Mời đọc bài phân tích bên dưới để hiểu rõ thêm.
Giữ nguyên hiện trạng hoạt động các DNN như hiện nay là quá nguy hiểm cho Việt Nam. Ví dụ điển hình là Công ty vận tải biển Vinalines, đã một thời là biểu tượng cho triển vọng gia nhập kinh tế thế giới của Việt Nam nhưng giờ đây nó chỉ tạo ra thua lỗ và khoản nợ lên tới 2,1 tỷ USD.
|
Jonathan Pincus, chuyên gia kinh
tế cao cấp của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP HCM đồng
thời là chuyên gia về kinh tế Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho biết, hoạt
động của các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam đã được giấu kín quá
lâu. Điều này cần phải được chấm dứt.
Tuy
nhiên, đó chỉ là một phần trong một danh sách dài các vấn đề đang bao
phủ triển vọng của Việt Nam: tình trạng quan liêu, cơ sở hạ tầng yếu
kém, thâm hụt thương mại quá lớn, lạm phát tăng liên tục và đồng nội tệ
lao dốc.
Ngày 12/6, Chính phủ cho biết tính đến
cuối năm 2011, khoản nợ của Vinalines là 43,1 nghìn tỷ đồng (tương
đương 2,1 tỷ USD) – gấp 4 lần so với vốn chủ sở hữu ở mức 9,41 nghìn tỷ
đồng. Vụ việc này làm người ta nhớ đến Vinashin – doanh nghiệp đóng tàu
Nhà nước có khoản nợ lên đến 4,5 tỷ USD khiến sức khỏe của các ngân hàng
Việt Nam chao đảo. Cuối cùng thì Vinashin cũng được chính phủ cứu trợ.
Tuy nhiên, 9 lãnh đạo cấp cao phải ngồi tù với tội danh làm thất thoát
tài sản của Nhà nước.
Các lãnh đạo của
Vinalines cũng phải chịu chung số phận, 4 cán bộ cấp cao bị bắt trong
khi cựu Chủ tịch Dương Chí Dũng bị truy nã trên toàn cầu.
Trong
khi các công ty tư nhân phải chịu chi phí đi vay quá cao và lãi suất
lên tới 2 con số, tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhà nước như
Vinalines là rất dồi dào. Nguồn vốn của họ đến từ ngân sách Nhà nước,
tín dụng giá rẻ của Ngân hàng phát triển Việt Nam, đặc quyền trong thuế
thu nhập doanh nghiệp và được Chính phủ bảo lãnh đối với các khoản vay
nước ngoài.
Các chuyên gia kinh tế đã lên tiếng
thúc giục Chính phủ giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước lớn
để chuyển sang trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, những gì
họ nhận được chỉ là sự thất vọng. Thay vì cho phá sản hoặc bán
Vinalines và Vinashin, cả hai doanh nghiệp này đang được tái cấu trúc.
Tuy
nhiên, cũng có một vài tín hiệu tích cực đến từ Vinalines. Trong số 9,3
nghìn tỷ nợ ngắn hạn và 33,83 nghìn tỷ nợ dài hạn của Vinalines, chỉ có
207 tỷ đồng đã quá hạn. Hơn nữa, Vinalines cũng là nạn nhân của thị
trường vận tải biển toàn cầu vốn vẫn chưa hồi phục sau khủng hoảng tài
chính năm 2008. Các chuyên gia trong ngành dự báo cho đến cuối năm 2013,
ngành này vẫn sẽ ở trong tình trạng căng thẳng.
Mặc
dù vậy, nỗ lực của Chính phủ trong việc thắt chặt quản lý doanh nghiệp
lại không rõ ràng. Đây là vấn đề được nhiều người đánh giá là cực kỳ
quan trọng để có thể áp dụng kỷ luật tài chính đối với nền kinh tế còn
nhiều tàn dư của mô hình kinh tế tập trung.
Theo
đánh giá của Reuters, giữ nguyên hiện trạng như hiện nay là quá nguy
hiểm cho Việt Nam. Ví dụ xác đáng nhất chính là các khoản nợ xấu của
Vinashin đã làm méo mó một số ngân hàng, buộc Habubank phải sáp nhập vào
Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội.
Theo số liệu chính
thức, tính đến cuối tháng 4, nợ xấu của Việt Nam ở mức 108,6 nghìn tỷ
(tương đương 5,2 tỷ USD) – bằng 4,14% tổng dư nợ. Tuy nhiên, theo các số
liệu không chính thức, tỷ lệ nợ xấu còn gấp 2 đến 3 lần con số đó. Hãng
xếp hạng tín nhiệm Fitch nhận định tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam có thể lên
đến 13%.
Chính phủ Việt Nam cũng đang cố gắng
giải quyết tình trạng này khi buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải công
bố báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm lên website. Doanh nghiệp nào
không thực hiện sẽ bị phạt. Rất nhiều người nhìn nhận đây là động thái
được đưa ra trước tình trạng đáng báo động của Vinalines và Vinashin.
Theo
ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc công ty chứng khoán Rồng Việt, những sai
phạm được phát hiện gần đây cũng có mặt tốt khi thúc đẩy Việt Nam tiến
tới minh bạch.
(Theo Reuters)
Tầm Nhìn
No comments:
Post a Comment