Trang

Sunday, July 8, 2012

NHÀ DỘT TỪ NÓC

Quanlambao - Hãy xem một 'anh cả đỏ' của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng để thấy 'Những Quả đấm thép' - Sản phẩm của Nguyễn Tấn Dũng khi còn đang giữ cương vị Phó Thủ Tướng - thực chất chỉ là chiêu bài vuốt ve sự cuồng tín chủ nghĩa Cộng sản của các 'Thái Thượng Hoàng' và để tập trung quyền lực kinh tế vào trong tay mình. Nguyễn Tấn Dũng quả thật là một tín đồ xuất sắc của Quỷ Sa- Tăng Karl Mark, đã áp dụng thành công học thuyết 'Vật chất quyết định ý thức', từ chỗ đưa ra sáng kiến 'TẬP ĐOÀN - NHỮNG QUẢ ĐẤM THÉP', không những  thu gom được mọi lợi ích kinh tế về dưới trướng của mình, mà lại làm đẹp lòng các Thái Thượng Hoàng để ngang nhiên một mình bước lên võ đài tranh chức Thủ Tướng mà các đối thủ bị diệt từ trước trận đấu!

Ông bà ta đã có câu "Nhà dột từ nóc, không chóng thì chày cũng sập...", thử hỏi làm cha, làm mẹ mà tham nhũng, buộc các con chiên của mình là các Tập đoàn phải cống lễ vật cho mình, mà không phải chỉ riêng một mình Nguyễn Tấn Dũng, mà toàn bộ chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng, từ Hoàng Trung Hải đến Nguyễn Sinh Hùng... đều tranh thủ đục khoét ăn cướp như 'tằm ăn đỗi'! Ngạn ngữ Pháp có câu 'Càng ăn càng thấy đói...'. Chính Phủ Dũng như những bày mối mọt đã đục ruỗng cả nền kinh tế, cái nhà đã không còn cái nền nữa ....Vậy thì sự sụp đổ bởi nợ nần, bởi thất thoát, bởi tham nhũng của 'Những quả đấm thép' là điều tất yếu!

Mời đọc bài về Công ty xi măng nợ nần đang trên đà sụp đổ ...

 Nỗi đau ngành xi măng, khoản nợ 11.000 tỷ đồng và hoạt động của HT1

Với tình hình thanh toán đáng ngại hiện tại của HT1, những đơn vị tài trợ vốn cho HT1 hiển nhiên là những người lo nhất về khoản vốn đã cho vay.
Những ngày qua, dư luận đổ dồn quan tâm đến ngành xi măng- một ngành đang đứng trước nguy cơ phá sản nhiều doanh nghiệp bởi tồn kho cao, nợ nần nhiều. Bài viết này nhìn lại KQKD của Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (HT1) để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình trạng của doanh nghiệp này.
Tài sản tăng mạnh, hình thành chủ yếu từ vay nợ
Thời gian trước và sau khi sáp nhập Hà Tiên 2 vào HT1 vào giữa năm 2010, tổng tài sản của HT1 đều tăng mạnh. Từ 1.760 tỷ đồng tổng tài sản năm 2005, tài sản của HT1 đã tăng gấp 4 lần lên 7.260 tỷ đồng năm 2009 và sau khi sáp nhập HT2 vào HT1, tổng tài sản tăng 6,7 lần lên 11.800 tỷ đồng và đến hết quý I/2012 là 12.880 tỷ đồng.
MQH giữ Tổng tài sản và nợ phải trả của HT1
Một điểm đáng chú ý là, tài sản của HT1 chủ yếu hình thành từ vốn vay. Cùng sự tăng trưởng phi mã của tài sản, nợ của công ty cũng tăng từ 650 tỷ đồng hồi năm 2005 lên 11.117 tỷ đồng thời điểm kết thúc quý I/2012.
Một vấn đề nữa cần đề cập là vấn đề tài sản cố định. Hầu hết tài sản tăng thêm của công ty nằm ở tài sản cố định. Hơn 3 năm gần đây, tài sản cố định của công ty luôn chiếm trên 75% tổng tài sản. Đây là một mấu chốt lớn ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của công ty.
MQH giữ tổng tải sản và tài sản cố định của HT1
Nợ- gánh nặng lớn nhất
Nhìn lại BCTC cuối quý I năm 2012 của HT1 nhà đầu tư không khỏi giật mình khi tổng nợ phải trả của công ty lên gần 11.117 tỷ đồng trên tổng tài sản 12.879 tỷ đồng. Hệ số nợ là 0,86 lần tức 100 đồng tài sản hiện tại được tạo ra từ 86 đồng vốn vay.
Bởi khoản nợ lớn của HT1, hàng năm công ty phải chịu khoản chi phí tài chính khổng lồ. Chi phí này ăn mòn hết lãi từ hoạt động kinh doanh chính. Đơn cử, năm 2011, HT1 có 1.470 tỷ đồng lợi nhuận gộp nhưng riêng chi phí lãi vay đã gần 795 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh không nhiều điểm sáng
Nhìn vào biểu đồ biến động doanh thu, lợi nhuận của HT1, doanh thu thuần của công ty vẫn đạt mức tăng trưởng khá nhưng lợi nhuận sụt giảm mạnh và 2011 là năm đầu tiên từ năm 2005 đến nay công ty báo lỗ. Qúy I/2012 lãi 0 đồng.
Ai tài trợ vốn cho HT1?
Một điểm phải nhắc đến là bởi nợ của HT1 ở mức cao nên khả năng thanh toán của HT1 ở mức đáng lo ngại. Hệ số thanh toán nhanh cuối quý I/2012 chỉ còn 0,14 lần.
Với tình hình thanh toán đáng ngại đó, những đơn vị tài trợ vốn cho HT1 hiển nhiên là những người lo nhất về khoản vốn đã cho vay.
Trong khi tài sản ngắn hạn cuối quý I/2012 của HT1 chỉ còn 1.778 tỷ đồng thì công ty đối mặt với khoản vay ngắn hạn và nợ đến hạn hơn 2.400 tỷ đồng. Ngân hàng tài trợ vốn lớn nhất cho HT1 ngắn hạn là BIDV Chi nhánh SGD II với 490 tỷ đồng.
Vay ngắn hạn
1469 tỷ đồng
BIDV Chi nhánh SGD II
490
Vicem
304
Vietcombank-HCM
297.4
Vietinbank-HCM
272.4
Tokyo-Mitsubishi UFJ-HCM
68
ACB
18.34
Tài chính xi măng CFC
18
Nợ đến hạn trả
935 tỷ đồng
Vay dài hạn
7440 tỷ đồng
BIDV-SGD II
196
Đáo hạn 8/2016
219.5
Đáo hạn 8/2016
147.2
Đáo hạn 4/2017
Hợp nhất 8 chi nhánh BIDV
1842
Đáo hạn 08/2017
Societe Generale
1391.5
Đáo hạn 12/2019
604.54
Đáo hạn 2/2020
305
Đáo hạn 2/2020
Vietinbank-Kiên Giang
702
Đáo hạn 12/2020
200.5
Đáo hạn 12/2020
BIDV
323.6
Đáo hạn 12/2018
Vietcombank-Kiên Giang
176.5
Đáo hạn 5/2015
104.2
Đáo hạn 12/2015
Ngân hàng Calyon
920.3
Đáo hạn 6/2021
307.3
Đáo hạn 6/2021
Tài chính xi măng CFC
10
Đáo hạn 1/2014
Hải An

Theo TTVN

2 comments:

  1. Nền kinh tế thị trường không thể tồn tại , khi chính trị lại được xây dựng bằng chế độ CS .

    ReplyDelete
  2. Người Săn chóJuly 11, 2012 at 6:05 PM

    Đến thời điểm này,cái lý thuyết về "Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" đã bộc
    lộ quá rõ thủ đoạn mị dân của bè lũ lãnh đạo đảng CSVN. Bộ chính trị và BCHTW đảng
    CS bị tên đại lưu manh Ba Dũng xỏ mũi quá dễ dàng chỉ vì được thân tặng những "xấp
    bao thư" cực kỳ lớn. Họ không thể ngờ quà cáp lón như thế là tiền của dân đóng thuế.
    Những DNNN bị phá sản là do tập đoàn ăn cướp BD cả đấy.
    Hãy giải tán cái ĐCS mục nát càng sớm càng đở khổ cho dân !!!

    ReplyDelete

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!