- Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, tại sao ông lại chọn Bắc Giang làm nơi tổ chức quay clip tiêu cực thi để lấy chứng cứ?
- Hai năm nay, các thầy cô ở miền Bắc gọi điện cho tôi
nói rằng: "Thầy Khoa ơi, chúng tôi tiếc cho công sức của thầy quá, 'Hai
không' hỏng hết rồi". Họ kể, chưa có giải bài tập thể nhưng giám thị để
cho các em chép thoải mái. Năm ngoái, tôi lên một tỉnh miền núi phía
Bắc và chứng kiến hội đồng thi có 7 phòng, 14 giám thị đều bỏ vị trí ra
ngoài hết. Cháu tôi nói phao được mang vào thoải mái nhưng không có đáp
án từ ngoài ném vào và tôi nghĩ mức độ đó bình thường.
Còn các thầy cô ở Bắc Giang gọi điện cho biết, tình
trạng thi rất hỗn loạn, trường giải bài tập thể các môn Toán, Lý, Hóa,
Anh, Sinh học, sau đó photo rồi ném bài vào phòng... Tôi hỏi sao các
thầy cô không chấn chỉnh thì họ bảo: "Chúng em sợ lắm, chẳng làm được
như thầy đâu". Khi ấy tôi nói là năm tới sẽ nghĩ cách nhờ các thầy cô
thu thập chứng cứ gian lận.
Đợt thi vừa qua, tôi chọn 3 huyện khác nhau ở Bắc
Giang và nhờ hoặc thầy cô quay cho tôi, hoặc tìm các em học sinh dũng
cảm nhất quay. Tôi bày cho họ cách dùng bút quay, ai không có tôi cho
mượn. Ở trường Đồi Ngô, thầy Ngọc tìm được 3 học sinh nhưng chỉ có 2 máy
quay nên chỉ làm được ở 2 phòng khác nhau. Một người đứng ở cổng trường
quay lại diễn biến khu vực thi.
- Vậy mục đích của việc tổ chức quay clip gian lận phòng thi của ông là gì?
- Việc này chẳng mang lại cho tôi lợi nhuận hay lợi
ích gì mà chỉ để cho ngành giáo dục thấy rõ tình hình, chấn chỉnh 'Hai
không' cho chúng tôi đỡ xấu hổ. Và các clip cho thấy gian lận ở Bắc
Giang khá đại trà, riêng trường Đồi Ngô là trọn vẹn nhất. Lãnh đạo hội
đồng chuyển đề cho những người không có chức năng giải, xong photo thu
nhỏ đưa vào phòng. Riêng 3 môn Văn, Sử, Địa, họ để cho thí sinh quay cóp
và không ngăn cản.
Tôi muốn làm thêm ở một số huyện nữa nhưng không có
tiền để mua máy quay. Nếu tôi có 100 triệu đồng mua máy quay, có lẽ sẽ
có hình ảnh ném phao ở cả tỉnh Bắc Giang. Còn clip của huyện Việt Yên và
Lục Ngạn xin giữ bí mật vì clip ở một hội đồng thi Đồi Ngô khi công bố
đã ảnh hưởng cả trăm người. Nếu công bố ở các hội đồng khác, tôi lại
nhiều kẻ thù quá, không có đất sống.
- Khi sử dụng học sinh để quay clip, ông đã tính toán thế nào về khả năng các em có thể bị kỷ luật vì vi phạm quy chế?
- Việc liên lạc với thí sinh là của các thầy
cô giáo sở tại. Đừng gọi học sinh là vật thí nghiệm, đó là sự hy sinh
mất mát. Người Việt mình dở lắm, hay thờ ơ với đấu tranh, rất ghét người
nào hay đi tố cáo, mặc dù họ đấu tranh cho đất nước tốt đẹp lên. Các em
học sinh đáng được khen ngợi vì dám làm. Từ trước đến nay tôi không
khuyến khích ai chống tiêu cực cả, chỉ dám nhờ các thầy cô địa phương và
cảnh báo trước với họ là hậu quả nặng lắm, thầy cô nào sắp bỏ việc, sắp
giã từ ngành thì hãy làm.
Còn quy chế của Bộ rất kỳ quái. Trong trường hợp này,
máy quay là một cái bút, phục vụ cho việc viết, không thể phục vụ cho
quay cóp bài được. Do đó, cái bút cũng giống như cái thắt lưng thôi, chỉ
khác là nó giúp xã hội nhìn được diễn biến của sự việc, hoàn toàn không
giúp em học sinh đó được gì. Quy chế do con người tạo ra để phục vụ kỳ
thi nghiêm túc. Khi quy chế mà cản trở, chống lại việc tố cáo hành vi
gian lận thì đó thì phải thay đổi ngay.
Nếu năm nay học sinh quay clip bị xử lý thì xin Bộ
chấm dứt 'Hai không' ngay bởi sẽ không còn ai dám tố cáo đâu. Bộ có ngần
ấy thanh tra, ngần ấy người mà những năm đi làm 'Hai không" chẳng quay
được clip nào, chẳng phát hiện được tiêu cực gì. Trong khi một học sinh
bé con con lại quay được.
Sau khi tố cáo hàng loạt sai phạm của lãnh đạo THPT Vân Tảo, thầy giáo Khoa bị trù dập nhiều năm và phải chuyển sang trường khác dạy. Ảnh: Tiến Dũng. |
- Là người ủng hộ phong trào "Nói không với tiêu cực
và bệnh thành tích", ông đánh giá thế nào về tỷ lệ tốt nghiệp tăng dần
đều theo từng năm?
- Năm đầu tiên của 'Hai không', tỷ lệ đỗ tốt nghiệp
giảm mạnh, trường Vân Tảo của tôi trước đây đỗ 99% nhưng năm 2007 tụt
xuống còn 29%. Phụ huynh và học sinh đi qua nhà tôi là réo lên chửi:
"Khoa điếc!". Sau những năm phản ánh tương đối sát thực tế thì 3 năm trở
lại đây tỷ lệ tốt nghiệp càng ngày càng khác xa và clip quay ở Bắc
Giang đã lý giải vì sao.
Ví dụ, như Tuyên Quang, năm 2007 đỗ được 14,5% nhưng
giờ đỗ 98%. Con số đó khác xa thực tế. Tuyên Quang có dám cho tôi chọn
một trường bất kỳ thi thử, kinh phí hết bao nhiêu tôi chịu, nếu như kết
quả được giữ nguyên. Còn kinh phí tỉnh phải trả nếu kết quả giảm dưới
50%. Tôi cá là tôi chọn một trường bất kỳ của họ, tỷ lệ đỗ không quá
50%.
Đây là phát biểu riêng của tôi, nhưng căn cứ vào những
gì tôi nắm được từ thầy cô ở các tỉnh đó gửi về. Làm sao các tỉnh miền
núi như Tuyên Quang lại đỗ tốt nghiệp cao hơn cả Hà Nội, Hà Tây và TP
HCM. Tôi không tin chuyện đó và chúng ta đừng nhắm mắt vào khen, tâng
bốc nó lên. Trong nghề giáo ai đó rung đùi tự hào với tỷ lệ đỗ cao, chứ
những giáo viên chúng tôi chua chát lắm.
- Ông nghĩ gì nếu sự kiện ở Đồi Ngô được coi là dấu chấm hết cho 'Hai không'?
- Tôi vẫn hy vọng vào hai không. Bộ trưởng Nguyễn
Thiện Nhân đã chuyển sang giữ chức Phó Thủ tướng, nhưng những người có
tâm ở Việt Nam còn nhiều lắm. Không nói đến quan chức, một giáo viên
bình thường cũng đem lại cho mình hy vọng cơ mà. "Hai không" có thất bại
ở nơi này nơi kia nhưng vẫn có nhiều nơi không thất bại bởi người ta
không dám công khai hóa ép uổng giáo viên phải cấy điểm, bắt giáo viên
phải đi ném bài. Đồi Ngô (Bắc Giang) là cá biệt.
Tôi không chắc vụ việc ở Bắc Giang có được coi là một
bước ngoặt để việc đấu tranh chống tiêu cực chuyển sang một giai đoạn
mới hay không, chỉ biết rằng ngay trong lực lượng giáo giới, học sinh
đều rất sợ đấu tranh. Ai làm cho thầy và trò cả nước sợ đấu tranh với
cái xấu đến thế? Câu này xin hỏi các lãnh đạo, đừng hỏi tôi.
Nếu đợt này Bắc Giang cách chức lãnh đạo hội đồng thi,
kỷ luật ở mức nặng nhất với những người trực tiếp đi ném bài là đình
chỉ công tác, tôi chắc chắn sang năm sẽ không còn trường nào tiêu cực
nữa. Còn nếu Bắc Giang xử lý xuê xoa, vẫn cảnh cáo nhắc nhở nhau thôi
thì sang năm nó vẫn đâu vào đấy.
- Trong đề thi Văn năm nay có một câu hỏi về sự
dối trá. Thầy nhìn nhận thế nào khi chính trong ngành giáo dục vẫn còn
nhiều dối trá?
- Bệnh này là bệnh hơi đặc trưng của của người Việt.
Tôi chắc rằng thông qua việc giải quyết vụ thi cử ở Bắc Giang, Bộ Giáo
dục cũng chịu không giải quyết được thói dối trá. Cứ nhìn cách giải
quyết như bây giờ, Sở GD&ĐT Bắc Giang chỉ đáng nhận điểm 0 về bài
luận thói dối trá.
Nếu đặt mình ở cương vị lãnh đạo Sở hoặc Bộ Giáo dục,
khi biết tin học sinh quay clip gian lận thi cử, đầu tiên tôi sẽ hoan hô
em và điện thoại hỏi nhà học sinh ấy ở đâu để đến thăm và nhờ em mở
clip cho xem. Sau đó, tôi sẽ yêu cầu công an tỉnh xử lý vụ việc, truy tố
lãnh đạo hội đồng thi tội làm lộ bí mật quốc gia, phá hoại kỳ thi quốc
gia, phá hoại phong trào "Hai không" rất lớn mà 64 giám đốc Sở cùng ký.
DVO
7 comments:
Đây là một "chuyện lạ có thật" ở trên cái thế giới này,không ở quốc gia nào trên hành tinh này lại có cả những hội đồng thi tổ chức "phao" bài thi cho thí sinh như ở Việt nam,được thể hiện qua những Vidio Clip do thầy giáo Đỗ việt Khoa tổ chức quay được như thế này .Sự việc quá rõ ràng để phơi bầy sự giả dối,thối nát của nghành giáo dục của tỉnh Bắc giang qua sự kiện của hội đồng thi Đồng ngô nói riêng và của bộ giáo dục nói chung,và trên hết là phản ánh trung thực tình trạng vô cùng mục ruỗng, bất công,dối trá của một chế độ xã hội đương thời do đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo.Dân tộc và non sông đất nước Việt nam của chúng sẽ đi về đâu khi mà chế độ cộng sản này vẫn còn tồn tại ?
chủ nghĩa xã hội làm cái gì trong khi toàn tham nhũng, hối lộ ....Những người đứng lên cho lẽ phải luôn bị trù dập và bịt miệng.Một trong những minh chứng như của thầy Khoa là cô Bảy sở giáo dục Kiên Giang http://www.danchimviet.info/archives/43277
nhiều chục nay ở đất nước này người ta sợ nhất bằng chứng,và người ta giỏi nhất là xóa bằng chứng. Bởi câu "không có chứng cử " đã là lá bùa vô cùng hiệu nghiệm của chế độ đểu cáng này đối phó với công lí và đân tộc.
Bộ Giáo dục (GD) Việt Nam nên đổi tên thành bộ Giả dối (GD), bộ Giấu dốt (GD)
Tôi đồng ý với Xứ Nghệ nhưng còn muốn Đảng Cộng sản Việt nam đổi thành Đảng Cộng sản Việt gian nữa thì mới đúng với đuòng lối và hành động của họ.
Thầy là của hiếm trong đội ngũ nhà giáo Việt Nam đương đại. Lịch sử sẽ ghi công ơn của thầy với những việc thầy đã làm. Tôi rất xấu hổ khi tôi đang là đồng nghiệp của thầy. Tôi và biết bao giáo viên khác không bao giờ có đủ bản lĩnh để làm những việc như thầy đã làm. Tại sao? Tại vì chúng tôi rất hèn. Thầy nói rất đúng "chỉ biết rằng ngay trong lực lượng giáo giới, học sinh đều rất sợ đấu tranh". Khônh ai dám đấu tranh như thầy đâu. Thầy phải chấp nhận cô đơn trên trận tuyến thầy đã chọn. Mặc dầu chúng tôi rất ủng hộ thầy nhưng chúng tôi không làm gì được. Thầy đã chấp nhận hy sinh tất cả cho xã hội Việt Nam có được ngày mai tươi sáng. Ước mong của thầy giản dị, trong sáng nhưng sao tôi thấy mịt mờ quá thầy Khoa ơi? Bao giờ? Biết đến bao giờ mới quay trở lại thời hoàng kim của hai năm 2007 - 2008???
Ahaa, its good discussion regarding this piece of writing here at this webpage, I have read all that, so at
this time me also commenting at this place.
Feel free to visit my site ; manchester united transfer news 2010
Post a Comment