Blogger Widgets

Tuesday, October 2, 2012

Chính Phủ phải ôm nợ xi măng


Đứng ra bảo lãnh các khoản vay cho hàng loạt dự án xi măng đang thua lỗ, ngân sách - quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài - của nhà nước đang bị “teo tóp” và đối mặt với nhiều khoản nợ.

Câu chuyện 4 nhà máy xi măng gồm: Đồng Bành, Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên rơi vào cảnh nợ nần do thua lỗ đang để lại bài học đắt giá cho cả ngành xi măng khi phát triển ồ ạt, xây dựng tràn lan mà không tính tới nhu cầu thực sự của thị trường.
  ThủTướng & Nhóm thâu tóm  Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin?  Hôbiến nợ xấu cho Vinashin  Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng  CÙNG CHƠIBÀI Ù!  BÃO NỔI LÊNRỒI Tạisao Thủ tướng 'ÔM' Tập đoàn   Dầu khí rót vốn vào xi măng, công ty tài chính cũng đầu tư xi măng thì thua lỗ là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, Bộ Tài chính là cơ quan thay mặt Chính phủ đứng ra thẩm định dự án, thẩm định phương án bảo lãnh cũng phải chịu trách nhiệm khi tham mưu cho Chính phủ ký các quyết định này TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

Ồ ạt bảo lãnh vốn vay

Trong số những “cánh chim đầu đàn” trên của ngành xi măng, thua lỗ nặng nề và nợ nhiều nhất là Nhà máy xi măng Đồng Bành (Lạng Sơn), do Công ty CP xi măng Đồng Bành (thuộc TCT cơ khí xây dựng COMA - Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư với mức sở hữu vốn hơn 80%. Dự án này có tổng mức đầu tư 1.298,2 tỉ đồng, công suất dự kiến 910.000 tấn/năm.

Khoản vay này được Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ ký Thư bảo lãnh cho Hợp đồng vay của Ngân hàng ANZ - chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Fortis Banque France SA và Ngân hàng Bangkok - chi nhánh TP.HCM. Theo số liệu được công khai, riêng khoản vay của ANZ là 747,850 tỉ đồng, vốn tự có của công ty hơn 300 tỉ đồng. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 10.2006 và đi vào hoạt động cuối năm 2008, nhưng phải đến tháng 9.2010 mới cho ra sản phẩm. Tuy nhiên ngay trong năm 2011, nhà máy đã bị thua lỗ nặng, đến nay phải dừng hoạt động. Số lỗ theo báo cáo mới nhất tới hết quý 1/2012 gần 197 tỉ đồng. Trước đó, Bộ Tài chính đứng ra trả 3,5 triệu USD cho ANZ. Tuy nhiên, khoản này cũng chưa thấm vào đâu so với các món nợ phải trả cả gốc lẫn lãi trong 5 năm tới là trên 600 tỉ đồng.

Không chỉ có dự án Đồng Bành, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ từng cho biết, tổng mức bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án xi măng tính đến khoảng cuối năm 2011 là 1,365 tỉ USD với 16 dự án. Trong đó, Đồng Bành 45 triệu USD; Xi măng Thái Nguyên 59 triệu USD (năm 2005); Xi măng Tam Điệp 133 triệu USD (năm 2000); Xi măng Hoàng Mai 145 triệu USD (năm 1998). Ngoài ra, theo tìm hiểu của Thanh Niên, một loạt dự án khác cũng được cấp bảo lãnh vào năm 2008 như dự án Xi măng Thăng Long 2 với hợp đồng vay của Ngân hàng BNP Paribas, Ngân hàng Societe Generale và ANZ. Dự án dây chuyền xi măng Hà Tiên 2, vay của Ngân hàng Calyon và ANZ…

Nhà máy xi măng Thái Nguyên - Ảnh: Công ty CP Xi măng Thái Nguyên

Chính phủ “nai lưng” gánh nợ

Với mỗi dự án, Chính phủ nhận được 0,25% phí bảo lãnh trên tổng dư nợ vay, thế nhưng số phí nhỏ nhoi này không thể sánh được với khoản nợ chồng chất của doanh nghiệp (DN) hiện nay.
KINH TẾ
  Việt Nam gương xấu về kinh tế  TƯ họp kinh tế lao đao   Lạm phát trở lại hay trò chạy tội? Nợ xấu DNNN trên 200.000 tỷ! 
Hầu hết các khoản vay trên đều rơi vào tập đoàn, TCT nhà nước như: TCT COMA (Bộ Xây dựng) tại Nhà máy xi măng Đồng Bành, TCT công nghiệp xây dựng (Vinacoin, Bộ Công thương) - xi măng Thái Nguyên, hay Vinaconex tại xi măng Cẩm Phả… Và theo quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay nước ngoài, ban hành kèm Quyết định 272/2006/QĐ-TTg, với tất cả các khoản vay đã được bảo lãnh khi DN không thực hiện, thì người bảo lãnh sẽ thực hiện các nghĩa vụ đó.

Nhà máy xi măng Hạ Long - Ảnh: Anh Vũ

Theo TS Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tất cả lãi, nợ gốc, lãi suất phạt (nếu có) thì Bộ Tài chính phải trích từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để trả thay cho DN. Dù có quy định DN phải có nghĩa vụ bồi hoàn cho Chính phủ các khoản tiền đã trả cùng với lãi và tất cả các chi phí phát sinh thực tế liên quan đến khoản vay, thế nhưng, trong bối cảnh các DN đang ngập trong nợ nần hiện nay thì hy vọng “đòi nợ” và quyền được bán tài sản thế chấp là dây chuyền công nghệ, nhà máy của Chính phủ là hết sức mong manh.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đánh giá ngân sách đang phải hứng chịu thiệt đơn, thiệt kép do bảo lãnh cho vay các dự án này. Theo ông, sự ưu ái cho những dự án xi măng, thông qua việc cấp bảo lãnh “hào phóng” cho nhiều tập đoàn giai đoạn vừa qua, đặc biệt trong năm 2008, đã phải trả giá. “Trách nhiệm đầu tiên là của các tập đoàn, TCT mải mê chạy theo đầu tư ngoài ngành. Dầu khí rót vốn vào xi măng, công ty tài chính cũng đầu tư xi măng thì thua lỗ là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, Bộ Tài chính là cơ quan thay mặt Chính phủ đứng ra thẩm định dự án, thẩm định phương án bảo lãnh cũng phải chịu trách nhiệm khi tham mưu cho Chính phủ ký các quyết định này”, TS Doanh thẳng thắn nói.

Nhà máy xi măng Đồng Bành trước khi được đầu tư xây dựng - Ảnh: Công ty CP xi măng Đồng Bành
Hệ lụy chưa dừng lại

Nhưng hệ lụy chưa dừng lại khi vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn đã ký Công văn số 1572 xin Thủ tướng cho phép COMA bán toàn bộ hơn 17 triệu cổ phiếu tương ứng hơn 171 tỉ đồng tại Nhà máy xi măng Đồng Bành cho Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai. Đồng thời, đề nghị Thủ tướng chấp thuận cho Hoàng Phát Vissai đứng ra trả nợ thay món vay ANZ cho Bộ Tài chính. TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK   HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA   HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK   HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ  NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

Đánh giá về kiến nghị này, TS Lê Đăng Doanh cho biết, có lẽ những nỗ lực cuối cùng để cứu vớt Đồng Bành đã không thể thực hiện. Bởi trước khi buộc phải bán vốn, thông qua đấu giá cổ phiếu của COMA tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã không có bất cứ ai, hay DN nào thèm ngó ngàng đến. Nhưng, nhìn ở khía cạnh lạc quan, theo TS Doanh, dù có bán được, có đơn vị tư nhân đứng ra gánh nợ hộ thì phần thiệt hại quá lớn cũng đã thuộc về nhà nước khi DN thua lỗ, mất vốn, bao nhiêu công sức đầu tư cũng đổ sông, đổ biển. “Đó là bài học quá đắt cho chủ trương đầu tư thiếu đúng đắn của chúng ta”, ông nói.

Tình trạng thua lỗ chưa dừng lại

Ông Nguyễn Văn Điệp (Hiệp hội Xi măng), cho biết tình hình các DN ngành xi măng đang ngày càng khó khăn, nợ ngân hàng lãi suất cao không thể trả nổi, riêng Xi măng Đồng Bành khó có thể cứu vãn. Ông cũng cho rằng, để dẫn tới hậu quả ngày hôm nay, nguyên nhân do suy giảm kinh tế, nhưng cũng có phần không nhỏ vì ưu ái trong đầu tư, quy hoạch chưa bám sát thực tiễn. Hiệp hội Xi măng cũng đang kiến nghị Chính phủ giãn các khoản nợ vay, có phương án xử lý nợ cho các thành viên của mình. “Nếu không khoanh được nợ, giãn nợ, kích cầu cho ngành xi măng thì chắc chắn nhiều DN sẽ còn phải dừng hoạt động, và không thể trả được”, ông Điệp nói.
Theo Anh Vũ - Thanhnien
 

4 comments:

Anonymous said...

Dân nói!!!
"Chính phủ ôm nợ xi măng" nên viết thành "Dân đen gánh thêm trên vai hàng tấn nợ xi măng" mới đúng. Đó là tiền thuế của dân mà, chính phủ chỉ quản lý tiền giúp dân và dân trả lương thôi.

Anonymous said...

Thật vớ vẩn, mấy ông xi măng này chết đâu phải do suy thoái kinh tế, quả bong bóng BĐS đã nổ tung rồi thì thằng dán tiếp như nuôi lợn, gà còn chết theo huống hồ thằng xi măng, mà mấy ông xi măng này quá nhỏ cứ đi hỏi Y Tướng xem bọn cùng nhóm lợi ích đầu tư BĐS được Y Tướng bảo lãnh đang nợ nần bao nhiêu nhé, đợi NHNN VN phá sản thì Y Tướng cũng đủ thời gian chuồn chuồn

Anonymous said...



Chém được 3D là MỚI XONG PHẦN GỘI ĐẦU, sau đó còn phải kỳ cọ tắm rửa cho PHẦN CƠ THỂ CÒN LẠI. Điều trị ung thư sau khi cắt bỏ khối u chính còn phải làm hóa trị, xạ trị nhiều đợt… để diệt các tế bào ung thư đã DI CĂN khắp nơi.

3D thổi lên 1 bong bóng khổng lồ (nhìn số nhà lô, căn hộ không người ở HN, SG…) nhưng BONG BÓNG NÀO RỒI CŨNG XỊT  bong bóng xịt tạo ra 1 KHỐI NỢ XẤU KHỔNG LỒ trong hệ thống ngân hàng. Khối nợ xấu không trả được này làm vô số ngân hàng và doanh nghiệp phá sản trong thực tế (TỔNG TÀI SẢN NHỎ HƠN TỔNG NỢ). Nhưng vì các ngân hàng và doanh nghiệp này đều là của các đại gia thân 3D  3D vẫn để chúng tồn tại, trở thành NGÂN HÀNG MA và DOANH NGHIỆP MA. Ngân hàng ma là ngân hàng đã mất trắng vốn chủ sở hữu, số tiền có thể đòi về từ khách vay bé hơn số tiền nợ người gửi tiết kiệm. Doanh nghiệp ma là doanh nghiệp có bán hết tài sản cũng không đủ trả nợ ngân hàng, tổng

3D định giải bài toán nợ xấu này thế nào? Lúc đầu 3D và Bình ruồi định cướp hàng trăm nghìn tỷ tiền ngân sách đi MUA NỢ XẤU GIÁ CAO để cứu các bạn đại gia. Ý đồ này bị phản đối dữ dội  3D và Bình ruồi tạm thời không nhắc đến. Không cướp được tiền dân cứu đại gia, 3D chẳng còn bài nào khác nên quay sang chiêu CÂU GIỜ: chỉ đạo các NGÂN HÀNG MA CHO DOANH NGHIỆP MA ĐẢO NỢ GIẢ. Thực chất doanh nghiệp không có tiền trả, ngân hàng không thu được đồng nào… chỉ là đảo nợ trên sổ sách, không có tiền thật chạy vào ngân hàng.

Việc tồn tại vô số ngân hàng ma, doanh nghiệp ma tác hại cho nền kinh tế như thế nào? Tác hại là vô cùng lớn! Việc cố cứu, cố hỗ trợ các doanh nghiệp đã hết cửa sống nhưng nhiều quan hệ này làm PHUNG PHÍ CÁC NGUỒN LỰC HỮU HẠN, quý giá của xã hội. Các doanh nghiệp ma đang hút tranh oxy, nguồn lực của các doanh nghiệp khỏe, làm ăn chân chính, không dính vào các bong bóng đầu cơ. Cơ chế thị trường là 1 CƠ CHẾ ĐÀO THẢI, doanh nghiệp quyết định sai phải chết, nhường chỗ cho các doanh nghiệp lựa chọn đúng đắn, đó là QUY LUẬT CHỌN LỌC TỰ NHIÊN của tạo hóa, không thế lực nào cản được. Cố đi ngược tự nhiên, cố cứu những doanh nghiệp đã hết cửa sống = phí nguồn lực, LÀM CHẬM BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC.

Thưa ÔNG THỦ TƯỚNG SẮP LÊN, trong thời kỳ trăng mật 6 tháng sau khi lên, ông hãy tranh thủ RÚT PHÍCH CẮM các ngân hàng ma và doanh nghiệp ma. Ngân hàng thì hãy làm như ngân hàng NN đã làm với Habubank: BUỘC NGÂN HÀNG TRÍCH LẬP HẾT NỢ XẤU, CHO CHỦ NGÂN HÀNG MẤT TRẮNG (vì cho vay bong bóng, cho chính mình vay) rồi mới bơm tiền vào bù đắp phần bị hụt, đảm bảo NGƯỜI GỬI TIỀN KHÔNG MẤT ĐỒNG NÀO. Bước tiếp theo là chập 8, 9 ngân hàng ma (đã được bơm vốn để trở thành ngân hàng 100% nhà nước) thành 1 ngân hàng quốc doanh khỏe, làm tinh gọn hệ thống ngân hàng. Đây chính là cách MỸ XỬ LÝ CITIBANK NĂM 2008, HÀN QUỐC XỬ LÝ NHIỀU NGÂN HÀNG NĂM 1997, TÂY BAN NHA ĐANG LÀM HIỆN NAY... CHỈ CÓ 01 BÀI NÀY THÔI: cho chủ ngân hàng mất trắng, còn người gửi tiền được đảm bảo không mất đồng nào. Về danh nghĩa ngân hàng vẫn tồn tại, nhưng bên trong thực sự đã đổi chủ, thành ngân hàng quốc doanh. Đến khi KINH TẾ ỔN HƠN, NHÀ NƯỚC LẠI BÁN NGƯỢC CỔ PHIẾU RA, ngân hàng lại thành tư nhân.

Việc rút phích cắm các ngân hàng và doanh nghiệp ma này có tác dụng phụ không? Có, nhưng không đáng ngại:

(1) Tỷ lệ thất nghiệp: đại bộ phận doanh nghiệp ma đã đuổi phần lớn nhân viên, giờ chỉ còn duy trì ở mức tối thiểu vài vị trí kế toán, bảo vệ, văn phòng… nên nếu cho chúng phá sản hết thì cũng không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp là bao.

(2) Đổ vỡ hệ thống ngân hàng: không đáng lo. ACB, Eximbank, Sacombank… đã không sụp đổ sau khi lãnh đạo bị bắt. Chỉ cần ngân hàng nhà nước sẵn sàng ứng cứu về thanh khoản + tuyên truyền cho nhân dân hiểu thì mọi việc sẽ ổn.

Ông thủ tướng mới, dù ông là ai, hãy tận dụng mấy tháng trăng mật mà nhân dân cho ông để RÚT PHÍCH CẮM các ngân hàng và doanh nghiệp ma, LẬT TRANG MỚI cho nền kinh tế! LÀM CÀNG NHANH CÀNG ĐỠ ĐAU!

Anonymous said...

Quan làm báo đứng thứ 82 VN rùi.
Nhanh qua đi
Lên nữa đi nha.