Quanlambao - Việc Việt Nam hiện nay không có báo tư nhân thì rõ rồi và ai cũng thấy, chính vì vậy mà chúng tôi mới phải đi tìm sân chơi Blog để chia sẻ bớt nỗi nhức nhối, giảm bớt Stress may ra mới sống nổi. Nhưng nghe Bột Trưởng Bộ 4T trả lời thì thấy tương lai người dân sẽ tiếp tục bị bịt miệng và các Bloggers sẽ tiếp tục phải tìm cách đối phó để cho an ninh không sộc vào nhà tóm cổ khi đang viết Blog hoặc bị cách chức như TS NX Diễn. Đáng thương thay thân phận Người Việt Nam, bẩm sinh đã nhỏ bé nay lại còn phải thu lại cho nhỏ hơn để đi nhẹ, nói khẽ kẻo lại bị kết tội 'tụ tập đông người'...
là khẳng định của Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son khi đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ vào chiều 12/6.
Trả lời câu hỏi về tình trạng một số tờ báo theo đuổi “trào lưu viết báo với những cách giật gân, câu khách”, định hướng có phần sai lệch về lối sống cho lớp trẻ của bạn đọc Nguyễn Văn Quân (Hà Nội), Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết: Đây là yếu kém diễn ra trong những năm gần đây, nhất là khi chúng ta phát triển báo điện tử và phụ bản các báo in. Thời gian qua, bạn đọc đã phản ánh rất nhiều về tình hình này và Bộ TT-TT đã, đang có giải pháp tích cực nhằm chấm dứt hiện tượng trên.Chấn chỉnh vi phạm
Trước băn khoăn “có xảy ra hiện tượng một số tờ báo tranh luận chỉ trích nhau là lá cải”, từ góc độ quản lý Nhà nước, Bộ trưởng Son khẳng định: “Chúng ta không có báo lá cải. Thời gian qua, một số độc giả nói rằng phải không ít tờ báo “cải” một chút để tăng doanh thu. Đó là vi phạm đạo đức người làm báo, vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà làm mất đi chữ tín lâu dài. Điều đó cần phải chấn chỉnh”, ông Son nhấn mạnh.
Về hoạt động báo chí thời gian qua, Bộ trưởng Son cho biết, đã xảy ra hiện tượng không mong muốn. Một số ít tờ báo đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật, vi phạm đạo đức người làm báo. Đây là hiện tượng cá biệt nhưng vẫn phải lên án. Có những nhà báo vì lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ dẫn tới hành vi sai phạm. “Thực sự vừa qua chúng ta có chế tài phạt, thậm chí có nhà báo bị thu thẻ. Có những nhà báo đã phải đứng trước vành móng ngựa, bị xử lý theo luật hình sự. Mặc dù đây là số ít trong 17.000 nhà báo được cấp thẻ, nhưng con số đó cũng là đáng buồn”, ông Son nói và cho biết.
Bên cạnh đó, thời gian qua nhiều trang tin điện tử khai thác các vụ án, đưa vụ án ly kỳ, tả chi tiết hành vi tội phạm, tạo hình ảnh xã hội u ám, không phù hợp với tôn chỉ mục đích của báo chí, đạo đức báo chí. Hoặc một số báo có xu hướng đi vào đời tư một số văn nghệ sĩ, ca sĩ, đưa nhiều hình ảnh, thông tin sai với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây bức xúc trong xã hội. Theo Bộ trưởng, nhiều độc giả đã phản ánh tới Bộ cũng như các Sở TT-TT và cơ quan chức năng đã kịp thời chấn chỉnh. Tuy vậy, vẫn còn hiện tượng này.
Không có báo chí tư nhân
Trả lời câu hỏi của một độc giả về việc Bộ TT-TT có ý định tư nhân hóa báo chí hoặc cho thành lập Tập đoàn báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết: Điều 1 Luật Báo chí ghi rõ, báo chí ở nước ta là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Ông Son nhấn mạnh: “Như vậy, đến nay, chúng ta không có báo tư nhân. Còn tập đoàn báo chí là mô hình đã xuất hiện ở một số nước. Còn tại Việt Nam, một số cơ quan báo chí đang có tới 2, 3, 4 loại hình báo chí, nhưng chúng ta chưa có tập đoàn báo chí. Bộ TT-TT cũng chưa có ý định hoặc đề xuất, chủ trương hình thành tập đoàn báo chí”.
Trả lời câu hỏi của bạn Hoàng Ngọc (Hà Nội) về thông tin sáp nhập hai công ty di động lớn là MobiFone và VinaPhone, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, vấn đề này thuộc lộ trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về tái cơ cấu các DN Nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty. Hiện, Bộ TT-TT đang quán triệt triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty do Bộ quản lý, trong đó, có tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) có mạng viễn thông MobiFone và VinaPhone. VNPT cũng nằm trong đối tượng để tái cấu trúc trong thời gian tới. Việc tái cấu trúc này cũng phải có lộ trình. Chính phủ đã giao các bộ, ngành xây dựng những văn bản pháp quy cần thiết để thực hiện lộ trình này.
Hiện nay, Bộ TT-TT đã và đang sẵn sàng vào cuộc thực hiện chỉ đạo tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty do Bộ quản lý. “Tôi mong muốn rằng sau tái cấu trúc này thì VNPT sẽ mạnh lên, trong đó có VinaPhone và MobiFone ngày càng mạnh lên, khẳng định vị trí của mình trong đời sống xã hội, trong thị trường viễn thông. Tôi tin rằng sau tái cấu trúc, VinaPhone và MobiFone sẽ có điều kiện cơ hội phát triển tốt hơn và người dân sẽ có điều kiện hưởng lợi dịch vụ viễn thông từ VNPT, cụ thể từ VinaPhone và Mobiphone, cũng như các doanh nghiệp viễn thông khác”, Bộ trưởng Son nói.
Thùy Trang
ĐVO
|
Vậy là tiêu cái chủ trương Xã Hội hóa của Quốc hội trong lĩnh vực văn hóa rồi
ReplyDeleteTôi cũng nghĩ thế, Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành ai cũng thực hiện Nghị quyết 05 chủ trương Xã Hội Hóa, đa dạng hóa các loại hình cung ứng dịch vụ văn hóa xã hội, mà Bộ trưởng nói như thế. Có Đại biểu nào chất vấn giúp nhân dân tí nào
ReplyDeletePhải nói theo ý đảng thì các ông mới giữ được ghế chứ!
ReplyDeleteĐảng Việt-cộng mà dám cho chừng 10 tờ báo tư-nhân xuất-bản hợp-pháp thì chế-độ cộng-sản sẽ sụp đổ liền. Ngu sao?
ReplyDeleteĐi nhẹ và nói khẽ. Thật hay cho câu nhận xét trên.
ReplyDeleteNếu muốn học cách đi nhẹ, nói khẽ, tốt nhất các blốc nên học mấy ông ký giả Việt. Mấy ông này là trùm đi nhẹ nói khẽ mà người xưa cho rằng chỉ những kẻ mình hạc xương mai mới làm được.
Không điều gì đúng với tất cả. Cũng có mấy ông ký giả Việt không chọn cách đi nhẹ nói khẽ. Tiếc thay, số ít này bị nằm ấp cả. he he.
Cũng có nhiều ông ký giả Việt nằm ấp vì không đi nhẹ nói khẽ, khi ra khỏi ấp thì biến thành mình hạc xương mai ráo trọi. Vậy mới biết cái ấp nó ghê gớm cỡ nào.
Riêng em, trời sinh em vốn mình hạc xương mai, có muốn không đi nhẹ nói khẽ cũng không được. Chẳng phải đỡ lắm ru.
Ai chuẩn bị viết lách mà vai 5 tấc rộng thân 10 thước cao, chịu khó đi theo Khánh Thi học dance sport nhiều đi nhé. he he.