Blogger Widgets

Wednesday, June 13, 2012

Nhìn hàng xóm mà nghĩ đến thân phận mình


Quanlambao - Trung Quốc ngang ngược đến độ coi Biển đông là vườn sau nhà chúng để ngang nhiên phân chia khai thác. Đài Loan luôn run sợ có ngày sẽ bị Trung Quốc nuốt chửng, vậy mà vấn đề Biển đông thì họ cũng không vượt qua được lợi ích riêng của chính quốc gia của họ để liên minh với Trung cộng. Nhìn vào đó các quan chức lãnh đạo của Việt Nam có học được gì chăng? Dân gian có câu 'làm gái bốn phương cũng phải chừa một phương lấy chồng'! Dù cho nạn tham nhũng, hối lộ đã đến giai đoạn trầm kha như căn bệnh ung thư phá huỷ cả trí não và tâm hồn các giới chức thì dân lành chúng tôi chỉ cầu mong 'làm ơn hãy chừa một phương lấy chồng'. Hãy để cho dân chúng được tự do biểu tình bày tỏ thái độ của mình với những kẻ bành chướng, bá quyền Trung Quốc, để cất cao tiếng nói của chân lý và lương tâm bảo vệ Tổ Quốc nhỏ bé với một lịch sử hào hùng và đầy đau thương để có được Việt Nam hôm nay. Chính những tiếng thét của đoàn người biểu tình đã làm cho những kẻ phi nghĩa run sợ nên đã gây ảnh hưởng buộc Việt Nam ngăn cấm biểu tình. Hỡi các giới chức Việt Nam, hãy nhìn theo gương của Đài Loan để sống một lần có thể ngẩng mặt, cao đầu với nhân dân, đất nước.
Mời quý vị hãy đọc tin sau:
Trung Quốc đại lục đề nghị Đài Loan cùng nhau thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên ở Biển Đông, phớt lờ các nước tuyên bố chủ quyền khác trong khu vực.
Về vấn đề này, Asia Times Online ngày 13/6 đăng bài viết của nhà báo Jens Kastner ở Đài Bắc, trong đó nhận định đề nghị này quả là hấp dẫn nhưng cũng là một “quả bom chính trị” nguy hiểm đối với chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu.
Mới đây, Phó chủ nhiệm Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc (Chính phủ Trung Quốc) bà Phạm Lệ Thanh nói: “Việc Trung Quốc đại lục và Đài Loan bắt đầu cùng nhau thăm dò Nam Hải (Biển Đông) là một ý tưởng tốt. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở Nam Hải (Biển Đông) cũng như các vùng biển lân cận và cả hai bên bờ Eo biển Đài Loan phải chia sẻ trách nhiệm bảo vệ những vùng biển này”.
Xét về khía cạnh kinh tế, đề nghị này quả là hấp dẫn đối với vùng lãnh thổ Đài Loan vốn “đói” nguyên, nhiên liệu. Thế nhưng, chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cừu sẽ phải cảnh giác khi sờ vào “củ khoai tây chính trị nóng bỏng” này. Trong khi Mỹ tự cung tự cấp 70% tổng số năng lượng tiêu thụ và Trung Quốc trên 80%, lượng dầu khí tự khai thác của Đài Loan chỉ đáp ứng có 0,6% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của vùng lãnh thổ này. Nguồn nhiên liệu duy trì sự tồn tại của nền kinh tế Đài Loan được lấy từ Vịnh Ba Tư, Tây Phi hoặc từ Trung Quốc đại lục. Nếu vì bất kỳ lý do nào đó khiến nguồn cung này bị gián đoạn, hoạt động kinh tế ở Đài Loan sẽ nhanh chóng sụp đổ. Ngoài ra, phát triển điện hạt nhân là một sự lựa chọn vô cùng khó khăn đối với Đài Loan, vì hòn đảo này nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương” dễ xảy ra động đất mạnh.
Chính vì vậy đề nghị chia sẻ “chiếc bánh năng lượng” ở Biển Đông của Bắc Kinh quả là hấp dẫn đối với Đài Bắc.
Giống như Trung Quốc đại lục, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền khoảng 3,5 triệu cây số vuông ở Biển Đông. Theo những ước tính của Trung Quốc đại lục, trữ lượng dầu khí ở những vùng biển mà Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Philippine, Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền (toàn bộ hoặc từng phần) đủ thỏa mãn nhu cầu hiện nay của Trung Quốc đại lục tới hơn 60 năm.
Đài Loan hiện kiểm soát đảo Thái Bình (Itu Aba), đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở khu vực được cho là giàu dầu khí. Mặc dù tuyên bố đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông của Đài Bắc dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng Đài Loan lại không phải là một bên tham gia ký kết UNCLOS. Không có một nước nào trong khu vực công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập mà chỉ coi hòn đảo này là một vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc đại lục. Nói cụ thể về khía cạnh ngoại giao, Đài Loan không được mời tham dự cơ cấu giải quyết tranh chấp đa phương do ASEAN khởi xướng.
Giàn khoan dầu khí biển sâu của CNOOC đi vào hoạt động hồi tháng 5/2012.
Ảnh china,org,cn
Với sự hậu thuẫn của giàn khoan biển sâu khổng lồ đầu tiên của Trung Quốc đã bắt  đầu đi vào hoạt động hồi tháng 5 vừa qua, Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia CNOOC (China National Offshore Oil Corporation) của Trung Quốc đại lục và Công ty lọc dầu CPC (CPC Corporation) của Đài Loan đang tìm cách thăm dò xa hơn xuống tận phía Nam Biển Đông - nơi Việt Nam, Philippine, Trung Quốc đại lục và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Theo giới phân tích, Đài Bắc có nhiều khả năng tỏ ra rất thận trọng trước khi chấp nhận  đề nghị chia sẻ “chiếc bánh năng lượng” ở Biển Đông của Trung Quốc đại lục. Nhà phân tích Hoàng Khuê Bác (Huang Kwei-Bo), cộng tác viên của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á của Viện Brookings, tin rằng chính quyền Mã Anh Cửu "sẽ rất thận trọng và kiềm chế” trước lời đề nghị này. Ông cho rằng đề nghị nói trên của Trung Quốc đại lục có thể kết liễu những tham vọng ngoại giao của Đài Bắc trong khu vực. Theo ông, cho đến nay, thái độ của Đài Loan đối với tranh chấp lãnh thổ là khá kiềm chế.
Nhà phân tích Steve Tsang (Tằng Nhuệ Sinh), Viện trưởng Viện Chính sách Trung Quốc của ĐHTH Nottingham, nói việc Bắc Kinh tìm kiếm sự hợp tác của chính quyền Mã Anh Cửu về đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông là “một quả bom chính trị” khiến cho Đài Bắc vô cùng khó xử. Ông nói thêm: “Nếu là chính quyền Mã Anh Cửu, tôi sẽ làm tất cả những gì mà tôi có thể… để thuyết phục Bắc Kinh không thúc đẩy vấn đề lên mức như vậy”.
Ông Steven Tsang cũng nghi vấn tính hợp pháp của đề nghị CNOOC-CPC lúc đầu hợp tác ở những vùng biển chỉ có Bắc Kinh và Đài Bắc tuyên bố chủ quyền, rồi sau đó chuyển đến những vùng biển đang tranh chấp với một số nước ASEAN. Ông cho rằng Mỹ sẽ không hoan nghênh việc Trung Quốc đại lục và Đài Loan hợp tác thăm dò dầu khí ở Biển Đông, trong khi phớt lờ quyền lợi của các nước tuyên bố chủ quyền khác.

DVO

No comments: