Blogger Widgets

Wednesday, June 13, 2012

CÀNG SAI PHẠM CÀNG ĐƯỢC THƯỞNG LỚN!


Ngân hàng Nhà nước bị cho rằng hạ lãi suất chưa đủ nhanh khi lạm phát giảm.
Quanlambao - Việc thực hiện đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của NHNN bị các nhóm lợi ích chi phối đã rõ đến mức mà các phóng viên nước ngoài như AFP cũng đã lên tiếng báo động. Bài viết dưới đây của BBC đã trích nhận định của chuyên gia "Ngân hàng VN 'được thưởng vì sai phạm'" phản ánh đúng bản chất các hành động của NHNN hiện nay. Bài báo nêu tên 03 NH đã bị sáp nhập, song đây không phải là sản phẩm điển hình của Đề án tái cấu trúc của NHNN. Hai  Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam (NHPN) và Ngân Hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (NHBA) mới là bằng chứng 'THƯỞNG' lớn và bí ẩn của NHNN.
Cả hai đều bị chính NHNN công bố mất thanh khoản từ tháng 10/2012, nhưng cả hai đều được Thống đốc Nguyễn Văn Bình "thưởng" cho hàng chục ngàn tỷ bằng các con đường ngoằn ngoèo rót qua BIDV và Agribank để lách chính quy định của NHNN với mục đích giúp cho hai NH này không những thoát khỏi vi phạm pháp luật mà còn 'đẻ' ra hai sản phẩm nổi đình, nổi đám hiện nay báo Tuổi Trẻ và một số báo vẫn đưa tin:
  1. Vụ NHPN thôn tính NH Samcombank.
  2. Vụ tài trợ đình đám cho dự án nuôi bò sữa của bà Thái Hương để hợp thức hoá các khoản tín dụng là Hương vừa đá bóng tại Cty Cp TH là đơ vị chủ đầu tư dự án nuôi bò sữa, lại vừa là chủ của NH Bắc Á chiếm dụng từ huy động của nhân dân hàng tỷ đô la.
Thống đốc Bình trả lời thế nào về trường hợp 'THƯỞNG' lớn thế này?
Mời xem tiếp tin của BBC bên dưới:Kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam, ông Vũ Thành Tự Anh, nghi ngờ về nỗ lực tái cơ cấu ngành ngân hàng và nói Ngân hàng Nhà nước 'đã thưởng cho những ngân hàng làm sai'.
Trả lời phỏng vấn của báo Doanh nhân Sài gòn, ông Tự Anh cảnh báo cách tái cơ cấu ngân hàng hiện nay đang tạo ra điều ông gọi là sự “khuyến khích ngược” trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. “Ba ngân hàng đầu tiên sáp nhập không những không bị mất vốn, chủ sở hữu vẫn tại vị, mà còn được Ngân hàng Nhà nước bơm thêm vốn, được BIDV hỗ trợ thanh khoản. Các ngân hàng này đã được thưởng vì làm sai”.Hồi cuối năm ngoái, Ngân hàng nhà nước quyết định sáp nhập ba ngân hàng Đệ nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn này gặp khó khăn về thanh khoản.
“Như vậy là đã dùng một sai lầm để giải quyết một sai lầm khác, mà hai cái sai lầm thì không thể tạo thành một cái đúng”, ông Tự Anh được báo này dẫn lời.
Kinh tế gia từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM cũng khuyến cáo phải giảm lãi suất mạnh hơn nữa trong bối cảnh lạm phát có xu hướng giảm.
Ba vấn đề chính đối diện kinh tế Việt nam, theo ông Tự Anh, là hiệu quả nền kinh tế kém, sản phẩm không có đầu ra, và bất ổn về chính sách/vĩ mô đang tạo ra chi phí rất lớn.
“Việc thiếu mạch lạc trong chính sách từ 2007 đến nay đã khiến người dân và doanh nghiệp cố thủ”.
“Chuyện phục hồi lòng tin không thể chỉ trong một sớm một chiều, nhưng nếu có sự ổn định, minh bạch trong chính sách của Chính phủ, niềm tin sẽ dần trở lại”, ông Tự Anh nói thêm. 

‘Nhóm lợi ích’

Kinh tế gia Jonathan Pincus từng làm cho UNDP tại Hà Nội.
Trong khi đó hãng thông tấn BấmAFP mới đây có bài nhận định nỗ lực tái cơ cấu khu vực ngân hàng Việt Nam đang bị chệnh hướng do ảnh hưởng của các nhóm lợi ích.
Hiện có tới 42 ngân hàng nội địa và nhiều ngân hàng trong số này ngập lụt vì nợ xấu do cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém vay mượn quá nhiều.
Tổng số nợ của khối doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam vào khoảng 20 tỷ đôla và việc các ngân hàng siết tín dụng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với khoảng 18 ngành doanh nghiệp phá sản tính từ đầu năm tới nay.

"Nhiều ngân hàng đang che giấu sự thật về bảng cân đối kế toán và tìm cách giấu các khoản cho vay khó đòi"
Jonathan Pincus, Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp HCM
Điều chính phủ cần làm là "tiếp quản các ngân hàng yếu nhất, sáp nhập lại, bán nợ xấu và rồi bán các ngân hàng mới sáp nhập” ông Jonathan Pincus, Hiệu trưởng giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp HCM nói.
"Làm như vậy sẽ nhanh hơn và ít rủi ro hơn cho cả hệ thống. Nhưng chủ các ngân hàng sẽ không chịu”, ông Pincus nói.


Để có giấy phép mở ngân hàng, một nhà ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội cho biết, người ta cần có “quen biết rất nhiều”.
Sở hữu ngân hàng mang lại bổng lộc, có thể qua tiền hoa hồng hoặc việc dễ tiếp cận tín dụng lãi suất thấp.
Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần có chủ là công ty con của các doanh nghiệp nhà nước, hoặc các nhà đầu tư có quan hệ rộng vàn là chủ của nhiều ngân hàng, lách luật qua các mánh khóe kế toán. 
"BấmNhiều ngân hàng đang che giấu sự thật về bảng cân đối kế toán và tìm cách giấu các khoản cho vay khó đòi” ông Pincus nói với hãng thông tấn AFP.Bấm
Theo BBC

1 comment:

tràn tuyên said...

hoan hô