Blogger Widgets

Monday, July 29, 2013

Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiếp tục vơ vét

QLB  - Theo kết quả kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng mới được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố ngày 25/7 vừa qua, việc điều hành thị trường liên ngân hàng còn hạn chế, không kiểm soát được mức lãi suất cao bất thường.

Cũng theo kết quả kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng mới được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố ngày 25/7, trong năm 2012, KTNN đã kiểm toán năm 2011 đối với 6 tổ chức tài chính, ngân hàng. Danh sách này gồm có Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), Bảo hiểm tiền gửi Việt nam (BHTG), Công ty Cổ phần PVI (PVI).
Tuy nhiên còn hàng trăm ngân hàng hiện nay  tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng liên tục tăng. Một số ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn vi phạm tỉ lệ an toàn theo quy định nhưng Ngân hàng Nhà Nước vẫn 'phớt lờ'!

Đặc biệt vấn đề lãi suất đang nổi cộm khiến doanh nghiệp đang tiếp tục chết bởi lãi suất quá cao. Đặc biệt, việc điều hành thị trường liên ngân hàng không kiểm soát được mức lãi suất cao bất thường. Báo cáo kiểm toán nêu rõ, trong năm 2011, tại một số thời điểm xuất hiện không ít giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng lãi suất cao như: trong tháng 3/2011 có giao dịch với lãi suất 23%/năm, tháng 10/2011 có giao dịch với lãi suất 30%/năm, thậm chí trong tháng 11/2011 có giao dịch với lãi suất 37,5%/năm, trong khi lãi suất huy động trên thị trường I năm 2011 theo quy định của NHNN tối đa 14%/năm.

Trong tháng 11/2011có giao dịch với lãi suất 37,5%/năm

Cũng theo KTNN, tình trạng nợ xấu tại các tổ chức tín dụng còn cao, như BIDV là 2,96%, MHB là 2,49%. Ngoài ra, còn nhiều khoản cho vay tiềm ẩn rủi ro và khả năng thu hồi vốn khó khăn, chẳng hạn như số dư tiền gửi đến 31/12/2011 của MHB tại các tổ chức tín dụng khác là 11.737,8 tỷ đồng, trong đó số quá hạn chưa thu được phải gia hạn là 1.157,16 tỷ đồng và hơn 4 triệu USD.


Tuy nhiên rất nhiều ngân hàng lãi suất cao ngất ngưởngvi phạm các quy định của NHNN, ví dụ  ngân hàng Hàng Hải khi NHNN quy định lãi suất không được vượt qua 15% thì NH này vẫn buộc khách hàng trả lãi suất đến 20-21%. Hiện nay lãi suất vẫn tiếp tục duy trì ở mức 14- 17% cho dù ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo lãi suất không được vượt quá 13%.

Đến nay kỷ lục vi phạm lãi suất có thể nói chính là Ngân hàng HÀNG HẢI, RỒI TIẾP đến Ngân hàng HD, Ngân hàng Kiên Long, Việt Bank, Tiền Phong, Techcombank, Việttinbank...  Song xem ra ngân hàng Nhà nước vẫn 'ngồi yên' để cho các ông lớn làm mưa làm gió kiếm lợi!

Các ngân hàng đều có hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết, song hiệu quả của các khoản đầu tư, góp vốn còn thấp. Cụ thể như tỷ lệ thu nhập từ đầu tư góp vốn, mua cổ phần trên tổng giá trị đầu tư năm 2011 của BIDV từ 3,1% đến 3,4%; của ngân hàng MHB là 0,07%; tại Tổng công ty PVI tỷ suất lợi nhuận đầu tư dài hạn so với số vốn đầu tư dài hạn bình quân là 5,01% và 70,7% giá trị các khoản đầu tư dài hạn có hiệu quả đầu tư thấp hoặc chưa có hiệu quả.

Riêng các ngân hàng của các bố già nhóm lợi ích Phương Nam, Techocmbank, Kiên Long, Viêt Bank, Tín Nghĩa... hiệu quả đầu tư hoàn toàn không có, hàng chục năm tiền của dân gởi ngân hàng bị rút ra thông qua đầu tư và kinh doanh chứng khoán, song hầu như không được chia lợi tức.
Có thể kết luận: Thực trạng đầu tư của các ngân hàng này là để moi tiền, trốn trả lãi biến thành lợi nhuận riêng của các bố già. Thống đốc Bình không những không hề 'động đến móng chân' của những NH này mà còn rót vốn cứu khi bị mất thanh khoản trong mấy năm qua!

Thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang bị chia thành hai cực: Một nhóm ngân hàng của nhóm lợi ích thân cận của Thống đốc mật vụ Nguyễn Văn Bình, một nhóm của các ngân hàng 'con ông, cháu cha, hoặc 'nhờ vả' và nhóm thứ 3 là những con mồi!

Nhóm ngân hàng trở thành con mồi đều đang bị thống đốc Bình tìm mọi cách để giết và các doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng này cũng bị vạ lây, không được đảo nợ, không được điều chỉnh lãi suất. Chính vì vậy đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào chỗ phá sản oan.

Cùng với các ông lớn, nhóm ngân hàng của phe nhóm lợi ích Nguyễn Văn Bình đang làm mưa, làm gió khuynh đảo, bóp méo thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam.

Một nghịch cảng đã và đang tiếp tục diễn ra tại Việt Nam: Trong khi hơn 200.000 doanh nghiệp chết, khôn có khả năng trả nợ thì chính Thống đốc Bình và nhóm bố già của mình đã kiến hàng chục tỷ đô la chỉ trong một thời gian rất ngắn. Dù bị phiếu thấp nhất Quốc Hội, song nhờ thủ thuật làm trò của việc 'đẻ' ra 3 loại phiếu mà Bình ruồi - tên tội phạm kinh tế của đất nước vẫn tiếp tục yên vị làm giàu và tiếp tục vơ vét.

Tổng hợp

No comments: