Tham khảo:
Dù phổ điểm của TS dự thi khối C năm nay được đánh giá là khá hơn so với các năm trước, tuy nhiên, có một thực tế là số lượng bài thi môn Sử có điểm dưới trung bình chiếm tỉ lệ rất cao 65 - 98%.
Thời điểm này, đã có gần 280 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi. Theo ghi nhận của Đất Việt, tại các trường ĐH có thi khối C, môn sử vẫn là môn TS… “dính” nhiều điểm 0 nhất.
Hơn 70% dưới trung bình
Ảnh: TS dự thi môn Lịch sử tại ĐH Sài Gòn. Ảnh: B. Lâm
Theo thống kê của ĐHQG Hà Nội, điểm thi khối C môn Lịch sử của các thí sinh dự thi vào các trường thành viên gồm: ĐH Giáo dục, Khoa Luật, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn năm nay rất thấp. Cụ thể, chỉ có 924 thí sinh đạt điểm 5 trở lên, trong khi có tới 3.885 thí sinh dự thi vào khối C (khoảng 76,2% TS dưới điểm trung bình). Tương tự, tại ĐH Nội vụ Hà Nội, trong tổng số 2.431 thí sinh thi khối C thì ở môn Lịch sử có 2.219 bài thi dưới 5 điểm, trong đó có có 147 điểm 0 và 1.672 điểm dưới 3. ĐH Văn hóa Hà Nội cũng có 4.474 thí sinh dự thi, theo kết quả trường mới công bố thì TS ‘dính’ điểm 0 môn Sử chiếm tới 208 bài.
Tình hình cũng chẳng khả quan là mấy với các trường ĐH khu vực miền Trung. Chẳng hạn, tại Trường ĐH Quy Nhơn, trong hơn 2.800 TS dự thi khối C có hơn 2.500 TS có điểm môn lịch sử dưới 5. ĐH Phú Yên có 319 thí sinh dự thi khối C nhưng có đến 99,4% thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Sử; 55,5% thí sinh đạt 0 - 1 điểm; chỉ có 2 thí sinh đạt điểm trên 5. Cá biệt, Trường ĐH Quảng Nam, tỷ lệ TS có điểm Sử dưới trung bình… “đạt” 98,3%. Theo ông Nguyễn Bá Hòa, Trưởng phòng đào tạo nhà trường, trong số 975 TS thi khối C, chỉ có 17 TS có điểm từ 5 trở lên môn lịch sử, tỷ lệ dưới trung bình chiếm đến 98,3%; trong đó tỷ lệ TS có điểm từ 0 đến 1 chiếm 55,1%.
Tại khu vực phía Nam, dẫn đầu các trường có tỉ lệ TS đạt điểm dưới trung bình môn lịch sử là Trường ĐH Tây Nguyên. Cụ thể, toàn trường có 1.721 thí sinh dự thi khối C nhưng chỉ có 81 thí sinh đạt điểm 5 môn sử trở lên; 541 thí sinh đạt điểm từ 1 trở xuống và 47 thí sinh bị điểm 0 (tỉ lệ TS dưới trung bình là 95,3%). Tương tự, tại ĐH Sài Gòn, con số TS đạt điểm dưới trung bình môn Sử cũng không hề nhỏ: 1.342 TS, chiếm 85,8%. Tại ĐH Đà Lạt, số thí sinh dự thi khối C vào trường là 1.426 em nhưng chỉ có 169 thí sinh đạt điểm thi môn Sử từ 5 điểm trở lên. Một số trường ĐH khác như: ĐH Tiền Giang tỷ lệ TS môn Sử dưới trung bình là 84,5%; ĐH Đồng Tháp tỉ lệ này là 75,4%.
Lười và học tủ
Với nhiều năm kinh nghiệm chấm bài thi ĐH môn Lịch sử cho rất nhiều trường ĐH tổ chức thi khối C, TS Nguyễn Mạnh Hưởng, giảng viên Tổ phương pháp dạy học khoa Lịch sử Trường ĐH SP Hà Nội, cho biết: “Những bài điểm kém rơi vào 4 trường hợp. Thứ nhất, thí sinh không học bài, không biết gì và cứ viết linh tinh trong bài, hoặc cứ ngồi chép đi chép lại đề, hoặc chỉ làm một phần nhỏ của câu nào đó và chép đi chép lại phần của câu đó. Thứ hai, các em không phân tích kỹ đề và làm sai kiến thức, có thể là do học tủ. Thứ ba, có thể là không học đầy đủ nên câu được câu chăng. Thứ tư, không làm được bài, xuyên tạc và nhớ sai kiến thức (TS chủ yếu sai kiến thức về thời gian). Đây là những nguyên nhân khiến cho môn lịch sử năm nào cũng giành… quán quân về tỉ lệ TS đạt điểm 0 cao”.
Cũng theo ông Hưởng, một nguyên nhân nữa khiến cho môn lịch sử năm nay có tỉ lệ điểm thấp là do thang điểm của Bộ GD-ĐT chưa hợp lý. TS Hưởng dẫn chứng: “Khá đông thí sinh hơi bị thiệt điểm ở câu 1 hỏi về cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ 2 đã tác động thế nào đến nền kinh tế Việt Nam. Ở câu này, đa số các em nói luôn tác động của nền kinh tế, chứ không nói đến nội dung của cuộc khai thác. Trong khi đó, đáp án của Bộ GD-ĐT đưa ra là dành ½ số điểm cho nội dung cuộc khai thác, 1 điểm còn lại dành cho tác động về kinh tế. Với thang điểm của câu này, nên chăng, cho nội dung của cuộc khai thác 0,5 điểm, còn lại 1,5 điểm cho điểm về tác động kinh tế”.
Thời điểm này, đã có gần 280 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi. Theo ghi nhận của Đất Việt, tại các trường ĐH có thi khối C, môn sử vẫn là môn TS… “dính” nhiều điểm 0 nhất.
Hơn 70% dưới trung bình
Ảnh: TS dự thi môn Lịch sử tại ĐH Sài Gòn. Ảnh: B. Lâm
Theo thống kê của ĐHQG Hà Nội, điểm thi khối C môn Lịch sử của các thí sinh dự thi vào các trường thành viên gồm: ĐH Giáo dục, Khoa Luật, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn năm nay rất thấp. Cụ thể, chỉ có 924 thí sinh đạt điểm 5 trở lên, trong khi có tới 3.885 thí sinh dự thi vào khối C (khoảng 76,2% TS dưới điểm trung bình). Tương tự, tại ĐH Nội vụ Hà Nội, trong tổng số 2.431 thí sinh thi khối C thì ở môn Lịch sử có 2.219 bài thi dưới 5 điểm, trong đó có có 147 điểm 0 và 1.672 điểm dưới 3. ĐH Văn hóa Hà Nội cũng có 4.474 thí sinh dự thi, theo kết quả trường mới công bố thì TS ‘dính’ điểm 0 môn Sử chiếm tới 208 bài.
Tình hình cũng chẳng khả quan là mấy với các trường ĐH khu vực miền Trung. Chẳng hạn, tại Trường ĐH Quy Nhơn, trong hơn 2.800 TS dự thi khối C có hơn 2.500 TS có điểm môn lịch sử dưới 5. ĐH Phú Yên có 319 thí sinh dự thi khối C nhưng có đến 99,4% thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Sử; 55,5% thí sinh đạt 0 - 1 điểm; chỉ có 2 thí sinh đạt điểm trên 5. Cá biệt, Trường ĐH Quảng Nam, tỷ lệ TS có điểm Sử dưới trung bình… “đạt” 98,3%. Theo ông Nguyễn Bá Hòa, Trưởng phòng đào tạo nhà trường, trong số 975 TS thi khối C, chỉ có 17 TS có điểm từ 5 trở lên môn lịch sử, tỷ lệ dưới trung bình chiếm đến 98,3%; trong đó tỷ lệ TS có điểm từ 0 đến 1 chiếm 55,1%.
Tại khu vực phía Nam, dẫn đầu các trường có tỉ lệ TS đạt điểm dưới trung bình môn lịch sử là Trường ĐH Tây Nguyên. Cụ thể, toàn trường có 1.721 thí sinh dự thi khối C nhưng chỉ có 81 thí sinh đạt điểm 5 môn sử trở lên; 541 thí sinh đạt điểm từ 1 trở xuống và 47 thí sinh bị điểm 0 (tỉ lệ TS dưới trung bình là 95,3%). Tương tự, tại ĐH Sài Gòn, con số TS đạt điểm dưới trung bình môn Sử cũng không hề nhỏ: 1.342 TS, chiếm 85,8%. Tại ĐH Đà Lạt, số thí sinh dự thi khối C vào trường là 1.426 em nhưng chỉ có 169 thí sinh đạt điểm thi môn Sử từ 5 điểm trở lên. Một số trường ĐH khác như: ĐH Tiền Giang tỷ lệ TS môn Sử dưới trung bình là 84,5%; ĐH Đồng Tháp tỉ lệ này là 75,4%.
Lười và học tủ
Với nhiều năm kinh nghiệm chấm bài thi ĐH môn Lịch sử cho rất nhiều trường ĐH tổ chức thi khối C, TS Nguyễn Mạnh Hưởng, giảng viên Tổ phương pháp dạy học khoa Lịch sử Trường ĐH SP Hà Nội, cho biết: “Những bài điểm kém rơi vào 4 trường hợp. Thứ nhất, thí sinh không học bài, không biết gì và cứ viết linh tinh trong bài, hoặc cứ ngồi chép đi chép lại đề, hoặc chỉ làm một phần nhỏ của câu nào đó và chép đi chép lại phần của câu đó. Thứ hai, các em không phân tích kỹ đề và làm sai kiến thức, có thể là do học tủ. Thứ ba, có thể là không học đầy đủ nên câu được câu chăng. Thứ tư, không làm được bài, xuyên tạc và nhớ sai kiến thức (TS chủ yếu sai kiến thức về thời gian). Đây là những nguyên nhân khiến cho môn lịch sử năm nào cũng giành… quán quân về tỉ lệ TS đạt điểm 0 cao”.
Cũng theo ông Hưởng, một nguyên nhân nữa khiến cho môn lịch sử năm nay có tỉ lệ điểm thấp là do thang điểm của Bộ GD-ĐT chưa hợp lý. TS Hưởng dẫn chứng: “Khá đông thí sinh hơi bị thiệt điểm ở câu 1 hỏi về cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ 2 đã tác động thế nào đến nền kinh tế Việt Nam. Ở câu này, đa số các em nói luôn tác động của nền kinh tế, chứ không nói đến nội dung của cuộc khai thác. Trong khi đó, đáp án của Bộ GD-ĐT đưa ra là dành ½ số điểm cho nội dung cuộc khai thác, 1 điểm còn lại dành cho tác động về kinh tế. Với thang điểm của câu này, nên chăng, cho nội dung của cuộc khai thác 0,5 điểm, còn lại 1,5 điểm cho điểm về tác động kinh tế”.
Theo Bao Dat Viet
Lâu nay chế độ CS luôn tô hồng về CNXH , coi các nước phương Tây chẳng ra gì , không văn minh , không xóa bỏ giai cấp , ... Tại sao mấy ông lãnh đạo hiện thời đi thăm viếng các nước không CS , sao họ giàu có và văn minh hơn hẳn các nước CS một cách hiển nhiên . Vậy mà các ông cứ cố tình chê bai CNTB , cố tưởng tượng ra họ đang dẫy chết . Chế độ nào dãy chết thì ai chẳng biết , vì thế SGK Lịch sử cũng như một số môn khác trong trường PT toàn đưa sai về CNTB ngày nay, nên Các em HS , SV không thèm làm chứ không phải các em kém hiểu biết đâu . Chế độ CS mọi rợ hiện hữu ngay trước mắt các em mà CS cứ xuyên tạc , bóp méo thử hỏi Em HS nào tin được . Quý vị đừng trách học trò bây giờ không hiểu LS mà họ không thèm hiểu cái LS của Đảng CS từ Liên Xô cũ cho đến TQ , Bắc TT , Cuba hay VN vậy . Nên anh Phạm Vũ Luận nói điểm không là chuyện bình thường là ý của anh ấy . Phạm Vũ Luận có mua quan bán chức không ? Xem ra Ông này trình độ ABC thôi . Bác nào gần nhà tay Bộ trưởng cho bọn em biết với .
ReplyDelete