồng không “cứu” nền kinh tế! . Trích:”Phó tổng giám đốc DATC khẳng định: “Không ai có đủ vốn ngay một lúc để mua lại khối nợ đó cả. Vấn đề là sẽ có những cơ chế để xử lý dần. Hiện DATC đang tiến hành đàm phán mua 5.000 tỷ đồng nợ xấu của nhiều ngân hàng, trong đó chủ yếu tập trung ở khối các ngân hàng lớn”. Ông Phạm Mạnh Thường nói thêm, sắp tới khi mua lại những khoản nợ quy mô lớn, với sự cho phép của Chính phủ, công ty sẽ khắc phục bằng cách phát hành trái phiếu nợ cho chính các ngân hàng.”hết trích. Tức là họ làm dần dần, từng NH một như vụ Bianco vậy, tới bây giờ vẫn còn dây dưa (6 tháng rồi, nên giải quyết 37 tỉ usd nợ xấu (750 ngàn tỉ vnd) phải rất nhiều khó khăn hơn 5 ngàn tỉ như cty này đang làm.Để giải quyết hết hơn 100 nhà băng tốn bao lâu ??? 20 năm ??? Lúc đó thì tình trạng 600.000 DN sẽ ra sao ???
Hãy nghe Vũ viết Ngoạn phát biểu để biết số nợ xấu NH là hơn 100 ngàn tỉ rất nhiều. Trích:”Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, bày tỏ ủng hộ phương án này: “Khối lượng nợ xấu hiện tương đối lớn trong khi quy mô của DATC còn ở mức độ khiêm tốn, bản thân các AMC thì vốn nhỏ nên cũng chưa xử lý được. Do đó, đây là giải pháp rất cần thiết và nên làm. Công ty sẽ mua lại các khoản nợ giúp ngân hàng làm sạch bảng cân đối tài sản, đồng thời giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn”.
Dù tán thành phương án trên nhưng Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn cảnh báo không nên quá kỳ vọng vào khả năng công ty mua bán nợ quy mô 100.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước có thể giải quyết nợ xấu ngay lập tức.” hết trích
———–
Và thêm một bài nói về thời gian để giải quyết nợ xấu ngày 07.06.2012 tại đây…
KT – 818 – 060712 – Nợ xấu ngân hàng khó tìm người mua Trích:”Những tay này thì dốt đặc về hệ thống tài chánh và rũi ro trong tài chánh hoạt động.
Thị trường mua bán nợ xấu khoảng 400.000 DN sắp phá sản có nợ xấu bình quân 3 tỉ mỗi DN là 1.2 triệu tỉ cần để mua nợ, cần 400.000 cty như DATC, nội nợ xấu của nhà băng không là gần 400.000 tỉ với 130 nhà băng và tổ chức tín dụng. Làm sao trong năm nay mở cửa khoảng 100.000 cty mua nợ với đầy đủ kinh nghiệm về những máy móc sản xuất vẫn còn tốt nhưng phải bán rẻ mạt vì những ngành nghề khác không dùng, còn cùng một ngành nghề thì cty có khả năng xử dụng cũng đã có máy này và cũng đang khó khăn tìm thị trường cho thành phẩm của mình.
Còn chuyện cty mua nợ như DATC ứng 250 tỉ cho Bianfishco, rồi trị giá là 280 tỉ, ấn hành trái phiếu 10 năm bởi Bianfishco2, mệnh giá 280 tỉ + lãi 10 năm thành 560 tỉ.
Bianco2 năm đầu làm tốt, trả lãi suất trái phiếu tốt, năm 2, thị trường Âu Châu và Mỹ châu họ ăn cá Bianfishco2 trúng độc, cả thị trường xuất khẩu cá sụp và Bianfishco2 lỗ lã, không trả lãi suất trái phiếu năm 2 được mà không vực dậy nỗi nữa thì sao ??? Vậy thì phải có bảo hiểm rủi ro, vậy thì thêm 15% trong 560 tỉ này nữa.
Rồi, thí dụ năm 2, năm 3 làm ăn thật khá, một Phạm thị Diệu Hiền gối đầu tiền cá, xây nhà máy chế tạo thơm (khóm hộp, như nhà máy Collagen), rồi đầu tư viện nghiên cứu cá lóc, rồi mua máy bay như bầu Đức (ko mua rolls Royce như Diệu Hien 1) Rồi 4 đám cưới cho 4 đứa con, rồi thay vì năm 3 đổ nợ 1500 tỉ như DH1 bây giờ DH2 đổ nợ 3000 tỉ, rồi đi Phi Châu chữa bệnh Sida thì ai lãnh 650 tỉ trái phiếu này đây ??? Rồi sẽ mua nợ cty Diệu Hiền 2 thành Diệu Hiền 3 ????
Hồ sơ Mafia Tàu tại VN Nhóm tội phạm Việt Nam Hot Links về chủ quyền HOT Links về Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng HOT Links về Tướng Nguyễn Văn Hưởng HOT Links về Thống đốc Nguyễn Văn Bình  HOT Links về Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng Hot Links về Tổng cục 2 Hot Links về Nội các Chính Phủ  Hot Links về Phạm Chí Dũng HOT Links về Vinaline  Hot Links Vikileaks  Hồ sơ Beo Hồ Thị Thu Hồng 
Chuyện mua nợ không là chuyện đơn giản đâu. Ở Úc và Mỹ, cty mua nợ đếm trên đầu ngón tay.
Họ chọn phương pháp dễ, nhanh và sạch hơn, đó là…PHÁ SẢN doanh nghiệp rồi bắt đầu lại. Thức tỉnh đi mấy ông nội XHCN, làm theo kinh tế thị trường là thằng nào thất bại là phá sản nó và cho nó ra đường móc bọc mà sống….”hết trích.
Và bài báo này viết theo như thế này. Trích:”Tuy nhiên, với khối lượng nợ xấu đồ sộ như hiện nay, các chuyên gia bày tỏ lo ngại về năng lực của cả DATC lẫn AMC. DATC có vốn điều lệ khiếm tốn (2.481 tỷ đồng).”hết trích.
Và tay này, Võ Trí Thành là Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương…Nghe tôi thấy khiếp quá…!!!
Melbourne
06.08.2012
Châu Xuân Nguyễn
————————————————
http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CIBDIA/xu-ly-no-xau-nhanh-cung-phai-2-3-nam.html

Xử lý nợ xấu, nhanh cũng phải 2 – 3 năm

(ĐTCK) TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu đến từ cả phía Nhà nước, DN và ngân hàng, nên cả ba bên đều phải có trách nhiệm xử lý. Nhưng về tổng thể, giải quyết nợ xấu cần phải gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhiều ý kiến cho rằng, nợ xấu của ngân hàng chính là nợ xấu của nền kinh tế. Ông bình luận gì về ý kiến này?
Về bản chất, nợ xấu là khoản nợ không được thanh toán theo đúng hợp đồng cho vay. Về mặt kỹ thuật, việc phân chia các khoản nợ xấu căn cứ vào việc chậm trả nợ, lãi theo thời gian. Thời gian trễ hạn càng dài có nghĩa món nợ đó càng xấu. Tóm lại, về bản chất, nợ xấu là một hợp đồng vay nợ mà bên đi vay không trả được. Như vậy, nợ xấu của toàn nền kinh tế lớn hơn nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Theo ông, do đâu mà nợ xấu tăng khá nhanh trong thời gian qua?

Nguyên nhân xuất phát từ cả phía Nhà nước, DN và ngân hàng. Trước tiên, phát sinh nợ không thanh toán được một phần do phía ngân hàng có thể có sai lầm, không thẩm định tốt dự án, quản trị rủi ro yếu, giám sát nội bộ yếu… Bản thân DN cũng kém, vì đánh giá sai tình hình, năng lực quản trị yếu, hoạt động kém hiệu quả…
Nhà nước cũng có trách nhiệm trong vấn đề này. Thứ nhất, công tác giám sát ngân hàng chưa tốt. Thứ hai, Nhà nước cần xem lại chức năng cung cấp thông tin đối với DN để định hướng cũng như giảm thiểu rủi ro cho DN; hỗ trợ DN trong khâu đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt, công tác điều hành chính sách vĩ mô đôi khi chưa tốt.

Như vậy, việc xử lý nợ xấu cần đến cả ba bên?
Đúng vậy. Nguyên nhân thuộc về ba bên, nên cả ba bên đều phải có trách nhiệm xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, về trách nhiệm của Nhà nước, cần phải lưu ý rằng, do Nhà nước là người điều hành nền kinh tế, hơn nữa tiền của Nhà nước là tiền của dân, vì vậy vấn đề xử lý ngân sách thế nào phải rất khéo. Vấn đề thứ nhất là chi phí ngắn hạn để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Ở đây, dù dưới góc độ ông chủ trực tiếp hay dưới góc độ tổng thể nền kinh tế, thì việc tái cơ cấu phải nhằm mục tiêu làm cả hệ thống mạnh lên. Vấn đề là trong quá trình này, Nhà nước có cần can thiệp hay không, can thiệp như thế nào, chi phí ra sao? Vấn đề thứ hai lớn hơn là có đảm bảo mất chi phí như thế thì trong dài hạn, lợi ích có lớn hơn được hay không.
Thu hồi nợ không thanh toán được chỉ là một nhẽ, còn lớn hơn là phải tái cấu trúc hệ thống hiệu quả. Về tổng thể, cần phải gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.

Vậy theo ông, cần phải làm gì để xử lý hiệu quả vấn đề nợ xấu?
Có nhiều hướng để xử lý, trong đó không loại trừ việc thành lập một định chế, chẳng hạn như Công ty Mua bán nợ quốc gia (AMC). Mục tiêu hoạt động của định chế này có thể không phải vì lợi nhuận, mà là làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, để hệ thống ngân hàng đưa vốn vào nền kinh tế thực sao cho hiệu quả, vì lợi ích chung. Bởi vậy, định chế này gần như là một định chế công. Tuy nhiên, phải tối thiểu hóa nguồn vốn từ ngân sách, cần tìm nguồn lực khác trong chừng mực nhất định. Bên cạnh đó, mặc dù không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải làm sao để chi phí là thấp nhất, chi phí theo nghĩa là chiết khấu, bây giờ chi ra sau này sẽ lấy lại.

Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến băn khăn về vấn đề lợi ích nhóm khi thành lập AMC?
Lo ngại như vậy không phải không có lý. Nếu có tư lồng trong công, tồn tại các mối quan hệ sở hữu chéo, có mối quan hệ lằng nhằng giữa DN, ngân hàng và Nhà nước, thì vấn đề trở nên phức tạp rất nhiều. Chính vì vậy, quá trình này cần phải được giám sát chặt chẽ, gắn với những hỗ trợ mang tính chuyên nghiệp, chuyên gia độc lập, không chịu trách nhiệm lợi ích nhóm. Phải tính hết rủi ro để hạn chế nó, chứ không phải thấy rủi ro là dừng.
Nợ xấu là vấn đề nghiêm trọng, phải cố gắng xử lý triệt để, quyết liệt, khẩn trương, nhưng không có nghĩa là phải vội vã. Theo tôi, nhanh nhất cũng phải mất 2 – 3 năm để xử lý dứt điểm vấn đề nợ xấu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, hiện ngay cả con số nợ xấu là bao nhiêu cũng chưa thống nhất thì làm sao để xử lý, thưa ông?
Tất nhiên, các con số cần minh bạch, rõ ràng hơn là vấn đề rất quan trọng, vì thông tin có đầy đủ mới có thể đưa ra được giải pháp xử lý đúng và bài bản. Thứ hai, dự tính nguồn lực để xử lý. Thứ ba, để tạo dựng lòng tin cho thị trường, rất cần sự minh bạch.
Hồng Dung thực hiện.

No comments: