Ngày 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã
mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt 2 bị cáo người Trung Quốc là Zhong Tielin (41
tuổi) lĩnh án 18 năm tù giam và Yang Faqing (40 tuổi) lĩnh án 17 năm 6 tháng tù
giam về cùng tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Theo cáo trạng, Zhong Tielin và Yang Faqing cùng một người đồng hương khác tên là A Ling bàn nhau nhập cảnh vào Việt Nam để lừa đảo. Chúng bàn nhau tìm những người Việt biết tiếng Trung để làm quen, nhằm thực hiện ý đồ lừa bán cổ vật giả.
Khi sang Việt Nam, chúng mang theo những thỏi kim loại màu vàng hình thuyền và tờ giấy vàng úa, có chữ Hán cổ giả nhằm tạo lòng tin với người giao dịch. Ngày 17/10/2011, thông qua Internet, A Ling liên lạc với anh Đỗ Thái Hán (35 tuổi, trưởng một văn phòng luật sư tại Hà Nội) và tự giới thiệu trong khi thi công có đào được một số cổ vật, rồi nhờ tư vấn.
Tưởng thật, anh Hán nhờ một người biết tiếng Trung Quốc để liên lạc. Ngày hôm sau, hai đồng bọn của A Ling mang số ‘cổ vật” gồm một pho tượng Phật và 10 thỏi kim loại màu vàng đến văn phòng của anh Hán.
Yang Faqing dùng cưa sắt cưa một mẩu nhỏ để anh Hán đi thử chất lượng. Lợi dụng lúc anh Hán không để ý, gã tráo đổi mẩu vàng thật. Sau khi mang đi thử, tin rằng số “cổ vật” trên là vàng, khi chúng đề nghị muốn bán 3 pho tượng Phật Di Lặc và 38 thỏi màu vàng, anh Hán đã đồng ý.
Ngày 19/10/2011, hai tên này mang “vàng” đến và yêu cầu anh Hán thanh toán bằng 125.000 USD. Trong khi giao dịch, anh Hán nghi ngờ nên đã báo cơ quan chức năng. Hành vi lừa đảo của nhóm này bị phát hiện.
Mở rộng điều tra, cơ quan công an còn làm rõ trước đó gần hai tháng, với cùng thủ đoạn trên, nhóm của Yang Faqing gọi điện cho ông Vi Tô Nam (ở thành phố Đà Nẵng) và lừa bán số “cổ vật” giả, chiếm đoạt của nạn nhân 100.000 USD.
Ông Nam trình bày trước khi gặp Zhong Tielin và Yang Faqing, một người Trung Quốc có liên lạc và nhờ ông đứng ra phiên dịch. Theo ông Nam, chúng dựng lên kịch bản đào được chiếc chum sành, bên trong có tờ giấy chữ Hán cổ và một số pho tượng Phật, thỏi “vàng” hình thuyền.
Chúng vờ hỏi về “cách hợp thức hóa” số cổ vật. Sau vài ngày điện thoại liên tục, chúng mang một pho tượng và một số thỏi kim loại vàng đến nhà ông Nam. Khi thấy chúng hứa hứa bán rẻ hơn giá thị trường 50.000 USD, do ham lợi, ông Nam đã gom góp tiền từ nhiều nguồn để mua số đồ giả này.
Tuy nhiên, trước tòa, cả hai bị cáo cho rằng không hề biết ông Nam.
Hội đồng xét xử đã công bố một loạt lời khai của bị cáo Zhong Tielin cho thấy ngay sau khi bị bắt quả tang, bị cáo đã thừa nhận cùng với A Ling, Yang Faqing sang Việt Nam để lừa đảo.
Trong vụ lừa 100.000 USD của ông Nam, A Ling đã chia cho mỗi bị cáo 30.000 USD./.
Kim Anh (TTXVN
Theo cáo trạng, Zhong Tielin và Yang Faqing cùng một người đồng hương khác tên là A Ling bàn nhau nhập cảnh vào Việt Nam để lừa đảo. Chúng bàn nhau tìm những người Việt biết tiếng Trung để làm quen, nhằm thực hiện ý đồ lừa bán cổ vật giả.
Khi sang Việt Nam, chúng mang theo những thỏi kim loại màu vàng hình thuyền và tờ giấy vàng úa, có chữ Hán cổ giả nhằm tạo lòng tin với người giao dịch. Ngày 17/10/2011, thông qua Internet, A Ling liên lạc với anh Đỗ Thái Hán (35 tuổi, trưởng một văn phòng luật sư tại Hà Nội) và tự giới thiệu trong khi thi công có đào được một số cổ vật, rồi nhờ tư vấn.
Tưởng thật, anh Hán nhờ một người biết tiếng Trung Quốc để liên lạc. Ngày hôm sau, hai đồng bọn của A Ling mang số ‘cổ vật” gồm một pho tượng Phật và 10 thỏi kim loại màu vàng đến văn phòng của anh Hán.
Yang Faqing dùng cưa sắt cưa một mẩu nhỏ để anh Hán đi thử chất lượng. Lợi dụng lúc anh Hán không để ý, gã tráo đổi mẩu vàng thật. Sau khi mang đi thử, tin rằng số “cổ vật” trên là vàng, khi chúng đề nghị muốn bán 3 pho tượng Phật Di Lặc và 38 thỏi màu vàng, anh Hán đã đồng ý.
Ngày 19/10/2011, hai tên này mang “vàng” đến và yêu cầu anh Hán thanh toán bằng 125.000 USD. Trong khi giao dịch, anh Hán nghi ngờ nên đã báo cơ quan chức năng. Hành vi lừa đảo của nhóm này bị phát hiện.
Mở rộng điều tra, cơ quan công an còn làm rõ trước đó gần hai tháng, với cùng thủ đoạn trên, nhóm của Yang Faqing gọi điện cho ông Vi Tô Nam (ở thành phố Đà Nẵng) và lừa bán số “cổ vật” giả, chiếm đoạt của nạn nhân 100.000 USD.
Ông Nam trình bày trước khi gặp Zhong Tielin và Yang Faqing, một người Trung Quốc có liên lạc và nhờ ông đứng ra phiên dịch. Theo ông Nam, chúng dựng lên kịch bản đào được chiếc chum sành, bên trong có tờ giấy chữ Hán cổ và một số pho tượng Phật, thỏi “vàng” hình thuyền.
Chúng vờ hỏi về “cách hợp thức hóa” số cổ vật. Sau vài ngày điện thoại liên tục, chúng mang một pho tượng và một số thỏi kim loại vàng đến nhà ông Nam. Khi thấy chúng hứa hứa bán rẻ hơn giá thị trường 50.000 USD, do ham lợi, ông Nam đã gom góp tiền từ nhiều nguồn để mua số đồ giả này.
Tuy nhiên, trước tòa, cả hai bị cáo cho rằng không hề biết ông Nam.
Hội đồng xét xử đã công bố một loạt lời khai của bị cáo Zhong Tielin cho thấy ngay sau khi bị bắt quả tang, bị cáo đã thừa nhận cùng với A Ling, Yang Faqing sang Việt Nam để lừa đảo.
Trong vụ lừa 100.000 USD của ông Nam, A Ling đã chia cho mỗi bị cáo 30.000 USD./.
1 comment:
Ông Vi Tô Nam ở Đà Nẳng là ai? Cán bộ nhà nước? Một đại gia chuyên móc ngoặc các dự án? Bỏ ra tới 100.000 USD để mua cổ vật dỏm cũng đáng đời. Của thiên trả địa. Giống như Đoàn Nguyên Đức lúc này 'ăn của rừng rưng rưng nước mắt', ăn hết rừng Tây Nguyên rồi đến Lào, Kampuchia...và bây giờ đang đứng trước bờ vực phá sản...
Post a Comment