Trang

Sunday, June 24, 2012

NHỮNG BẤT ỔN CỦA VIỆC GIẢM LÃI SUẤT QUÁ NHANH

Quanlambao - Chúng tôi đã viết bài nói rõ nguyên nhân vì để phục vụ nhóm lợi ích và cứu nhóm lợi ích khỏi chết chìm vì lại suát và vì cái bẫy do chính chúng đưa ra khiến cho NHNN chỉ trong một thời gian ngắn đã giảm lãi suất ồ ạt. Đến nay thì các bài viết của các chuyên gia phân tích những nguy hại của việc làm này. Mời mọi người xem để tự rút ra cho mình kết luận.
 
 Tờ báo kinh tế điện tử Moody Analytics số ra ngày 18/6, đánh giá ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là Ngân hàng Trung ương đang giảm lãi suất quyết liệt nhất trong cả khu vực Đông Nam Á.


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng này vừa giảm lãi suất trên thị trường mở thêm 100 điểm cơ bản nữa (1%) kể từ sau lần cuối hồi tháng Ba năm nay, đưa lãi suất tái chiết khấu hiện nay ở mức 9% và lãi suất huy động vốn xuống mức 11%.
Chỉ số lạm phát hàng năm của Việt Nam đã hạ xuống mức 8.3%, thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2010 và tình trạng lạm phát tại Việt Nam được dự đoán sẽ ở trạng thái được chế ngự trong những tháng tới.
Nhìn chung, chính sách tiền tệ phóng khoáng hơn đang tạo tâm lí tích cực lên thị trường.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng 1.6% ngay khi quyết định giảm lãi suất 100 điểm cơ bản được đưa ra vào tháng Sáu, tuy nhiên sau đó từ từ giảm xuống dưới sự ảnh hưởng của một nền kinh tế Châu Âu vốn vẫn trong tình thế nguy nan lên thị trường chứng khoán thế giới.
Kể từ đầu năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng 22%, vượt qua các thị trường chứng khoán khác ở khu vực Đông Nam Á và vượt mức trung bình ở cả Châu Á.
Moody Analytics nhận xét điều này phản ánh tâm lí lạc quan đang có chiều hướng gia tăng rằng Việt Nam đang đi đúng hướng trong nỗ lực ổn định bất ổn vĩ mô.
Ngân hàng Thế giới gần đây cũng đã đưa ra đánh giá rằng chất lượng quản lí kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua, đưa nền kinh tế vào một quĩ đạo ổn định hơn.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&D (Standard&Poor) vào đầu tháng 6 cũng đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm đối với Việt Nam từ mức tiêu cực (Poor) lên mức ổn định (Stable), giữ nguyên xếp hạng BB cho tín dụng dài hạn và B đối với tín dụng ngắn hạn.
Cũng trong tháng Sáu, tổ chức này cũng đã nâng xếp hạng cho hai ngân hàng BIDV và Vietin Bank.
Trong cùng bài đăng ngày 18/6, Moody Analytics cũng cảnh báo nên tránh việc cắt giảm lãi suất quá nhanh bởi điều này có thể dẫn đến khả năng tái lạm phát, làm cản trở nỗ lực của chính phủ đẩy lạm phát xuống một con số.
Ông Depark Mistra, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới trong bài phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam ngày 28/5 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm lãi suất trần nhưng cảnh báo tốc độ giảm lãi suất quá nhanh.
Tờ Financial Times thời gian gần đây cũng trích dẫn lời cảnh báo trong báo cáo của tập đoàn tài chính JP Morgan Chase trước việc hạ lãi suất huy động ở Việt Nam.
JP Morgan Chase quan ngại rằng với những tính chất hiện tại của kinh tế Việt Nam như tính chuyển hóa sang đồng đôla cao, sự dịch chuyển dễ dàng của người dân giữa 3 đơn vị tiền đồng, USD và vàng, việc hạ lãi suất huy động quá nhanh sẽ khiến tỉ giá tiền đồng bị suy giảm.
Trong khi đó các kinh tế gia của hãng nghiên cứu kinh tế toàn cầu Capital Economics cho rằng những chính sách được đưa ra trong thời gian sắp tới sẽ kiểm chứng lời cam kết ưu tiên ổn định vĩ mô lên trên tăng trưởng ngắn hạn mà Việt Nam đã đặt ra cho năm 2012.
Capital Economics quan ngại rằng Việt Nam đang có biểu hiện cắt giảm lãi suất nhanh hơn mức cho phép.
Ngân hàng nhà nước cho hay, lãi suất sẽ tiếp tục được giảm từ đây đến cuối năm và sẽ được điều hành theo căn cứ vào mục tiêu lạm phát ở mức 7-8%.
Nhiều ý kiến khác, trong đó có ý kiến của đại diện Ngân hàng Thế Giới cho rằng, lãi suất nên được điều hành theo mức lạm phát 8-9% trong thời điểm hiện tại, sau đó ở mức 5% theo trung hạn và dài hạn.

Thành Trung
Tầm nhìn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!