Chuyện lạ thứ ba là chuyện liên quan đến "Con Đường Việt Nam".
Con đường Việt Nam không phải là chuyện lạ, cách khởi xướng ra con đường Việt Nam của ông Lê Thăng Long mới là chuyện lạ.Lạ vì ông Long là một trong 4 người bị kết án tù trước đây do liên quan đến "Con đường Việt Nam", thì ông Long bị tù nhẹ nhất rồi lại được giảm án, rồi lại được cho ra tù trước thời hạn.
Lạ là vì mới vừa ra tù, ngay trong thời gian bị quản thúc, ông Long đã công khai phát động một cuộc khởi xướng rầm rộ, kêu gọi mọi người tham gia vào một phong trào vốn rất kiêng kỵ đối với nhà cầm quyền. Trong lúc bị quản thúc, ông lại hai lần thoải mái lên đài BBC tuyên bố về việc khởi xướng phong trào.
Lạ là vì cách ông thay mặt cho các đồng chí còn ở trong tù của ông mà từ hai năm nay ông chưa gặp lại, ký vào cương lĩnh, vào các văn bản kêu gọi, vào các thư mời đến từng cá nhân cũng như danh sách người được mời.
Lạ là vì trong danh sách những người được mời có đủ các thành phần khác nhau kể cả những người đang đương chức của đảng cầm quyền..v.v...
Quá nhiều những chuyện lạ như vậy không thể không khiến cho nhiều người, đặc biệt là những người được mời tham gia, dấy lên lòng nghi ngờ về động cơ mờ ám của kẻ chủ trương khởi xướng phong trào Con đường Việt Nam(CĐVN).
Nghi ngờ cái gì? Nghi ngờ phong trào CĐVN là một cái bẫy.
Cơ chế hoạt động của cái bẫy ấy như thế nào thì tùy mức độ cảnh giác (và có thể là sợ hãi) của mỗi người mà suy đoán ra.
- Mức độ 1, cảnh giác cao: Hể ai có tên trong danh sách được mời là có nguy cơ bị bắt. Do vậy những người nầy bật lên phản ứng ngay, tuyên bố từ chối quyết liệt, để ngay tức khắc cho ai đó phải hiểu rằng họ không những không liên quan gì đến phong trào mà còn rất khinh miệt nó.
- Mức độ 2, cảnh giác chừng mực: Ai ấu trĩ đồng ý tham gia vào phong trào là bị lộ diện, xem như tự đưa đầu vào rọ.
- Mức độ 3, cảnh giác chiến lược: Đây là cái bẫy nhưng không phải là cái bẫy để bắt người mà để gây ra sự nghi kị, chia rẽ, chống đối lẫn nhau giữa những người được cho là tiến bộ. Đó là cái bẫy làm sụp đổ phong trào dân chủ (nếu như đang có một phong trào như vậy).
Bình luận về mức độ cảnh giác 1 và 2, bạn Hùng Quân đã có ý kiến phản hồi trên blog nầy:
Hùng Quân 13:42 Ngày 19 tháng 6 năm 2012
Nếu ai cho rằng Lê Thăng Long là con chim mồi được đưa ra để dụ bắt các nhân sỹ trí thức tiến bộ thì đã đánh giá CA quá thấp. Họ không ấu trĩ đến mức là tin rằng sẽ có những con chim quá ấu trĩ để chui vào bẫy sập. Và họ không ngu dại gì làm bẫy để bắt người hàng loạt. Trong các nhân sỹ trí thức tiến bộ, ai nguy hiểm, ai không nguy hiểm, họ đều biết quá rõ, cần thiết họ sẽ sử dụng biện pháp nghiệp vụ để đánh lẻ từng người (như Cù Huy Hà Vũ hoặc Điếu Cày) chứ không ngu dại gì đánh đồng loạt để gây ra tiếng vang và phản ứng của dư luận.
Và blog Hiệu Minh đã phân tích như sau trong bài viết Về "con đường Việt Nam" , xin được trích một đoạn:
“Cạm bẫy”?
Chính quyền uy tín luôn làm việc theo chính danh. Nếu coi đây là “cạm bẫy” thì cũng ngây thơ.
Chuyện nghi ngờ có thể hiểu được vì trong lịch sử đã có những chuyện “tiền hậu bất nhất” trong chính sách đối nội.
Chả lẽ Việt Nam có vai trò trong khu vực, với hệ thống chính trị mạnh, quân đội đông, an ninh hùng hậu, sao lại cần đến một “con mồi” mới ra tù để nhử mấy trăm trí thức, nhân sỹ và cả những cán bộ cao cấp về hưu, để qui kết họ phạm vào điều 88.
Chả lẽ bỏ tù mấy trăm người trong danh sách vì do anh Long mời mà không báo trước.
Khó mà tin lãnh đạo cao cấp của Việt Nam lại để tiền của, trí tuệ và cả chiến lược vào một người vừa ra tù và 3 người đang trong tù, chỉ để tìm ra ai là người chống đảng, chống nhà nước. Một việc làm không cần thiết.
Với hệ thống tường lửa, an ninh trên mạng, hệ thống nghe lén, các quốc gia thừa sức biết ai định lật đổ chính quyền có tổ chức, ai thấy điều trái tai thì phát biểu và ai là người a dua theo đám đông. An ninh chính trị thừa biết những phát biểu có trách nhiệm và vô trách nhiệm dù trên mạng ảo.
Riêng về những phản ứng hơi thái quá của vài người có mức độ cảnh giác cao, một bạn đọc trên trang Ba Sàm đã viết:
Hồ Linh Giang đã nói
17/06/2012 lúc 19:25
...Tôi nghĩ các bác nếu không đồng ý với con đường của Lê Thăng Long thì cứ từ chối và phản biện thoải mái. Nghi ngờ để cảnh giác là tốt. Nhưng mới nghi ngờ đã kết tội và thi hành án người ta bằng những lời chửi bới thô tục, xúc phạm đến người ta là không đàng hoàng. Bạn mới nghi người ta ăn trộm tiền của bạn, bạn có dám chửi bới, kết tội người ta không? ....
Qua các ý kiến phản hồi trên mạng cho thấy có sự đồng tình cao nhất với những người cảnh giác ở mức độ 3. Nếu việc khởi xướng " Con đường Việt Nam" là cái bẫy thì đó là cái bẫy chiến lược, gây ra sự chia rẽ giữa những người tiến bộ. Và qua những động thái đang diễn ra, dường như cái bẫy ấy đang thu được vài kết quả bước đầu nếu như thực sự có một cái bẫy như vậy.
Bên cạnh việc rất nhiều người tập trung vào động cơ của việc khởi xướng, thì cũng có không ít người quan tâm đến nội dung cương lĩnh của " Con đường Việt Nam" và hầu như phần lớn đó là những ý kiến đồng tình.
Blog Trương Nhân Tuấn đã có một bài phân tích khá chi tiết về cương lĩnh của CĐVN. Đó là bài viết khá nghiêm túc rất được hoan nghênh vì qua đó làm cho nhiều người hiểu cặn kẻ hơn về cương lĩnh của phong trào, dù rằng theo tôi, có vài điểm cần trao đổi thêm.
Xuất phát từ tấm lòng mến mộ nhóm khởi xướng ban đầu, blog Mẹ Nấm có một bài viết khá xúc cảm về hướng đi của "Con đường Việt Nam".
Trên Dân Luận có khá nhiều bài viết đồng tình với cương lĩnh của phong trào CĐVN. Đó là những bài viết của các tác giả Nguyễn Ngọc Già, Khánh Sơn, Đàm Mai Đạo...
Qua những bài viết đó, và qua những gì ông Lê Thăng Long công bố, nhiều người hiểu ra "Con đường Việt Nam" là con đường gì.
Và nếu đã hiểu ra điều đó, thì sẽ hiểu rằng, tất cả chúng ta, những người dân Việt Nam của thế kỷ 21, kể cả những người đang có những phản ứng không đồng tình đều đang đi trên con đường Việt Nam. Đây mới là chuyện lạ.
Con đường Việt Nam không của riêng ai, đó là con đường của tất cả chúng ta.
Tại sao lại như vậy, có lẽ chúng ta sẽ bàn trong bài viết tiếp theo.
Huỳnh Ngọc Chênh
Chắc các nhà đấu tranh dân chủ của việt nam quá sợ bị an ninh việt nam bắt giam nên có những phản ứng nghi kị thái quá với Lê Thăng Long đây mà.Họ nghĩ đơn giản nên nằm im để nghe ngóng tình hình thì an ninh VN sẽ không có cớ gì gây khó khăn cho họ thế mà LTL lại lôi tên tuổi họ ra để mời mọc tham gia CĐVN vào lúc này nên phản ứng chửi bới và xù lông với CĐVN để bảo vệ họ là điều rất dễ hiểu.
ReplyDeleteNhưng hỡi các nhà hoạt động vì dân quyền của việt nam nếu thấy mình quá nhút nhác,không dám đương đầu với những khó khăn chông gai trong cuộc chiến không cân sức với những thế lực bạo tàn& những bất công của xã hội diễn ra hàng ngày ở việt nam thì các ông nên quay trở về làm 1 công dân CNXH cần mẫn,bịt tai che mắt xem như không thấy với những bất công đầy rẫy ngoài xã hội.Hãy để những người đấu tranh chấp nhận "thà 1 lần thắp sáng cho nền dân chủ ở việt nam còn hơn đấu tranh mà le lói chẳng ai biết đến mình"như Lê Thăng Long hay những người khác dám công bố danh chính ngôn thuận đứng lên đấu tranh cho nền dân chủ việt nam
Tôi nghĩ đây là động thái tốt , một kế trong tam thập lục kế của Chính quyền Cộng sản , đó là kế : " ném đá dò đường " . Dự báo sự sụp đổ không thể tránh khỏi nên lãnh đạo CSVN đang thả quả bóng thăm dò và dọn đường dư luận để tiệm tiến đến việc thay đổi thể chế theo hướng dân chủ đa nguyên . Vì vậy phong trào này hay LTL chỉ là con bung xung của CSVN thôi .
ReplyDeleteDay la cam bay muc 1 va 2.
ReplyDeleteThe moi co cau: "Khong the tuong tuong duoc su ngu dai cua Cong san"
Tôi nghỉ những người trong giấy mời đều là những người không ít nhiều gì cũng là những người có tinh thần đâu tranh dân chủ cho Việt Nam. Nhưng đã dấn thân vào con đường dân chủ thì tại sao lại sợ bị bắt. Tại sao lại sợ phong trào dù chỉ là bản hiệu hay cạm bảy. Đã công khai đấu tranh rồi mà còn e ngại bị bắt hay bị hại vì dân chủ thì nên làm dân chủ trùm mền cho rồi...theo tôi mọi phong trào dân chủ trong nước dù là cạm bảy hay đích thực chúng ta nên ủng hộ và tiếp sức không nhiều thì ít.
ReplyDeleteCộng sản luôn thực hiện chiêu bài "chia để trị", "bẻ đũa từng chiếc một". Do đó danh sách những người mà Lê Thăng Long kêu gọi tham gia con đường Việt Nam không thể do cộng sản soạn được. Quí vị quá vội vã qui chụp khi cho rằng Lê Thăng Long là con mồi là cạm bẫy. Hãy cẩn trọng từng lời nói để chúng ta không chia rẽ, làm tổn hại đến phong trào.
ReplyDeleteHãy nghe Lê Thăng Long trả lời BBC ngày 19/6/2012 rằng "trước tiên hãy nghi ngờ tôi, để sau đó tin tôi, nhưng đừng vội tin tôi để sau đó nghi ngờ tôi." và, hãy đọc thư của thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức gửi Dân Làm Báo ngày 19/6/2012 để biết thêm vào phong trào CĐVN.
Cảm ơn Quan Làm báo
Chúc một ngày thắng lợi
Những kẻ làm chính trị bẩm sinh đặc biệt là an ninh chuyên nghiệp của chế độ cộng sản luôn có bài bản và tìm tòi phương kế. Không thể đánh giá chúng một cách ngây thơ. Thật ra những người dám lên tiếng đã là không sợ nhóm an ninh. Một võ sĩ trước khi tích lũy được đầy đủ thể lực và kỹ thuật cận chiến thì con chủ bài là vận dụng trí tuệ trong chiến thuật và ý chí quyết thắng, khả năng chịu đòn để cuối cùng mới tung đòn quyết định hạ gục đối thủ. Tôi tin rằng hầu hết các đấu sĩ vì tự do dân chủ đều biết rõ điều này. Vấn đề là đẩy đối thủ mạnh vào thế bị động, tạo khe hở để tung đòn hủy diệt
ReplyDeleteTrước sự sụp đổ của các chế độ độc tài ở Trung đông, Bắc phi và sự cải cách chính trị ở Miến Điện. Đảng cộng sản không muốn phải chui vào ống cống như Gađaphi nên có thể CĐVN là một đảng đối lập do Cộng sản dựng lên. Chúng ta cần thêm thời gian để trả lời câu hỏi này. Nhưng dù sao đi nữa CĐVN cũng là một trang sử mới cho phong trào đấu tranh dân chủ, tự do cho con dân Đất Việt.
ReplyDeleteChúng ta đang sống trong thế kỹ 21 nhưng người dân Việt chịu quá nhiều đau khổ do Cộng sản gây ra, từ cải cách ruộng đất, Nhân Văn – Giai Phẩm cho đến những vụ cướp đất gần đây ở Tiên Lãng, Vụ Bản, Vân Giang hay hai mẹ con ở Cần Thở phải tụt quần để giữ đất.
Đảng cộng sản không được dân tin, không còn tính chính danh để lãnh đạo đất nước
Mỗi một chúng ta phải có vận mệnh với đất nước với dân tộc, Nếu CS còn cầm quyền thì nguy cơ Bắc thuộc lần nữa không còn xa.
Chúng ta hãy hành động, cùng đứng lên dẹp bỏ chế độ "nói một đàng làm một nẽo"
cảm ơn Quan Làm Báo
Lê thăng Long là ai ? Anh ta biết rất nhiều người từ Bắc đến Nam và cả địa chỉ để gởi thư mời ( họ chưa bao giờ biệt anh ta ) ! Thật là chuyện lạ .Tướng Hưởng đã thực hiện mục tiêu :Chia rẽ để trị ,chỉ mặt điểm tên, đồng thời thực hiện ý đồ chiến lược của chính quyền Cộng sản công bố trên mạng xã hội : Việt Nam có phong trào Dân chủ , nhằm mục đích chính phủ Mỹ bán vũ khí sát thương và nhiều hợp đồng quân sự khác , cùng với việc tái tài trợ tài chính của các nước châu âu ! Giống như những năm 90, Chính quyền Cộng sản lập các công ty cổ phần ( công ty thua lỗ hoặc không ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như nguồn thu ngân sách ) để các nước châu âu bắt đầu cam kết tài trợ . Bình mới rượu cũ nay kế này lại đem dùng lại .
ReplyDeleteChờ xem Con đường nào tới thành La Mã.
ReplyDelete