Blogger Widgets

Tuesday, November 20, 2012

Trốn lệnh truy nã, tiếp tục gây tội ác, tự xưng là “doanh nhân thành đạt”

Viet kieu bi bat sau 16 nam lan tron
LÊ MINH ĐỨC TỘI PHẠM TRUY NÃ 16 NĂM

Quanlambao  - Tại Kharkov Ucraina tất cả bà con cộng đồng chúng ta không ai mà không biết đến sự bạo hành của Lê Minh Đức và đồng bọn, chính chúng đã lập ra nhiều tổ chức nhằm che đậy những hành vi tội ác và trấn áp bà con cộng đồng cũng như qua mặt các cơ quan bảo vệ luật pháp. Lê Minh Đức dùng tiền mua các thế lực đen, các quan chức biến chất chèn ép bẻ gãy tất cả các sự chống đối để đạt mục đích tới cùng. Đến khi bị công an Việt Nam bắt Lê Minh Đức được một số tổ chức, công ty cá nhân (của chính Lê Minh Đức và đồng bọn) gửi đơn bảo lãnh đã làm cho các cơ quan chức năng bảo vệ luật pháp Việt Nam “bối rối” trong việc phân định trong thời gian trốn lệnh truy nã Đức là người tốt hay là kẻ xấu?. Vì vậy chúng tôi xin tóm lược “thành tích” của Lê Minh Đức trong thời gian trốn lệnh truy nã tại Ucraina để bà con cộng đồng bình luận, phản ảnh đúng sự thật góp phần để các cơ quan luật pháp Việt Nam có cơ sở mà quan tâm, chiếu cố đúng người đúng tội đối với Lê Minh Đức và đồng bọn của anh ta.
Vào tháng 3 năm 1991 Lê Minh Hiếu phạm tội đặc biệt nghiêm trọng tại Nam Định, trong khi được tại ngoại để điều tra Hiếu đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú cho nên cơ quan bảo vệ luật pháp Việt Nam đã phát lệnh truy nã vào ngày
15/5/1993. Hiếu chạy trốn sang nước Nga bằng tàu thủy đến Vladivostok và sống ở đó 1 năm. Sau đó chuyển về Moscow, ở Moscow Hiếu được một nhân vật khá nổi tiếng cưu mang giúp đỡ tên gọi là Bảo(sedoi) tại đây Lê Minh Hiếu đổi tên thành Lê Minh Đức để tránh cơ quan điều tra Việt Nam phát giác. Đến năm 1994 cơ quan tình báo Việt Nam đã biết được Hiếu đang trốn ở Moscow nhưng Bảo(sedoi) đã biết được Hiếu bị lộ nên dùng tiền đút lót cho một nhân viên sứ quán ở Moscow, dùng ông này liên hệ với Phạm Nhật Vượng, Lê Viết Lam, từ đó Bảo(sedoi) lập tức thông đồng với Vượng, Lam để chuyển Lê Minh Đức về Kharkov. Lúc này ở Kharkov cơ quan bảo vệ luật pháp của bạn cũng truy lùng tội phạm Việt Nam cho nên Vượng và Lam phải chuyển Lê Minh Đức xuống Chernovsi tạm trốn ở đấy chờ đợi. Đến cuối năm 1995 Đức quay về Kharkov ở tại ốp Vinaco tụ tập nhóm đầu gấu đồng hương Nam Định và tiếp tục ngựa quen đường cũ chuyên đòi nợ thuê, tổ chức cờ bạc, cướp chiếm đoạt tài sản của người Việt Nam thân cô thế cô. Với bề dày thành tích bất hảo như vậy nên Lê Viết Lam và Phạm Nhật Vượng đã sử dụng Đức vào đội bảo vệ ốp Vinaco, thậm chí có lúc Đức sử dụng vũ khí nóng, cụ thể có một trường hợp xảy ra năm 1995 ở ốp Vinaco Đức đã dùng PM bắn ông Tới cậu của Phạm Nhật Vượng vì lý do ăn chia gì đó không công bằng. Với bề dày tiền án tiền sự, trốn lệnh truy nã và tính gan lì của Lê Minh Đức nên Đức đã được Lam-Vượng trọng dụng. Vào đầu tháng 7 năm 1996 Đức được phân công ra chợ quản lí việc đặt công chỗ và bán cho dân, lúc này Đức đã phát huy hết tính lưu manh trộm cướp của mình để phục vụ cho việc tranh dành chợ cho 2 ông chủ là Lam và Vượng. Từ ngày đó Lê Minh Đức lên như diều gặp gió, là tay sai đắc lực cho Phạm Nhật Vượng và Lê Viết Lam để khống chế dọa nạt bóc lột bà con cộng đồng Việt Nam tại Kharkov. Nhờ sự giúp đỡ của Vượng và Lam, Đức có được đại bản doanh ở phố Fonvizina 16a, quận Komminteskaja. Đức nổi tiếng và là nhân vật đứng thứ tư sau Vượng, Lam và Bình.
Để thuận tiện trong việc giằng mặt chèn ép chiếm đoạt tài sản của bà con cộng đồng một cách hợp pháp Lê Viết Lam đã đưa Đức vào Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov với chức danh Trưởng ban chống tệ nạn xã hội (Ban hòa giải). Bất cứ vụ việc gì xãy ra trong cộng đồng đều qua tay anh ta sử lý và anh ta dựa vào cớ bà con có lỗi để trấn lột dưới hình thức phạt vạ thật cao. Thậm chí xử ép bức tử chị Hoàng Thị Thủy vào ngày 7/3/2000, Lê Minh Đức đứng đằng sau bảo kê cho các tay “làm xe” chuyển hàng bất hợp pháp qua biên giới cũng như là chủ đội làm xe chuyển hàng trong nội địa Ucraina, nhiều vụ chuyển hàng sang biên giới đã bị các tay vận chuyển bán mất và được bồi thường cho chủ hàng một cách lấy lệ, khi bị dân kiện với chức vụ là trưởng ban hòa giải Đức lại là người “xét xử” Đức đã đứng ra dàn xếp tất nhiên phần thắng luôn thuộc về các đàn em của anh ta. Cũng như nhiều vụ bà con mang tiền với số lượng lớn đi lấy hàng đã bị công an bạn “tóm gọn” một cách đầy bí ẩn, sau đó Lê Minh Đức lại đích thân đi “thương lượng” may mắn lắm bà con được trả lại 20% số tiền bị mất còn thông thường là trắng tay, trong khi theo qui định của luật pháp bà con mang tiền Grip không phải là một điều phạm pháp. Ngoài ra Lê Minh Đức còn chủ mưu nhiều vụ lừa đảo: Vào cuối 2005 Nguyễn Thị Thân con gái Chủ tịch Hội người Việt Nam Nguyễn Văn Thành (Ngoáy) đã lừa đảo hơn 1 triệu đôla trong khi giấy tờ của Nguyễn Thị Thân bị các chủ nợ thu giữ nhằm không cho Nguyễn Thị Thân bỏ trốn nhưng với cương vị là trưởng ban chống tệ nạn xã hội Lê Minh Đức đã yêu cầu các chủ nợ phải giao lại giấy tờ tùy thân của Nguyễn Thị Thân để anh ta quản lí, sau đó Nguyễn Thị Thân đã rời khỏi Ucraina một cách an toàn mà không ai hay biết, khi phát hiện Nguyễn Thị Thân biến mất các chủ nợ biết Đức là chủ mưu của vụ việc trên nhưng không dám phán ứng. Vào đầu năm 2007 vụ Nguyễn Văn Hùng (Hùng Sài gòn) bỏ trốn vì lừa đảo hơn nửa triệu đôla trong đó vai trò thể hiện rõ của Lê Minh Đức là đích thân anh ta đã đứng ra bảo vệ cho Vũ Đức Chính ở ốp Bánh mì cũ ( PTU25) là em họ của Sơn chánh văn phòng tập đoàn Technocom vì Vũ Đức Chính và Nguyễn Văn Hùng đã thế chấp ôtô của Vũ Đức Chính để vay của Tây 30.000 đôla, Đức âm mưu ra lệnh cho Vũ Đức Chính quịt nợ bằng cách lấy lại ôtô và đổ tội hết cho Nguyễn Văn Hùng (đã chạy trốn), đồng thời chuyển gia đình của Vũ Đức Chính vào sống trong Làng thời đại dưới sự bảo vệ của Lê Minh Đức để tránh sự truy tìm của chủ nợ. Vụ việc này đã có đơn gửi đến các cơ quan luật pháp Ucraina cũng như gửi đến Đại sứ quán Việt Nam nhưng tất cả đều bị Đức mua chuộc nên đến hôm nay vẫn chưa được giải quyết. Cũng vào thời điểm này Lê Minh Đức cùng Lê Viết Lam bật đèn xanh cho Nguyễn Thị Mến quịt nợ hơn 4 triệu đôla của bà con cộng đồng dưới hình thức tuyên bố phá sản, và chính Lê Viết Lam, Lê Minh Đức đứng ra nghiêm cấm các chủ nợ không được đụng chạm đến bà ta “để cho cho bà ta làm ăn đến khi nào có tiền thì sẽ trả…” điều này đã làm cho nhiều chủ nợ ngậm đắng nuốt cay, biết mình bị cướp nhưng không thể làm gì được vì sợ Lê Minh Đức hãm hại.
Lê Minh Đức đã tích cực cùng với Lê Viết Lam và đồng bọn chiếm đoạt tài sản của bà con cộng đồng một cách trắng trợn với qui mô lớn mà có thể nói rằng “độc nhất vô nhị” trên thế giới này, bọn chúng đã khống chế cả cộng đống với một thời gian kỷ lục hơn mười mấy năm nay mà vẫn chưa được cơ quan luật pháp nào để mắt đến. Những tội ác đó là các vụ lừa đảo bán cổ phiếu năm 2002, thu hồi công chỗ trái phép năm 2006, lừa bán cửa hàng cửa hiệu chiếm đoạt hàng trăm triệu đôla của bà con cộng đồng. Hàng loạt đơn thư đã được gửi đi đến tất cả các cơ quan chức năng kể cả Đại Sứ quán Việt nam cũng đều rơi vào im lặng một cách khó hiểu, thậm chí những người gửi đơn lên Đại sứ quán đã bị Lê Minh Đức triệu tập lên Hội người Việt Nam răn đe dọa nạt, cấm buôn bán tại chợ Barabasova…. Trong vòng 10 năm từ một tên tội phạm trốn lệnh truy nã Lê Minh Đức đã giàu kếch xù, sở hữu nhiều bất động sản và làm chủ nhiều công ty. Anh ta từng tuyên bố “thừa tiền để mua tất cả, kể cả mạng sống của con người” Lê Minh Đức cùng Lê Viết Lam và đồng bọn đã dựng lên nhiều công ty như: Công ty Sun Group, Sun City, Sun Mark, Vinamex, FTD, Nora, Vincom, Winper land…. Hội người Việt nam tỉnh Kharkov, Ban chống khủng hoảng, Quỹ ngôi sao phương đông, Hội doanh nhân….Tất cả các tổ chức hội hè hay các công ty ở Kharkov là 100% thuộc sở hữu của Lê Minh Đức và đồng bọn. Chúng tự bầu bán với nhau và Lê Minh Đức trở thành Chủ tịch Hội doanh nhân tỉnh Kharkov. Vào năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thu nhập tại chợ Barabasova giảm sút hẳn trong khi nhiều chi phí và lãi suất ngân hàng cần phải thanh toán Lê Minh Đức đã kết hợp với một số quan chức biến chất liều lĩnh âm mưu trục lợi cả cộng đồng trên diện rộng dưới hình thức hủy gần 1000 thẻ định cư của bà con. Điều này được khẳng định là do Đức chủ mưu vì có nhiều thông tin được xác thực như: Tiêu diệt những người làm dịch vụ (Trường hợp anh Phùng Đức Bảo), dựng Nguyễn Tiến Phúc lên làm trưởng văn phòng luật, Trưởng công an hộ khẩu thành phố được Đức mời đến tại văn phòng Hội người Việt Nam, trước bà con cộng đồng ông ta khẳng định rằng chỉ “hoàn thiện” các loại giấy tờ qua Nguyễn Tiến Phúc (nếu là giấy tờ chính qui thì chẳng có pháp luật nào trên thế giới qui định nhất thiết phải qua dịch vụ được chỉ định cả), thẻ định cư bị hủy chỉ xãy ra đối với bà con cộng đồng tại Kharkov và cho đến hôm nay số thẻ định cư này vẫn chưa có hướng giải quyết.
Sự việc nổi bật nhất là vụ việc Lê Minh Đức cùng Lê Viết Lam âm mưu chiếm đoạt tài sản của ông Nguyễn Hùng Long là nhà hàng G7 trị giá cả triệu đôla, nhưng vì gặp phải ông Long là một người có trình độ học thức cao, có mối quan hệ và có ý chí sắt đá nên không chấp nhận bị cướp như những bà con khác, ông là một người trong số hơn 6000 nạn nhân dám đứng lên chống lại tập đoàn tội phạm có tổ chức này, ông đã phản ứng lại một cách mạnh mẽ đấu tranh bằng luật pháp. Những mánh lới lừa đảo bà con cộng đồng lẫn lý lịch đen về Lê Minh Đức được đưa lên trang điện tử Công lý, quá sợ hãi trước sự bị tiết lộ bí mật lý lịch đen của Lê Minh Đức trên website Công lý mà Lê Minh Đức đã dùng mọi cách để đóng cửa wedsite này. Đầu tiên Đức đã thể hiện sức mạnh của mình bằng cách “tác động mãnh liệt” vào Đại sứ quán Việt Nam, vì vậy mới có sự “quan tâm” bất ngờ và duy nhất đến người dân từ trước đến nay của Đại sứ quán đó là vào ngày 9/4/2008 Sứ quán “triệu tập” ông Nguyễn Hùng Long lên Kiev để gặp Lê Minh Đức và Ngài Đại Sứ Nguyễn Văn Thành để đóng cửa wedsite Công lý. Có lẽ vụ việc này giải quyết không thành công, vì vậy mặc dù không biết ai là chủ wedsite conglyvn.com (vì đứng tên chủ wedsite là người bản sứ) nhưng vào ngày 15/4/2008 một công văn vô lý yêu cầu ông Nguyễn Hùng Long đóng cửa trang điện tử Công lý, một điều hết sức nực cười là công văn gửi ông Nguyễn Hùng Long nhưng Lê Minh Đức lại được nhận và đăng trên các tờ báo của chúng còn bản thân ông Nguyễn Hùng Long cho đến ngày hôm nay vẫn chưa nhận được công văn này, mà ông Long chỉ biết rằng có một công văn từ Đại sứ quán gửi cho mình qua các phương tiện báo chí của Lê Minh Đức. Trong đó một điều hết sức bất bình là Lê Minh Đức đánh hơi được sự liên quan của ông Long vào cửa hàng TE 214 ở chợ Barabasova, nên Đức đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Thái chiếm đoạt luôn cửa hàng này, vụ việc này đã bị ông Long kiện lên các cơ quan chức năng nên Nguyễn Văn Thái đã vội vàng xin từ chức khỏi phó tổng giám đốc TTTM Barbasova chạy trốn về Việt nam lánh nạn để Lê Minh Đức bên này dàn xếp. Trước những áp lực đối với ông Nguyễn Hùng Long như vậy nhưng wedsite Công lý vẫn hoạt động vì trang wed này thực chất không phải của ông Nguyễn Hùng Long mà của những người đứng lên bảo vệ bà con cộng đồng phi lợi ích. Điều đáng nói là wedsite công lý đã phơi bầy tất cả tội ác của tập đoàn tội phạm cho toàn thế giới biết sự thật của cộng đồng Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại Kharkov Ucraina. Vì không phải vàng thật nên rất sợ lửa, vì vậy Lê Minh Đức, Lê Viết Lam và đồng bọn đã cuống cuồng dùng một lượng tiền lớn hối lộ cho các quan chức thoái hóa cả Ta lẫn Tây để vu khống hãm hại ông Nguyễn Hùng Long với hy vọng sẽ đóng cửa được wedsite Công lý. Việc hãm hại này Lê Minh Đức đã phân công cho Nguyễn Tiến Phúc kết hợp với những cán bộ biến chất làm giả toàn bộ hồ sơ và bắt giam ông Long vào ngày 8/7/2008 đã làm cho cả cộng đồng phẩn nộ, nhưng tất cả các phương tiện thông tin đại chúng cũng như tất cả các cơ quan hữu quan có trách nhiệm đã im lặng một cách cố tình, còn wedsite Công lý vẫn hoạt động mạnh mẽ và được bà con đặc biệt quan tâm trong khi ông Nguyễn Hùng Long đã bị bắt giam.
Trước đây Lê Minh Đức đã về Việt Nam qua cửa khẩu Tân sơn Nhất một cách bình yên nên khi trở lại Ucraina anh ta đã tự hào khoe khoang “tiền là tất cả, có tiền cái gì cũng mua được… kể cả chính quyền Việt nam”. Vì vậy anh ta đã không ẩn mình như trước đây mà đã hoành tráng cùng đồng bọn tự ban cho mình nhiều chức vị rất oách trong đó có chức Chủ tịch hội doanh nhân Kharkov Đức đã dẫn đầu đoàn doanh nhân chân gỗ hùng dũng tiến về Việt nam trên chuyến bay ngày 8/10/2009. Khi tra tay vào còng số 8 Lê Minh Đức vẫn tin rằng đồng tiền là vạn năng. Sau 3 tháng vẫn miệt mài bóc lịch và không thoát khỏi nhà tù trở lại Kharkov tiếp tục lãnh đạo cộng đồng như lời hứa của Lê Viết Lam và đồng bọn thì Lê Minh Đức mới hiểu ra rằng pháp luật mới chính là vạn năng và chính quyền Việt Nam quá vững mạnh. Tuy nhiên hiện nay Lê Viết Lam và gia đình của Lê Minh Đức đã tung nhiều thông tin nhằm “hăm dọa” những ai dám “nổi dậy” khi nghĩ rằng rắn đã mất đầu, tung tin Đức đã “ủng hộ” cho nhà tù rất nhiều tiền nên được ở một mình một phòng riêng đầy đủ tiện nghi ti vi, máy lạnh, điện thoại, internet nối mạng toàn cầu… và vẫn đang tiếp tục điều hành công việc tại Ucraina từ nhà tù ở Việt nam. Nghe như truyện cổ tích nhưng đây cũng là một điều mà các cơ quan luật pháp của Việt nam nên quan tâm để tránh làm mất uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật Việt nam.
Để bổ xung tính xác thực của bài viết này chúng tôi sẽ đăng một số dẫn chứng là những bài báo và bằng chứng về những sự việc đã xảy ra.
Vì dẫn chứng rất nhiều cho nên chúng tôi sẽ cập nhật dần theo trình tự
1. Đơn tố cáo của Chủ tịch Hội Đồng Hương Đinh Văn Nết
Bên dưới là nguyên văn lá đơn tố cáo mà ngày trước bác Đinh Văn Nhời đã viết để gửi đến Ban lãnh đạo Bộ Công An Việt Nam.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Kính gửi: Ban lãnh đạo Bộ Công An Việt Nam
Tôi là Đinh Văn Nết Chủ tịch Hội Đồng Hương Việt Nam tỉnh Kharkov nước Cộng Hòa Ukraina, giám đốc công ty “Hữu Nghị” xin trình bày với quý bộ những vấn đề sau:
Sau khi Liên-xô tan rã năm 1991, các nhà máy của bạn không đủ khả năng mua vé cho anh em Việt Nam về nước theo hiệp định. Các nước cộng hòa mới tách khỏi Liên bang Xô Viết nên tình hình chính trị, kinh tế, xã hội không ổn định, nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra hàng ngày đối với người Việt Nam tại đây. Trước tình hình đó Hội Đồng Hương Việt Nam tỉnh Kharkov ra đời vào tháng 4 năm 1994 do ông Đinh Văn Nết (còn có tên gọi khác là Đinh Văn Nhời) làm chủ tịch. Sau đó một thời gian thì có một tổ chức khác mang tên là Hội Hữu Nghị Việt Nam – Ukraina về văn hóa và thương mại do ông Phạm Nhật Vượng làm chủ tịch. Hai tổ chức này đều xây dựng chợ của mình tại trung tâm thương mại Barabasôva, thành phố Kharkov. Vào tháng 4 năm 1998, ông Đại Sứ Đòan Đức và ông Tham tán công sứ Bùi Đình Dĩnh đã ép hai tổ chức này ngừng họat động và thành lập một tổ chức mới mang tên là: Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov do ông Lê Viết Lam làm chủ tịch. Sau một thời gian họat động, Hội có nhiều biểu hiện của một tổ chức xã hội đen, đặc biệt rõ hơn sau khi đại hội lần thứ hai, ông Lam rút khỏi chức vụ chủ tịch Hội mà chỉ nhận là chủ tịch “danh dự” để tránh sự chú ý của cơ quan nội vụ địa phương, nhưng thực chất mọi quyền hành đều trong tay ông Lam như việc quản lý chợ, quản lý Hội đều biểu hiện vi phạm nghiêm trọng luật pháp của bạn và của Nhà nước ta như sau :
Hội Người Việt Nam là một tổ chức xã hội nhưng họat động như một tổ chức chính quyền và như một cơ quan hành pháp của người Việt Nam tại thành phố Kharkov. Tất cả người Việt Nam buôn bán tại trung tâm thương mại dưới quyền quản lý của ông Lam đều bắt buộc phải là hội viên, và phải nộp tiền hội phí 50 grivna một tháng (tương đương 10$). Theo số liệu của Hội thường xuyên có khỏang 3100 hội viên. Vậy tổng số tiền hội phí là 31.000$/tháng. Số tiền này được chuyển vào quỹ “Ngôi sao phương đông” có tài khoản 25855565 ở ngân hàng Merkuri thành phố Kharkov, số tiền này được cán bộ Hội tuyên bố “làm từ thiện, làm ngọai giao”, nhưng không một ai được biết số tiền này được chuyển đi đâu, cho ai ngay cả chủ tịch Hội đương nhiệm. Mỗi khi Hội cần tiền thì ban lãnh đạo Hội lại ra quyết định bắt buộc bà con nộp tiền, như đầu năm 2005 mỗi người Việt Nam phải nộp thêm 200grivna tiền Ukraina (tương đương 40$) số tiền thu được đợt này là : 3100 x 40$ = 124.000$. Ngoài ra các ông trong ban lãnh đạo Hội còn thành lập “Ban hòa giải và chống tệ nạn xã hội” do ông Lê Minh Đức (còn có tên khác là Lê Minh Hiếu, quê Nam Định theo nhiều nguồn tin Hiếu là tội phạm trốn từ trong nước sang), Trần Minh Sơn, Phạm Xuân Thu phụ trách, các ông trong ban này đóng vai trò như “công an, viện kiểm sát, tòa án” để sử phạt và tống tiền bà con, nếu ai không nộp những khỏan tiền mà Hội bắt buộc thì các ông ấy sẽ không cho buôn bán và gây nhiều phiền hà, cho người địa phương đi kiểm tra bắt phạt đến khi nào nộp đủ tiền với điều kiện “bà con viết giấy là tự nộp tiền” thì mới được yên và lúc đó mới được phép bán hàng .
Tháng 12 năm 2004 Hội phát động đợt quyên góp tiền ủng hộ người nghèo trong nước. Mõi hội viện phải nộp 10$ (số tiền thu được là 31000$) cho đến nay số tiền này vẫn không được chuyển về nước theo đúng tinh thần của đợt phát động.
Ban Hòa giải của Hội họat động đúng như một nhóm xã hội đen. Tháng 3 năm 2000 chị Hoàng Thị Thủy sống tại ký túc xá số 6 đường phố Grribandi thành phố Kharkov có nhặt được gói tiền sau đó chị Thủy có trả lại cho người mất. Ban Hòa giải không những không biểu dương mà còn vu cho chị Thủy ăn cắp, tống tiền chị Thủy và cuối cùng dẫn đến cái chết thương tâm của người con gái vô tội này (có bức thư tuyệt mệnh kèm theo). Người mà chị Thủy nhắc đến trong bức thư tuyệt mệnh có tên Trường đây là anh Đặng Minh Trường - cộng tác đắc lực của Lê Viết Lam.
2- Khu chợ do ông Lam quản lý có đặc thù như sau:
Ông Lam thỏa thuận với tập đoàn “Avek” được làm trung gian thuê đất của Tập Đoàn để đặt côngtainơ cho người Việt Nam. Nhưng thực tế ai muốn có chỗ bán hàng thì bắt buộc phải mua. Nhưng sự mua bán chỉ được thực hiện bằng lời nói chứ không có bất kỳ thứ giấy tờ nào được chứng tỏ là có sự mua bán.
Lợi dụng sự kém hiểu biết về luật pháp, ngôn ngữ của cộng đồng ta ở đây, ông Lam đã bán được khỏang 10.000 côngtainer và chỗ bán hàng thu lợi bất chính ít nhất 10 triệu$. Đến đầu năm 2002 Tập Đoàn Avek phát hiện ông Lam và những cộng sự của ông đã gian lận của họ khỏang 5 triệu $ (năm triệu $). Họ bắt buộc các ông phải hòan lại số tiền đã biển thủ. Để có được số tiền này ông Lam đã kết hợp với người địa phương bày ra trò cổ phần hóa khu chợ mà các ông thuê. Như vậy cộng đồng người Việt ở đây phải mua lại lần thứ 2 chỗ bán hàng của mình đi thuê.
3 – Đối với công ty “Hữu Nghị”:
Công ty “Hữu Nghị” là một công ty hoạt động độc lập, đã ký hợp đồng số 41 ngày 28 tháng 7 năm 1995 với Tập Đoàn Avek thuê một mảnh đất 2000 mét vuông để làm chợ bán hàng và ký hợp đồng 1/97 ngày 18 tháng 03 năm 1997 cho tập đoàn Avek vay 370.000 grivna (tương đương 200.000$) để có quyền sử dụng 4000 mét vuông đất trong 10 năm đặt côngtainơ chứa và bán hàng. Công ty “Hữu nghị” và công ty Akôta cùng đặt được 216 côngtainơ. Sau khi họat động được một thời gian ngắn thi ông Đinh Văn Nhời cùng ông Lê Viết Lam ký biên bản thỏa thuận chuyển 100 (một trăm) công thuộc quyền quản lý của tập đoàn VINACO do ông Lam làm giám đốc với điều kiện như: sau khi trừ tòan bộ chi phí còn lãi xuất sẽ chia đôi (có biên bản thỏa thuận kèm theo). Mặc dù đã thỏa thuận như vậy, nhưng ông Lam đã không thực hiện đúng bản cam kết mà chỉ chuyển số tiền lãi cho chúng tôi có 1 tháng (tháng 6 năm 2007) với số tiền là 1.500$ (một ngàn năm trăm đôla Mỹ). Từ đó cho đến nay ông Lam cố tình không trả. Khu vực này công ty của ông Lam thu mỗi công là 350$ một tháng. Nhưng chúng tôi tính ít nhất từ tháng 7 năm 1997 đến tháng 6 năm 2005 là 95 tháng (chín mươi lăm tháng). Như vậy ông Lam đã biển thủ số tiền lãi của chúng tôi như sau : 95tháng x 1.500$ = 142.500$
Đầu năm 2000 ông Lê Viết Lam đã thỏa thuận cùng với chủ chợ lại cướp tiếp của chúng tôi 116 côngtainơ (tương đương 2000 mét vuông đất) mà chúng tôi đã trả tiền thuê đất cho tập đòan Avek từ tháng 3 năm 1997 và giao cho ông Võ Minh Phúc và ông La Văn Thứ quản lý.
Tháng 6 năm 2002 cán bộ công nhân viên công ty “Hữu nghị” lại phải bỏ một khoản tiền 410.500 grivna (tương đương 85.000$) để mua 893 cổ phiếu của tập đòan Avek với mục đích được quản lý tiếp khu chợ mà công ty “Hữu nghị” vẫn quản lý theo hợp đồng ủy thác số 1 và số 2 đã ký với tập đòan Avek ngày 30 tháng 12 năm 1998 (thực chất đây là số tiền ông Lam đã bắt chúng tôi phải trả nợ thay cho ông ấy). Nhưng từ tháng 12 năm 2003 đến nay, ông Lam tìm đủ mọi cách để chiếm đọat tài sản riêng của chúng tôi. Ví dụ như cuộc gặp mặt chiều ngày 24 tháng 11 năm 2003 tại khách sạn Thăng Long ở thành phố Kharkov với lãnh đạo công ty “Hữu nghị” phải nộp thêm cho ông một khỏan tiền vô lý là 10.000$ hàng tháng. Mặc dù công ty “Hữu nghị” là chủ hợp đồng với tập đòan Avek không có liên quan gì với ông Lam và Hội. Ông Lam tuyên bố: nếu không nộp thì công ty “Hữu nghị” sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Lãnh đạo công ty “Hữu nghị” từ tháng 7 năm 2004 đến nay ông Lam và những người cộng sự với ông đã chiếm đọat xong tài sản riêng của chúng tôi làm tòan bộ 25 cán bộ công nhân viên của công ty không có công ăn việc làm.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi về tổ chức của người Việt Nam tại thành phó Kharkov, nhóm này núp dưới tổ chức xã hội nhưng thực chất thì họat động như một băng nhóm xã hội đen, họ có tổ chức khá tinh vi nhằm lừa đảo, chiếm đọat một số lượng lớn tiền và tài sản của cộng đồng đến hàng chục triệu đôla.
Chúng tôi tha thiết kính mong Ban lãnh đạo Bộ quan tâm xem xét, cử đòan cán bộ sang tìm hiểu và có biện pháp nghiêm trị những kẻ vi phạm pháp luật của Ta và Bạn.

Sáng thứ năm ngày 27-01-2005 tại nơi làm việc của công ty “Hữu nghị” (bốt bê-tông) thuộc khu vực chợ của Hội đồng hương có cuộc gặp mặt gồm :
1) Lãnh đạo công ty Hữu nghị :
- Nguyễn Văn Ngoáy - chủ tịch Hội .
- Phạm Xuân Thu - ủy viên ban chấp hành Hội.
- Trần Hưng - ủy viên ban chấp hành Hội.
- Phạm Quang Minh - nguyên là nhân viên công ty “Hữu nghị”.
- Dinh Văn Hào - nguyên là nhân viên công ty “Hữu nghị”.
Nhóm người của Hội muốn bảo vệ những người vi phạm pháp luật của bạn tại trung tâm thương mại Barabasôva và tuyên bố rằng : nếu những người trên (có tên trong danh sách mà ông luật sư của công ty Hữu Nghị đã biết) nếu bị công an hoặc cơ quan pháp luật của bạn bắt giữ thì ông Đinh Văn Nhời và ông Trần Văn Quyền phó giám đốc công ty sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn .
Ông Phạm Xuân Thu tuyên bố : dùng xã hội đen để giết ông Quyền với giá 1000 USD trước mặt những người có tên trên đây.
Vậy tôi mong những ông có tên trên đây sẽ làm chứng cho tôi , nếu tính mạng tôi có điều gì xảy ra không tốt.
Kharkov ngày 29-01-2005



NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

No comments: