Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ có chuyến thăm từ 10/7-11/7 tới Hà Nội, trước khi sang Phnom Penh họp diễn đàn an ninh khu vực.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam ra hôm thứ Năm 5/7 chỉ nói
ngắn gọn rằng bà Hillary Clinton "sẽ thăm chính thức Việt Nam", nhưng
không cho biết thêm chi tiết.Trong khi đó thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ thì nói bà ngoại trưởng sẽ có tiếp xúc với lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đồng thời chứng kiến việc ký kết một số thỏa thuận song phương trong lĩnh vực trao đổi giáo dục và kinh doanh. Bà cũng sẽ gặp gỡ một số đại diện doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ.
Từ Hà Nội, ngày 11/7 bà Hillary Clinton sẽ tới Vientiane, Lào, trong chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ tới quốc gia này trong 57 năm, và hội kiến với Thủ tướng Thongsing Thammavong.
Bà chỉ ở lại Lào vài tiếng đồng hồ rồi lên đường sang Campuchia.
Theo giới quan sát, việc Ngoại trưởng Clinton tới Hà Nội trước khi tới tham dự Diễn đàn An ninh Asean (ARF) lần thứ 19 mang ý nghĩa và nội dung quan trọng.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Canberra, Úc châu, nói đây có thể xem như một phần trong nỗ lực tái khởi động tiến trình đàm phán về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia cựu thù.
Chuyển trọng tâm
Hoa Kỳ đang thực hiện chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương, và Việt Nam được xem như quốc gia quan trọng đặc biệt trong quá trình tái cân bằng quyền lực này.Vì nhiều lý do và khác biệt, quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên vẫn là một đích tới trên con đường khá gập ghềnh.
Thế nhưng với các diễn biến gần đây, nhất là khi Trung Quốc ngày càng trỗi dậy với tư cách cường quốc, nhiều quốc gia nhỏ hơn ở châu Á và Asean đều muốn thấy Mỹ như mộ́t đối trọng trong khu vực.
Các ngoại trưởng Asean họp tại Phnom Penh giữ́a tháng này được trông đợi sẽ đạt được đồng thuận về một dự thảo Quy tắc Ứng xử của Các nước trên Biển Đông (COC), để đưa ra thảo luận với Trung Quốc.
Bắc Kinh vẫn muốn tham gia từ đầu quá trình thiết lập COC.
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng sẽ tới Phnom Penh trong chuyến đi từ 10/7-12/7 để tham dự các hội nghị ngoại trưởng khu vực.
ARF 19 sẽ diễn ra ngày 12/7/2012.
Quan hệ song phương
Tình hình Biển Đông hiện nay đang khá căng thẳng sau các biện pháp khẳ̀ng định chủ quyền của các quốc gia liên quan như Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.Tuy nhiên, Giáo sư Thayer nói chuyến thăm tuần tới của Ngoại trưởng Hillary Clinton dù có đề cập tới chủ đề Biển Đông, vẫn chủ yếu tập trung vào các vấn đề quan hệ́ song phương Mỹ-Việt.
Người ta đang dò đoán về năm 2012 như một năm mà quan hệ́ Việt-Mỹ có thể được nâng lên một bước mới.
Đang có thông tin nói rằng Mỹ sẽ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và Tổng thống Barack Obama có thể sẽ thăm Việt Nam nếu ông tái đắc cử vào tháng 11 này.
Trong khi đó, giới vận động dân chủ đang tăng cường kêu gọi Washington phải tiếp tục nỗ lực khuyến khích nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Nhân quyền là một trong các khác biệt chính yếu giữa Việt Nam và Mỹ.
Các tổ chức nhân quyền đang yêu cầu Hoa Kỳ phải nỗ lực gây áp lực đòi Việt Nam phải cải thiện nhân quyền và thực hiện cải cách chính trị trước khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược song phương.
Hà Nội luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm, viện lý do "không có ai bị bỏ tù vì lý do chính trị, chỉ có người vị phạm pháp luật bị trừng trị".
Thao Đất Việt
1 comment:
Tại sao không tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 10/7/2012 để chào mừng bà Hillary Clinton đến Việt Nam. Cuộc biểu tình này là cái tát gián tiếp vào mặt bọn tàu khựa và lũ tay sai bán nước. Cũng chẳng có lý do gì để đàn áp nhân dân cả. Các bạn nghỉ sao?
Post a Comment