Blogger Widgets

Saturday, June 16, 2012

SỰ THẬT Ở VIÊT NAM LÀ HÀNG ĐỘC...!

Quanlambao - "nền kinh tế đã qua giai đoạn khó khăn nhất", "Nợ xấu ngân hàng: “Tập đoàn không phải nguyên nhân chính”! Với nột thực trạng hơn 200.000 doanh nghiệp phải đóng cửa theo Báo cáo của Bộ Kế hoạc & Đầu tư cho Quốc Hội, với một nền kinh thế bị suy thoái với tăng trưởng tín dụng âm 1% cho 5 tháng đầu năm, với sự thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả vì tham nhũng, thất thoát và nợ nần ngập đầu không thể trả nổi của các Tập đoàn Nhà nước, gây ra gánh nặng và chính sự nợ nần của Vinashin đã làm cho mức độ tín nhiệm tín dụng của Việt Nam bị sụt giảm 03 lần như chính các báo trong nước công bố mà Quanlambao đã đăng tải lại một phần nhỏ trong mấy ngày vừa qua; Với tỷ lệ tội phạm tăng nhanh như Báo cáo của Bộ Công An, với việc tăng thêm trên 40% vụ khiếu kiện về đất đai theo Báo cáo của Viện Trưởng Viện kiểm sát Tối cao... 
picture
PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC "nền kinh tế đã qua giai đoạn khó khăn nhất"

Vậy mà ông Phó Thủ Tướng phụ trách chống tham nhũng được Thủ Tướng đẩy ra làm bia đỡ đạn trong lúc nước sôi, lửa bỏng đã phát ngôn dối trá đến trơ trẽn như vậy! Chưa bao giờ ở Việt Nam rơi vào hỗn loạn vì kinh tế suy thoái do chính sự chi phối của các nhóm lợi ích như thời gian vừa qua. Dù Báo chí trong nước đều bị bịt miệng song cũng đã cố gắng đây đó kêu lên ' Thâu tóm Samcombank Có ba nghi vấn', "...lợi ích nhóm đang chi phối tài chính, ngân hàng... Hàng tuần Ban Tuyên giao Trung Ương đều tổ chức họp và chấn chỉnh, thậm chí, kể cả đêm khuya, lãnh đạo của Ban Tuyên giáo vẫn ngang nhiên gọi điện chỉ đạo buộc các báo không cho đăng về Văn Giang, không cho đăng về kinh tế suy giảm, không cho đăng tin về Vụ Cù Huy Hà Vũ hay cấm không cho đăng ý kiến trái chiều về bà Nghị bị bãi miễn Hoàng Yến... Tóm lại, Ban Tuyên giáo TW không cho đăng tất cả những gì là Sự thật mà có thể ảnh hưởng đến quyền lực của một giới chóp bu Hà Nội .... Sự thật ở Việt Nam gần như bị cấm bất cứ lúc nao với chiêu bài đưa ra 'Diễn tiến hoà bình của thế lực thù địch'" Hoặc 'Vấn đề nhạy cảm'! và chấm hết, KHÔNG một Tổng biên tập tờ báo nào dám phản kháng lại vì chính sự hèn nhat, lo sợ bị mất ghế! Sở dĩ chúng ta còn được đọc đây đó một vsố thông tin có chứa đựng sự thật KHÔNG phải vì đó là chủ trương của Ban Tuyên giáo TW, mà đó chính là sự thanh trừng nội bộ! Thời gian vừa qua sở dĩ các báo dám đăng về Vinashin, Vinaline, về Dương Chí Dũng, về sự bức xúc của Nhân dân, chất vấn của đại biểu Quốc Hội... Đó là vì đằng sau đó có phe cánh bật đèn xanh.... Ở Việt Nam, không có báo tư nhân như cách đay vai ngày ông Bộ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông đã phat biểu, song nó cũng chẳng phải báo của Nhà Nước hoạt động theo Luật pháp, mà báo chí Viêt Nam là một quyền lực thứ 4 cho các phe cánh dùng nó định hướng dư luận, tạo áp lực  giúp cho việc thanh trừng nội bộ.... Chính vì như vậy, mà 'con hơn cha là nhà có phúc' nên đội ngũ phóng viên báo chí, ngay chính giới nhà bao chân chính phải kêu lên '90% là kinh tởm, làm tiền trên nỗi đau của người khác, làm báo một cách bất nhân...'. Chính vì vậy ngày nay ở Việt Nam, Sự thật có thể coi là thứ sa sỉ, hàng độc, hàng hiếm ...
Mời đọc bài báo trong nước dưới đây:
















Nguyên nhân chính của nợ xấu ngân hàng cũng không phải từ các tập đoàn thua lỗ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 15/6.


Sau khi nghe báo cáo giải trình, 8h50 các đại biểu bắt đầu chất vấn trực tiếp, Phó thủ tướng cảm ơn một số vị đại biểu đã gửi chất vấn từ tối hôm trước để ông chủ động chuẩn bị.

Tuy nhiên, với sự dài dòng trong đặt vấn đề của nhiều đại biểu, Chủ tịch Quốc hội đã phải "can thiệp" nhiều lần và nhắc lại vấn đề chính để giúp Phó thủ tướng khỏi bỏ sót khi trả lời.

Nội dung chất vấn Phó thủ tướng khá rộng, từ tái cơ cấu nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chính sách xã hội đến cải cách hành chính, chống tham nhũng...

Đặc biệt, trách nhiệm của Chính phủ và các bộ trong quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty đã trở lại ở nhiều chất vấn.

Và, câu trả lời nhất quán của Phó thủ tướng là Chính phủ, các bộ ngành đều có trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của nhà nước, vấn đề này sẽ được làm rõ hơn khi sửa nghị định. Hiện nay Chính phủ đang "nợ" 7 nghị định về quản lý tập đoàn, tổng công ty nhà nước, chậm nhất quý 3/2012 sẽ hoàn thành và sẽ công khai minh bạch để dân biết.

"Mỗi một thất thoát, mỗi một hiện tượng xã hội nào không tốt trong xã hội, một con tàu đang đi ngoài khơi bị chìm, đến những máy bay bị nổ đều liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ, đến các bộ, ngành. Chính vì vậy, Chính phủ sẽ có một chương trình quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước để phát huy nguồn lực quan trọng này trong xây dựng đất nước, chống thất thoát, lãng phí trong thời gian tới", ông Phúc nhấn mạnh.

Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về nguyên nhân chậm thực hiện công khai minh bạch, buộc một số tập đoàn, tổng công ty công bố thông tin giống như các công ty niêm yết thị trường chứng khoán để mọi người dễ giám sát, mà Thủ tướng trong một số lần đã đề cập và đồng tình, Phó thủ tướng đã thừa nhận là có chậm trễ, song cũng có nguyên nhân khách quan, cần có sự chuẩn bị kỳ càng và lần này sẽ thực hiện công khai minh mạch để giám sát tốt hơn.

Ở câu hỏi thứ hai, đại biểu Lịch đặt vấn đề nợ xấu của ngân hàng thương mại đang là vấn đề lớn của vĩ mô, dư luận cho rằng, trong khoản đóng góp vào nợ xấu này có phần các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vay đầu tư không hiệu quả nên áp lực tăng. Vấn đề này thế nào, tác động đến đâu?

"Nợ xấu ngân hàng thì phải nói rằng tất cả các doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, nông dân chứ không phải chỉ doanh nghiệp nhà nước", Phó thủ tướng đáp.

Công nhận nợ xấu có một phần của tập đoàn, đặc biệt một số tập đoàn vừa qua thua lỗ, thất thoát, tuy nhiên Phó thủ tướng cho biết nguyên nhân chính của nợ xấu cũng không phải từ các tập đoàn này, ông vừa hỏi và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho hay tỷ lệ nợ xấu này cũng không phải là cao.

Vẫn liên quan đến nợ xấu, đại biểu Phan Văn Tường nhắc lại phần trình bày trước Quốc hội, Phó thủ tướng đề cập một trong những giải pháp là xử lý nhanh nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và nợ xấu của doanh nghiệp. "Với số lượng nợ xấu lớn như vậy, xin Phó thủ tướng cho biết, Chính phủ quyết định hay báo cáo Quốc hội quyết định. Nếu báo cáo Quốc hội thì báo cáo vào thời gian nào để thực hiện được nhanh như trong báo cáo của Phó thủ tướng?".

"Vấn đề này đang thành lập đề án, chúng tôi sẽ báo cáo với tập thể Chính phủ, khi thấy vấn đề lớn, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, theo qui định pháp luật, cần thiết sẽ báo cáo với Quốc hội sau khi tổng hợp quy mô, tính chất của đề án xử lý nợ xấu ngân hàng và doanh nghiệp", ông Phúc trả lời.

Đại biểu Phạm Tất Thắng đề nghị Phó thủ tướng cho biết ý kiến liệu nền kinh tế có rơi vào tình trạng suy giảm không, nếu có thì ở mức độ thế nào và đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất hay chưa?

"Chúng ta đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất và có xu hướng phát triển tốt, quý hai tăng trưởng cao hơn, doanh nghiệp ít phá sản hơn, hàng tồn ít hơn...", Phó thủ tướng lạc quan. Ông cũng khẳng định dứt khoát sẽ không để lạm phát quay lại khi thực hiện gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng, vì việc này đã được tính toán rất kỹ.

Cho rằng đề án tái cơ cấu nền kinh tế còn nhiều nội dung chưa rõ ràng, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh muốn biết Chính phủ đã chắc chắn việc tổ chức thực hiện đề án chưa? Nếu không thành công, không đạt kết quả thì trách nhiệm thuộc về ai?

"Quốc hội đánh giá đề án đã được xây dựng công phu và căn cứ vào kết luận của Quốc hội, Chính phủ sẽ bổ sung biện pháp ở các nội dung mà đại biểu cho là chưa khả thi", Phó thủ tướng đáp.
VNEconomy

No comments: