( Trích trong cuốn Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức... )
Cư dân mạng đang chứng kiến dư luận nhiều chiều về cuốn Bên thắng cuộc, tập sách ghi chép của nhà báo Huy Đức…Đây là một tập sách được tập hợp theo loại tư liệu nghề nghiệp của một nhà báo: thấy gì ghi nấy, gặp ai ghi nấy và những tư liệu này được cấu trúc theo chủ để, vấn đề theo sự mặc định, sắp xếp của tác giả…Chưa thể coi đây là những tài liệu lịch sử, mặc dù có nhiều sự kiện, câu chuyện, vấn đề có liên quan tới nhiều nhân vật lịch sử và một số giai đoạn lịch sử cận đại của Việt Nam. Cách tập hợp tư liệu của Huy Đức bên cạnh những tài liệu đã được công bố từ các nguồn khác, phần lớn do anh tự mày mò khai thác bằng cách gặp gỡ các nhân chứng; bằng thói quen nghề nghiệp của một nhà báo chứ không phải là của một nhà sử học; Tuy thế những cũng đã làm lộ sáng nhiều vấn đề của lịch sử và những nhân vật có tầm ảnh hưởng tới lịch sử phát triển đất nước trong những giai đoạn mà Huy Đức đề cập…Tất nhiên vì đây là công trình, tư liệu cá nhân nên còn cần phải thẩm định, đối chứng và kiểm chứng bằng nhiều nguồn khác
Bên thắng cuộc, tập tài liệu do Huy Đức sưu tập là một công trình mang dấu ấn của một nhà báo: Điều đáng tiếc nó chưa thể được đóng dấu OTK như một công trình sử học; mặc dù vậy khi đọc những tư liệu do Huy Đức sưu tập, người đọc ít nhiều thấy le lói những giá trị sử học, giúp người đọc phần nào hiểu sâu hơn, tin cậy hơn giai đoạn lịch sử vừa qua nhiều sự kiện, giai đoạn bị bưng bít thông tin hoặc bì làm cho méo mó, sai lạc…
Huy Đức là chủ của trang blog bị đánh sập và chủ của nó bị liên lụy, buộc phải thôi việc tại một tờ báo vì những bài viết của anh; Chọn cho blog của mình một cái danh xưng mỉa mai: Osin, tên một nhân vật trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Nhật, nếu phiên âm thuật ngữ “Osin” sang tiếng Việt thì tạm dịch là “Gia nô” ?
Mặc dù lấy bút danh là “ Gia nô “ nhưng những công việc mà Huy Đức đã làm bằng ngòi bút và bản lĩnh của mình khiến cho chúng ta không khỏi cay đắng, xót xa cho giới sử học nước nhà; họ được mệnh danh với những nhãn mác chói sáng nào là Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ thế nhưng những điều mà “Gia nô” Huy Đức hệ thống đáng làm cho giới sử học nước nhà phải thấy xấu hổ, nhục nhã vì họ đề cho một người ngoại đạo tự nhận mình là “ Gia nô” đứng ra làm thay họ và dám công bố những điều đáng ra thuộc trọng trách của giới sử học ? Họ những nhà sử học mang đầy danh hiệu này nọ, hưởng đầy bổng lộc nhưng họ lại làm công việc của tên “Gia nô” cho ai đó về cái lĩnh vực mà đáng ra họ phải chịu trách nhiệm sưu tầm, ghi chép, công bố và định vị cho lịch sử, cho nhân dân…
Sắp chuẩn bị bước qua tháng 2, Phamvietdao.net sẽ công bố một số thông tin mới mà chủ blog sưu tầm được liên quan tới cuộc chiến tranh biên giới phía bắc, chống sự xâm lấn của Trung Quốc năm 1979…Đây là một đề tài hình như nếu không bị cấm kỵ, thì công khai ra cũng không được đưa vào diện đặt hàng, tài trợ như tuyên bố mới đây của ông Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại buổi lễ ký niệm 55 năm ngày thành lập Hội nhà văn Việt Nam tổ chức tại Cung Hữu nghị Việt-Xô Hà Nội…
Loại đề tài này hiện không được cấp phép xuất bản và bị các báo chính thống lảng tránh ?!
Xin trân trọng giới thiệu một vài chương trong cuốn sách Bên thắng cuộc của Huy Đức…
( Xin lỗi nhà báo Huy Đức vì không xin phép anh, tự ý đưa một vài chương của Bên thắng cuộc lên blog của mình ...)
“Chổi ngắn không quét xa”
Nếu như khi ở miền Nam, ông Lê Duẩn chỉ nghĩ đến người Mỹ và kẻ thù trực tiếp của ông và “chính quyền tay sai” Ngô Đình Diệm, thì khi ra tới Hà Nội, theo ông Đậu Ngọc Xuân: “Anh Ba đánh giá, muốn đánh Mỹ thì trước tiên phải có ba cái không sợ: không sợ Mỹ, không sợ Liên Xô, không sợ Trung Quốc”. Ông Hoàng Văn Hoan nghe, tròn mắt: sao nói không sợ Trung Quốc?”. Ông Hoàng Tùng xác nhận: “Cụ Hồ lúc ấy cũng ở trong tình trạng “ngoảnh mặt sang Tề e Sở giận, quay đầu sang Sở, sợ Tề ghen’”. Ông Đậu Ngọc Xuân kể tiếp: “Trước khi họp Bộ Chính trị bàn về cách mạng miền Nam, anh Ba mất ba đêm không ngủ để suy nghĩ về thái độ của Liên Xô, Trung Quốc; họ giúp mình nhưng có chi phối đường lối chiến tranh của mình không? Đó là cái gay gắt nhất”.
Theo bà Nguyễn Thụy Nga - vợ thứ hai của ông Lê Duẩn, người mà từ năm 1957-1962, khi đang học ở Bắc Kinh, thường tháp tùng Lê Duẩn vào Trung Nam Hải và được Mao Trạch Đông gọi là “Lý Phu nhân” - năm 1973, từ Khu IX ra Hà Nội, bà được ông Lê Duẩn tâm sự: “Khi ta chủ trương giải phóng miền Nam, hai ông bạn lớn đã làm anh rất đau đầu. Liên Xô sợ mình đánh sẽ nổ ra chiến tranh thế giới thứ III; Trung Quốc muốn mình trường kỳ mai phục‘ chờ Trung Quốc mạnh sẽ đẩy Mỹ xuống Biển Đông’. Anh không để mất lòng ai nhưng lúc nào cũng phải giữ cho đúng tính chất độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam”[186]. Trên thực tế, lập trường của Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam đã thay đổi vào giữa thập niên 1960.
Cuối thập niên 1950, khi ông Lê Đức Anh cùng Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đến Trung Quốc, xin súng trung liên, đại liên và ĐKZ để đưa vào Nam, Trung Quốc chỉ cho “toàn súng trường K44 bắn phát một, họ bảo để trang bị cho dân quân du kích miền Nam phòng chống càn”[187]. Nhưng, cuối năm 1966, khi tháp tùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc, ông Lê Đức Anh thấy Đoàn đã được đón tiếp bởi Mao Trạch Đông cùng đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại thương.
Theo ông Lê Đức Anh: “Khi Mao hỏi: ‘Quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam đông, tư tưởng của người dân và chiến sĩ thế nào? Hiện nay cách mạng ở Miền Nam của các đồng chí có khó khăn gì?’, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đề nghị để ông Lê Đức Anh trả lời. Tướng Lê Đức Anh nói: ‘Mỹ vào đông vậy chứ đông hơn nữa thì bộ đội và nhân dân miền Nam cũng quyết đánh. Hiện nay, xe tăng và máy bay của Mỹ rất nhiều nhưng Việt Nam thiếu vũ khí chống tăng, bắn máy bay và bắn tàu thủy, thiếu đô la để mua gạo, vì từ trước đến nay cách mạng Miền Nam Việt Nam vẫn mua gạo ở Campuchia và Thái Lan là chủ yếu, mà mua bên đó phải mua bằng đô la’. Nghe báo cáo vậy, ông Mao liền chỉ tay vào các quan chức, những người dưới quyền ông đang có mặt tại đó: Hãy giải quyết cho các đồng chí Việt Nam”[188].
Trên thực tế, mỗi khi miền Bắc điều chỉnh đường lối “cách mạng miền Nam ” đều phải sang bàn với Trung Quốc. Theo ông Hoàng Tùng : “Không bàn thì họ không viện trợ”. Ông Nguyễn Nhật Hồng xác nhận: “Trung Quốc giao ngoại tệ viện trợ theo phương thức rải đều từng tháng, từng quý. Nhu cầu viện trợ được B29 lên kế hoạch trình ông Phạm Hùng và Lê Thanh Nghị duyệt. Tuy nhiên, kế hoạch thường bị Trung Quốc thay đổi theo ý định của họ”. Trong những năm chiến tranh, ngoài vũ khí, trang bị kỹ thuật [189], Trung Quốc còn viện trợ rất lớn về tiền mặt. Theo Báo cáo ngày 25-11-1979 của B29, cơ quan đ̣ăc trách chi việ n cho miền Nam, phần tiền mặt do Trung Quốc trực tiếp viện trợ từ năm 1964-1975 chiếm tới 626.042.653 USD.
Quỹ tiền mặt đặc biệt này được Trung Quốc chi khá hào phóng. Nhiều khi, ông Nguyễn Nhật Hồng chỉ cần đến một ngân hàng do Trung Quốc chỉ định, vào phòng giám đốc là được giao luôn cả một va-li tiền. Một lần khi ông Hồng cầm chiếc va-li có một triệu USD đi tàu từ Quảng Châu về Hà Nội, khi tới Thẩm Dương cả con tàu bị Hồng Vệ Binh bắt giữ. Ông Hồng bị giữ lại đấy một tuần mới liên lạc được với Hà Nội để can thiệp Bắc Kinh giải thoát. Mặc dù đã chi khá hào phóng cho các nhu cầu chiến tranh, năm 1975, quỹ tiền mặt nằm tại két của B29 vẫn còn năm mươi triệu triệu USD; của Chiến trường B2 và Khu V vẫn còn năm mươi ba triệu[190].
Sự hào phóng đó của Trung Quốc không làm cho ông Lê Duẩn lơ là cảnh giác, có lẽ đó là
phản xạ của một người đã sống nhiều năm bị truy lùng gắt gao. Ông Hoàng Tùng cũng xác nhận, mỗi lần Quân ủy bàn chủ trương đều họp trong Bộ Tổng Tham mưu, những ủy viên Bộ Chính trị có mối liên hệ mà ông Lê Duẩn cho rằng là “quá thân với Trung Quốc”, hoặc có giai đoạn là “quá thân với Liên Xô”, đều được biết rất ít đến các kế hoạch chiến tranh.
Theo một trợ lý của Bí thư Lê Duẩn, ông Đậu Ngọc Xuân, gần như các cuộc họp quan trọng, anh Ba đều triệu tập khi ông Hoàng Văn Hoan đang công tác hoặc nghỉ mát ở nước ngoài. Thỉnh thoảng, ông Hoan lại thắc mắc với ông Vũ Tuân, chánh Văn phòng Trung ương: “Răng Bộ Chính trị không bàn chuyện quân sự hè?”. Ông Vũ Tuân nói: “Anh sang Bác mà hỏi”. Theo ông Trần Phương : “Biết Hoan như vậy mà phải sau khi giải phóng miền Nam, ở Đại hội IV, Lê Duẩn mới dám đưa Hoan ra khỏi Bộ Chính trị”.
Trong chỗ riêng tư, vợ Lê Duẩn , bà Nguyễn Thụy Nga kể: “Anh (Lê Duẩn) nói: ‘Lần Việt Nam xin đạn pháo để chuẩn bị giải phóng miền Nam, Trung Quốc nói không có, nhưng Việt Nam đã dự trữ từ lâu đủ đạn để đánh. Khi xin 2.000 chiếc xe vận tải Giải phóng thì Trung Quốc ra điều kiện ‘phải cho 500 lái xe Trung Quốc theo’. Anh nói: ‘Một thằng tôi cũng không cho, nếu không có xe thì chúng tôi vác bộ, thồ bằng xe đạp’. Các anh khác bảo: ‘Anh làm gì mà căng thế?’. Anh nói: ‘Trung Quốc nói làm đường cho Lào sau đó họ lập làng Trung Quốc trên đất Lào. Bây giờ họ muốn thăm dò ta về đường Trường Sơn thì nay mai họ sẽ chiếm Trường Sơn. Về chiến lược, ai đứng chân trên đỉnh Trường Sơn người đó sẽ khống chế cả Đông Dương, cho nên mình phải tính”[191].
Những người thân của Tổng Bí thư Lê Duẩn thường có khuynh hướng mô tả ông như là
một người cảnh giác với các âm mưu của Trung Quốc ngay cả khi đang xin viện trợ. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Tùng, phải sau năm 1972 thái độ của Lê Duẩn đối với Trung Quốc mới bắt đầu thay đổi[192]. Theo ông Trần Phương : “Năm 1972, khi Trung Quốc tiếp Nixon , Lê Duẩn nói, chúng ta đã bị bán rẻ cho Mỹ để người Trung Quốc thay Đài Loan ngồi vào chiếc ghế ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Năm 1954, Liên Xô có lợi ích khi hòa hoãn với Mỹ còn Trung Quốc thì muốn Việt Nam bị chia cắt để vĩnh viễn ở thế chư hầu”.
Cũng năm 1973, ông Lê Duẩn kể với bà vợ Nguyễn Thụy Nga: “Khi Nixon thương lượng với Trung Quốc, nó ra điều kiện nếu Trung Quốc để cho Mỹ ném bom B52 ra miền Bắc thì Mỹ sẽ nhường hòn đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Trước kia Trung Quốc có hứa nếu Mỹ đánh miền Bắc thì Trung Quốc sẽ can thiệp, nhưng sau chuyến đi của Nixon, Trung Quốc tuyên bố
‘mi không đụng đến ta, ta không đụng đến mi’. Do đó, Mỹ cho máy bay bắn phá liên tục mười hai ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng, đánh các đê điều ở miền Bắc, với ý đồ đưa miền Bắc vào thời kỳ đồ đá. Mỹ dùng B52, dùng F111A, hai loại máy bay hiện đại nhất. Sau đó, Chu Ân Lai sang gặp anh ở Hồ Tây. Ông đi dưới bậc thang lên đưa tay, anh không bắt. Anh nói: ‘Các đồng chí đã bán đứng chúng tôi. Các đồng chí lấy xương máu của dân tộc Việt Nam để trả giá với Mỹ. Chúng tôi biết nhưng chúng tôi không sợ, chúng tôi sẽ đánh đến cùng và nhất định chúng tôi sẽ thắng'”[193].
Sau cuộc gặp này với Lê Duẩn, Chu Ân Lai tới nhà khách Lê Thạch để gặp Hoàng thân
Sihanouk, khi ấy cũng đang ở Hà Nội. Theo Sihanouk: “Chu trông mệt mỏi và có vẻ bị kích động bởi cuộc thảo luận mà ông vừa tiến hành với các đồng chí Bắc Việt Nam của ông. Hình như ông đang cáu”[194]. Theo Sihanouk thì đây là chuyến đi mà Chu Ân Lai muốn giải thích chính sách mới của Trung Quốc với người Mỹ. Chu đã nói với các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam “gay gắt và cứng rắn” rằng mối quan hệ mới đó sẽ dẫn tới hòa bình ở Đông Dương.
Không chỉ phản ứng trong hội đàm, khi đưa tiễn Chu Ân Lai, thay vì đi cùng thầy trò Chu ra tận chân cầu thang máy bay, Lê Duẩn đã dừng lại ngay cửa nhà ga sân bay Gia Lâm. Các quan chức Việt Nam tất nhiên cũng phải đứng lại. Chu Ân Lai và người phiên dịch, Lương Phong, gần như phải lủi thủi bước lên máy bay đi về. Lương Phong cho rằng hành động đó của ông Lê Duẩn là rất phản cảm[195]. Sau chuyến đi này của Chu, Trung Quốc bắt đầu “kiếm chuyện” trên vùng biên giới.
Ngày 05-06-1973, Chu Ân Lai lại đến Hà Nội khuyên ông Lê Duẩn nên thư giãn và xây dựng lực lượng, trong khoảng năm đến mười năm tới nên để miền Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia hòa bình, độc lập, và trung lập. Trong số các nhà lãnh đạo Bắc Kinh thời bấy giờ, Chu Ân Lai được đánh giá là khá chân thành. Nhưng theo ông Trần Phương , về sau, khi kết nối các sự kiện, “anh Ba cay lắm vì Trung Quốc khuyên Việt Nam làm theo những gì mà họ đã thỏa thuận với Mỹ”[196].
Phó Thủ tướng Trần Phương nói tiếp: “Năm 1972, khi Mao Trạch Đông nói với Phạm Văn
Đồng: Chổi ngắn không quét được xa, Lê Duẩn đã bắt đầu hiểu lòng dạ của người Trung Quốc. Họ chỉ muốn cung cấp vũ khí để Việt Nam chiến đấu giữ chân người Mỹ ở miền Nam thay vì có thể tiến gần họ. Năm 1973, khi Chu Ân Lai khuyên giữ trung lập miền Nam, Lê Duẩn biết, nếu cứ giải phóng miền Nam thì không thể nào tránh làm cho Bắc Kinh tức giận”.
( Còn nữa )
Phamvietdao.net:
* Đầu đề do Phamvietdao.net đặt
Chú thích:.
186] Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang
[189] Theo phía Trung Quốc, tổng số viện trợ quân sự không hoàn lại của Trung Quốc cho
Việt Nam gồm: 2,160 triệu khẩu súng cá nhân; 37.500 khẩu pháo; 12,9 tỷ viên đạn; 180 máy
bay, 145 tàu; 1.500 xe tăng, thiết giáp; 16.330 xe tải; 16 vạn tấn lương thực thực phẩm quân đội; 22 vạn tấn nhiên liệu (Mân Lực, 10 năm Chiến tranh Trung - Việt, Nhà Xuất bản Đại học Tứ Xuyên, 2-1994, Bản dịch của Tổng cục II, trang 129).
[190] Theo hồ sơ của B29, nếu như lượng tiền mặt từ “Tổ chức X” - mật danh chỉ Trung Quốc
- được đưa vào miền Nam năm 1964 chỉ là một triệu USD; năm 1965 đã lên đến 6.232.667
USD; năm 1967: 22,4 triệu; năm 1973: 101,5 triệu… Lúc đầu, việc tiếp nhận khoản viện trợ này chủ yếu theo phương thức: Ông Nguyễn Nhật Hồng, trưởng phòng B29, nhận tiền USD ở Hong Kong rồi mua các loại biệt tệ như đồng riel của Campuchia, đồng kip của Lào, đồng baht của Thái Lan, đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, quy trình “chế biến” kể từ khi mua biệt tệ đến khi đưa được tiền tương thích vào chiến trường có khi mất sáu tháng, đồng tiền đã bị mất giá. Năm 1968, khi Phó Thủ tướng Phạm Hùng được cử vào Nam làm bí thư Trung ương Cục thay ông Nguyễn Chí Thanh, ông cho lập Ban Kinh tài Đặc biệt mang bí danh N2683. Phụ trách Ban này là ông Huỳnh Văn Lập, tên thường gọi là Mười Phi. Thay vì mua biệt tệ ở Hong Kong, USD được chuyển vào Nam để ông Mười Phi đổi tiền Sài Gòn mua các loại nhu yếu cho kháng chiến. Đến năm 1970 thì B29 của ông Nguyễn Nhật Hồng “đánh” được ông Lữ Minh Châu vào Sài Gòn. Ông Châu trước đó được đưa qua Liên Xô đào tạo nghiệp vụ ngân hàng. Sau, về Phnom Penh, lấy hồ sơ của một Việt Kiều ở Campuchia đã chết, làm căn cước giả, “chạy loạn” về Sài Gòn xin làm việc trong một ngân hàng. Từ vị trí này, ông Châu đã làm dịch vụ chuyển ngân lậu cho các đại gia và đặc biệt là các quan chức Sài Gòn theo phương thức ông Châu nhận tiền Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn, sau đó, khách hàng của ông sẽ nhận USD ở Hong Kong hoặc ở một ngân hàng Thụy Sỹ. Bằng dịch vụ chuyển ngân lậu này, B29 đã chuyển được 161,8 triệu USD vào chiến trường. Theo ông Nguyễn Nhật Hồng, B29 không thể làm tốt việc này nếu không được Trung Quốc giúp: Tại Hong Kong, Bank of China thu xếp để một ngân hàng con có biệt danh là “Anh Bảo” làm nơi giao dịch cho B29; Khi có lệnh chi ký tên Nguyễn Nhật Hồng, “Anh Bảo” sẽ chuyển tiền vào tài khoản bất kỳ mà B29 muốn. “Anh Bảo” cũng thu xếp để khách hàng của ông Lữ Minh Châu có thể nhận được tiền mặt thông qua một cơ sở ở Hong Kong, với chỉ một tờ lịch mà cơ sở này có thể đọc được số tiền thông qua ngày tháng ghi trên ấy. Quỹ tiền mặt mà B29 nhận được từ Bắc Kinh rồi chi cho các chiến trường, không chỉ để mua súng mà còn mua được những thứ bị cấm vận ở miền Bắc như máy móc thông tin, xe Honda Sport loại có thể chạy trong R, ngoài ra 350.000 USD đã được dùng để “Cách mạng” làm căn cước giả cho những cán bộ vào ra “vùng tạm chiếm”. [191] Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang 188.
[192] Theo tài liệu của Trung Quốc, từ tháng 6-1965 đến tháng 8-1973 Trung Quốc đưa sang
Việt Nam tổng cộng 320.000 “quân tình nguyện” bao gồm phòng không, thợ máy, thông tin,
công binh… Quân số lúc đạt mức cao nhất lên tới 170.000. Báo cáo nói có khoảng bốn nghìn người Trung Quốc chết tại Việt Nam trong khi một số học giả Trung Quốc ước tính có hàng chục nghìn. Năm 1966, khi Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình gặp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh than phiền, lính Trung Quốc tỏ thái độ ngạo mạn như đội quân xâm lược trước đây, tuy nhiên khi Chu và Đặng nói sẵn sàng rút thì Việt Nam không đưa ra yêu cầu nào. Năm 1978 khi tới
Singapore, Đặng Tiểu Bình nói với Lý Quang Diệu, trị giá hàng hóa mà Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ lên tới hơn 10 tỷ đô-la, cao hơn chi phí cho chiến tranh Triều Tiên (Ezra F. Vogel, Deng Xiaoping and the Transformation of China, trang 271-272).
[193] Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang 188-189.
[194] Sihanouk & Bernard Krisher, 1999, trang 131.
[195] Lương Phong trả lời Dương Danh Di tại Hà Nội năm 2004.
[196] Ngày 1-2-1975, sau khi thăm Trung Quốc, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Mansfield, báo cáo
trước Quốc Hội: “Trung Quốc tán thành để hai nước Việt Nam tiếp tục tồn tại. Trung Quốc cho
rằng một nước Campuchia thống nhất, trung lập là điều chủ yếu trong một Đông Dương ổn định”.
[197] Henry A. Kissinger, 2003, trang 246.
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
8 comments:
Thời bây giờ mà kiếm được một người như Lê Duẩn thì thật là qúa khó.
Dung la DCS-Vn chien thang trong cuoc chien VN nho su chi vien cua Trung-quoc, that is why "VN phai mang on Trung quoc as dai ta Tran dang Thanh cua hoc vien quan su da thuyet giang. Nhung xin lam ro rang:
Quyen loi cua dan toc VN khong dong nghia voi quyen loi cua DCS-VN.Khong the chap nhan "DCS-VN tra on TRUNG QUOC bang cach ban dat, nhuong bien dao cua VN cho Trung-quoc.
Le Duan khong choi bo duoc vait tro cua Trung Quoc,
Khong co Trung Quoc, Lien Xo thi VNam con lau moi thang My
VNam la thang lua thay phan ban, vong an boi nghia, dung nguy bien ban chu nghia dan toc hep hoi,
Ngay nay, VNam hen bo me, khong co TQ, Lien Xo, ngheo hen, ngu, xao tra
1979 Chien tranh bien gioi, bi TQ danh toi HaNoi, ton toi gia, hen nhat nhu nhuoc
Chac
Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn.
Nếu chúng là TQ chúng ta cũng sẽ như vậy, đừng phán xét quá khứ, hãy lấy đó làm bài học để tiến lên
Mỗi lần nhìn thấy hình ông này là tôi muốn chảy nước mắt. Mới học tiểu học mà "ta đuổi kịp Nhật", "ta đánh Mỹ, Nguỵ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc".
Nếu kể chuyện tang thương, chết chóc do ông này và đám người ít học đã tạo ra thì làm sao kẻ cho xiết. Bạn tôi ba, bốn đứa, tuổi 12, 13; "bị" xung phong vào du kích, chết thảm thết, chết trong lứa tuổi chỉ biết ăn kẹo, vui chơi, tôi thỉnh thoảng cho tiền mẹ nó vì bà không có con nương tựa; trong khi ông Giáp bây giờ còn sống, hơn trăm tuổi.
Còn gia đình tôi thì tan tác, cũng như mấy mươi triệu dân Việt..
Tôi van xin mấy bác, làm sao đừng để cho một kẻ nào, vừa ít học, vừa hung ác làm lãnh tụ của mấy bác!!!
Thằng nhỏ khùng ở Bắc hàn đang muốn dạy Mỹ một bài học và đàn anh môi hở răng lạnh Trung quốc đang mỉm cười sung sướng!
Phan BA
Một nạn nhân của lũ ngu đần,
le duan la nguoi co cong voi dat nuoc chung ta khong the quen nhung viec ong da lam...lich su ghi cong ong...
Qua bài này mới thấy hết được tầm quan trọng của TBT Lê Duẩn, Nếu không có ông thì sẽ không có ngày quốc gia hoàn toàn thống nhất. Ông đã xác định đâu là bạn, đâu là thù và kẻ thù truyền kiếp của người dân Việt Nam vẫn là Trung Quốc.
Huy Đức chỉ là một nhà báo tập sự, có sống qua chiến tranh đâu mà biết nó thế nào?
Post a Comment