Xem thêm:
NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LÝ CỦA MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH KINH TẾ THÀNH LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH 101/2009/NĐ-CP...
Thực ra điều này đã có nhiều người nhìn thấy từ ông Nguyễn Văn An đến nhiều học giả khác có điều người ta không nói trắng ra như tại cuộc hội thảo này và người ta dùng thuật ngữ: lỗi hệ thống ??? Lỗi hệ thống là cái quái gì mà không ai dám mở mồm nói ra cho minh bạch ???
Mấy tờ báo
lề phải này buộc phải hạ bài chắc đụng đã đưa lên ý kiến đóng góp xây dựng thiết
thực này đã chạm đến quyền lực Thủ tướng...Như vậy mỗi khi quyền lực còn tập
trung vào tay Thủ tướng: quyền quản lý kinh tế, nắm quân đội, công an, nắm quản
lý báo chí thông tin thì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội và nhân dân chỉ
là những là những bộ phận đi giải quyết các hậu quả do Chính phủ gây ra mà không xong...Với
cơ chế quyền lực tập trung vào tay Thủ tường như hiện nay: tiền, của cải làm ra
càng nhiều càng thất thoát lớn; các vụ trộm cướp càng về sau càng to phe...
Tại
hội thảo bàn về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, tổ chức ở Đại học Quốc gia Hà
Nội hôm qua, nhiều đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này cần tăng
quyền lực thực tế cho Chủ tịch nước.
Theo GS.TS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), với quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền lực pháp lý - thực tế của Chủ tịch nước rất hạn chế, chỉ mang tính hình thức.
Theo GS.TS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), với quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền lực pháp lý - thực tế của Chủ tịch nước rất hạn chế, chỉ mang tính hình thức.
Trong khi đó, Hiến pháp lại trao cho Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ rất nhiều quyền.
“Việc trao cho Chính phủ quyền lực lớn như vậy mà không có cơ chế để kiểm soát quyền lực hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm của bộ máy hành pháp”- GS Thái nhận định.
Theo GS Thái, nếu khẳng định Chủ tịch nước là chức vụ cao nhất của Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang thì thiết chế này phải được nắm các bộ công lực gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ ngoại giao, còn Thủ tướng Chính phủ nắm những bộ còn lại và quản lý chính quyền địa phương.
PGS.TS Lưu Thiên Hương (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia) đề xuất thiết chế Chủ tịch nước nên sửa đổi hẳn theo hướng Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan hành pháp nhưng có tính độc lập tương đối đối với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ.
Cụ thể, Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động ban hành chính sách, Thủ tướng chịu trách nhiệm liên quan các hoạt động điều hành chính sách.
Theo PSG.TS Hương, để đảm bảo tính thực quyền của Chủ tịch nước, Hiến pháp cần trao cho Chủ tịch nước quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội.
GS.TSKH Lê Cảm (ĐH Quốc gia Hà Nội) đề nghị sửa đổi Hiến pháp theo hướng nhân dân sẽ bỏ phiếu bầu trực tiếp Chủ tịch nước.
Theo TPO
Viêt Báo (Theo_VTC)
Blog Phamvietdao
1 comment:
Những kiến nghị của Hội thảo là chính xác và có giá trị khả thi, tuy mới chỉ là một phần của cái gọi là LỖI HỆ THỐNG. Để cứu vãn uy tín của đảng cộng sản ở Việt nam như hiện nay, cần thực thi càng sớm càng tốt. Đó cũng sẽ là tiền đề cho sự phát triển của Việt nam, tận dụng được cơ hội NGÀN NĂM CÓ MỘT mà VN đang có quyền quyết định, qua quá nhiều lần bỏ lỡ - lỡ những chuyến tàu tốc hành mà Thế giới đã dành cho VN.
Post a Comment