(Nguồn: Internet)
Tổng Giám đốc UNIDO nhấn mạnh sáng kiến trên, do Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon phát động hướng tới phát triển bền vững toàn cầu, tập hợp các chính phủ, các nhà kinh doanh, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự trong một nỗ lực chưa từng thấy để chuyển đổi hệ thống năng lượng toàn cầu vào năm 2030. Năng lượng bền vững thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng bình đẳng xã hội và tạo môi trường lành mạnh hơn cho tất cả mọi người nhằm đạt được phát triển bền vững.
Ông Yumkella cho biết sau Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20), Sáng kiến "Năng lượng bền vững cho tất cả" đã nhận được hơn 100 cam kết hành động và cam kết đầu tư hàng chục tỷ USD từ các chính phủ, các ngân hàng phát triển đa phương, các tổ chức quốc tế và xã hội dân sự, 50 tỷ USD từ các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh khu vực tư nhân, tạo được động lực mạnh để thúc đẩy sáng kiến này vì phát triển bền vững phổ quát toàn cầu.
Năm mươi nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã phát triển các chương trình và kế hoạch năng lượng quốc gia theo 3 mục tiêu của sáng kiến này thông qua các nỗ lực đánh giá khu vực năng lượng và phân tích các khoảng trống năng lượng, đặt nền tảng tăng cường hành động trong các khu vực ưu tiên, thúc đẩy các cải tổ chiến lược cần thiết, đồng thời thu hút các khoản đầu tư và hỗ trợ tài chính mới.
Báo cáo mới nhất của UNIDO về năng lượng bền vững nhấn mạnh sản xuất năng lượng bền vững có tầm quan trọng thiết yếu để vượt qua các thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt như tăng trưởng xanh, tạo việc làm, an ninh, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và giảm đói nghèo.
Thế giới 7 tỷ người hiện nay phải coi trọng tăng hiệu quả năng lượng công nghiệp để tăng cường nền kinh tế, bảo vệ hệ sinh thái và đạt được phúc lợi xã hội./.
TTXVN
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!