Trang
▼
Sunday, October 14, 2012
CXN_Tại sao để đến bây giờ, suy sụp rồi mới nói lên sự thật…..Bi kịch nền kinh tế Việt Nam
CXN_092912_1834_Ông Trần Đình Thiên rất trung thực………Kinh tế Việt Nam đang tồn tại nhiều nghịch lý
Tôi sống ở nước Úc, một nước luôn luôn trung thực, tất cả (gần như tất cả, trừ an toàn, sinh mạng v.v..) đều nói sự thật để những người trách nhiệm biết mà xử lý sớm.
Điển hình những điều như giấu nợ xấu NH, giấu đổ vở của Vinashin, trước và ngay cả sau đó giấu và đùn đẩy nợ của Vinashin cho Vinalines, Petrol VN, NH quốc doanh và thương mại như Habubank (đọc những bài này của tôi…
CXN_090612_1758_Quay ngược kim đồng hồ, nếu NH đầu tiên với nợ xấu cao nhất phá sản hoàn toàn tháng 2.2011 thì kinh tế ngày nay có bế tắc như thế này hay không ????.
CXN_090612_1757_Quay ngược kim đồng hồ, nếu Vinashin phá sản hoàn toàn ngày 30.06.2010 thì kinh tế ngày nay có bế tắc như thế này hay không ????
CXN_090612_1759_Nếu ngày hôm nay không phá sản nhà băng thì 2 hay 3 năm nữa sẽ ra sao ???
Những điều họ nói ra trong bài báo dưới đây là những điều tôi nói ròng rã 4 năm nay, nếu ai khôn ngoan, không bưng bít thì sẽ phổ biến rộng rãi thì ngày nay kinh tế đâu có trở thành bi kịch như họ nói đâu.
Cái điều cần thiết là minh bạch thông tin và minh bạch trong chính phủ thì những bi kịch như nợ xấu NH, tập đoàn chúa chổm, BĐS xuống từ 40 triệu/m2 còn 7 triệu/m2, tồn kho BĐS 147 ngàn căn hộ, TTCK xuống dốc không phanh,
Tình hình kinh tế như thế này, tôi cũng không lạ nếu không một ai trong ĐCS dám thế chân 3D giờ phút này vì ai lên cũng chết, chết thân phận. 3D trở lại cũng chết.
DN chết lâm sàng 400 ngàn/600 ngàn, 2 triệu người thất nghiệp (những con số trong bài báo này còn che đậy, tô điểm nhiều lắm). Nên nhớ tôi viết rằng tháng 6-9 này là ảnh hưởng suy thoái sẽ có dấu ấn mạnh đến 90 triệu dân VN
CXN_092812_1829_Vậy thì cần 14 năm để tiêu thụ 147.000 căn hộ ???
CXN*_041112_1467_Chiến trận KT của CS như lúc VNCH di tản vùng Kontum Pleiku triền miên trích:”Đọc bài này sẽ thấy họ họp trong những quyết định lẫn quẫn, muốn cứu nhưng kẹt vĩ mô cái này, cái nọ, cỗ máy cổ lổ sỉ đang nhận chìm chính họ đây và những người họp tọa đàm này biết tỏng là sẽ thất thủ thôi vì thế giới không giúp họ (điều này thấy rõ khi DN ngoại quốc bỏ rơi ĐCS, họ khăn gói quả mướp ra đi từ 2 năm nay (y như Mỹ ký Hiệp định Paris 37.03.1973 để mất nước 1975.))
Trích:”Cần xây dựng chương trình cải cách tổng thể, có bộ máy chỉ đạo và điều hòa phối hợp chung thay vì các đề án tái cấu trúc từng lĩnh vực riêng biệt, rời rạc” hết tríchTin tức từ chiến trường về và tiên đoán là xám xịt. Trich:”Về tình hình kinh tế, có 2 luồng ý kiến đánh giá khác nhau với khoảng cách khá xa nhau, có lúc trái ngược: Một luồng cho rằng nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn khó khăn hơn năm 2011; tăng trưởng đình trệ và lạm phát cao; sức mua trong nước giảm sút và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp (DN) đình chỉ hoạt động hoặc tuyên bố phá sản cao hơn bao giờ hết; việc làm, thu nhập của người lao động bị giảm sút; đời sống người dân ở thành thị và nông thôn thêm vất vả. Đáng chú ý, đại điện Tập đoàn Than – Khoáng sản cho rằng năm 2012 chưa phải là đáy mà trong năm tới có thể sẽ còn khó khăn hơn.” hết trích
Và đây:”Luồng ý kiến ngược lại nhấn mạnh những chuyển biến tích cực của nền kinh tế như lạm phát đang được kiểm soát và thấp hơn nhiều so với năm trước, lãi suất đã bắt đầu giảm, sản xuất công nghiệp có xu thế hồi phục…” hết trích…Điều này như nói là chúng ta còn đạn thì rút làm gì, đừng nản. Xu thế hồi phục như ở Long Khánh nhưng khí thế phá sản vẫn ào ào tới theo thời gian.
Giờ này mà đợi QH xem xét tháng 5 là banh chìa hết rồi, như VNCH trông chờ vào lưỡng viện QH Mỹ thông qua 300 triệu usd khủng hoảng từ Hoa Kỳ, một QH bây giờ cũng muốn buông xuôi 3 Dũng rồi: Trích:”Nhiều vấn đề mới đã được đề ra để Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới” hết trích.
Đọc đoạn này như lúc Cố TT Thiệu bàn giao cho TT Trần văn Hương đây, không khác một tí, phải thay đổi để thương thuyết với CS, nhưng CS có còn chịu thương thuyết nữa đâu, chúng chỉ lừa gạt để đẩy TT Thiệu ra để chúng chiếm cho nhanh thôi. Còn giờ này mà mấy ông này bàn về cải cách vĩ mô là quá chậm rồi, 30.04.75 đến đích rồi. Trích:”Các đại biểu đã nhất trí cao, yêu cầu phải bổ sung cải cách thể chế, bao gồm cải cách bộ máy, luật pháp, phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước vào một chương trình tổng thể về đổi mới và cải cách để có thể tiến hành tái cấu trúc kinh tế có hiệu quả. Rõ ràng, không thể cải cách tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước nếu không thay đổi bộ máy của các bộ, các quy chế về đầu tư, đấu thầu…” hết trích.Cải cách này tốn bao lâu ?? 5 năm, 10 năm, 20 năm ?????” hết trích.
——–
và câu này: Trích:”Và đây, cuối cùng là họp chuyển quyền từ Ông Trần văn Hương tới Dương văn Minh, bàn gaio và thay đổi Nội Các để thương thuyết sao cho ĐCS chấp nhận, nhưng CS có chịu thương thuyết đâu. Còn binh lính 400.000 DN phá sản biết là “viện trợ Quân sự Mỹ” không có thì phải buông súng thôi. 7 năm suy thoái trước mắt như là 400.000 quân Bộ Đội CS đang vây Saigon thôi.
Thế trận KT theo tôi thấy các ngài hội họp liên miên mà không giải quyết được gì cả, tình hình thì xấu thêm, cần giải quyết khẩn cáp thì lại chú ý vào vĩ mô, 2, 3 năm trước thay vì giải cứu vĩ mô thì lại không làm. Bây giờ chửa lửa phá sản không kịp, thất nghiệp tràn trề….
Giữ bài này để cuối năm xem tôi đúng bao nhiêu.” hết trích.
CS chỉ chờ KT sụp đổ, ĐCS giải thể mà thôi, hết cách rồi
Melbourne
14.10.2012
Châu Xuân Nguyễn
————————-
http://www.vinacorp.vn/news/bi-kich-nen-kinh-te-viet-nam/ct-534767
Bi kịch nền kinh tế Việt Nam
Chủ Nhật, 14/10/2012, 10:41
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước bi kịch lớn.
Một thực trạng đáng lo lắng
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.
Con số này gần bằng một nửa con số các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay.
Đáng lo hơn hoạt động của các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng tồn kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất nghiệp do sự thu hẹp sản xuất lên đến hàng triệu người.
Còn một vấn đề đáng lo nữa là số lượng sản phẩm tồn kho cao và sự giảm giá trị tài sản do giảm phát, hạ giá do sức mua kém. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho, trong đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Trên thị trường bất động sản có tới 70.000 căn hộ đang bị ế chỉ ở hai thành phố lớn nhất nước. Ít nhất là có tới 140 nghìn tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất tới 7 năm sau may ra mới xử lý được. Một báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản đã được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ.
Thêm một dẫn chứng bi kịch về bất động sản. Ông Thiên tính toán có 69 công ty bất động sản niêm yết đang đối mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Đến cuối năm 2011, các công ty này gánh khoản nợ vay 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm 13.400 tỉ đồng. Đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý IV của năm ngoái đã tăng lên 26.400 tỉ đồng. Nghĩa là các công ty này phải có 39.800 tỉ đồng để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012. Nhà kinh tế đặt câu hỏi hoài nghi: “Với tình trạng hiện nay, họ có khả năng trả nợ không?”
Nhìn ra khu vực công, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là 25.423 tỷ đồng, nợ vốn của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hệ quả của tình trạng trên, không gì khác là số phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người làm công. Ông nói: “Đang có nhiều doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ này”.
Doanh nghiệp Nhà nước nợ khổng lồ
Sự suy giảm này trước hết là do hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước mà đứng đầu là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước làm ăn không những kém hiệu quả mà còn để rơi vào tình trạng phá sản.
Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chỉ rõ: “Doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).
Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB) cho biết: “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…” Các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng lồ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu nhận xét: Nợ thuế chưa trả của các DN Nhà nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế.
Khối các ngân hàng thương mại cũng không khá hơn. Bởi lẽ, giữa năm 2012 NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 8,6% tổng dư nợ nghĩa là vào khoảng 202 nghìn tỷ đồng, nhưng trên diễn đàn Quốc hội, Thống đốc NHNN lại thông báo con số 10%, và dư luận lại đánh giá có thể ở mức cao hơn 10%. Gánh nặng này thật sự đã đè gần bẹp khả năng phát triển của nền kinh tế vì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động doanh nghiệp.
Những lối thoát cần được tính đến
Ngày 6-10-2012 một cuộc hội thảo quốc gia mang tên: “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình thế”, tập hợp đông đảo các nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế đã được tổ chức. Tại hôi thảo này đa số các đại biểu cho rằng những khó khăn của nền kinh tế không thể giải quyết một sớm một chiều bằng một vài ba giải pháp nào đó. Những chỉ tiêu lên xuống của nền kinh tế hiện nay hầu hết không phản ánh được thực tế của nền kinh tế cũng như hiệu quả của những chính sách cụ thể. Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đồng tình: “Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả ba năm tới, thay vì làm kế hoạch cho từng năm như hiện nay. Kế hoạch đó là nhằm phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. Cả ba năm tới phải tập trung toàn bộ nguồn lực và chủ trương cho kế hoạch này.”.
Những giải pháp đó là cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước và xử lý nợ xấu. Ông Lịch đề xuất, ngân hàng nào hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, nhưng nợ xấu lên trên 10%, tức là đã mất hết vốn, thì Nhà nước cần quốc hữu hóa. Bên cạnh đó, ông đề nghị khoanh nợ và cho vay mới với các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, các dự án BOT, BT mà có khả năng sản xuất tiếp. Về tài khóa, ông Lịch đề nghị từ nay đến 2015 tất cả các cơ quan của hệ thống chính trị không được xây mới trụ sở, nếu nơi đó còn trường học bệnh xá là nhà tranh, vách lá. Trên diễn đàn Quốc hội, ông cho biết sẽ đề nghị Quốc hội cắt chi thường xuyên năm 2013 đi 10% so 2012, ngoại trừ tiền lương và chi xã hội; và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% từ 25% hiện nay.
Song dư luận cho rằng bên cạnh việc xử lý nợ xấu, hay tồn kho bất động sản, hay các giải pháp cơ cấu nền kinh tế… cần tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, tìm cơ chế để tìm ra người chịu trách nhiệm khi có những sai phạm gây tác động xấu tới nền kinh tế… Đó cũng sẽ là một việc quan trọng cho phục hồi và xây dựng nền kinh tế bền vững sau này.
Theo Trần Việt – ANTĐ
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!