CHÂN DUNG CÁC TỘI PHẠM Vũ Văn Tiền - Nguyễn Đức Kiên - Đỗ Quang Hiển |
Nguyễn Đăng Quang - Thái Hương - Hồ Hùng Anh
Quanlambao - Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố nợ xấu toàn ngành là 10% tương đương 258.000 tỷ đồng. Liệu con số này có là sự thật? Chúng ta thử tính vo tại các ngân hàng của nhóm lợi ích để xem thực tế 'sứ khoẻ' các ngân hàng đang đươc Ngân hàng nhà nước bao bọc:
1. Ngân hàng Phương Nam: Đến hết Quý 1/2012 Tổng dư nợ trên 79.200 tỷ đồng, trong đó núp dưới dạng đầu tư chứng khoán (mua cổ phiếu của Samcombank), đầu tư dài hạn cũng là hai khoản trốn tránh trả lãi ngân hàng và khoản cho vay và phát hành trái phiếu doanh nghiệp lên tới gần 50.000 tỷ, thực chất cho 41 công ty con của chính Trầm Bê vay, phaafn lớn là các khoản cho vay kinh doanh bất động sản hoàn toàn không có khả năng trả lại. Hiện nay do đã thâu tóm Samcombank và các bố già Kiên và Trầm Bê đang dùng Sacombank chi ngoài 2.5% để huy động tiền gửi, từ đó chi viện cho NH Phương Nam, Eximbank vì hai ngân hàng này đã bị bốc mùi! Nguyễn Đức Kiên và Trầm Bê đang áp dụng cách làm bậy và sẽ kéo cho Samcombank chết trùm với NH Phương Nam và Eximbank nếu Ban chống tham nhũng của Trung Ương không vào cuộc thanh tra sớm.
2. Ngân hàng Bắc Á: Tổng dư nợ cho vay đến hết Quý 1/2012 là 26.500 tỷ đồng, trong đó trên 23.800 tỷ đã được bà Thái Hương cho chính các công ty của mình rút tiền bằng cách thể hiện trên Báo cáo Tài chính : Góp vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán và cho vay, song thực chất toàn bộ là cho vay đâu tư bất động sản vào việc xây
dựng nhà xưởng, văn phòng, mua lại nhà máy Công ty mía đường Tate
& Lyle tại nghệ An. Bằng cách đầu tư góp vốn và kinh doanh chứng khoán đến 31/3/2012 gần 4.000 tỷ đồng - Đây cũng là một hình thức trốn trả lãi cho ngân hàng. Như vậy 23.800 tỷ hiện nay đã nằm chết tại các dự án của bà Thái Hương và Bắc Á dù đã được Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng BIDV, ngân hàng Agribank cho vay ưu đãi lên tới trên 10.000 tỷ song vì bà chủ đã cho vay đầu tư vào các dự án của chính mình và không có khả năng trả nợ nên hiện Bắc A là một ngân hàng đang 'khát tiền' như kẻ sắp chết khát, vì vậy phải huy động tiền gởi của dân bằng mọi cách, vì vậy đã và đang thực hiện chi ngoài 4.5% cho các khoản tiền gửi- Bắc Á là ngân hàng chi ngoài cao nhất tương đương ba ngân hàng sáp nhập SCB đang chết ngắc ngoải!
3. Ngân hàng Eximbank: Tổng dư nợ đến hết Quý 1/2012 là 155.663 tỷ đồng, trong đó thể hiện 23.218 tỷ đồng đầu tư chứng khoán dài hạn - Đây là khoản đầu tư mua cổ phiếu các Công ty của Bố già Nguỹen Đức Kiên từ 5 đến 7 năm nay hoàn toàn KHÔNG trả lãi, khoản này có thể coi là mất trắng; khoản cho khách hàng vay 69.516 tỷ đồng, trong đó cho gần 20 công ty con hoặc các công ty núp bóng có quan hệ với bố già Nguyễn Đức Kiên vay trên 50.000 tỷ, trong này có nhiều khoản cho vay dài hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm trong khi huy động dài hạn chỉ đạt khoảng 20%. Do vậy, rõ ràng đây là những khoản chiếm dụng vốn huy động của các ông Chủ ngân hàng mà không có khả năng trả nợ.
4. Ngân hàng Techcombank: Số dư nợ đến hết Quý 1/2012 là 200.000 tỷ đồng, trong đó núp bóng đầu tư chứng khoán 57.400 tỷ đồng - Thực chất toàn bộ số tiền này được các ông bà chủ của Techcombank mang đi đầu tư vào chính các công ty của Tập đoàn Masan từ 5 đến 7 năm nay không trả lãi. Khoản cho khách hàng vay 75.000 tỷ đồng, trong đó 63.000 tỷ đồng lại được các ông bà chủ biến hoá cho chính mình vay để thâu tóm các dự án bất động sản như toà tháp đôi của VICOM, công ty Bình An, các dự án tại các khu đất vàng và vay để thôn tính Công ty Cafe Biên Hoà, Công ty Dầu Trường An... Do vậy, số nợ xấu vi phạm các quy chế cho vay gói gọn trong những người chủ của Techcombank lên tới 120.000 tỷ đồng!
5. Ngân hàng An Bình: Đây là ngân hàng của Vũ Văn Tiền ( Tiền còi), ông chủ này tự cho các dự án của mình vay thời hạn đến 30 năm từ hàng chục năm nay! Đến hết Quý 1/2012 Với vốn điều lệ 4.200 tỷ, huy động trên 35.000 tỷ và cho vay trên 20.000 tỷ và gần 8.000 tỷ đầu tư chứng khoán và góp vốn vào các công ty của chính Vũ Văn Tiền. Như vậy có thế thấy 28.000 tỷ này là nợ xâu và hiện nay Ngân hàng An Bình đang mất thanh khoản trầm trọng. Do vậy hiện nay An Bình cũng là một ngân hàng không huy động được tiền gửi của dân sau khi Ngân hàng NN hạ lãi suất, để không bị mất thanh khoản ông Tiền còi đang áp dụng chi ngoài 3.5%.
6. Ngân hàng ACB: Riêng khoảng ACB cho Nguyễn Đức Kiên vay và bảo lãnh cho Trâm Bê vay lên tới 10.000 tỷ đồng, trong đó 7.000 tỷ đồng bố già Kiên tự cho mình vay dài hạn 7 năm! Do vậy các khoản này có thể coi là các khoản nợ xấu.
7. Ngân hàng SHB: Đây là ngân hàng của ông bầu Hiển - Cùng hội cùng thuyền với ông bầu Kiên, cả hai cùng chung một thủ đoạn : Tạo Scandal ở lĩnh vực bóng đá để đánh lạc hướng dư luận và thực chất cả hai bố già này đều là nhữngchủ mưu trong cuộc thôn tính đã và đang diễn ra tại Việt Nam. Đến 31/3/2012, Vốn điều lệ của SHB mới chỉ là 4.200 tỷ, huy động 36.914 tỷ và đầu tư vào chính các công ty của mình gần 8.000 tỷ đồng và trong tổng số 36.000 tỷ đồng cho vay thì 28.000 tỷ cho chính mình vay. Vậy mà SHB đã được Thống đốc Bình chỉ định buộc HBB phải sáp nhập vào. Thực tế SHB đang đối mặt với vấn đề thanh khoản, do vậy phải huy động tiền gửi bằng cách chi ngoài 2.5 đến 3%.
Bằng hình thức trá hình qua kênh ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ GÓP VỐN DÀI HẠN các bố già vừa rút được tiền của dân gửi mà lại KHÔNG phải trả lãi, nếu kiểm tra thì đều thấy: Số tiền trá hình kiểu này ở 6 ngân hàng trên đã lên tới gần 100.000 tỷ đồng và trong nhiều năm qua chỉ có chủ nhân của nó được hưởng lợi vì hoàn toàn không phải trả lãi!
Chỉ cần làm một phép cộng đã thấy chỉ 06 ngân hàng của nhóm chủ mưu lũng đoạn nền kinh tế và thôn tính các ngân hàng và thôn tính dự án, doanh nghiệp đã thấy nợ xấu lên tới 343.200 tỷ đồng so với Vốn điều lệ của các ngân hàng này chưa tới 40.000 tỷ thì rõ ràng các ngân hàng này không những mất hết vốn mà còn đang chiếm dụng trên 300.000 tỷ đồng tiền gửi của nhân dân! Toàn bộ Số dư nợ này đã bị các bố già rút ra vi phạm các quy định về quản lý tiền tệ của NHNN. Điều đáng lo ngại, các ông, bà chủ này sẽ hoàn toàn không có khả năng trả nợ nếu Thanh tra vào kiểm tra tất cả tài sản thế chấp, rất nhiều tài sản chính là hàng tồn kho đã bị bán mất từ lâu! 100.000 tỷ đầu tư chúng khoán dài hạn nhưng hầu như đều KHÔNG được chia lãi! Thực chất, Nếu kiểm tra hoạt động của các công ty mà các ngân hàng đã đầu tư sẽ thấy nhiều công ty chỉ có cái vỏ mà chẳng hề có hoạt động gì!
CÁC THẤT THOÁT NÀY NẰM Ở ĐÂU?: Trong số 343.200 tỷ này đã có gần 100.000 tỷ đồng ĐÃ BỊ MẤT TRẮNG do các bố già moi tiền ngân hàng đi HỐI LỘ, ĐI KINH DOANH VÀNG BỊ THUA LỖ NHƯ BỐ GIÀ KIÊN VÀ ĐẶC BIỆT LÀ ĐI ĐÁNH BẠC:
+ Bố già Kiên mỗi lần sang nước ngoài cá độ bóng đá đã rút qua thẻ tín dụng của mình hàng triệu đô la Mỹ - Đây cũng là hình thức chuyển ngân lậu trái phép vi phạm pháp luật Việt Nam.
+ Riêng bố già Trầm Bê là 1 tay cờ bạc có hạng ở SG,
bất cứ giới cờ bạc đại gia nào cũng phải biết. Tháng 5/2007, Trầm Bê cũng bị bắt trong nhóm người chơi cờ bạc tại Equatorial
Hotel, Q5, SG. Nhưng Trầm Bê đã thoát vì đã mua được việc bỏ tên ra khỏi danh
sách. Hiện nay, tuần nào Trầm Bê cũng sang Casino ở Cambodia - cửa khẩu Tây Ninh để
chơi. Khi tới cửa khẩu, Bê chỉ chuyển xe và vào phòng VIP, chứ không phải làm
bất cứ 1 thủ tục nào. Mỗi lần chơi của Bê, được tính bằng đơn vị triệu đô.
CHÚNG TA KHÔNG THỂ KỲ VỌNG GÌ Ở CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG VÌ NHÓM LỢI ÍCH NÀY VÀ CÔ GÁI RƯỢU GẮN BÓ CHẶT CHẼ VỀ LỢI ÍCH. SONG TẠI SAO ÔNG TRƯỞNG BAN CHỐNG THAM NHŨNG LẠI KHÔNG VÀO CUỘC LÀM RÕ?
CHÚNG TA KHÔNG THỂ KỲ VỌNG GÌ Ở CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG VÌ NHÓM LỢI ÍCH NÀY VÀ CÔ GÁI RƯỢU GẮN BÓ CHẶT CHẼ VỀ LỢI ÍCH. SONG TẠI SAO ÔNG TRƯỞNG BAN CHỐNG THAM NHŨNG LẠI KHÔNG VÀO CUỘC LÀM RÕ?
Mời độc giả đọc bài của báo trong nước để hiểu thêm thực trạng.
Sự thật nợ bất động sản: Rùng mình những con số
Những bất cập quá lớn
về sự khác biệt số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin
nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài
nghi: 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân
hàng.
Những con số biết nói
Chỉ đến cuối quý II/2012, những con số
có tính xác thực nhất về nợ và nợ xấu bất động sản mới được công bố. Một
báo cáo "bất ngờ" của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã cung cấp
cho giới đầu tư, và đặc biệt là người dân, một cái nhìn toàn diện hơn
nhiều về thực trạng này.
Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng
dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng. Theo nhận định của Ủy
ban Giám sát tài chính quốc gia, con số này vượt hơn 1,8 lần so với con
số đã được các ngân hàng công bố trước đây, tức khoảng xấp xỉ 200.000 tỷ
đồng. Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước chính là hai địa chỉ đã phát ra
con số ước đoán chưa thể trọn vẹn ấy.
Cũng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc
gia, số nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số
liệu do chính các ngân hàng này thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là
trong một thời gian khá dài, từ tháng 6/2011 - thời điểm lần đầu tiên
diễn ra "biến động" trong hệ thống ngân hàng về tình trạng nợ xấu, khi
khối ngân hàng buộc phải kéo giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 22%
theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, cho đến gần đây hầu hết các ngân
hàng vẫn cố ém nhẹm con số dư nợ cho vay thực tế và kéo theo đó là tỷ lệ
nợ xấu mà đã trở nên nguy hiểm đối với họ.
Không quá trái ngược với những đồn đoán
của dư luận giới đầu tư, BIDV đã trở thành "quán quân" về dư nợ cho vay
xây dựng - hơn 42.000 tỷ đồng. Tiếp theo đó là Ngân hàng Vietinbank -
41.000 tỷ đồng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay bất động sản
và xây dựng chiếm 14% trong tổng dư nợ. ACB và Sacombank cũng nằm trong
danh sách "top 10".
Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng
dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á -
26%. Còn SHB cũng có tỷ lệ cho vay xây dựng và bất động sản chiếm đến
18% tổng dư nợ cho vay.
Rõ ràng, những tỷ lệ trên không thể được
coi là an toàn so với điều mà các ngân hàng thường tuyên bố - tỷ lệ an
toàn cho phép chỉ từ 3-5%. Rải rác trong những công bố và báo cáo trước
đây, ngoại trừ Agribank thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trên 6%, còn các ngân
hàng khác đều không chấp nhận thực tại như những gì đã xảy ra.
Tuy vậy, thời gian gần đây lại xuất hiện
một ước đoán từ giới chuyên gia ngân hàng. Theo đó, có khả năng đến 50%
nợ bất động sản và xây dựng đang có nhiều triển vọng trở thành nợ khó
đòi. Cũng có nghĩa là một nửa trong số nợ bất động sản có khả năng không
cánh mà bay.
Cũng trong báo cáo của Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia, tổng giá trị các khoản cho vay vào hai lĩnh vực bất
động sản và xây dựng của 10 ngân hàng có số dư nợ lớn nhất được thống kê
là 147 nghìn tỷ, bằng khoảng 73% dư nợ bất động sản được các ngân hàng
báo cáo cuối năm 2011. Nếu so với con số điều chỉnh của Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia, tỷ lệ này chiếm 42%.
Như vậy, nếu tính đúng và đủ trên cơ sở
con số 348.000 tỷ đồng dư nợ bất động sản mà Ủy ban Giám sát tài chính
quốc gia công bố, khoản dư nợ bất động sản của 10 ngân hàng trên phải là
254.000 tỷ đồng, chứ không chỉ là 147.000 tỷ đồng theo báo cáo của ngân
hàng.
Có một chi tiết trùng hợp khá ngẫu nhiên
nhưng lại rất đáng so sánh: 254.000 tỷ đồng trên lại đúng bằng con số
dư nợ cho vay bất động sản mà một vài quan chức, trong một vài thông tin
không chính thức, công bố vào thời điểm cuối năm 2011. Sự trùng hợp này
cho thấy nhiều khả năng vẫn còn khoảng 1/3 số dư nợ không có địa chỉ rõ
ràng.
Tỷ lệ nợ xấu bất động sản, bao nhiêu?
Bất động sản - một lĩnh vực lớn chi phối
nền kinh tế quốc dân, đang diễn ra tình trạng mông lung hết sức khó
hiểu, ít nhất trên bình diện những con số. Từ quý IV năm ngoái, TS. Lê
Xuân Nghĩa - khi đó là Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia,
đã tuyên bố ngay cả ủy ban này và Ngân hàng Nhà nước đều không nắm rõ
được con số nợ xấu và dư nợ cho vay bất động sản thực tế là bao nhiêu.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ít nhất hai lần yêu cầu các ngân hàng
báo cáo về hiện trạng nợ và nợ xấu, nhưng cuối cùng vẫn chưa có một con
số cụ thể cuối cùng đưa ra và chưa có ngân hàng nào bị điểm mặt.
Vào cuối tháng 5/2012, điều đáng ngạc
nhiên khi công bố trước Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ lệ nợ
xấu đã lên đến 10% chẵn, so với con số chỉ 3,4% cũng công bố trước Quốc
hội vào 11/2011. Như vậy, chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu
trong hệ thống ngân hàng đã tăng gấp ba lần mà không có một lần thông
tin về sự tăng bất thường này.
Những bất cập quá lớn về sự khác biệt
số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin nợ xấu nói
chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài nghi: 10% liệu
đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng.
Nếu có thể, cũng nên tham khảo đánh giá
của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là
Fitch Ratings. Từ tháng 6/2011, khi Ngân hàng Nhà nước chỉ thừa nhận tỷ
lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vào khoảng 3,2%, Fitch đã công bố tỷ
lệ này lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số của các cơ quan hữu trách Việt
Nam. Còn giờ đây, với tỷ lệ nợ xấu 10% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố, chẳng lẽ tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn nhiều?
50%, tức khoảng 125.000 tỷ đồng, có khả
năng "biến mất" từ con số dư nợ cho vay bất động sản, có thể chiếm đến
36% con số dư nợ 348.000 tỷ đồng do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
công bố điều chỉnh.
Và nếu chiếu theo con số thực này cũng
như khả năng không thể thu hồi 50% số nợ, có khả năng nào nợ xấu thực tế
đối với bất động sản sẽ gấp 3,6 lần so với số liệu 10% đã báo cáo trước
Quốc hội vào tháng 5/2012. Nếu đó là sự thật thì thật đáng báo động.
Nếu đã sống vì TIỀN, thì chết cũng là vì TIỀN là lẽ đương nhiên thôi .
ReplyDeletetien nhieu wa mo ca mat
ReplyDeleteđúng là bọn khốn nạn,chỉ có dân là khổ nhất,đọc xong mà chỉ sợ sổ tiền tiết kiệm của mình gởi ơ ngân hàng không cách mà bay vào một ngày nào do.Toàn bọ bất lương.Chân thành cảm ơn tới Quanlambao đã nói lên sự thật,chúc mọi thành viên sức khoẻ và thông tin nhiều hơn.
ReplyDelete