Quanlambao - Hiện nay đang rộ lên tin đồn Trầm Bê và bố già Nguyễn Đức Kiên được bật đèn xanh của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đang tìm cách sáp nhập NH Phương Nam vào Samcombank để xoá dấu vết những phạm pháp trong việc cho vay, đầu tư và việc làm ăn thua lỗ đã mất trắng ít nhất 20.000 tỷ đồng do Trầm Bê thông qua các công ty con rút tiền dùng để hối lộ và đánh bạc. Trước nguy cơ rất lớn bị mất thanh khoản và chắc chắn thời điểm hiện nay NHNN và BIDV sẽ khó có thể làm trò để lén lút rót tiền cho NHPN như đợt tháng 11/2011 và tháng 1/2012, trong khi thực trạng NH Phương Nam chưa bao giờ thoát khỏi tình trạng ăn đong, cầu cứu vào vay liên ngân hàng thông qua sự thu xếp của bố già Kiên và huy động tiền gửi bằng mọi giá, thậm chí chi ngoài đến 6-7% trả trước luôn cho hết thời hạn gửi tiền! Song nguy cơ bại lỗ bất cứ lúc nào, nhất là tại thời điểm hiện nay cả thế giới tài chính và doanh nghiệp đều biết rõ và vô cùng căm phẫn chính vì nhóm lợi ích này chính là nhóm chủ mưu đã gây ra khủng hoảng kinh tế của Việt Nam khiến hơn 200.000 doanh nghiệp Việt Nam đã chết và hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang ngắc ngoải!
Chỉ có PN, Bắc Á, Techcombank, Eximbank là những ngân hàng được NHNN ưu ái rót tiền, song hiện nay NH PN cũng như Bắc Á đang trên bờ vực sụp đổ vì mất thanh khoản trầm trọng. Một điều nữa, các ông trùm Trần Bê và Nguyễn Đức Kiên đang trong tình trạng lo sợ bị thanh tra của Ban chống tham nhũng (không phải của NHNN) bất cứ lúc nào sẽ lôi ra ánh sáng toàn bộ dường dây tham nhũng của nhóm lợi íchnày khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị phế truấtmất chức vụ Trưởng Ban chống tham nhũng. Trước Hội nghị Trung Ương, các bố già đã tung tiền ra để 'chạy' cho Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được vừa đá bóng, vừa thổi còi, song cũng chỉ được 4/14 phiếu trong BCT và ra Hội nghị Trung ương thì thật thảm hại 14/180 Uỷ viên Trung Ương Đảng! Các bố già trước đây ngông nghênh dựa vào sức mạnh của 'RẤT NHIỀU TIỀN' và NGUYỄN TẤN DŨNG, thì nay đã thấy thòng lọng đang được bủa vây và sẽ ngày càng xiết lại... Chúng đã nghĩ ra đủ kiểu: Nào là giảm lãi suất để giúp chúng bớt căng thẳng trả lãi ngân hàng, đến việc NHNN hỗ trợ hút tiền từ thị trường 2, đến mô hình 100.000 tỷ để mua nợ xấu và rồi sẽ dùng con bài sáp nhập NHPN vào Samcombank - Đây sẽ là con bài nhanh nhất và hoàn toàn nằm trong tay chúng, do vậy chúng sẽ tìm cách để thực hiện..
Cần phải chặn đứng mưu đồ của nhóm lợi ích này lại để vạch tội chúng ra trước nhân dân! Bài trả lời phỏng vấn của ông Kiều Hữu Dũng cựu lãnh đạo của NHNN phủ nhận việc sáp nhập, song thực tế nhóm lợi ích đang gây sức ép để buộc NHNN thông qua chủ trương cho họ được sáp nhập. Đây cũng là một con đường để xoá dấu vết và cứu họ không bị sụp đổ.
Mời đọc bài đăng trên báo trong nước, song cần chú ý một câu châm ngôn đúc kết từ Việt Nam : 'Cái gì nói KHÔNG thì có nghĩa là CÓ'!“Chưa có bất cứ kế hoạch nào sáp nhập Phương Nam vào Sacombank”
6 tháng đầu năm, Sacombank đạt 1,700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Sau
hai tháng những đại diện của nhóm cổ đông mới tham gia ban lãnh đạo,
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) hiện như thế nào? Có hay
không việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam và “Phương Nam hóa”
Sacombank?
Những
tin đồn, quan điểm trái chiều, dư luận…. tất cả được ông Kiều Hữu Dũng,
Thành viên HĐQT độc lập, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank, trao đổi thẳng
thắn trong cuộc trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Ông cho biết:
Về
cơ bản mô hình quản trị của Sacombank được giữ nguyên, chỉ thay đổi một
số khiếm khuyết để nó hoàn thiện hơn. Sáu tháng đầu năm, Sacombank đạt
1,700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Tháng
9/2012, ngân hàng dự kiến tăng vốn 14% bằng cổ phiếu, sau đó sẽ bán 10%
cổ phiếu quỹ cho nước ngoài. Mục tiêu là bán cho nước ngoài 15% vốn,
nên sẽ phát hành thêm 5% để bán cho đủ.
Nguồn
thặng dư có được từ bán cổ phần cho nước ngoài sẽ dùng để chia thưởng
bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15%. Việc chọn lựa đối tác
nước ngoài đang được xúc tiến và chúng tôi sẽ công bố ngay khi có kết
quả thương lượng cụ thể.
Cám
ơn ông đã cho biết những con số thuần túy dữ liệu. Tuy nhiên mối quan
tâm của giới đầu tư là liệu có một sự hòa hợp giữa các thành viên ban
lãnh đạo cũ và mới không, thưa ông?
Có
sự đồng thuận giữa ban lãnh đạo cũ và mới. Tất cả chúng tôi xác định
mục tiêu cao nhất là vì quyền lợi của cổ đông, của ngân hàng, của người
lao động và khách hàng.
Trong
đại hội cổ đông, Sacombank đã bổ sung một định hướng hoạt động là tham
gia mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Định hướng này hiện đang được triển
khai như thế nào? Nó có liên quan gì đến phỏng đoán ngân hàng Phương Nam
sẽ sáp nhập vào Sacombank, nhất là khi khá nhiều lãnh đạo của Phương
Nam đang tham gia điều hành Sacombank?
Cho
đến nay chưa có bất cứ một ý tưởng hay kế hoạch nào trong việc sáp nhập
Phương Nam vào Sacombank. Ban lãnh đạo mới tập trung ổn định hệ thống
bộ máy nhân sự cấp trung và cấp cơ sở.
Với
kinh nghiệm đã từng tham gia giám sát các ngân hàng khi còn công tác
tại Ngân hàng Nhà nước (ông Kiều Hữu Dũng nguyên là vụ trưởng vụ Các
ngân hàng, NHNN – NV), tôi thật sự ngạc nhiên khi nhận thấy bộ máy nhân
sự cấp cơ sở và cấp trung của Sacombank khá tốt, đặc biệt trong lĩnh vực
bán lẻ.
Còn nhân sự cấp cao thưa ông?
-
Về kiến trúc thượng tầng, Hội đồng quản trị nỗ lực hoạt động theo chuẩn
mực hiện đại, công khai minh bạch, tạo không khí làm việc thân mật, cởi
mở.
Trên
thực tế bộ máy nhân sự cấp cao của Sacombank thay đổi nhiều, kể cả vị
trí chủ chốt như Tổng giám đốc. Liệu thực tế này có minh chứng cho sự
đồng thuận như ông khẳng định ở trên?
Thay
đổi bộ máy cấp cao không phải là điều bất thường trong mua bán sáp nhập
(M&A). Kết hợp bộ máy cũ và mới có tác dụng bổ sung ưu, khuyết điểm
của nhau; đồng thời giúp kiểm soát, phát hiện, xử lý những bất hợp lý.
Xây
dựng lòng tin lẫn nhau là cả con đường dài phải đi, nó đòi hỏi thời
gian. Song trước mắt các cuộc họp Hội đồng quản trị đều mang tính đối
thoại thẳng thắn.
Nghe
ông nói thì hình như không có mâu thuẫn giữa cổ đông cũ và mới. Nhưng
hẳn ông cũng nghe dư luận từ cả năm nay vẫn sử dụng từ “thâu tóm” khi đề
cập đến nhóm cổ đông mới của ngân hàng?
-
Trong kinh doanh xây dựng định chế ngày càng lớn, qui mô ngày càng to,
thì càng tạo được lợi thế cạnh tranh. Việc một số cổ đông lớn tham gia
vào Sacombank là để tận dụng qui luật đó. Cụ thể là tận dụng một hệ
thống tốt để nhân rộng nó ra.
Nhận
xét một cách công bằng, hoạt động của Sacombank trước đây ở thượng tầng
chưa hoàn chỉnh lắm dẫn đến những cổ đông chiến lược nước ngoài rời
khỏi ngân hàng. Điều đó chứng tỏ hệ thống quản trị cần phải được củng cố
và xây dựng theo chuẩn mực quốc tế để thu hút đầu tư nước ngoài lâu
dài.
Ý ông là không phải “thâu tóm”?
-
Dùng từ “thâu tóm” hay “đầu tư” không quan trọng, vấn đề cốt lõi là tạo
ra một thể chế tốt hơn, có lợi cho nhiều phía, nhiều người, cả cổ đông
cũ và mới, một sự có lợi cân bằng.
Nhìn
lại việc các cổ đông mới vay tiền những ngân hàng khác để mua cổ phiếu,
cứ cho là đầu tư lâu dài vào Sacombank, trong khi tỷ lệ tiền tươi thóc
thật tương đối hạn chế, ông có nghĩ động thái đó chứa đựng rủi ro?
-
Sử dụng các công cụ tài chính được luật pháp cho phép trong đầu tư là
bình thường. Cái chính là việc đầu tư mang lại lợi ích lớn hơn, đủ khả
năng sinh lời và tạo nên thặng dư.
M&A
Sacombank là khoản đầu tư có lời và đem lại lợi nhuận lớn nếu Sacombank
trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam.
Giả sử không có từ “nếu”, Sacombank không vươn tới được vị trí hàng đầu, giá trị khoản đầu tư sụt giảm…?
-
Trong bất cứ thương vụ M&A nào, nhà đầu tư bao giờ cũng tính toán
biên độ giá trung bình mà họ có thể chấp nhận được. Suốt quá trình đó,
giá cổ phiếu có lúc xuống có lúc lên.
Nhóm
cổ đông mới đã đầu tư vào Sacombank trong giai đoạn khá dài, giá biến
động từ 21,900 đồng đến 11,900 đồng/cổ phiếu. Tôi cho rằng đó là mức giá
hợp lý căn cứ trên giá trị Sacombank và bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt
Nam.
Ý của ông là…?
-
Kinh tế Việt Nam đang trong thời điểm khó khăn. Thông thường lúc này
hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ. Các thương vụ M&A lớn hầu hết
được tiến hành trong thời điểm kinh tế khủng hoảng vì ba lý do: giá mua
bán tốt, quá trình M&A thuận lợi và tạo ra sức cạnh tranh trong
tương lai cho doanh nghiệp để giá trị đầu tư nhân lên khi kinh tế phục
hồi.
Xin
được hỏi một câu mà nếu cảm thấy không thoải mái, ông không cần trả
lời. Có ý kiến rằng với một thương vụ M&A tầm cỡ như Sacombank,
không thể nào tránh khỏi sự đụng chạm của các nhóm lợi ích. Ông có chia
sẻ ý kiến này?
-
M&A làm phát sinh các mối quan hệ phải xử lý, thậm chí có mâu thuẫn
khác biệt giữa các bên. Tôi cho rằng doanh nhân nào cũng đặt mục tiêu
lợi nhuận phù hợp với luật pháp. Với đích ấy, các mâu thuẫn cần và phải
được thu xếp hài hòa, đảm bảo lợi ích các nhóm và tôn trọng pháp luật.
Đến nay các bên ở Sacombank đều có mục tiêu chung là bảo đảm sự ổn định và phát triển của ngân hàng.
Câu
hỏi cuối. Cá nhân ông có tin Sacombank sẽ trở thành một trong những
định chế tài chính hàng đầu và vận hành theo chuẩn mực quốc tế?
Sau
hơn một tháng tham gia vào Hội đồng quản trị, tôi ấn tượng trước hệ
thống cung cấp dịch vụ và phục vụ khách hàng của Sacombank – điểm nhấn
của một ngân hàng bán lẻ. Đấy không phải ngợi khen quá lời.
Song
như tôi đã nói, Sacombank cần cải thiện quản trị cấp cao. Ban lãnh đạo
hiện hành đang phấn đấu để đạt được điều ấy và một khi đạt được,
Sacombank sẽ tạo được khoảng cách với những ngân hàng phía sau. Cá nhân
tôi sẽ cố gắng góp sức vào quá trình đó.
Xin cảm ơn ông!
Theo Vietstock/FFN
bat vai thang tham nhung ma ko lam duoc tuong lai la cai gi ?...tau danh thi lam sao..vu trang toan dan tum co de lao the..
ReplyDeletegiet va ban chet nhung bon tan pha nen kinh te ,chinh tri va dao duc cua ca 1 the he viet nam nhu nguyen tan dung va dong bon kien ,be , binh,quang ,phuong, nguyen van huong vv
ReplyDeleteToi nghiep DANG VAN THANH
ReplyDeleteThủ tướng nhà ta đang muốn tại vị đến hết nhiệm kỳ thì nên cắt "viện trợ" của Trầm Bê nếu không sẽ phải mắc nghẹn vì trái đáng trong những khoảng chi rất "đẹp" của anh chàng chưa tốt nghiệp được tiểu học này. Vụ xúi ông Bình bắt chẹt các ngân hàng ký xoá nợ cho Vinashine là một chuyện làm thật mạo hiểm của ngài thủ tướng vì lịch sử sẽ không xoá được những vết nhơ này.
ReplyDeleteCòn cái tên Kiên kia thì lắm mồm và luôn thù ghét ngài thủ tướng và một ngày nào đó hắn có thể thao túng được bộ chính trị như những gì xảy ra ở Sacombank thì ngài thủ tướng cũng sẽ thấy được hậu quả của những trò chơi này!
Khéo làm ,khéo nịnh , khéo o bế thế kia thì sao mà mấy sếp không bị dính chứ? Nhưng cứ đợi đi, rồi sẽ thấy mắc phải xương cá vì ăn quá nhiều thôi.
ReplyDeleteTội nghiệp người dân mình, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm mà không quan tâm đến. Hèn gì DÂN NGHÈO - NƯỚC MẠNH - XÃ HỘI TÙM LUM LÀ ĐÚNG.