Sự
tồn tại của Nguyễn Tấn Dũng như thể đang giữa ngã ba đường, khi cả hai
ngả đường rẽ về Trung Quốc và Mỹ đều đã bị án ngữ bởi những vật cản tăng
tiến theo cấp số nhân.
Gió đang xoay chiềuMùa hè oi bức cùng hơi thở nóng
hổi của đợt chỉnh đốn đảng vào tháng 7/2012 đang phả vào gáy của các
quan chức cao cấp. Gần một năm rưỡi sau Đại hội Đảng lần thứ 11 hồi đầu
năm 2011, Thủ đô Hà Nội lại một lần nữa được sưởi ấm với những biến động
tin đồn xuất hiện ngày càng dày đặc.
Một trong những tin hành lang gây
chú ý nhất có lẽ là khả năng có thể phải ra đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng vào thời điểm giữa nhiệm kỳ, tức đầu năm 2013.
Tin đồn trên đã hiện hình cùng
với một sự kiện nho nhỏ: Tô Linh Hương – ái nữ 24 tuổi của Trưởng Ban tổ
chức Trung ương Đảng Tô Huy Rứa – đã từ nhiệm chức vụ Chủ tịch và thành
viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex chỉ
sau hai tháng chấp nhiệm. Sự kiện này xảy ra vào những ngày cuối tháng
6/2012, tức chỉ còn chưa đầy một tháng trước khi đợt chỉnh đốn đảng được
tiến hành.
Nhưng khác với loại tin đồn hành
lang vào thời gian trước Đại hội Đảng lần thứ 11, lần này cái ghế thủ
tướng của Nguyễn Tấn Dũng có vẻ bị thách thức nghiêm trọng bất thường.
Cần nhớ lại rằng chỉ mới vào thời điểm cuối năm 2011, đầu năm 2012, đây
vẫn là một địa chỉ mà người khác không thể lai vãng tới.
Như một quy luật, xu hướng chuyển
biến nhân sự hầu như được tiếp nối ngay sau những biến động tiêu cực về
kinh tế và tài chính. Vào lần này, khác hẳn với thời kỳ năm 2009 là lúc
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước còn có thể kiểm soát được huyết quản
của cơ thể kinh tế và còn tích lũy được một gói kích cầu 8 tỷ USD nhằm
phục hồi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản, năm 2012
lại là hệ quả tất yếu của thời kỳ 2011 trượt dốc và đổ vỡ về hình ảnh
doanh nghiệp.
Vào quý 1/2011 vừa qua, tại Hà
Nội đã không hiếm lời bàn tán về khả năng Chính phủ phải cho in thêm
tiền, thậm chí một phương án về đổi tiền cũng được đặt ra. Một phần ba
số doanh nghiệp lâm vào tình thế phá sản, nhưng số còn lại vẫn hầu như
không thể nào tiếp cận được “nguồn vốn vay giá rẻ” từ các ngân hàng. Tất
cả những nghịch lý như thế đã khiến cho bộ máy được gọi là “tân chính
phủ” – thành lập từ tháng 8/2011, trở nên chông chênh hơn bao giờ hết
trước áp lực dư luận xã hội và sức ép chính trị từ những phe phái khác
ngay trong Bộ Chính trị.
Hầu như khắp nơi trên đất nước,
người ta xoáy vào một thực trạng và dằn vặt hơn là xu thế chuyên quyền
của người đứng đầu Chính phủ. Điều đáng nói là trong suốt một thời gian
dài, đặc biệt từ đầu năm 2011 đến nay, tính độc đoán của Nguyễn Tấn Dũng
đã gần như chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích có vai trò độc tôn: ngân
hàng.
Blog Quan Làm Báo
Không phải ngẫu nhiên mà vào đầu
tháng 6/2012, cùng với làn sóng tin đồn về thay đổi nhân sự có thể diễn
ra ở Hà Nội, một blog mới và hết sức ấn tượng cũng xuất hiện: Quan Làm Báo.
Ngay từ “số ra” đầu tiên của blog này, người được đã nhận ra một nét
khác biệt rất lớn so với nhiều blog khác. Đó là lần đầu tiên kể từ khi
hiện diện tờ báo chui Người Sài Gòn vào năm 1998, rất nhiều tin tức nội
bộ trong đảng và chính quyền đã được công bố bởi Quan Làm Báo. Trong đó,
vai trò và những ảnh hưởng của thủ tướng gần như được gắn liền với hoạt
động của những nhân vật được coi là cận kề như Nguyễn Văn Hưởng –
nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách về an ninh; Bầu Kiên, tức Nguyễn
Đức Kiên, một nhân vật đã không còn giữ vẻ thầm lặng trong những lời dị
nghị của giới đầu tư và tài chính Hà Nội, người đã mau chóng biến thành
một “bố già” trên gương mặt đương đại quốc gia. Gắn bó đầy hữu cơ với
Bầu Kiên lại là Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người
từng có thời là trợ lý đắc lực cho Nguyễn Tấn Dũng, giờ đây đang phủ
sóng toàn bộ khu vực tín dụng quốc gia và siết chặt yết hầu tài chính
đất nước…
Dường như cỗ xe cải cách nhân sự
đang chuyển động gấp rút hơn. Những phân tích và quan trọng hơn cả là
những bằng chứng chi tiết đáng ngạc nhiên được trưng ra bởi blog Quan
Làm Báo về chiến dịch thao túng thanh khoản và và thâu tóm ngân hàng –
diễn ra từ giữa năm 2011 đến nay, đã trở nên một mắt xích sống động nếu
liên hệ với những động thái chính trị ở Hà Nội.
Câu hỏi cần đặt ra là những thông
tin có tính đa diện của Quan Làm Báo hay dư luận râm ran ở Thủ đô liệu
có phản ánh trung thực đời sống chính khách và hoạt động tài phiệt ở
Việt Nam đương đại?
Một thực tế giản đơn mà hầu hết
các giới chính yếu ở đất nước này đều nhận ra là cho dù những dị nghị
của dư luận và blog Quan Làm Báo có bị coi là đồn thổi, vai trò cá nhân
của Nguyễn Tấn Dũng cũng đã in quá đậm dấu ấn về hành vi dung túng cho
các nhóm lợi ích bao cấp và ngân hàng. Bởi cho đến giờ, trong khi đang
hiện diện những hậu quả ghê gớm không thể phủ nhận về tình hình đình đốn
của nền kinh tế, lượng doanh nghiệp phá sản và kéo theo tỷ lệ thất
nghiệp có thể không thua kém gì con số 25% của Tây Ban Nha, tình cảnh
phân hóa về thu nhập giàu nghèo giữa 5% có thu nhập cao nhất với 5% thu
nhập thấp nhất có thể đã lên đến 60-70 lần như hiện trạng nóng bỏng ở
Trung Quốc.., nhóm tài phiệt ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt
chiến dịch thôn tính đối thủ của họ.
Cũng cho đến giờ, đã có thể định
hình một phát hiện có thể xem là khủng khiếp: để tiến hành và đạt kết
quả thâu tóm nhau lẫn thâu tóm doanh nghiệp nằm trong tầm ngắm của mình,
nhóm tài phiệt ngân hàng, với sự hỗ trợ trực tiếp từ Ngân hàng Nhà
nước, đã chấp nhận biến nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động
thành con tin của nó. Từ đầu năm 2011, bằng vào sự “vận dụng linh hoạt
và uyển chuyển” Nghị quyết 11 về thắt chặt chi tiêu công và tín dụng,
tiền mặt lưu thông trên hệ thống thị trường 2 (liên ngân hàng) đã được
Ngân hàng Nhà nước rút mạnh về. Thiếu trầm trọng tiền mặt, thị trường 2
nhanh chóng rơi vào túng quẫn và vô hình trung đẩy lãi suất cho vay giữa
các ngân hàng lên trên 20%, thậm chí có thời điểm gần 30%. Tương ứng,
thị trường 1 (dân cư và doanh nghiệp) cũng lâm vào tình trạng khốn quẫn
khi không được cung ứng đủ tiền để bù đắp cho hoạt động sản xuất và kinh
doanh.
Tình hình trầm kha như thế kéo
dài cho đến tận cuối quý 1/2012, vào lúc mà nền kinh tế đã kiệt quệ,
nhưng lại hoàn toàn tương phản với hình ảnh những ngân hàng như
Eximbank, Vietcombank, kể cả một ngân hàng nhỏ như Phương Nam và lẽ dĩ
nhiên không thể thiếu ngân hàng Bản Việt của con gái Nguyễn Tấn Dũng, đã
gia tăng đáng kể bản đồ bành trướng ngoài lãnh địa của chúng.
Ngã rẽ nào?
Hoạt động thâu tóm của giới tài
phiệt ở Việt Nam không chỉ nhằm mục đích kinh doanh và phát triển ảnh
hưởng – như một hoạt động thường xuyên của thế giới tư bản tài chính.
Chủ đề xã hội học cần bàn là thâu tóm đã trở thành một cái mốt của những
kẻ lắm tiền nhưng vẫn cần nhiều tiền hơn, đồng thời chuyển hóa tiền
thành một thứ quyền lực cụ thể. Trong lịch sử cách đây không quá lâu,
người đời đã kết luận được nhiều bài học tiền – quyền như thế từ các tập
đoàn mafia ở nước Nga hậu Liên Xô – cái nôi sản sinh ra tầng lớp mafia
người Việt đầu tiên.
Rất có thể, chính sách lấn sân
không chỉ về tài chính mà cả sang lãnh địa chính trị của Nguyễn Tấn Dũng
và nhóm tài phiệt ngân hàng đã trở nên chủ quan và hãnh tiến đến mức
khiến cho chính ông và những tập đoàn của ông phải nhận lấy quá nhiều
phản ứng quyết liệt như ngày hôm nay. Lần đầu tiên kể từ lúc tại vị thủ
tướng, sân sau của Nguyễn Tấn Dũng đang trở thành nơi hỗn chiến giữa các
niềm đam mê. Khác hẳn với nửa cuối năm ngoái, giờ đây vị trí của Thủ
tướng trong Bộ Chính trị gần như là một sự tách rời giữa chính quyền với
đảng.
Không có sự đồng nhất, cũng không
còn được đồng thuận bởi phần lớn nhân vật trong Bộ Chính trị, Nguyễn
Tấn Dũng dường như đang tự cô lập mình. Ở một chiều kích ngược lại, sự
xích lại gần nhau của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang cũng đã kéo theo một số nhân vật khác – vốn trước đây
theo quan điểm “chiết trung”.
Hãy trở lại với Quan Làm Báo. Dù
chỉ là một trong vô số blog và còn sinh sau đẻ muộn, nhưng rất có thể
đây chính là một tín hiệu chính trị. Cả việc từ nhiệm của người con gái
của ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa hay việc điều chuyển con trai của
nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng thế – cũng có thể coi là những tín
hiệu bất thường cho đợt chỉnh đốn đảng mà xu thế gần như tất yếu là tái
sắp xếp về nhân sự. Những sự việc này lại diễn ra chỉ sau ít ngày nổi
lên scandal Dương Chí Dũng, người đã được Thủ tướng ký quyết định bổ
nhiệm và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng – một người thân
tín của Thủ tướng – bao che, khi Dũng bỏ trốn trước sự bất lực của toàn
bộ ngành công an Việt Nam…
Điểm trùng hợp là cũng đã diễn ra
một cuộc “chạy trốn” của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
tại phiên họp thứ ba Quốc hội khóa XIII vào tháng 6/2012. Trong khi
tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội nhất trí cao về Luật Biển với chủ
quyền về quần đảo Hoàng Sa – một ý tưởng không in đậm dấu ấn đề xuất của
cá nhân Thủ tướng, thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã “thu xếp”
để Nguyễn Văn Bình không phải trả lời bất cứ một câu hỏi chất vấn trực
tiếp nào về những khuất tất trong hệ thống ngân hàng.
Sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng
cũng có vẻ thưa thớt hơn. Tiếng nói của ông, một thời có sức nặng trong
Bộ Chính trị, giờ đây lại trở nên xao xuyến hơn bởi thói quen nói vo.
Dường như sự tương phản trong một
nhân vật – có thể được coi là có ngoại hình “chính khách” nhất trong Bộ
Chính trị Việt Nam – với tật nói vo thiếu tư duy đang biểu hiện rõ hơn.
Nếu ai đó dị đoan đôi chút vào
mối liên hệ giữa sự thay đổi của giọng với số phận của con người, thì
hàng loạt hệ lụy có thể xảy đến với Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự của
ông trong những tháng tới. Hàng loạt nước cờ gai góc mà ông đang phải
buốt đầu tính toán, trước khi nghĩ đến vai trò tổng thống đất nước của
mình trong tương lai. Chẳng hạn là sự an toàn theo đúng nghĩa đen đối
với Nguyễn Thanh Phượng – con gái ông ở Ngân hàng Bản Việt; cũng như
thân phận của Nguyễn Thanh Nghị – con trai của ông ở Bộ Xây dựng – làm
sao có thể thoát được câu chuyện “hồi tố” như số phận con trai Nông Đức
Mạnh; hoặc khả năng tồn tại mà không bị lật đổ hay bị tiêu diệt của nhóm
tài phiệt ngân hàng, trong khi vẫn phải tiếp tục duy trì mục tiêu thâu
tóm và bành trướng, đồng thời ngay trước mắt phải giải phóng khối hàng
tồn kho khổng lồ về vốn và bất động sản…
Nhưng quan yếu hơn cả là vấn đề
của bản thân Nguyễn Tấn Dũng. Nói một cách bóng gió, sự tồn tại của ông
như thể đang giữa ngã ba đường, khi cả hai ngả đường rẽ về Trung Quốc và
Mỹ đều đã bị án ngữ bởi những vật cản tăng tiến theo cấp số nhân.
Chẳng lẽ người từng xưng là “công bộc” chỉ còn cách quay trở về với nhân dân?
Thường Sơn
Theo Dân làm báo Blog
Nguyễn Tán Dũng sao có thể làm Tổng thống?
ReplyDeleteChỗ của ngươi phải là...ống cống
Đã chuẩn bị sẵn, hãy chui vào mau đi
Theo con đường của bác Gađaphi!
Nếu quả thật như vậy thì tội nghiệp cho 3D quá ...??? Nhưng cũng đúng thôi.? Luật nhân quà má ...!!!
DeleteHay tra lai ten cho ND VN va tat ca tai san roi quy tien truoc khi tinh the thay doi hoi nh con ng con luong tam neu khong tat ca roi se phai tra gia ND VN da qua hien lanh va chiu dung hoi nh cong boc .mau cua hang trieu ng DAN VN dang don lai va doi tra mau .
DeleteTrong thời điểm hiện nay nếu Chi Kim Ngân sang làm Thủ Tướng thay Anh 3 Dũng thì may ra tinh hình đất nước có thể đở hơn. Dân đang khốn khổ cũng vì Anh 3 Dũng đó.
ReplyDeleteDân Việt ta vốn căm gét những thằng theo giặc, như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc... thế mà thằng củ ...ẶC nốc đẫy mồm lại còn định chuồn theo đường tắt( cho người nhà kết hôn với giặc). Và vơ vét hết tài sản, đất đai, doanh nghiệp... nó sẽ quy đổi thành tiền rồi biến.
ReplyDeleteNhưng ai đọc lịch sử Việt đều biết lũ ấy may lắm là thoát thân chịu đời đời nguyền rủa, còn không thì mấy đời danh liệt, thân thể dân vằm ra nát bét... Còn đấy Mười Mấy Tấn Vàng thằng Thiệu muốn cũng không thể mang đi, Ngô Đình Nhu cùng huynh đệ bị giết tức thì, con cháu đến mấy đời chết thảm mấy đứa chết vì kẹt xe, mẹ lại được sống lâu để mà nhìn ngắm...
Ve vẻ vè ve
ReplyDeletenghe vè tham nhũng
toàn bọn tên Dũng
mới chỉ lâu nhâu
bị giam chưa lâu
đã gặp ông bà
là thằng Dũng Phạm
con bạc khát nước
đánh cả triệu đô
nay được ở tù
thằng(đồng cô) Bùi Dũng
Thằng Dương Chí Dũng
tham nhũng chìm tàu
chửa biết chốn đâu
Hay đà mất mạng?
Còn thằng ngoại hạng
T®ên cả ba thằng
Dân chúng bất bình
Đang đòi chém cổ
Là thằng chết bố
…
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteCông chúa của vua 3D y tá vẫn đều đặn đi sắm đồ ở Mê-tơ-rô-pôn Hà Nội như cơm bữa. Cầm gói đồ vừa mua giá 5.000$ (năm nghìn đô), công chúa khoe với bạn cùng đi: rẻ quá. Cái váy cái áo nghìn đô vừa mua thấy không ưng vứt đi ngay.
ReplyDeleteCòn Hoàng tử thì chuyên đi lùng chân dài. Thích ả nào, hoàng tử cho ngay mỗi ả 10.000$ (mười nghìn đô) mua sắm.
Môi thâm, miệng lệch, cười nửa miệng. . . cái tướng ấy cực kỳ đểu cáng thâm độc.
Đảng ơi, bộ chính trị ơi, đất nước thế này, dân đen thế này, quan lại thế này, quân bành trướng thế kia,
Đảng, bộ chính trị tính sao đây?
Đất nước của mafia Việt Nam muôn năm!
Nguyễn Tấn Dũng mà làm Tổng thống ư?Xạo,đừng đùa!Nếu người ta phong cho con cáo làm chúa rừng thì rừng sẽ có đầy lông chim chứ không còn con chim nào nữa.
ReplyDeletesự bất mãn trong dân chúng đối với chế độ không nhỏ chỉ có kẻ cầm cờ sẽ có nhiều đi theo.đó là thành phầ công nhân nông dân cảm nhận cuộc sống hiện tại làm không đủ sống,họ sẽ làm cuộc đổi đời có người dám công khai chống chế độ..
ReplyDeleteỐng cống tuy bẩn nhưng cũng không dung chứa ông Thủ Tướng,và xe rút hút cầm cũng không dung chứa cả gia đình ông Thủ Tướng ông Thủ tướng và gia đình ông đang tự tiêu diệt
ReplyDeleteChỗ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vành móng ngựa trong phiên tòa của quốc dân.
ReplyDeleteThủ tướng NTD sẽ phải trả lời dân tộc về những tội phạm sau :
-Bán nước và phản bội Tổ quốc.
-Phá hoại nghiêm trọng nền kinh tế VN.
-Lạm dụng chức quyền để tham ô tài sản quốc dân.
-Vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, hiến pháp và pháp luật nhà nước CHXHCNVN.
-Đàn áp dã man những người yêu nước muốn bảo vệ Tổ quốc.
ÔI that king khung neu ND ta đüoc đoc bai tra loi 10 câu hoi nay . chung toi la nh CCB cua DAI DOAN DONG BANG va QUAN Đoan 1 va hang trieu CHIEN SI da may man thoat nan trong trien tranh nhung khong thê chap nhan duoc neu tham o va tham nhung .chung tôi se san sang su dung tat ca cac loai sung đê tiêu diet het laoi sâu bo nay nêu đây la su that ma QLB đua tin . Chung toi lai mot lan nua CĐ cam on nguoi đua tin
ReplyDelete3D khã năng có thễ làm tỗng thống ?có thể lắm chứ ? bài học PUTIN cũa Nga sờ sờ ra đó
ReplyDeletethâu tóm ngân hàng (tài chánh )và doanh nghiệp xong tới quyền bính là ô kê???
Vn làm gì có chỗ cho Putin hoặc ai đó như Putin. Dân tộc vĩ đại cần tổng thống vĩ đại...
Deletedân tộc vĩ đại????? =)) =)) =))
ReplyDelete