Blogger Widgets

Friday, June 29, 2012

90% GIỚI CHÓP BU HÀ NỘI LÀ TỘI PHẠM NẾU NHÂN DÂN CÓ QUYỀN LỰA CHỌN!

Quanlambao - Bài dưới đây rất đáng để mọi người đọc để thấy rõ bức tranh nền kinh tế Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng điều hành dựa trên sự nuông chiều các 'Quả đấm thép' và sự chi phối từ 02 nhóm lợi ích của cô con gái đã gây ra. Đồng thời cho phép chúng ta nhìn thấy một bước đi sắp tới của Nguyễn Tấn Dũng trong việc sử dụng Công ty mua bán nợ - Ngoài việc sẽ dùng công ty này phục vụ cho nhóm lợi ích giải toả hàng tồn kho, chốt lãi, hoàn trả tiền vay mượn ngân hàng để XOÁ DẤU VẾT PHẠM PHÁP thì Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dùng công ty mua bán nợ để mua nợ cho các 'Quả đấm thép đang tan chảy vì tham nhũng, vì thất thoát, vì lãnh phí, vì cha chung không ai khóc' như Vinashin, Vinaline và sắp tới sẽ là Tông công ty Than, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty điện lực Việt Nam.... nhằm xoá dấu vết sự điều hành yếu kém và sự lũng đoạn của tham nhũng trong Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Để có thể phân tích được thấu đáo, xin quay lại vấn đề: Tại sao vừa qua Vinashin và Vinaline bị đổ bể? Thực ra những tin đồn, những 'thì thầm, to nhỏ' đã có từ rất lâu, thậm chí, Vinashin từ năm 2006-2007 đã bị rất nhiều nhà thầu gởi đơn kiện vì không trả tiền, rồi công nhân đình công vì không có tiền trả lương ... nhưng vụ việc bị bưng bít vì lệnh 'cấm' không cho báo chí được đăng tin , không những thế  Thủ Tướng Dũng vẫn tiếp tục bảo lãnh rót trên 1 tỷ USD vào năm 2008 cho Vinashin... Nhưng 1 tỷ đô la Mỹ cũng chỉ như muối bỏ bể... Nhưng chỉ đến khi Vinashin nợ tiền trả lương công nhân cả 06 tháng, không thể trả lãi đến hạn và bị chính các tổ chức tín dụng Quốc Tế lên tiêng ... chỉ đến lúc đó, Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng mới không thể bịt nổi và vụ việc mới bị xì ra...
Rút kinh nghiệm từ sự đổ bể của Vinashin và Vinaline đã làm cho nhân dân nhìn thấy rõ bằng chứng của một chính phủ tham nhũng, tưởng rằng Chính Phủ Dũng sẽ phải tìm giải pháp để buộc các Tập đoàn Nhà nước phải bị giám sát chặt hơn, minh bạch hơn và phải hoạt động theo luập pháp và Thủ Tướng sẽ thôi không ôm về mình nữa! Nhưng ngược lại,  nay với chiêu bài Công ty mua bán nợ rồi đây sẽ trở thành công cụ trong tay Chính Phủ. Đã có con cờ 'trong nhà' thì kịch bản đổ bể sẽ không còn xảy ra nữa. Các Tập đoàn sẽ được Thủ Tưởng dùng chiêu bài như đã chỉ đạo các ngân hàng phải xoá nợ hơn 20.000 tỷ đồng cho Vinashin (Dù là chỉ đạo vi hiến), thì điều có thể thấy trước: Thủ tướng sẽ không ngần ngại chỉ đạo Công ty mua bán nợ này phải mua nợ của các Tập đoàn nhà nước đang thối rữa để che đạy ung thư và chúng ta sẽ không còn biết được thực trạng của những Vinashin 2, Vinaline 2,3,4 ... Một nước cờ cao không phải để giúp cho nền kinh tế phát triển mà để che dấu tội lỗi và những sai phạm của chính mình cùng đám con quái thai do Đảng CSVN đẻ ra!
Nếu với trí tuệ đó cùng trái tim trong sáng như lời thề 'Hết lòng vì nhân dân' mà các đảng viên Đảng CSVN đã tuyên thệ được dành cho việc xây dựng đất nước thì chắc chắn Dân tộc Việt Nam ta không khốn khổ đến thế này! Thù trong, giặc ngoài, nhưng những kẻ có quyền 'cầm cân nảy mực' vẫn chỉ khư khư ôm lấy cái chế độ độc Đảng mà thực sự phần đông trong bản thân chính họ cũng đã nhận thấy sự mục ruỗng và thối nát từ trong bản chất. Tại sao  họ vẫn khư khưkhông chịu rời bỏ?  Tất cả chỉ một lý do đơn giản: BẢO VỆ ĐẢNG CSVN THỰC CHẤT CHÍNH LÀ BẢO VỆ CHO CHÍNH CÁ NHÂN HỌ MÀ THÔI! Chỉ có chế độ cộng sản mới cho họ cái vị trí quyền lực hiện nay - THỨ QUYỀN LỰC NẰM TRÊN PHÁP LUẬT! 'MỘT TẤM THẺ ĐI TÀU SUỐT' không cần phải trả tiền và có ăn cướp, phạm pháp trên 'tàu' thì vẫn được nằm ngoài vòng pháp luật - Không những cho riêng họ mà cho cả gia đình họ!  ĐÓ CHÍNH LÀ CÁI THẺ 'UỶ VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG' VÀ 'CÁI MÁC UỶ VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ' !
Nếu nhân dân thực sự có quyền lựa chọn thì chắc chắn có thể đến 90% những 'Quan Phụ mẫu của dân' hiện nay sẽ phải ra trước vành móng ngựa để trả lời cho những tội ác mà họ đã gây ra cho nhân dân, cho dân tộc Việt Nam và  để trả lời cho những câu hỏi:

 1. Tại sao nhân dân Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó mà vẫn nghèo đói dù chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm?

2. Tại sao các quan chức Việt Nam từ thứ, Bộ trưởng trở lên với đồng lương chết đói mà gần như 100% con cái họ vẫn ung dung du học trên thế giới? 

3. Tại sao Những Tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ, tham nhũng, thất thoát không được công khai cho quốc dân đồng bào và không một ai trong Lãnh đạo cao cấp phải chịu trách nhiệm hình sự?

4. Tại sao người dân không có được quyền tự do, dân chủ tối thiểu của một con người?

5. Tại sao không hề có một người nào trong Bộ Chính Trị, trong Chính Phủ chịu trách nhiệm hình sự trước những thất thoát, những thiệt hại, thua lỗ hàng tỷ đô la của Vinashin, của Vinaline, của Tông công ty Than Việt Nam... Ai cho họ cái quyền 'Nhận trách nhiệm chính trị'? 

6. Tại sao nông dân bị cướp đất một cách trắng trợn, bị côn đồ hành hung điển hình như Văn Giang mà những kẻ chủ mưu vẫn bình an vô sự đứng ngoài pháp luật?

7. Tại sao lực lượng Cảnh sát và Quân đội vì nhân dân mà ra nhưng lịch sử Việt Nam đã chứng kiến họ đàn áp nhân dân như vụ Tây Nguyên và Văn Giang, nhưng không có một Lãnh đạo cao cấp nào phải chịu trách nhiệm, phải trả lời trước Quốc dân, đồng bào? 

8. Tại sao Báo chí không hoạt động theo luật pháp và cái Ban Tuyên giáo thực chất là công cụ bóp chết dân chủ, chà đạp cả quyền làm người tối thiểu nhất,  biến báo chí trở thành công cụ của những nhóm quyền lực tranh giành ảnh hưởng, dung túng cho một đội ngũ báo chí chuyên làm tay sai, vi phạm pháp luật, tha hoá và chính cái Ban Tuyên giáo đó vẫn tồn tại phi pháp?

9. Tại sao Người dân Việt Nam bị cướp mất cả lòng tự hào là một công dân Việt Nam nói lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền dân tộc, phản đối Trung Quốc bành trướng? 

10. Tại sao nhân dân Việt Nam không dược tự chọn cho mình con đường đi thông qua 'Trưng cầu dân Ý' mà Hiến Pháp Việt Nam đã quy định?
....
Có thể đến hàng triệu triệu câu hỏi đặt ra cho Đảng CSVN, nhưng với 10 câu hỏi trên nếu có toà án Hiến Pháp do nhân dân thực sự lựa chọn ra thì chắc chắn nếu khiêm tốn nhất cũng phải có 80% Giới chóp bu là những tội phạm của nhân dân! 

 Trần Hưng Quốc - Quan làm báo
Mời các bạn đọc thông tin dưới đây từ báo Lề Đảng:  
258.000 TỶ ĐỒNG CÓ NGUY CƠ MẤT LUÔN! 
Tính đến hết năm 2011, tổng số tiền ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vào khoảng 2.580.000 tỷ đồng.
Thành lập công ty mua bán nợ xấu với số vốn 100.000 tỷ đồng là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước nhằm giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Liệu các khoản nợ đó có được giải quyết?
Một trong những trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, để nó trở nên lành mạnh, hoạt động hiệu quả hơn. Muốn làm được điều đó thì trước tiên khối nợ xấu khổng lồ của hệ thống hiện nay phải được giải quyết.
Băn khoăn công ty mua bán nợ
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã lên đến 10% tổng số tiền cho vay. Mức này hầu như tương đương với dự báo của các tổ chức nước ngoài. Tính đến hết năm 2011, tổng số tiền ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vào khoảng 2.580.000 tỷ đồng. Với tỷ lệ nợ xấu là 10% thì con số tuyệt đối sẽ vào khoảng 258.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất luôn chiếm đến 50%. Nợ xấu một phần đến từ các khoản đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp quốc doanh, mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là một ví dụ điển hình. Hơn nữa, nợ xấu còn xuất hiện một phần vì không ít ngân hàng trong một thời gian dài đã cho vay những khoản tiền khổng lồ, "giúp" nhiều doanh nghiệp cả công lẫn tư, "chơi" chứng khoán hoặc xây dựng chung cư, thực hiện các dự án phân lô, chuyển nhượng nền nhà.
Để giải quyết nợ xấu, đã có ý kiến đề xuất thành lập công ty mua bán nợ với số vốn 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty kiểu này sẽ được tổ chức ra sao, công tác mua bán nợ sẽ được giải quyết như thế nào, tiêu chí để mua lại nợ gồm những gì? Có lẽ trước hết cần phải thẩm định giá trị thực của nợ xấu. Tùy vào loại nợ: cực xấu, xấu vừa, xấu... mà mua từ 10%, 20% đến 50% là tối đa. Thậm chí có thể nếu cực kỳ xấu thì không mua, để cho công ty có loại nợ như thế phá sản và đương nhiên, ngân hàng phải chấp nhận chịu thiệt thay vì lúc nào cũng có lời.
Chỉ tính riêng 12 tập đoàn, tổng công ty quốc doanh không thôi thì đã có nợ xấu đến 218.738 tỷ đồng (số liệu do Bộ Tài chính công bố trong đề án "Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước"). Một điểm nữa được báo chí mổ xẻ nhiều trong thời gian gần đây là lấy đâu ra vốn cho công ty này? Nếu do Nhà nước cấp, Ngân hàng Nhà nước quản lý, nhưng lại không được tổ chức một cách minh bạch thì có thể tiền của sẽ bị lợi dụng làm lợi cho các nhóm lợi ích, dễ nảy sinh việc xin - cho. Nếu công ty hoạt động không tốt thì ngân sách nhà nước lại phải gánh khoản lỗ của chính công ty này.
Vì vậy, để phát huy hiệu quả, công ty mua bán nợ nên nằm ngoài hệ thống ngân hàng và hoạt động một cách minh bạch. Hơn nữa, nếu hai ngân hàng vì quyền lợi của nhau mà bán nợ cho nhau, không vì quyền lợi chung, thì nợ xấu vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng, chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nếu có một công ty mua bán nợ nằm ngoài hệ thống ngân hàng, "đẩy" tất cả nợ xấu ra khỏi hệ thống ngân hàng thì sẽ tránh được hiện tượng này.
Để công ty mua bán nợ có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp, theo cơ chế thị trường thì nó phải do tư nhân - chủ yếu là ngân hàng tư nhân - bỏ vốn thành lập; các ngân hàng không muốn góp vốn thì sẽ không được xử lý nợ xấu. Chính phủ chỉ nên tạo điều kiện thêm bằng cách góp từ 20 - 30% vốn, không trực tiếp đứng ra chủ trì và gánh nợ xấu. Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính, kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Mỹ, Trung Quốc và Nhật cũng có thể là những tham khảo tốt cho Việt Nam. Chính phủ Mỹ, thông qua Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), đã mạnh tay bơm vốn để cứu ngân hàng, nhưng lại không can thiệp sâu vào công tác điều hành ngân hàng. Chính phủ Trung Quốc thì xóa nợ xấu cho doanh nghiệp quốc doanh. Trong khi đó Chính phủ Nhật lại để các ngân hàng quá yếu kém phải sụp đổ.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính Phố Wall ở Mỹ bắt đầu. Để giải cứu các ngân hàng bên bờ vực phá sản, FED đã phải bỏ ra 700 tỷ USD. Một phần lượng tiền này được sử dụng để mua lại nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Một phần nhằm giải quyết tiền mặt tạm thời cho các ngân hàng yếu kém và phần còn lại để mua cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng. FED chỉ sở hữu cổ phiếu ưu đãi nên không được tham gia điều hành ngân hàng, tạo cơ hội tốt cho các ngân hàng tự tái cơ cấu.
Còn tại Trung Quốc, vào cuối năm 1999, đầu năm 2000, nợ dưới chuẩn thực tế tại nhiều ngân hàng thậm chí đã vượt 40% tiền cho vay. Một yếu tố giúp Chính phủ Trung Quốc thành công là xử lý triệt để các khoản nợ xấu, trong đó nợ của doanh nghiệp quốc doanh chiếm tới 70%. Khi đó, chính phủ nước này đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản để xử lý toàn bộ nợ dưới chuẩn, ước tính lên tới 670 tỷ nhân dân tệ. Chính phủ Trung Quốc cũng chi 40 tỷ nhân dân tệ để xóa nợ cho doanh nghiệp quốc doanh và tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ.
Đầu những năm 2000, nợ xấu của các ngân hàng Nhật đã lên đến hàng ngàn tỷ yên do bong bóng bất động sản bùng nổ. Bước đầu, chính phủ Nhật đã bơm hàng nghìn tỷ yên vào các ngân hàng lớn và thành lập hàng loạt quỹ đầu tư có vốn góp tư nhân để mua lại nợ xấu. Tuy nhiên, cả hai cách này đều không có tác dụng nhiều. Cuối cùng, chính phủ nước này đã quyết định quốc hữu hóa nhiều ngân hàng, để cho các ngân hàng yếu kém tự sụp đổ và đã thành công.
Cần thêm chính sách
Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, để hạn chế nợ xấu cũng như xử lý nợ xấu một cách hiệu quả nhất thì khi cho vay, các ngân hàng thương mại phải kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng phải trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi. Ông cũng gợi ý chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp. "Chuyển nợ thành vốn góp là thực hiện một số giải pháp nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp như xóa một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, công tác quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi doanh nghiệp từ chỗ thua lỗ, mất khả năng thanh toán trở thành doanh nghiệp kinh doanh có lãi và hiệu quả", ông nói. Một biện pháp khác là đảo nợ, tức cho vay nợ mới để trả nợ cũ, hay tái cơ cấu các khoản nợ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà giải pháp này mang lại cho doanh nghiệp và ngân hàng, nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.
Cho dù sử dụng biện pháp nào để xử lý nợ xấu - thành lập công ty mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp hay đảo nợ - thì cũng cần phải cân nhắc thật kỹ rồi thực hiện một cách minh bạch.
Theo Ngọc Trung
DDDN
TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO

5 comments:

Anonymous said...

QLB đã đại diện nhân dân dặt ra 10 câu hỏi quá chính xác, tôi rất hả hê khi có người nói ra được những gì mình "cảm thấy" nhưng không nói được!

Anonymous said...

Nếu cho tôi 1 điều ước, tôi ước gì QLB dù là Đảng viên hay dân thuờng được làm Tổng Bí Thư, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội..gì cũng được miễn là được tòan quyền làm..nô bộc cho nhân dân theo đúng nghĩa!

Anonymous said...

Những thông tin được QLB cung cấp đã xé toạc bức màn sắt bưng bít thông tin xã hội và hệ thống giáo dục ngu dân suốt mấy chục năm nay của ĐCSVN. Nhân dân đã từng bước thấy được ánh sáng và ngày tàn của lũ bạo chúa không còn xa nữa. Cám ơn QLB!

Anonymous said...

Không nói được vì cũng biết đấy nhưng thông tin không nhiều (cho đến ngày biết QLB!), lý luận không được sắc bén như QLB. Không biết dựa cột mà nghe ấy mà!!!

Chóp Bu said...

Bọn chóp bu đã là tội phạm của nhân dân Việt Nam từ lâu rồi đừng để bọn chúng và gia đình bọn chúng trốn chạy kể cả những thằng Đại gia "Đỏ"