Blogger Widgets

Wednesday, July 4, 2012

Nước Việt Hình Chữ S ... Nhưng Biên Giới “Nước” Ấy Tới Đâu ?

Kính thưa Quý Vị Độc giả
biển đông
Cá nhân chúng tôi, người viết bài này, khi được hỏi “Nước Việt Nam (VN) hình Chữ S ... nhưng bạn có biết biên giới Nước ấy tới đâu không ?”, tôi xin thú thật và thẳng thắn trả lời : “tôi không biết chính xác ở đâu”.
Và tôi đồ chừng tất cả Quý vị Độc giả, cũng như các Quý vị Giáo Sư Địa lý cùng các Học giả hàng đầu khác của Việt Nam đều không biết biên giới “Nước” ấy đến kinh độ nào, vĩ độ nào.
Chẳng lẽ người VN đỉnh cao “trí tuệ” đến vậy mà không biết bản đồ nước mình ? Công dân các quốc gia duyên hải nào cũng biết bản đồ Hải Phận nước họ[1], còn ta thì không.

Trên đời có nhiều điều ta không biết thật, nhưng khi nói đất nước Việt Nam mà không biết “nước” ấy ở đâu, rộng đến đâu thì ... đáng xấu hổ vô cùng !
Vì không biết nên chúng ta phải cùng nhau tìm ra biên giới ấy, cụ thể nhất là làm sao “sở hữu” tấm bản đồ nước ta đầy đủ cả “đất và nước”. Tấm bản đồ đầy đủ này hình chữ S lớn, theo Nhà Nước cho hay phải lớn tới 4 lần mảnh đất chữ S nhỏ treo trên tường hàng trăm năm này.
Nội dung bài này thâu tóm từ những bài viết cũ hàng chục năm trước, xem ra vẫn còn mới vì vấn đề “Người Việt Nam không có bản đồ ‘Nước Việt Nam” vẫn còn nguyên đó.
Nhập Đề
“Nước Việt Nam là một dải đất hình chữ S diện tích 329560 km2, nằm ở trung tâm khu vực Ðông Nam Á, ở phía Ðông bán đảo Ðông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Ðông và Nam trông ra biển Ðông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, biên giới đất liền dài 3730 km”. Phần lãnh thổ ghi như vậy trong các giấy tờ chính thức cũng như sách vở giáo dục được xem là tạm đủ, cho dù vài ba phần trăm diện tích này như vùng Lão Sơn, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc ... còn mập mờ.
Phần lãnh hải thì sao ? Một số người nhạy cảm thường la lớn Việt Nam mất lãnh hải nhiều quá. Thật ra vấn đề mất mát lãnh hải cho ngoại bang không bi đát quá như vậy. Lãnh hải nằm trong khu vực biển nằm cách bờ 12 hải lý. Nếu bờ biển còn nguyên từ Móng Cái đến Hà Tiên thì lãnh hải vẫn tồn tại dọc theo bờ Móng Cái/ Hà Tiên đó mà thôi.
Vậy nội dung bài này nói gì khó hiểu vậy ?
Xin thưa ngoài lãnh thổ tức dải đất hình chữ S cũng như lãnh hải cách bờ 12 hải lý, Việt Nam chúng ta cũng như tất cả mọi quốc gia ven biển khác trên trên thế giới còn có một số quyền hạn trên khu vực biển “Hải Phận Đặc Quyền Kinh Tế” và Thềm Lục Địa... Nếu nói Việt Nam gồm hai phần Đất và Nước thì phần Nước này rất bao la, rộng lớn hơn dải đất 329560 km2 nhiều lần. Biên giới Nước ấy ở đâu, bản đồ nào ... không ai hay.
Vùng Đặc Quyền Kinh tế EEZ
Trong Luật Biển Liên Hiệp Quốc UNCLOS [2] hiện hành, vùng Đặc quyền Kinh Tế (tiếng Anh : Exclusive Economic Zone EEZ ; tiếng Pháp : Zone Économique Exclusive ZEE) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng và được quy định trong phần V Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (ĐQKT) của Công Ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý (khoảng 370,4 km) tính từ đường cơ sở, ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra nó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực Đặc Quyền Kinh Tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển [3].
Quốc gia duyên hải như Việt Nam theo đó phải có tối thiểu vùng biển đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lý. Trong vùng Hải Phận này, chúng ta có quyền khai thác và sử dụng tài nguyên giống như chúng ta đã từng khai thác và sử dụng tài nguyên trên đất liền vậy.
Trong tình thế hiện nay, các quốc gia quanh Biển Đông đều cố tranh giành những vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn cho nước họ. Biển Đông với chiều ngang khoảng 600 hải lý sẽ không còn sót lại vùng biển nào đựợc gọi là biển quốc tế nữa.
Thềm Lục Địa Việt Nam
Không giống như trường hợp bờ biển bao quanh Phi luật Tân và bờ biển bao quanh phía Nam của Nam Dương quá dốc, bờ biển Việt Nam thoai thoải trải dài từ bờ ra khơi. Vì đáy biển không có sự ngăn cách của các rãnh biển sâu (trench, trough) gần bờ nên sự nới rộng Hải Phận của Việt Nam hợp lý hơn các nước khác [4]. Bản đồ địa chất cho thấy Biển Việt Nam là sự nối tiếp địa hình đất liền chạy dài ra biển. Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm trên Thềm Lục Địa nước ta. Hoàng Sa nằm chung trên nền đất của Cù Lao Ré và tỉnh Quảng Ngãi. Trường Sa là phần nối của đất liền của Nam Trung phần và Nam phần Việt Nam. Đó là lý do 2 Luật Gia của Hoa Kỳ Mark J Valencia và Jon Van Dyke đã phát biểu rằng Việt Nam có những lý lẽ hợp pháp về đặc quyền kinh tế và nên tuyên bố chiều rộng Thềm Lục Địa và Hải Phận kinh tế rộng ra cho tới 350 hải lý [5].



















Pháp Lý về Thềm Lục Địa
Những hoạt động khai thác thương mại như dầu mỏ và hơi đốt từ đại dương chủ yếu được tiến hành trên các Thềm Lục Địa. Quyền lợi kinh tế trên Thềm Lục Địa do các quốc gia có biển đã được ghi trong “Công Ước về Thềm Lục Địa” của Liên Hiệp Quốc từ năm 1958. Một vài đoạn trong đề nghị đã được tu chỉnh và thay thế bởi các điều khoản trong Công Ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Theo Công Ước đó, Thềm Lục Địa của một quốc gia ven biển bao gồm
- đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, trên toàn bộ phần biển kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến bờ ngoài của dốc lục địa.
- hoặc cách Đường Cơ Sở (dùng để tính lãnh hải) một khoảng cách là 200 hải lý (370,4 km), khi bờ ngoài của dốc lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý.
Trong trường hợp bờ ngoài của dốc lục địa kéo dài tự nhiên lớn hơn 200 hải lý tính từ Đường Cơ Sở thì quốc gia đó có thể xác định ranh giới ngoài của Thềm Lục Địa cho ĐQKT của mình như sau :
- Hoặc theo bề dày trầm tích : Đường nối các điểm cố định tận cùng bất kỳ mà lớp trầm tích có độ dày bằng hoặc lớn hơn 1 % khoảng cách từ điểm đó tới chân dốc lục địa.
- Hoặc theo khoảng cách : Đường nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý (111,1 km) [6].
Nhờ địa hình đáy biển thoai thoải và lớp trầm tích ngoài khơi có độ dày đáng kể, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để được hưởng vùng biển ĐQKT như vậy.
biển đông


















Một đề nghị phân chia Hải Phận Biển Đông (200 hl và rộng hơn) theo Tiến Sĩ Mark J Valencia. Việt Nam có vùng Đặc quyền Kinh tế EEZ rộng 722338 km2.
Luật biển UNCLOS quy định Thềm Lục Địa tính từ đường cơ sở không được vượt quá 350 hải lý (648,2 km) [7] hoặc cách đường đẳng sâu 2500 mét một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý (185,2 km).
Nếu nhận Hải Phận 350 hải lý, Việt Nam phải tuân thủ các quy định cụ thể để vẽ xác định đường ranh giới ngoài của Thềm Lục Địa sao phù hợp Luật Biển, rồi chuyển cho Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa duyệt, chấp thuận đệ trình lên Đại Hội đồng của Công Ước UNCLOS.
Chi tiết việc mở rộng Hải Phận quá 200 hải lý này còn có thêm 2 điều kiện nữa là :
 Quốc gia phải xác định rõ tọa độ, thông báo các thông tin tính toán cho Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa với hạn cuối cùng là năm 2009.
Quốc gia có nghĩa vụ đóng góp tài chính hay hiện vật cho việc khai thác các tài nguyên phi sinh vật của phần biển nằm ngoài phần Thềm Lục Địa cơ bản (200 hải lý đầu).
Tài liệu lưu trữ tại Liên Hiệp Quốc cho đến nay chưa ghi nhận Việt Nam có làm như vậy hay không ? Trong khi đó, hạn kỳ trình Ủy Ban Ranh Giới của LHQ đã gần kề.
maritime zone











Biểu thị Nội Hải , Lãnh Hải, Vùng ĐQKT chuẩn, Vùng ĐQKT nối dài ra 350 hl và Thềm Lục Địa theo 2 tài liệu :

Trái : Quốc gia Úc Đại Lợi, Phải : Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên hệ Vùng ĐQKT nối dài với Hoàng Sa & Trường Sa
Theo tấm bản đồ của Tiến Sĩ Mark J. Valencia thuộc Viện East West Center, Hawaii, tính từ bờ biển trở ra, Việt Nam có vùng ĐQKT rộng 722,338 km2. Nhưng Việt Nam còn sở hữu Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này có nhiều phần nằm ngoài giới hạn 350 hải lý. Hải Phận Việt Nam đương nhiên bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa với vùng ĐQKT nới rộng nói trên. Tổng cộng, Hải Phận nước ta phải rất lớn. Vùng nước (waters) một triệu km2 chắc là tính như vậy chăng ?
Cũng theo đúng luật UNCLOS, TC không có điều kiện để tuyên bố việc nối dài Hải Phận như vậy. Phía bắc của Hoàng Sa có một vùng biển sâu (through) ngăn chận Thềm Lục Địa của họ. Thêm một rãnh biển thứ hai còn sâu hơn nữa chạy dài ở phía bắc Trường Sa. Bản đồ đáy biển của họ cũng phải vẽ rõ ràng như thế !
Phi Luật Tân cùng trường hợp với TC ; nước này có 2 rãnh biển sâu ngăn chặn là Manila và Palawan, khiến Thềm Lục Địa Phi không chạy được ra khơi [8].
biển đông


















Tấm bản đồ đơn giản này (các đường nét trích từ bản đồ Valencia) cho thấy :
(1) trầm tích từ VN tích tụ rất xa ngoài khơi,
(2) vùng ĐQKT 200 hải lý,
(3) vùng ĐQKT 350 hải lý tương ứng với 2 Quần Đảo Hoàng Sa Trường Sa.
Địa điểm nào trong Hải Phận Việt Nam
TC đã chiếm các đảo Hoàng Sa, Trường Sa. TC đã đánh chìm chiến hạm, giết người Việt Nam cả lính lẫn cả dân lành vô tội. TC vẽ bản đồ Lưỡi Rồng 9 gạch từ năm 1947, âm mưu chiếm đoạt Hải Phận, sở hữu toàn thể Biển Đông.
Năm nay 2007, TC vẫn tuyên bố 80 % Biển Đông hình Lưỡi Rồng U shape với bản đồ 9 gạch là của họ. Nguy cơ Việt Nam mất thêm đảo và Hải Phận Biển Đông cũng còn nguyên đó !
TC đã thành công trong việc chiếm đoạt hàng chục ngàn km2 trong Vịnh Bắc Việt. Bản đồ vùng nước khu phía Bắc rõ ràng cho thấy Đảng Công Sản với Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải và Quốc Hội bù nhìn của họ cam tâm dâng biển cho kẻ thù của dân tộc. Những chuyện lộn xộn về biển với TC đã có nhiều và sẽ còn tiếp tục. Địa điểm này hay địa điểm kia có nằm trong Hải Phận Việt Nam hay không ? Chúng ta cần phải có tấm bản đồ Hải Phận mới có thể xác nhận được.
biển đông


















Vùng biển TC cướp đoạt và Việt Công ký kết chấp nhận. Trước đây, năm 1887 đã có đường Đỏ (KT 108 độ 03' Đông) phân chia. Theo Luật Biển thì ranh giới là trung tuyến giữa hai bờ biển (và giữa 2 đảo Bạch Long Vĩ / Hải Nam). TC không cần luật lệ, nay đã lấn sâu vào sát đất liền Việt Nam (đường 21 điểm).
Công việc vẽ bản đồ Đất Nước (gồm cả Hải Phận) là bổn phận của chính quyền. Ngay khi vào học lớp Vỡ Lòng hay Đồng Ấu gần trăm năm trước, học trò Việt Nam nào cũng thấy tấm bản đồ nước ta trên vách tường. Ranh giới "Đất" như vậy đã có sự xác định từ lâu, còn ranh giới "Nước" cho đến hôm nay vẫn chưa ai nhìn thấy tấm bản đồ nào !
Mọi tài liệu về địa lý, chính trị, giáo dục trong nước Việt nam đều đã xác quyết vùng Hải Phận Việt nam rộng lớn tới 1 triệu km2, tức gấp 3 lần diện tích đất liền. "Nhà Nước đã và đang cố gắng vẽ địa đồ chữ "S nhỏ 329560 km2" cho thêm chính xác. Bản đồ chữ "S lớn 1329560 km2" và bản đồ Hải Phận Việt Nam 1000000 km2 tức gấp 100 lần vùng biển đã mất cho TC cũng phải vẽ và cho nhân dân biết để cùng nhau bảo toàn Đất Nước mà Tổ Tiên Việt Nam để lại.
Vẽ Bản đồ Hải Phận Khó khăn Lắm Sao ?
Việt Nam đã công bố nhiều quyết định về Hải Phận, trong đó văn kiện căn bản nhất về Đường Cơ Sở và Nội Hải  226000 km2 có trình Liên Hiệp Quốc.
Tuy vậy nếu lục lọi hồ sơ của các Cơ Quan liên hệ tới Luật Biển thì người ta không thể tìm thấy bất cứ một giấy tờ chính thức nào liên hệ rõ ràng tới diện tích đất nước1329560 km2 hay 1000000 km2 của phần nước tức Hải Phận Việt Nam. 
bản đồ chữ S, bản đồ biển đông











Những đường cơ sở (baselines) của duyên hải Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982. Nội Hải  Việt Nam 226000 km2 gồm hai khu vực ranh giới lịch sử trong vịnh Bắc Việt, vịnh Thái Lan và khu vực biển nằm bên trong những đường cơ sở.
Việc vẽ bản đồ Hải Phận không khó khăn gì cả đối với những “tay chuyên nghiệp”. Việt Nam lại may mắn có nhiều người “thợ vẽ” như vậy trong hàng ngũ lãnh đạo tối cao của “Đảng và Nhà Nước” đương thời. Nếu họ chịu làm thì thật may mắn cho Tổ Quốc Việt Nam.
Trước đây nhiều năm, chúng tôi lấy tư cách là một người Việt Nam muốn “bảo toàn lãnh thổ” đã mạo muội viết rằng : Chúng ta có thể đề nghị, thỉnh cầu các Ông Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh (vốn là Học viên Trường trung cấp nông lâm, từng vẽ và sử dụng bản đồ nông lâm) với Chủ tịch Nước Trần Đức Lương (2) (từng học sơ cấp, học bổ túc trung cấp địa chất, vốn là hoạ viên chuyên nghiệp của Nhà Nước) vẽ hay chỉ thị nhân viên vẽ ngay Bản Đồ hình chữ "S lớn 1329560 km2" và bản đồ Hải Phận Việt Nam 1000000 km2 (gấp 3 lần lãnh thổ) mà các Ông và Nhà Nước đã công bố từ lâu, trước khi quá muộn.
Quá dễ ! Vạch ra Là Có Bản đồ
Sự kiện Nhà nước CSVN đã tồn tại hơn 60 năm mà không vẽ bản đồ Hải Phận” cho thấy việc vẽ này thật khó khăn ra sao ? Đảng và Nhà Nước rồi sẽ phải trả lời trước lịch sử ... mà “lịch sử thì rất công minh và nghiêm khắc đối với bất cứ ai”.
Bỏ qua chuyện khó khăn không làm đó, người ta đọc được một bài viết mà chúng tôi tạm gọi là “Nhất điểm Lương tâm Đài Loan”. Chuyện đáng suy ngẫm này nói về việc vẽ bản đồ Hải Phận 4 triệu km2 (lấn vào sát bờ biển Việt Nam) bằng cách gạch ra 9 nét của người Tàu lại dễ dàng như thế nào ? 
biển đông

















Bản đồ 9 gạch của TC (trái) và 8 gạch của Đài Loan (phải). Xem ra TC còn tham lam hơn “Tàu Dân Quốc” . Khi vẽ Hải Phận khơi khơi như vậy từ 1947, họ khởi sự âm mưu chiếm đoạt hết Biển Đông.
Chính "đối thủ" Đài Loan trong vụ tranh chấp Biển Đông đã làm thế giới luật gia ngạc nhiên vì một vài học giả của họ đã lên tiếng xin rút lại những đòi hỏi quá đáng về chủ quyền trên biển lúc trước. Xin kể một chút dài dòng về chuyện “nhất điểm lương tâm” này :
Trước hết là bài viết Taiwan's South China Sea Policy của Cheng yi Lin, thuộc Học viện Academia Sinica, Taiwan : nói về sự mềm dẻo của Đài loan, không mang tính chất bạo lực tại Biển Đông. Họ chỉ lo củng cố, phòng thủ độc nhất một đảo là Thái Bình mà họ liên tục trú đóng ngay sau Thế Chiến II đến nay. (Tạp chí "The Asian Survey" Vol XXXVU, No 4, April 1997 : 336-339).
Ngoài ra có một thông tin quan trọng ít người được biết trước đây. Trong bài báo "U shape, China's 'Historic Waters' in the South China Sea : An Analysis From Taiwan, ROC”. 2 Giáo sư : Yann Huei Song cũng của Học Viện Academia Sinica, Taiwan và Peter Kien Hong Yu của Viện Đại Học Tôn Dật Tiên đã phát biểu rằng : "Kể từ nay, Đài Loan sẽ không còn chấp nhận việc nắm chủ quyền toàn thể vùng "Chữ U" như là một hành động hợp pháp mà chính Đài Loan đã đòi hỏi trước kia. Nói theo tính cách chiến lược, người Đài Loan không còn cần phải đóng vai trò “Kẻ Ác” nữa trong khi TC đã muốn độc quyền làm kẻ xấu “Bad Guy" [9] (Tạp chí "The Asian Review" Vol XII, No 4, Winter, 1994, các trang 83-101).
“Hành động hợp pháp mà chính Đài Loan đã đòi hỏi trước kia” là gi ?
Đó là cách vẽ khơi khơi “bản đồ xâm lược” hình Lưỡi Rồng, U Shape hay Vùng 9 gạch” từ 1947 thời Tàu Dân Quốc. Để giúp mọi người như chúng ta có thể tìm hiểu thêm, hai Giáo Sư Yann Huei Song, (Academia Sinica, Taiwan) và Peter Kien Hong Yu (National Sun Yat sen University) đã truy nguyên nguồn gốc câu truyện xảy ra từ đâu. Hai người chính gốc Tàu này cũng không hiểu nổi nguyên do tại sao và sự suy luận mà đồng bào của họ ở Hoa Lục thế nào mà sản sinh ra một thứ chuyện kỳ quái lạ lùng như vậy. Hai Ông này đề nghị chúng ta đi tìm người vẽ ( !) ra đường chữ U đó để hỏi xem tại sao anh ta làm như vậy ? Anh ta còn sống ở Nam Kinh. Trong Footnote số 6 của bài viết, các tác giả ghi chú thêm tài liệu của Giáo Sư Fu, nguyên văn như sau : “The question of the exact purpose of the "U" shape is unknown. The person who helped draw the line is reported to still be living in Nanjing, China. If the person is found, the question of why the line was drawn in such a way may be answered”. See also Fu, A Study of the Legal Status of the ROC's Historical Waters.
Đi tìm Bản đồ Hải Phận
Truy lùng sách vở tài liệu và trên mạng lưới điện toán toàn cầu, người ta tìm thấy nhiều bản đồ được vẽ một cách phỏng chừng bởi những người nước ngoài. Cá nhân chúng tôi cũng từng vẽ một số sơ đồ với các đường ranh giới Hải Phận kinh tế theo nguyên tắc Luật Biển Liên Hiệp Quốc. Những bản đồ Hải Phận dựa theo một số lý lẽ chủ quyền của các quốc gia liên hệ tới Biển Đông đã được chúng tôi trình bày trong cuốn sách "Địa Lý Biển Đông Với Hoàng Sa, Trường Sa" từ năm 1995 [10].
Sau đây là một số đồ hoạ, mời Quý độc giả xem qua để biết.

(1) Bản Đồ Tổng Quát Biển Đông với những vùng Hải Phận tranh chấp. Các ranh giới bao quanh Đài Loan, Pratas, Hoàng Sa, Trường Sa trong giả thuyết các quần đảo này đứng riêng rẽ độc lập.
bản đồ biển đông


















(2) Hải Phận Kinh Tế EEZ Của Việt Nam trong 2 giả thuyết :
- tối thiểu khi mất hết biển cho Tàu và các nước láng giềng
- tối đa trong giả thuyết Việt Nam sở hữu cả 2 quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, và không có sự tranh chấp Hải Phận với các quốc gia lân bang. Trường hợp này VN sẽ sở hữu một Hải Phận gấp 3 lần lãnh thổ.
Dựa trên một số luận án về Hải Phận và sơ đồ khai thác dầu khí, chúng ta có thể ước đoán diện tích ĐQKT một triệu km2 như vậy chăng ?
bản đồ biển đông


















Hải Phận Việt Nam. Dựa trên một số luận án về Hải Phận và sơ đồ khai thác dầu khí, chúng ta có thể ước đoán diện tích ĐQKT một triệu km2 như vậy chăng ?
(3) Hải Phận Kinh Tế EEZ Của TC trong 2 giả thuyết :
- tối thiểu khu (1) khi Đài Loan đứng độc lập và Việt Nam kiểm soát cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Nước Tàu với dân số gần 1/4 nhân loại nhưng Hải Phận kinh tế EEZ không hơn Việt Nam bao nhiêu.
- tối đa nếu hoàn thành được mộng xâm lược, Hải Phận vùng Nam Hải của họ tăng lên 5, 6 lần.
Hải Phận mà TC hiện đang đòi hỏi thật quá đáng, kéo dài tới nhiều ngàn km rất xa lãnh thổ của họ.
bản đồ biển đông

















(4) Hải Phận EEZ Của Các Nước Việt Nam, TC, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á & Brunei trên Biển Đông trong giả thuyết không có các quần đảo Hoàng Sa/ Trường Sa.
TC quyết liệt ngăn chặn mọi đề nghị, cho dù bằng cả biện pháp bạo lực quân sự.
bản đồ biển đông

















(5) Hải Phận EEZ Của Việt Nam Nếu Có Đảo Tri Tôn. Tuy Tri Tôn (của VN bị TC cưỡng chiếm tháng 04/1974) chỉ cách bờ Cù lao Ré có 121 hl. nhưng về ranh giới EEZ, đảo này chiếm vị trí quan trọng. Đảo Tri Tôn kết hợp với đảo Song Tử Tây (CHXHCN Việt Nam đang chiếm đóng) cho Việt Nam lý lẽ để sở hữu thêm một vùng Hải Phận rộng lớn, diện tích không kém lãnh thổ VN trên lục địa bao nhiêu.
Bản đồ phía dưới cho thấy tương ứng mật thiết giữa đảo Tri Tôn trong Biển Đông liên hệ với Song Tử Tây trong giả thuyết phân chia Hải Phận.
bản đồ biển đông

















(6) Bản đồ của Frédéric Lasserre
Frédéric Lasserre sưu tầm được một số hoạ đồ Hải Phận của Việt Nam trong sách “Le Dragon Et La Mer. Stratégies Géopolitiques Chinoises En Mer De Chine du Sud”, L'Harmattan xuất bản, Montréal /Paris, 1996. Kèm đây là một trong những tấm bản đồ đó, trình bày nơi trang 190 của cuốn sách trên.
bản đồ biển đông


















Có lẽ những đường vẽ nằm phía ngoài cùng (bao trùm Hải Phận hai Quần đảo Hoàng Sa Trường Sa), cho Việt Nam một vùng Hải Phận ĐQKT lớn nhất, lên tới 1 triệu km2 (?)
Bản đồ Nước Việt Nam với nhiều Dấu Hỏi
Dù có tiếp tục đoán mò, đoán già hay đoán non mấy đi nữa, chúng ta cũng không đi xa khỏi các giả thuyết. Sau khi tìm kiếm chúng tôi xin gom lại những giả thuyết này, suy đoán và vẽ những đường biên lên một tấm bản đồ, trình bày cuối bài viết. Những vùng Hải Phận Ngọai bang đang khai thác hay đã xâm chiếm (mà Nhà Cầm quyền Hà Nội không chính thức công bố chủ quyền) được đánh dấu bằng những dấu hỏi ... Vì Cộng Sản giữ im lặng nên những sự nghi ngờ cãng gia tăng.
Xin Quý Vị độc giả lưu tâm đến 2 mũi tên đỏ. Mũi tên phía Bắc nói lên ý đồ của TC từ Vịnh Bắc Việt chẻ xuống và mũi tên phía Nam TC từ ngoài khơi Phú Khánh / Cù Lao Thu / Bãi Tứ Chính cắt ngược lên. Âm mưu này, nếu thực hiện được, sẽ ngoạm đứt ¾ Hải Phận của ta và đất nước hình chữ S lớn sẽ bị mất trọn cái bụng.
Học trò Tô Màu 8 gạch hay 7 gạch trên Bản đồ
Với tham vọng quá lớn của TC, Biển Đông sẽ càng trở nên sóng gió. Ai có thể vẽ ra được bản đồ ranh giới Hải Phận thực sự thuộc ai trong tình hình quá rắc rối như lúc này ?
Ta không cần chờ đợi ai đó ... Thế nhưng Việt Nam có thế vững chắc của lẽ phải về chủ quyền Hải Phận theo UNCLOS như mọi quốc gia khác. Nước ta có chủ quyền không thể chối cãi được trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta phải vẽ bản đồ Hải Phận Việt Nam bao trùm 2 quần đảo trên.
Cho dù nhỏ tuổi nhất, học trò vườn trẻ và mẫu giáo người Việt Nam nên cùng nhau tô màu 8 gạch hay 7 gạch trên bản đồ biểu thị cho một triệu cây số vuông – 1000000 km2 biển nước quê hương.  
Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã “liều qua mặt” Nhà Nước, mạo muội trình bày một số bản đồ Hải Phận kiểu "giả thuyết", có cái mới cái cũ như trên. Để chấm dứt bài này, người viết mong mỏi sớm thấy một bản đồ chính thức cho quốc gia Việt Nam chúng ta trước khi quá muộn, làm mất đi phần gia tài thiêng liêng Cha Ông để lại.
đất nước và hải phận việt nam

















Vũ Hữu San
Quân sử Việt Nam

9 comments:

ĐỨC DŨNG said...

Nơi đây biên giới là nhà
Bên kia biên giới cũng là " Quê hương "

captain said...

Là phận con dân nước Việt theo C sản chúng ta không cần ,hay không có quyền đụng vào chuyện quốc gia đại sự .Tất cả đã có đảng nhà nước lo .Chúng ta sẽ " hạnh phúc " ,rảnh rang vì có người khác làm hộ rồi .Yên phận của mình cứ tin vào đảng -độc lập tự do hạnh phúc .Còn về người anh em trung quốc thì cũng vậy ,nên tin tưởng việc làm của đàn anh ; dù họ có lấy cả vùng biển nước ta .Giống như dân ,nước Việt ,còn Trung quốc là nhà nước ,bề trên dân ta ,thì phận của mình là tuân theo trung quốc ,không cần phản ứng gì bởi vì lợi cho trung quốc cũng là lợi cho Việt Nam ta ,để cùng nhau tiến đến " niết bàn " của chủ nghĩa xã hội -vô sản hóa thế giới .
Tại sao dân phải công nhận sư giàu có của quan chức đảng CS ? Đó là sự " hảnh diện " cho đất nước ta có những người giàu hàng top trên thế giới , sánh ngang với Bill Gates ,với vua Ả Rập ...Còn hàng triệu triệu dân nghèo thêm một chút cũng không sao .

Gà said...

Sao nó giống cái bao tử thế nhỉ,hóa ra VN mình đang bị TQ đầu độc ung thư dạ dày nên cắt dần cắt dần....

Lần từng bữa said...

Tôi không biết bác HS,đọc bài của bác tôi chỉ hiểu ít thôi nhưng rất khâm phục sự uyên bác của HS.
Song sự uyên bác đó cũng không bằng sự ...mạo muội của bác dành cho đất nước,rất Việt,rất trí thức. Chúc bác sức khỏe !

Anonymous said...

Vietnam phai chung to 1 nuoc co chu quyen chuc xuat dai su ve.. tinh sau cai quan trong nhat giac trong chua dep chua danh da thua met day .. lam ko kheo minh cung toi. thoi gian se co loi cho [ thu trong..tham nhung .va giac ngoai

Việt Quốc said...

Để cứu Thục Vy, cứu Việt Khang, cứu Cù Huy Hà Vũ, cứu dân chủ, cứu Việt Nam và cũng để tự cứu chúng ta, chúng ta không còn con đường nào khác khác ngoại trừ ngồi lại với nhau như anh em một nhà bỏ qua mọi tự kỷ cá nhân mà lo cho việc chung. Chúng ta có vô số cơ quan ngôn luận hiệu quả mà lớn nhất là SBTN. Tôi xin mạo mội đề nghị anh em Dân Làm Báo vận động SBTN, vận động tất cả mọi người cùng bắt tay với SBTN thống nhất đồng phát động một phong trào vì dân chủ- vì Việt Nam- vì chúng ta trên quy mô toàn thế giới. Phát động phong trào thiết lập Hiến Chương Người Yêu Nước hợp tác cùng các dân tộc nạn nhân độc tài khác để tìm lấy tư cách pháp nhân cho người đấu tranh. Tôi cũng xin mạo muội đề nghị tất cả chúng ta mỗi người hãy tự suy nghĩ ra một việc làm vì dân chủ. Việc gì cũng được miễn là phi bạo lực và phù hợp hiến chương nhân quyền của LHQ. Một người không là gì hết nhưng khi tất cả đồng lòng sẽ có thể đốt sáng cả thế giới.
vietquocokc@gmail.com

Việt Quốc said...

Để cứu Thục Vy, cứu Việt Khang, cứu Cù Huy Hà Vũ, cứu dân chủ, cứu Việt Nam và cũng để tự cứu chúng ta, chúng ta không còn con đường nào khác khác ngoại trừ ngồi lại với nhau như anh em một nhà bỏ qua mọi tự kỷ cá nhân mà lo cho việc chung. Chúng ta có vô số cơ quan ngôn luận hiệu quả mà lớn nhất là SBTN. Tôi xin mạo mội đề nghị anh em Dân Làm Báo vận động SBTN, vận động tất cả mọi người cùng bắt tay với SBTN thống nhất đồng phát động một phong trào vì dân chủ- vì Việt Nam- vì chúng ta trên quy mô toàn thế giới. Phát động phong trào thiết lập Hiến Chương Người Yêu Nước hợp tác cùng các dân tộc nạn nhân độc tài khác để tìm lấy tư cách pháp nhân cho người đấu tranh. Tôi cũng xin mạo muội đề nghị tất cả chúng ta mỗi người hãy tự suy nghĩ ra một việc làm vì dân chủ. Việc gì cũng được miễn là phi bạo lực và phù hợp hiến chương nhân quyền của LHQ. Một người không là gì hết nhưng khi tất cả đồng lòng sẽ có thể đốt sáng cả thế giới.
vietquocokc@gmail.com

Anonymous said...

MỐI TÌNH THẮM THIẾT VIỆT HOA,
VỪA LÀ ĐỒNG CHÍ, VỪA LÀ ANH EM.
BÂY GIỜ ANH CƯỚP CỦA EM,
BIỂN ĐÔNG CHIẾM HẾT, XEM EM LÀM GÌ ?
LÀM GÌ ? EM CHẲNG LÀM GÌ !
EM CHỈ NGỒI Ỳ NHÌN BIỂN MẤT TOI.
TÌNH NGHĨA HOA VIỆT RẠNG NGỜI,
CHỮ VÀNG, BỐN TỐT ĐỜI ĐỜI CÙM GÔNG.

Anonymous said...

Đối với tôi, nước Việt Nam có hình chữ .S: